Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

GỢI Ý TRẢ LỜI PHẦN VẬN DỤNG

Câu 1: Phân tích cơ sở thực tiễn và cơ sở lý luận hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh?
*CƠ SỞ THỰC TIỄN
Thực tiễn VN cuối TK XIX đầu TK XX
- Trước khi Pháp xâm lược là xã hội phong kiến, nông nghiệp, lạc hậu
- Sau khi Pháp xâm lược, VN đặt được ách thống trị của thực dân Pháp. Xã hội VN bị biến
đổi sâu sắc
* Chính sách thống trị của thực dân Pháp
- Chính trị: “Chia để trị”
- Kinh tế: “Độc quyền kinh tế”
- VH-XH: “Ngu dân”
* Xã hội bị biến đổi sâu sắc
- Xã hội
- Cơ cấu giai cấp
- Xuất hiện các mâu thuẫn cơ bản
Thực tiễn thế giới cuối TK XIX đầu XX
- CNTB chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc, hình thành hệ thống thuộc địa trên toàn
thế giới, trở thành kẻ thù chung của các dân tộc thuộc địa
- Cách mạng tháng 10 Nga thành công 1917 và sự ra đời của Quốc tế Cộng sản 1919 đã mở
ra một thời đại mới. Điều đó đã tác động mạnh mẽ đến lập trường tư tưởng của HCM
* CƠ SỞ LÝ LUẬN
- Giá trị truyền thống dân tộc
+ Chủ nghĩa yêu nước và ý chí bất khuất đấu tranh để dụng nước và giữ nước của dân tộc ta
+ Tinh thần nhân nghĩa, truyền thống đoàn kết tương thân, tương ái…
+ Truyền thống lạc quan yêu đời
+ Truyền thống cần cù lao động, dũng cảm, thông minh, sáng tạo..
- Tinh hoa văn hoá nhân loại
+ Tư tưởng văn hoá phương Đông
# Nho giáo: HCM đã tiếp thu những yếu tố tích cực của nho giáo như: tư tưởng về một xã
hội bình trị, đề cao văn hoá, lễ giáo, tu thân dưỡng tính…
# Phật giáo: HCM đã nhận thấy bên cạnh những hạn chế, phật giáo có nhiều mặt tích cực:
lòng vị tha, từ bi, bác ái, cứu nhân độ thế, trong sạch, giản dị…
# Chủ nghĩa tam dân: HCM đã phát triển sáng tạo các quan điểm về Dân tộc độc lập, Dân
quyền tự do, Dân sinh hạnh phúc xủa Tôn Trung Sơn trong CM dân chủ tư sản thành tư tưởng
đấu tranh cho Độc lập – Tự do – Hạnh phúc của con người và dân tộc VN theo con đường cách
mạng vô sản.

Câu 2: Quan điểm của Hồ Chí Minh về mục tiêu và động lực của CNXH. Suy nghĩ về việc
phát huy nguồn lực con người ở Việt Nam hiện nay?
Mục tiêu CNXH ở VN
* Mục tiêu cơ bản: Không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân,
trước hết là nhân dân lao động
* Mục tiêu cụ thể:
- Về chính trị: xây dựng chế độ do nhân dân lao động làm chủ, Nhà nước thực sự nhân dân,
do dân, vì dân.
- Về kinh tế: Phát triển công - nông nghiệp hiện đại, khoa học - kỹ thuật tiên tiến, đời sống
vật chất của nhân dân ngày càng được cải thiện
- Về văn hoá: Phải xây dựng nền văn hoá mang tính dân tộc, khoa học, đại chúng và tiếp thu
tinh hoa văn hoá dân tộc
- Về quan hệ xã hội: Phải đảm bảo dân chủ, công bằng, văn minh
Động lực của CNXH ở VN
Cần phát huy các nguồn động lực về vật chất và tinh thần; nội sinh và ngoại sinh cho việc
xây dựng CHXH
* Con người là động lực quan trọng và quyết định nhất
- Nguồn lực con người phải phát huy trên cả hai phương diện: cộng đồng và cá nhân
- Coi trọng nhu cầu, lợi ích kinh tế của người lao động. Đồng thời tác động cả vào động lực
tinh thần của người lao động (vấn đề chảy máu chất xám)
* Truyền thống yêu nước, sự đoàn kết dân tộc tạo nên động lực quan trọng
* Nhà nước đại diện cho ý chí và quyền lực của nhân dân, thực hiện chức năng quản lý xã
hội, đưa sự nghiệp xây dựng CNXH đến thắng lợi
* HCM rất coi trọng động lực kinh tế, phát triển kinh tế, sản xuất kinh doanh, giải phóng
mọi năng lực sản xuất
* Người coi trọng cả văn hoá, khoa học, giáo dục
* Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng có ý nghĩa quyết định trong việc phát huy các nguồn lực.
Đây là hạt nhân trong hệ động lực của CNXH
- Khác phục những lực cản, kìm hãm sự phát triển của CNXH như: Chủ nghĩa cá nhân; tham
ô, lãng phí, quan liêu; chia rẽ, mất đoàn kết; chủ quan, bảo thủ,…
Suy nghĩ về việc phát huy nguồn lực con người ở Việt Nam hiện nay
- Những năm gần đây nguồn nhân lực Việt Nam không ngừng có những bước đột phá và
nâng cao cả về chất lượng, trình độ chuyên môn. Thế nhưng so với các nước phát triển trong và
ngoài khu vực, năng suất lao động Việt Nam vẫn còn nhiều chênh lệch.
- Mặc dù sự gia tăng về dân số kéo theo số lượng nguồn nhân lực trong độ tuổi lao động
tăng trưởng mạnh. Thế nhưng con số đạt chất lượng cao, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu sử dụng của
các doanh nghiệp lớn vẫn còn hạn chế.
- Nạn “chảy máu chất xám” đang diễn ra khá phổ biến. Đây chính là thất thoát nguồn nhân
lực, lao động giỏi trong nước ra nước ngoài làm việc.
Để khắc phục, cần tập trung thực hiện một số vấn đề sau:
- Cần phải nhận thức đúng đắn về vai trò của việc phát triển và sử dụng hiệu quả nguồn nhân
lực đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.
- Nhà nước cần đưa ra chiến lược nguồn nhân lực gắn liền với chiến lược phát triển kinh tế
xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Phải đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong
điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế.
- Cần thực hiện tốt cơ chế, chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài; các chính sách về tiền
lương đối với người lao động...

