Kinh-tế-chính-trị deluxe

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 11

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

TIỂU LUẬN
KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN
ĐỀ TÀI

LÝ LUẬN ……….

Sinh viên: __________________________


Mã sinh viên: _______________________
Lớp chuyên ngành: ___________________
Nhóm học tín chỉ: ____________________
GV hướng dẫn: TS Dương Đức Đại

1
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU………………………………………………………………………3
Chương 1 : HÀNG HÓA SỨC LAO ĐỘNG …………………………………5
1. Sức lao động và hàng hóa sức lao động ………………………………..5
1.1. Sức lao động là gì ? ………………………………………5
1.2. Điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa ……………5
2. Thuộc tính của hàng hóa sức lao động ………………………………….5
2.1. Giá trị hàng hóa sức lao động ……………………………..5
2.2. Giá trị sử dụng hàng hóa sức lao động ……………………6
Chương 2 : SỰ VẬN DỤNG VÀO THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG Ở THÀNH PHỐ
HẢI PHÒNG HIỆN NAY ……………………………………………………..7
1. Thị trường lao động, cung lao động, cầu lao động là gì ? ………………7
1.1. Trị trường lao động ………………………………………..7
1.2. Cung lao động ……………………………………………..7
1.3. Cầu lao động ……………………………………………….8
2. Vấn đề thị trường lao động ở Hải Phòng ………………………………...8
3. Đưa ra giải pháp ………………………………………………………….9
4. Bài học bản thân ………………………………………………………….10
KẾT LUẬN ……………………………………………………………………..10
TÀI LIỆU THAM KHẢO ………………………………………………………11

2
TIỂU LUẬN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN :
Lý luận về hàng hóa sức lao động của Karl Marx và sự vận dụng vào thị
trường lao động ở thành phố Hải Phòng hiện nay

LỜI CAM ĐOAN


Em là Hoàng Duy Anh, mã số sinh viên 2312790013, xin cam đoan rằng đây là
tiểu luận do em tự làm, có sự hỗ trợ từ Giáo viên hướng dẫn, TS Dương Đức Đại.
Các nội dung trong tiểu luận không sao chép, đạo văn từ bất kỳ công trình nghiên
cứu nào trước đây. Nếu có bất kỳ sự gian lận nào trong tiểu luận này, em xin hoàn
toàn chịu trách nhiệm.
KÝ TÊN
Duy Anh
Hoàng Duy Anh
MỞ ĐẦU :
1. Lí do chọn đề tài.
Việc phát triển lý luận “hàng hóa sức lao động” của Karl Marx là một trong những
nội dung quan trọng trong chương trình học của kinh tế chính trị Mác-Lênin. Bởi
vai trò thiết yếu của nó đối với nền kinh tế nhiều thành phần của nước ta hiện nay,
cũng như định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam, đây đã luôn là một chủ đề
được bàn tán rộng rãi và tìm hiểu chuyên sâu. Với tư cách là sinh viên trường Đại
học Ngoại Thương, là mầm mống tương lai của đất nước, thì việc nắm rõ được
những thuộc tính cơ bản của hàng hóa sức lao động và làm thế nào để vận dụng
kiến thức đã học vào thực tế thị trường lao động hiện nay là vô cùng cần thiết. Đây
sẽ là hành trang thiết thực để chúng em có thể nhanh chóng hòa nhập vào nền kinh
tế vô lường, luôn biến đổi này, để hết mình góp sức dựng xây nước nhà. Dựa vào
những tiêu chí trên, em đã chọn đề tài “Lý luận hàng hóa sức lao động của Karl
Marx và sự vận dụng vào thị trường lao động ở thành phố Hải Phòng hiện nay”.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
2.1. Mục đích nghiên cứu.
Thông qua việc phân tích và đưa ra quan điểm của bản thân em về những gì đã học
được về lý thuyết hàng hóa sức lao động, bài tiểu luận nhằm đưa ra thực trạng về

3
nên kinh tế ở thành phố Hải Phòng hiện nay và đề xuất những phương hướng giải
quyết tương ứng với những thiếu sót mà em tìm được.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.
Bài tiểu luận này sẽ hoàn thành ba mục đích như sau :
- Phân tích những khái niệm về lý luận hàng hóa sức lao động của Karl
Marx cũng như các khái niệm có liên quan như thị trường lao động, cung lao động,
cầu lao động.
- Nêu rõ những vấn đề mà kinh tế thành phố Hải Phòng đang gặp phải dựa
vào những phân tích ở trên.
- Đưa ra những giải pháp tương ứng với vấn đề đặt ra, từ đó rút ra được bài
học cho bản thân.
3. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của bài tiểu luận này là những lý luận của Karl Marx về
hàng hóa sức lao động, thị trường việc làm của Việt Nam hiện nay.
4. Kết cấu của tiểu luận.
Bài tiểu luận bao gồm 6 phần, 2 chương như sau :
Chương 1 : Hàng hóa sức lao động
Chương 2 : Sự vận dụng vào thị trường lao động ở thành phố Hải Phòng hiện nay.

