Sinh 9

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

BÀI 17: GIẢM PHÂN VÀ THỤ TINH

A. HĐKĐ
- Nhờ giảm phân và thụ tinh nên bộ NST lưỡng bội của loài sinh sản hữu tính
duy trì ổn định qua các thế hệ
- Tế bào sinh dục có bộ NST đơn bội (n) bằng nửa so với tế bào sinh dưỡng
(2n). Chúng được hình thành qua quá trình giảm phân.

B. HĐHTKT
I. Khái niệm giảm phân:
- Hình 17.1:
+ Để tạo 4 tế bào cần 2 lần phân bào
+ Các tế bào con có bộ NST bằng 1 nửa so với bộ NST so với tế bào ban đầu
+ Giảm phân là sự phân chia tế bào ở cơ quan sinh dục thời kì chín tạo thành các
tế bào con có bộ NST giảm đi 1 nửa.
- Hình 17.2:
+ Khi bắt đầu giảm phân I, NST bắt đầu co xoắn
+ NST ở trạng thái kép vì đã nhân đôi ở kì TG

II. Các giai đoạn của giảm phân


1. Giảm phân I
- Hình 17.3:
+ Giảm phân I gồm 4 kì: kì đầu, giữa, sau, cuối
+ Các cặp NST tương đồng xếp thành 2 hàng trên mp xích đạo của thoi phân
bào => mỗi NST kép trong cặp tương đồng sẽ phân li về 1 cực của tế bào.
+ Kết quả của GP I: từ 1 tế bào ban đầu mang 2n NST đơn qua GP I tạo 2 tế bào
con có bộ NST giảm đi 1 nửa mang n NST kép
+ NST ở kì đầu I bắt đầu co xoắn, đến kì giữa co xoắn cực đại và gần như không
thay đổi ở kì sau, kì cuối
- Hình 17.4, ở kì đầu I: NST tiếp hợp (bắt cặp theo cặp tương đồng) và có thể
xảy ra trao đổi đoạn NST

2. Giảm phân II
- Kì TG trước GP II, NST ở trạng thái kép vì kết thúc GP I NST tồn tại ở trạng
thái kép
- Hình 17.5:
+ GP II gồm 4 kì: đầu, giữa, sau, cuối
+ Ở kì sau của GP I thì thoi phân bào đính vào 1 phía của tâm động, ở GP II thì
thoi phân bào đính vào 2 phía của tâm động
+ Diễn biến của GP II tương tự như nguyên phân
+ Kết quả GP II: từ 1 tế bào (n NST kép) qua GP II tạo 2 tế bào con giống nhau
(n NST đơn)
- Kết quả của GP: từ 1 tế bào (2n NST đơn) qua Gp tạo 4 tế bào con mang bộ
NST giảm đi 1 nửa (n NST đơn)

III. Sự phát sinh giao tử và thụ tinh


1. Sự phát sinh giao tử
- Sau giảm phân, các tế bào trải qua quá trình biến đổi hình thái để tạo thành các
tế bào sinh dục thực hiện chức năng sinh sản
- Hình 17.6:
+ Giao tử đực (tinh trùng): kích thước nhỏ, gồm 3 phần đầu, thân và đuôi
+ Giao tử cái (trứng): hình cầu, kích thước lớn, chứa nhiều tế bào chất
- hình 17.7, phát sinh gia tử:
+ Giao tử đực: nguyên phân, tăng trưởng, GP và biệt hóa
+ Giao tử cái: nguyên phân, tăng trưởng, GP và tiêu giảm thể cực

2. Sự thụ tinh
Sự thụ tinh là quá trình giao tử đực kết hợp với giao tử cai tạo thành hợp tử.
- Hợp tử có bộ NST 2n giống với tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh giao tử nhưng
gấp đôi so với giao tử mang n NST.
- Trong từng cặp tương đồng có 1 NST có nguồn gốc từ bố và 1 NST có nguồn
gốc từ mẹ. Bản chất là do trong giao tử tồn tại từng chiếc đơn lẻ, khi thụ tinh tạo
hợp là sự kết hợp của 2 bộ NST trong giao tử đực và cái tạo bộ NST lưỡng bội

3. Ý nghĩa của giảm phân và thụ tinh


- Giảm phân giúp tạo giao tử mang bộ NST đơn bội giảm đi một nửa so với tế
bào ban đầu. Thụ tinh là sự kết hợp 2 giao tử giúp phục hồi bộ NST lưỡng bội
2n
=> Giảm phân và thụ tinh giúp duy trì tính ổn định của bộ NST lưỡng bội 2n của
loài sinh sản hữu tính qua các thế hệ cơ thể.
- Loài 2n = 2 (AaBb) có tối đa 4 loại giao tử: AB, Ab, aB, ab. Sự thụ tinh có thể
tạo ra 9 (AABB, AABb, AAbb, AaBB, aaBB, AaBb, aabb, aaBb, Aabb loại tổ
hợp của bộ NST ở thế hệ con.
- Qua quá trình thụ tinh, biến dị tổ hợp được hình thành từ sự phân li độc lập
trong giảm phân sẽ tổ hợp ngẫu nhiên của NST khác nguồn ở mỗi cặp NST
tương đồng.
C. HĐLT
1.
- tế bào 1: kì sau Gp I
- tế bào 2: kì sau của NP
- tế bào 3: kì sau của GP II