Câu 3: Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về nhà nước dân chủ và sự vận dụng trong
việc xây dựng nhà nước ta hiện nay?
Bản chất giai cấp của nhà nước
* Nhà nước ta mang bản chất giai cấp công nhân thể hiện ở những điểm sau:
- Nhà nước ta do Đảng của giai cấp công nhan lãnh đạo
- Nhà nước ta định hướng đi lên chủ nghĩa xã hội
- Nhà nước ta được xây dựng theo nguyên tắc tập trung dân chủ
- Bản chất giai cấp công nhân thống nhất với tính nhân dân, tính dân tộc của Nhà nước
- Nhà nước ta ra đời là kết quả của cuộc đấu tranh lâu dài
Nhà nước nhân dân
Là nhà nước trong đó “dân là chủ” và “dân làm chủ”; dân là người có địa vị cao nhất, có
quyền quyết định những vấn đề quan trọng nhất của đất nước
- Chính phủ do nhân dân bầu ra
- Nhân dân có quyền kiểm soát và giám sát nhà nước
- Người dân được hưởng mọi quyền dân chủ
Nhà nước do nhân dân
- Đó là nhà nước do nhân dân xây dựng nên. Cán bộ của nhà nước do nhân dân bầu ra
- Do dân đóng thuế để nhà nước chi tiêu, hoạt động
Nhà nước vì nhân dân
- Là nhà nước phục vụ cho lợi tích và nguyện vọng của nhân dân
- trong nhà nước vì dân thì cán bộ của nhà nước phải hết lòng phục vụ nhân dân

* Sự vận dụng trong việc xây dựng và hoàn thiện nhà nước ta hiện nay
- Đánh giá tình hình công cuộc xây dựng nhà nước ở nước ta hiện nay
+ Thành tựu: tổ chức bộ máy nhà nước và bộ máy chính quyền địa phương bước đầu được
sắp xếp tinh gọn, hoạt động có hiệu quả hơn; hệ thống pháp luật được hoàn thiện một bước cơ
bản; cơ chế phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan nhà nước trong việc
thực hiện các quyền hạn ngày càng rõ hơn và có chuyển biến tích cực.
+ Hạn chế: Quyền làm chủ của nhân dân vẫn chưa được tôn trọng và phát huy đầy đủ; bộ
máy chính quyền nhà nước ở một số nơi chưa thật sự vì dân, thủ tục hành chính còn rườm rà;
chấp hành pháp luật chưa nghiêm, chế tài xử lý chưa đủ sức răn đe; một bộ phận cán bộ, viên
chức chưa đủ năng lực, phẩm chất, uy tín còn nhiều hạn chế.
- Sự vận dụng trong quá trình xây dựng và hoàn thiện nhà nước ta hiện nay
+ Thứ nhất, phát huy dân chủ, bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân; nâng cao dân trí, động
viên, giáo dục và tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân sử dụng quyền làm chủ, quyền lực của
mình tham gia vào quản lý nhà nước, quản lý xã hội.
+ Thứ hai, tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật.
+ Thứ ba, tiếp tục đổi mới tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước và tăng cường kiểm soát
quyền lực nhà nước.
+ Thứ tư, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trong các cơ
quan quyền lực của nhà nước trên tất cả mọi mặt.
+ Thứ năm, tiếp tục đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng trong tổ chức và hoạt
động của bộ máy nhà nước.
+ Thứ sáu, tăng cường vai trò lãnh đạo và đổi mới phương thức cầm quyền, lãnh đạo của
Đảng đối với nhà nước.