4
Chương 1 : HÀNG HÓA SỨC LAO ĐỘNG
1. Sức lao động và hàng hóa sức lao động.
1.1. Sức lao động là gì ?
Theo Karl Marx, “Sức lao động hay năng lực lao động là toàn bộ những năng lực
thể chất và tinh thần tồn tại trong một cơ thể, trong một con người đang sống, và
được người đó đem ra vận dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó.”
Hay hiểu đơn giản hơn, sức lao động là sự kết hợp của thể lực và trí lực được vận
dụng vào quá trình sản xuất.
1.2. Điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa.
Trong bất kì nền văn minh nào, sức lao động luôn đóng vai trò thiết yếu trong việc
sản xuất hàng hóa. Nhưng không phải lúc nào sức lao động cũng là hàng hóa. Vậy
dưới điều kiện nào thì nhận định trên là đúng ? Theo nghiên cứu, thì sức lao động
phải thỏa mãn hai điều kiện lịch sử sau :
- Người lao động phải được tự do về thân thể, làm chủ được sức lao động của
bản thân. Trên thị trường, sức lao động chỉ xuất hiện dưới tư cách là hàng
hóa có thể bán được khi và chỉ khi nó được người có quyền sở hữu và có đủ
sức lao động để làm ra và đưa đi bán. Muốn bán được thì chính người lao
động ấy phải có quyền sở hữu năng lực của mình. Thực tiễn lịch sử đã cho
thấy, sức lao động của một người nô lệ không được tính là hàng hóa vì anh
ta không có quyền bán sức lao động của mình, mà là những tên chủ nô,
người sở hữu những người nô lệ - có sức lao động để làm ra sản phẩm. Để
sức lao động trở thành hàng hóa thì việc bài trừ chế độ chiếm hữu nô lệ và
chế độ phong kiến là tất yếu.
- Người lao động phải bị tước đoạt hết mọi tư liệu sản xuất và tư liệu sinh
hoạt, không thể tự tiến hành lao động sản xuất ra thành phẩm. Lấy ví dụ một
người làm thủ công, sản phẩm mà anh ta làm ra là sự kết hợp của sức lao
động và tư liệu sản xuất, chưa buộc phải bán sức lao động nên không được
coi là hàng hóa sức lao động.
2. Thuộc tính của hàng hóa sức lao động.
Hàng hóa nói chung và hàng hóa sức lao động nói riêng đều có hai thuộc tính; đó
là, giá trị và giá trị sử dụng. Cụ thể như sau :
2.1. Giá trị hàng hóa sức lao động.

5
Giá trị của hàng hóa sức lao động phản ánh mức độ công sức và thời gian lao động
mà người làm ra đầu tư để thực hiện quá trình sản xuất cũng như tái tạo lại sức lao
động đó. Tuy nhiên, sức lao động của một người là có hạn, và để tái sản xuất năng
lực này, người lao động phải tiêu thụ một số tư liệu sản xuất, tư liệu sinh hoạt nhất
định để ăn, uống, đi lại, đào tạo nghề, ... Ngoài ra người lao động cần phải được
tạo điều kiện để thỏa mãn nhu cầu của gia đình và con cái họ.
Do đó, thời gian lao động xã hội cần thiết để tái sản xuất ra sức lao động sẽ được
quy thành thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra tư liệu sinh hoạt nuôi
sống bản thân người lao động và gia đình họ. Hiểu đơn giản, giá trị của hàng hóa
sức lao động được ước lượng gián tiếp qua giá trị của tư liệu sinh hoạt cần thiết để
tái tạo lại sức lao động đó.
Không chỉ vậy, giá trị hàng hóa sức lao động còn bao hàm cả yếu tố tinh thần và
lịch sử, phụ thuốc vào hoàn cành lịch sử của từng nước, từng thời kỳ, phụ thuộc
vào trình độ văn minh đã đạt được,… Ví dụ, về yếu tố lịch sử, theo như ý hiểu của
em thì một sản phẩm mà được coi là hiếm ở thời đại đó, hoặc so với công nghệ
thời đó là vượt trội, thì giá trị của nó sẽ tăng lên đáng kể.
Vậy, lượng giá trị hàng hóa sức lao động do những yếu tố sau đây hợp thành :
- Một là, giá trị những tư liệu sinh hoạt về vật chất và tinh thần cần thiết để tái
sản xuất sức lao động, duy trì đời sống của bản thân người công nhân.
- Hai là, phí tổn đào tạo người công nhân.
- Ba là, giá trị những tư liệu sinh hoạt vật chất và tinh thần cần thiết cho con
cái người công nhân.
2.2. Giá trị sử dụng hàng hóa sức lao động.
Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động thể hiện ở quá trình tiêu dùng sức lao
động, tức là quá trình lào động để sản xuất ra một hàng hóa, một dịch vụ nào đó.
Điều này bao gồm cả tính sáng tạo, chất lượng của sản phẩm làm nên, và khả năng
của nó trong việc đáp ứng được nhu cầu của thị trường bấy giờ.
Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động khác với giá trị của hàng hóa thông
thường ở hai điểm sau :
- Ở các loại hàng hóa thông thường, sau khi tiêu thụ thì giá trị của chúng sẽ
mất đi theo thời gian. Nhưng đối với hàng hóa sức lao động, quá trình tiêu
dùng chính là quá trình sản xuất ra một loại hàng hóa mới nào đó, đồng thời
là quá trình tạo ra một giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân nó; phần giá

