Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Các biện pháp dự phòng bệnh tật do ô nhiễm nguồn nước gây ra là:

-Tại mỗi gia đình phải có biện pháp xử lý nước đơn giản như lọc nước, đặc biệt phải có ý
thức bảo vệ nguồn nước.
-Trong cộng đồng phải giữ sạch nguồn nước bằng cách không vứt rác, phóng uế bừa bãi
ảnh hưởng đến nguồn nước sạch; không dùng phân tươi làm phân bón; sử dụng thuốc trừ sâu
đúng hướng dẫn….
-Ở mỗi địa phương, cần tích cực trong việc vận động người dân ứng dụng tốt các giải pháp
để xây dựng các loại nhà tiêu hợp vệ sinh (tự hoại, bán tự hoại, hai ngăn, thấm dội nước).
- Các ngành đoàn thể - xã hội nên là những người tiên phong thực hiện và hướng dẫn người
dân trong việc thu gom xác động vật, phân gia súc, gia cầm với hố ủ hợp vệ sinh. Xây dựng
chuồng trại phải cách xa nguồn nước theo qui định vệ sinh…
-nâng cao ý thức của mọi người về bảo vệ nguồn nước: Giáo dục tuyên truyền trên
mọi phương tiện thông tin về ý thức, Phổ biến luật môi trường chú trọng bảo vệ và
khai thác , sử dụng tài nguyên nước.
- Làm sạch các nguồn nước bề mặt và nước ngầm:Những nguồn nước ngầm cung cấp nước cho
nhà máy nước phải được bảo vệ chặt chẽ như: không được có nhà dân, có các vườn rau xanh bón
các loại phân, không có các chuồng gia súc… ở trong khu vực nhà máy.
- cần phải xử lý nước thải, trước khi đổ ra hệ thống cống chung, đồng ruộng hoặc sông, rạch
- Giám sát môi trường nước: Định kỳ thanh kiểm tra các cơ sở cung cấp nước và các nguồn
nước thiên nhiên, đặc biệt chú ý các nguồn nước xung quanh khu vực sản suất, chế biến công
nông nghiệp...

Các biện pháp phòng ngừa bệnh do thiếu hụt nguồn nước
- Phát triển các công trình cấp nước sạch: Đầu tư xây dựng các công trình cấp nước
sạch để đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân.
- Quản lý nguồn nước hợp lý: Triển khai các biện pháp bảo vệ nguồn nước, ngăn
chặn ô nhiễm nguồn nước.
- Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng của
nước sạch và vệ sinh môi trường. Cần phải giáo dục từ cơ sở đến các cấp cao nhất,
cả chính phủ và doanh nghiệp để nâng cao nhận thức về hậu quả nghiêm trọng của
việc lạm dụng các nguồn lực khan hiếm.
- Khuyến khích người dân tham gia vào các hoạt động bảo vệ nguồn nước và môi
trường.
- chủ động tích trữ nước trong các hồ, ao, kênh rạch, ...để sử dụng trong thời kỳ cao
điểm hạn hán, thiếu nước.
- Trồng cây xanh, giúp giữ nước và ngăn ngừa ô nhiễm nguồn nước.
- sử dụng hiệu quả đúng mục đích, tiết kiệm nước, triệt để chống thất thoát, lãng phí
nước.
- Tái sử dụng nước thải sau khi xử lý.
- Xử lý và sử dụng nước một cách an toàn: Trong trường hợp không có nguồn nước
sạch, cần xử lý nước trước khi sử dụng. Phương pháp đun sôi nước trong ít nhất 1
phút là cách hiệu quả để tiêu diệt các vi khuẩn và vi rút. Sử dụng bình lọc nước,
khử trùng bằng hóa chất.
- Tăng cường hệ thống y tế cơ sở: Xây dựng và cải thiện hệ thống y tế cơ sở để
nhanh chóng phát hiện, điều trị và kiểm soát các bệnh
- Tăng cường sức đề kháng: Sức đề kháng tốt giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây
bệnh. Có thể tăng cường sức đề kháng bằng cách ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng,
tập thể dục thường xuyên, và ngủ đủ giấc. Giữ vệ sinh cơ thể, quần áo, và nhà ở,
Tiêm phòng và chăm sóc sức khỏe
Câu 2: Những Biện pháp bảo vệ nguồn nước mà sinh viên có thể thực hiện:
• Không vứt rác bừa bãi.
• Dọn dẹp rác thải ở nơi mình sống. Sử dụng thùng rác có nắp đậy.
• Không lãng phí nước trong sinh hoạt.
• Nâng cao ý thức bảo vệ nguồn nước cho bản thân, gia đình và bạn bè.
• Không đổ dầu ăn vào bồn rửa chén.
• Không đi vệ sinh bừa bãi. Tại gia đình có hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt và xử lý phân thải
đúng cách, có hố ủ phân.
• Không chăn thả gia súc gần nguồn nước, không thải hóa chất trực tiếp vào nguồn nước.
 Trữ nước đúng cách và an toàn

• Hạn chế sử dụng túi nylon, tận dụng sản phẩm có thể tái chế.
• Trồng cây thì sử dụng phân bón đúng liều lượng, thời điểm tránh dư thừa.
• Tham gia vào các phong trào bảo vệ môi trường.

You might also like