Câu 4: Quan điểm của Hồ Chí Minh về đại đoàn kết toàn dân tộc và sự vận dụng trong việc
xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc hiện nay?
 Vai trò của đại đoàn kết toàn dân tộc
* Đại đoàn kết toàn dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược quyết định thành công của
cách mạng
HCM kết luận: Muốn đưa CM đến thành công phải có lực lượng CM đủ mạnh dể chiến thắng kẻ
thù và xây dựng thành công xã hội mới; muốn có lực lượng CM phải thực hiện đại đoàn kết, quy
tụ mọi lực lượng CM thành 1 khối vững chắc.
* Đại đoàn kết toàn dân tộc là 1 mục tiêu, nhiệm vụ hang đầu của CM Việt Nam
- Đoàn kết toàn dân, phụng sư Tổ quốc Đây là 2 mục đích của Đảng
- Đại đoàn kết toàn dân tộc là nhiệm vụ hang đầu của Đảng, đồng thời cũng là nhiệm vụ hang
đầu của mọi giai đoạn cách mạnh và phải được quán triệt trong tất cả mọi lĩnh vực, từ đường lối,
chủ trướng, chính sách, tới hoặt động thực tiễn của Đảng
 Lực lượng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc
* Chủ thể của khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- Mọi con dân VN, mọi con rồng cháu tiên, đa số, thiểu số, tín ngưỡng, không tín ngưỡng
- Già, trẻ, gái, trai, giàu nghèo
- Ai có tài, có đức, có long phụng sự Tổ quốc, nhân dân thì ta đoàn kết
- Đứng trên lập trường giai cấp công nhân giải quyết quan hệ dân tộc – giai cấp
* Nền tảng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc
 Điều kiện để xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- Phải kế thừa truyền thống yêu nước, nhân nghã, đoàn kết của dân tộc
- Phải có long khoan dung, độ lượng với con người. Cần xóa bỏ hết thành kiến, thật thà đoàn kết
với nhau
- Phải có niềm tin vào nhân dân
- Công, nông và các tầng lớp nhân dân lao động khác là gốc
 Hình thức, nguyên tắc tổ chức của khối đại đoàn kết toàn dân tộc – Mặt trận dân
tộc thống nhất
* Mặt trận dân tộc thống nhất
- Là lực lượng vật chất của khối đại đoàn kết dân tộc, là tổ chức chính trị - xã hội, nơi quy tụ mọi
tổ chức và cá nhân yêu nước, tập hợp mọi người dân nước Việt, cả trong nước và kiểu bào sinh
sống ở nước ngoài.
* Nguyên tắc xây dựng và hoạt động của Mặt trận dân tộc thống nhất
- Phải được xây dựng trên nền tảng liên minh công nhân – nông dân – trí thức và đặt dưới dự
lãnh đạo của Ddảng
- Mặt trận phải xuất phát từ mục tiêu vì nước, vì dân
- Phải hoạt động theo nguyên tắc hiệp thương dân chủ
- Phải đoàn kết lâu dài, chặt chẽ, đoàn kết thật sự, chân thành, thân ái giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
 Phương thức xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- Làm tốt công tác vận động quần chúng (dân vận)
- Thành lập đoàn thể, tổ chức quần chúng phù hợp với từng đối tượng để tập hợp quần chúng
- Các đoàn thể, tổ chức quần chúng được tập hợp và đoàn kết trong mặt trận dân tộc thống nhất

*Sự vận dụng trong việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc hiện nay
Vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc trong giai đoạn hiện nay cần
tập trung thực hiện các nội dung sau:
- Phải nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề đại đoàn kết dân tộc, xác định đó thực
sự là vấn đề có ý nghĩa chiến lược quyết định sự thành công của cách mạng.
- Lấy mục tiêu giữ vững độc lập, thống nhất của Tổ quốc, vì dân giàu, nước mạnh, xã hội
dân chủ, công bằng và văn minh làm điểm tương đồng để đoàn kết dân tộc.
- Cần phải xóa bỏ mọi mặc cảm, định kiến, phân biệt đối xử về quá khứ, về thành phần
giai cấp để thực lòng đoàn kết với nhau cùng xây dựng và phát triển đất nước.
- Cần phải tôn trọng những ý kiến khác nhau nhưng không được trái với lợi ích của dân
tộc.
- Đảm bảo công bằng, bình đẳng xã hội. Thực hiện dân chủ gắn với giữ gìn kỷ cương,
đẩy mạnh đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, mất đoàn kết, chia rẽ, bè phái, cục
bộ.
- Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Mặt trận dân tộc thống nhất để đảm bảo
đoàn kết ngày càng chặt chẽ.

You might also like