6
trị dôi ra so với sức lao động là giá trị thặng dư – một chìa khóa để giải
quyết mâu thuẫn trong công thức chung của tư bản.
- Chủ thế của hàng hóa sức lao động : là con người chúng ta sẽ luôn có rủi ro
chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố cả ngoại cảnh lẫn từ chính bên trong, về tâm
lý, vật lý, về kinh tế thị trường bấy giờ,… Do đó, con người thường là
nguyên nhân chính gây tác động đến cầu, làm cho thị trường giao động.

Chương 2 : SỰ VẬN DỤNG VÀO THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG Ở THÀNH


PHỐ HẢI PHÒNG HIỆN NAY

1. Thị trường lao động, cung lao động, cầu lao động là gì ?
1.1. Thị trường lao động.
Hiện tại chưa có nhiều định nghĩa nào chính thức, được sử dụng rộng rãi của thị
trường lao động, nhưng ta có thể hiểu chung chung là nơi diễn ra sự trao đổi hàng
hóa giữa hai bên : người sở hữu sức lao động và người cần thuê sức lao động. Thị
trường lao động chiếm vai trò lớn và vô cùng thiết yếu và được coi là một thị
trường cơ bản. Nó tuân theo những quy luật của thị trường như quy luật cung-cầu,
quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh nhưng có sự khác biệt riêng do những tính chất
của hàng hóa sức lao động. Thông tin thị trường lao động bao gồm :
- Tình trạng, xu hướng việc làm.
- Thông tin về cung cầu lao động, biến đổi cung cầu lao động trên thị trường
lao động.
- Thông tin về lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam và
người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
- Thông tin về tiền công, tiền lương.

1.2. Cung lao động.


Cung lao động được hiểu là số lượng lao động mà người lao động có đủ khả năng
về trí lực, thể lực và sẵn sàng cho doanh nghiệp thuê theo các mức tiền công khác
nhau trong một khoảng thời gian nhất định, bất kể đặc điểm về tuổi tác, giới tính.