2.
a, phân bào
b, phân bào
c, nguyên phân
d, nguyên phân
e, kì đầu của giảm phân I
g, kì sau của Np hoặc kì sau của GP II
h, GP I

D. HĐVD
1. Sự khác biệt giữa nguyên phân và giảm phân:
Nguyên phân
 Xảy ra ở tất cả các dạng tế bào.
 Có một lần phân bào.
 Không có sự tiếp hợp và hoán vị gen.
 Các NST ở kì giữa xếp thành 1 hàng tại mặt phẳng xích đạo.
 Kết quả: tạo 2 tế bào con có số lượng NST giống hệt tế bào mẹ (2n).
Giảm phân
 Xảy ra ở tế bào sinh dục chín.
 Có hai lần phân bào.
 Có sự tiếp hợp và hoán vị gen.
 Các NST xếp thành 2 hàng ở kì giữa I, 1 hàng ở kì giữa II.
 Kết quả: qua hai lần phân bào liên tiếp tạo ra 4 tế bào con có NST giảm đi
một nửa so với tế bào mẹ.

2. số tổ hợp bộ NST đơn bội là:


+ NSt có 2 lựa chọn
...
+ NST có 2 lựa chọn
=> n NST có: 2n tổ hợp
3.
a, 2n = 64 NST đơn
b, n = 32 NST kép
c, 2n = 64 NST kép
d, n = 32 NST kép

4.
1.g
2.i
3.h
4. b
5.k
6.c
7.e
8.a
9.d

5.
- giữa I: 8 NST kép
- giữa II: 4 NST kép
- kết thúc GP I: 4 NST kép
- giao tử: 4 NST đơn

E. HĐTTMR
1. Kì trung gian II không xảy ra nhân đôi NST. Vì vậy các tế bào con tạo thành
sau 2 lần phân bào của GP có bộ NST giảm đi 1 nửa => góp phần duy trì tính ổn
định bộ NST 2n của loài hữu tính
2. Ghép cành thực chất là ứng dụng của quá trình nguyên phân. còn lai tạo thì
cần qua quá trình thụ tinh là kết hợp bộ NST đơn bội của 2 giao tử. Với các loài
khác nhau thì giao tử mang n NST khác nhau, khó có thể kết hợp.
BÀI 18: NHIỄM SẮC THỂ GIỚI TÍNH VÀ CƠ CHẾ XÁC ĐỊNH GIỚI TÍNH

A.HĐKĐ
- Vì hiện tượng mất cân bằng giới tính: tỉ lệ nam giới nhiều hơn rất nhiều so với
nữ giới
- Trong tự nhiên, nếu không có tác động gì đến quá trình tạo giao tử, thụ tinh,
thụ thai thì tỉ lệ giới tính 1 đực : 1 cái. Nhưng nếu có tác động thì sẽ làm mất cân
bằng giới tính. Điển hình là việc đàn ông châu Á khó kết hôn như hiện nay.

B. HĐHTKT
I. NST giới tính
- Hình 18.1:
+ về số lượng là giống nhau. Về hình thái: cặp số 1 đến cặp số 22 giống nhau ở
nam và nữ; cặp số 23 khác nhau ở 2 giới.
+ các cặp NST ở nữ đều tương đồng. Ở nam, chỉ có cặp số 23 không tương đồng
=> Cặp NST số 23 quyết định giới tính ở người
+ NST thường tồn tại thành cặp tương đồng, giống nhau ở 2 giới.
+ NST giới tính có thể tương đồng hoặc không tương đồng, khác nhau ở 2 giới,
có vai trò quyết định giới tính sinh vật
- Hình 18.2: NST X có kích thước lớ hơn NST Y
- Hình 18.3, một số kiểu xác định giới tính ở sinh vật:
+ Châu chấu: XX là con cái, XO là con đực
+ Ruồi: XX là con cái, XY là con đực
+ Gà: ZW là con cái, ZZ là con đực

II. Cơ chế xác định giới tính


giao tử đực X giao tử đực Y
giao tử cái X XX XY
- Tỉ lệ theo lý thuyết là 1 nam: 1 nữ

III. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân hóa giới tính
- Các yếu tố ảnh hưởng đến giới tính của sinh vật: nhiệt độ, NST giới tính,
hoocmon sinh dục, ánh sáng, ....
C. HĐLT
1. Ruồi giấm: đực (6AA + XY), cái (6AA+ XX)
2.
- Ở châu chấu và ruồi giấm thì giới cái đồng giao tử, giới đực dị giao tử. Ở gà thì
ngược lại.
- Châu chấu:
+ Lưỡng bội: đực (22AA + X), cái (22AA + XX)
+ đơn bội: đực (11A hoặc 11A + X) cái (11A + X)
- Gà:
+ Lưỡng bội: đực (76AA + ZZ), cái (76AA + ZW)
+ đơn bội: đực (38A + Z), cái (38A + Z hoặc 38A + W)

D. HĐVD
1. Vì theo lí thuyết cơ chế xác định giới tính ở trên thì tỉ lệ nam : nữ luôn xấp xỉ
1:1 nêu xét trên số lượng lớn và quá trình thụ tinh, thụ thai diễn ra bình thường.
Nếu điều chỉnh sẽ gây mất cân bằng giới tính như hiện nay, có thể làm giảm sút
dân số, ngăn cản sự phát triển của xã hội
2. trong chăn nuôi, việc điều chỉnh tỉ lệ giới tính giúp tăng năng suất, giá trị kinh
tế .

You might also like