7
Giả sử các yếu tố tác động tới cung lao động là không thay đổi, thì nếu mức tiền
công trả cho một đơn vị lao động càng thấp thì khả năng và tính sẵn sàng cho
doanh nghiệp thuê thêm lao động cho người lao động càng thấp và ngược lại.
1.3. Cầu lao động.
Cầu lao động là nhu cầu về sức lao động của người có nhu cầu nhằm đáp ứng nhu
cầu phát triển nền kinh tế. Người có nhu cầu về hàng hóa này là người sản xuất,
còn người cung cấp loại hàng hóa này là người lao động. Cầu lao động có hai loại :
cầu lao động thực tế và tiềm năng. Như tên gọi, cầu lao động thực tế là nhu cầu cần
sử dụng lao động ở một thời điểm nhất định, cầu lao động tiềm năng là nhu cầu sử
dụng lao động sau khi đã cân nhắc các yếu tố trong tương lai, có thể thay đổi so
với bấy giờ như : chính trị, xã hội,… làm ảnh hưởng tới giá thuê, giá đào tạo người
lao động,…
2. Vấn đề thị trường lao động ở Hải Phòng.
Trước tiên, để tìm ra được những lổ hổng, thiếu sót trong thị trường lao động tại
thành phố Hải Phòng, ta cần phải biết được thực trạng của nó :
- Lực lượng lao động hiện nay trên địa bàn thành phố Hải Phòng là khoảng
1,1 triệu người. Trong đó, tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị ở mức 4%. Số
lao động làm việc trong ngành nông, lâm, thủy sản chiếm 24%; ngành công
nghiệp, xây dựng 29,2%; ngành dịch vụ 46,8%. Đây là số liệu năm 2023.
- Cơ cấu sử dụng lao động chuyển dịch theo hướng tích cực : giảm dần trong
các ngàng nông, lâm, thủy sản và tăng dần trong các ngành công nghiệp,
dịch vụ.
- Nhiều giải pháp đã được đưa ra nhằm kích cầu lao động, giảm tỷ lệ thất
nghiệp ở khu vực thành thị, tạo việc cho người dân.
- Thành phố thực hiện, triển khai công tác di dời các trung tâm, nhà máy sản
xuất từ nội thành ra ngoại thành, khu vực thưa dân nhằm tạo điều kiện cho
những người chưa có phương tiện đi lại, tạo điều kiện thu hút lao động mới,
đồng thời giảm sức ép việc làm ở khu vực nội thành.
Vậy hiện tại, thị trường lao động ở Hải Phòng gặp vấn đề gì ? Như có thể thấy từ
thông số trên, lực lượng lao động là không hề nhỏ, với 50% lao động trẻ, một con
số lý tưởng cho một thành phố đang trên đà phát triển mạnh. Tuy nhiên, khi đi
đường chúng ta luôn bắt gặp những biển hiệu, băng rôn, tờ rơi tuyển dụng việc
làm, với không ít ưu đãi, lợi tức, đặc biệt là ở khu vực ngoại thành – nơi mà thành
phố đang khuyến khích lực lượng lao động làm việc. Đây là một trong những vấn

8
đề khá phổ biến, đó là lực lượng lao động đông đảo, nhưng trình độ lao động, tức
là tay nghề, kiến thức chuyên ngành còn kém. Như đã nói ở trên, cơ cấu nền kinh
tế tại thành phố Hải Phòng đang dịch chuyển từ nông, lâm, thủy sản sang ngành
công nghiệp, dịch vụ. Các khu, cụm công nghiệp ở các huyện : Tiên Lãng, Kiến
Thụy, An Dương,… thiếu nhiều lao động làm nghề may, xây dựng,… nhưng những
doanh nghiệp lại không có điều kiện cũng như thời gian để đào tạo người lao động.
Việc tuyển sinh ở những khu vực nội thành vốn đã khó khăn giờ lại càng khó khăn
hơn. Khác so với các ngành trước cần yêu cầu lao động chân tay là chủ yếu, những
ngành công nghiệp trong thời đại công nghệ 4.0 này cần kiến thức chuyên sâu,
được đào tạo tỉ mỉ từ trước, thứ mà nhiều người lao động ngày nay vẫn thiếu. Vậy,
chẳng phải nếu ai cũng được dạy những kiến thức về lao động ngày nay, thì vấn đề
sẽ được giải quyết hay sao ? Đây sẽ là vấn đề thứ hai được bàn đến trong tiểu
luận : giá để đào tạo người lao động là quá cao. Có quá nhiều tầng lớp kiến thức
mà người lao động phải học chỉ để được coi là đủ bằng cấp đề làm một nghề. Ví
dụ, chỉ riêng nghề kế toán, người lao động cần những chứng chỉ sau : bằng thạc sỹ
chuyên ngành kế toán tài chính, chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng, chứng chỉ
hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế,… và còn tiếp. Không chỉ vậy, ở thời điểm
hiện tại, tình trạng cung lớn hơn cầu lao động vẫn đang diễn ra và được dự báo là
sẽ tiếp tục kéo dài. Thành phố Hải Phòng tuy đã có bước đi đúng đắn trong việc
đầu tư hơn vào các ngành công nghiệp hiện đại, công nghiệp số nhưng lại chưa chú
trọng tới nguồn nhân lực cần có, nhất là cho “hậu” suy giảm kinh tế, đảm bảo để
doanh nghiệp phát triển và tăng tốc.
3. Đưa ra giải pháp.
Một số giải pháp có thể được rút ra sau khi phân tích vấn đề là :
- Nâng cao việc giáo dục và đào tạo chuyên ngành cho người lao động : Muốn
làm ra được sản phẩm chất lượng phải đi kèm với năng lực tốt, kiến thức
chuyên sâu. Vấn đề của lực lượng lao động tại Hải Phòng hiện nay là tay
nghề còn quá kém, dẫn tới chất lượng và năng suất chưa được hiệu quả. Một
phần là do cái xuất phát gắn liền với bốn chữ “nông nghiệp nông thôn”, sự
chuyển dịch quá nhanh dẫn tới việc lực lượng lao động không bắt kịp xu thế
thời nay. Do đó, ta cần cân nhắc nâng cao chất lượng các chương trình đào
tạo, giảm chi phí đào tạo nghề xuống một cái giá phải chăng hơn. Chưa
dừng lại ở đó, nội dung của các chương trình trên nên hướng tới các ngành
phi nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ hiện đại, ưu tiên chỉ dạy về khoa
học kỹ thuật, những biến đổi mới nhằm nâng cao năng suất lao động.

9
- Trợ giúp lực lượng lao động trong quá trình chuyển dịch cơ cấu : Như đã nói
ở trên, không phải Hải Phòng nói riêng, mà là một vấn đề vẫn còn đang hiện
hữu khắp cả nước, đó là sự chuyển dịch từ những ngành nông, lâm, thủy sản
sang những ngành công nghiệp và dịch vụ hiện đại là quá chậm. Muốn thay
đổi nhanh hơn, ta phải trợ giúp người dân thông qua chính sách liên quan tới
việc làm, đền bù, hỗ trợ tài chính,... Bởi khi họ rời bỏ công việc hiện tại của
mình để chuyển sang một nghề hoàn toàn khác, họ phải bỏ lại đất đai, rồi chi
phí đào tạo phát sinh. Trước khi đưa ra đền bù, nhà nước cần có những tuyên
truyền, giải thích về tầm quan trọng của sự chuyển đổi này, nhấn mạnh
những tiềm năng, cơ hội rồi mới là những hỗ trợ. Để đạt được hiểu quả tốt
nhất, cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa nhà nước với chính quyền địa phương,
giữa chính quyền địa phương với người dân, phải xác định được cầu nối, có
sự quản lí chặt chẽ thì mới gặt hái được thành công.
- Quản lí, quan tâm tới các lao động di cư : Một số không nhỏ người lao động
khi rời nông thôn tiến vào thành thị để tìm việc làm gặp phải không ít những
khó khăn về tài chính lẫn sức khỏe cá nhân. Nhà nước cần có biện pháp để
đảm bảo sự dịch chuyển lớn này diễn ra một cách êm đẹp nhất có thể, bằng
cách kết hợp với chính quyền địa phương, có được chỗ ở hợp lý, có đầy đủ
quyền được sử dụng các dịch vụ y tế, giáo dục, an ninh xã hội,... Thông tin
trên cần được truyền tải minh bạch, rõ ràng để đảm bảo tính công bằng, công
minh, tạo điều kiện cho người lao động di cư được ăn uống và hưởng dịch
vụ đầy đủ, không kém người dân địa phương.
4. Bài học bản thân
Sau khi tìm hiểu kĩ những vấn đề về thị trường lao động mà thành phố Hải Phòng
gặp phải, cũng như đưa ra những giải pháp mà em cho là hợp lí nhất, em hiểu được
rằng bản thân cần phải trang bị những kiến thức nhất định, liên tục học hỏi, tiếp thu
từ môi trường thực tế, có đủ những phẩm chất, kinh nghiệm mà các nhà tuyển dụng
đang tìm, chủ động tìm kiếm việc làm, góp sức mình trong công cuộc dựng xây
nước nhà.
KẾT LUẬN
Hàng hóa sức lao động, khác với các loại hàng hóa thông thường, có chỗ đứng đặc
biệt trong nền kinh tế nước ta. Muốn phát triển, tức là nhà nước phải tập trung
nâng cao chất lượng của lực lượng lao động thông qua những chính sách nhất định,
nhằm chống lại các vấn đề gian nan như trình độ chuyên ngành còn thấp, dịch
chuyển cơ cấu còn quá chậm,... Chỉ khi đó, Việt Nam mới phát triển được hết tiềm
năng của mình, sánh vai với bạn bè năm châu.
10
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. https://cand.com.vn/Kinh-te/Thi-truong-lao-dong-Hai-Phong-Rat-thua-va-
rat-thieu-i82604/ - Lệ Thu
2. https://thanhphohaiphong.gov.vn/thi-truong-lao-dong-hai-phong-kha-quan-
nhung-thang-cuoi-nam.html - Mai Dung
3. https://tapchilaodong.vn/thi-truong-lao-dong-hai-phong-ngay-cang-soi-
dong-va-hap-dan-1329482.html - Mỹ Linh

11

You might also like