Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Người sống trong vòng danh lợi xô bồ nên người tìm đến chốn quan trường náo

nhiệt mà tìm sự thăng tiến, đua đòi quyền lực, địa vi, người nghĩ rằng mình khôn.
Những kẻ tầm thường sẽ luôn hiểu như thế. Nhưng hai câu thơ là một cách nói mỉa
mai ngược giọng, kẻ tưởng mình khôn mà hóa ra là dại, kẻ nhận mình dại thật ra là
khôn. Sống trong một thời đại mà triều chính nhiễu nhương, vua không anh minh
lại thiếu bề tôi hiền thì liệu cái chí tu, tề, trị, bình của một người trí thức Nho học
chân chính có thể nào thực hiện được chăng? Muốn tồn tại trong bối cảnh nhà Mạc
đương thời, kẻ làm quan như Nguyễn Bỉnh Khiêm chỉ có thể dửng dưng trước thời
cuộc để yên thân hoặc chấp nhận đánh mất khí tiết, vào lòn ra cúi, xuôi theo bọn
gian thần xu nịnh để được thăng tiến. Chốn quan trường, chốn thị thành nói chung
là nơi con người phải tranh chấp, phải hơn thua, phải dùng trí xảo, mưu mô để đạp
lên nhau mà sống và dành lấy địa vị…Chốn lao xao là môi trường dễ khiến kẻ sĩ
đánh mất khí tiết và nhân phẩm, thậm chí trở nên tàn độc hại người. Cái khôn ấy là
cái khôn thâm ác, xảo trá, theo quy luật nhân quả sớm muộn cũng sẽ lãnh lấy quả
báo và đánh mất đi chính mình. Còn Nguyễn Bỉnh Khiêm lựa chọn lối sống ẩn dật,
ông tự nhận mình dại vì chê danh lợi nhưng đó là cái dại thức thời, cái dại của kẻ
hiểu được quy luật vần xoay của thế sự nhân sinh…Ông từ bỏ tất cả để đổi lấy
trạng thái bình yên, thanh thản của tâm hồn, giữ vững khí tiết của người có
học…“Thu ăn măng trúc đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao”
Mở đầu hai câu luận tác giả đã dùng biện pháp liệt kê để kể tên những đồ ăn quanh
năm có sẵn trong tự nhiên, nào là măng trúc, nào là giá. Mùa nào thức ăn nấy, mùa
thu thường có măng tre và măng trúc quanh nhà, mùa đông khi vạn vật khó đâm
chồi thì có giá đỗ thay. Hình ảnh “xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao” đề cập đến cuộc
sống sinh hoạt dân dã nơi thôn quê. Từ đây, người đọc có thể cảm nhận được tác
giả đã sống rất thanh thản, hòa hợp với thiên nhiên tận hưởng mọi vẻ đẹp vốn có
của đất trời mà không bon chen, tranh giành. Đặt vào hoàn cảnh lúc bấy giờ thì lối
sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm đã phản ánh được vẻ đẹp của tâm hồn thanh cao đó
là lối sống tích cực thể hiện rõ thái độ của Bạch Vân cư sĩ.
“Rượu đến cội cây ta sẽ uống
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.”
Hai câu luận đã thể hiện được cái nhìn của một bậc hiền triết lớn, tác giả đã vận
dụng ý tưởng sáng tạo thông qua việc sử dụng điển tích Thuần Vu. Đối với
Nguyễn Bỉnh Khiêm phú quý không phải là một giấc chiêm bao vì ông đã từng đỗ
Trạng Nguyên, giữ nhiều chức vụ to lớn của triều đình nên cuộc sống phú quý vinh
hoa ông đã từng đi qua nhưng người không xem nó là mục đích sống của ông. Mục
đích cuối cùng của cuộc đời này là tìm đến với cuộc sống thanh thản để luôn giữ
được cốt cách thanh cao của mình.
Bằng việc sử dụng ngôn ngữ gần gũi mộc mạc nhưng giàu chất triết lí. Sử dụng
khéo léo thể thơ thất ngôn đường luật, điển tích và cách phép đối thường gặp ở thể
thơ Nôm một cách linh hoạt . Thông qua những phân tích nội dung và nghệ thuật
của bài thơ Nhàn đã giúp bạn đọc hiểu được quan niệm sống nhàn và quan
niệm đặt nhẹ danh lợi, luôn giữ được tâm hồn thanh cao hòa hợp với thiên nhiên,
đề cao lối sống của những nhà nho giáo Nguyễn Bỉnh Khiêm. Một người giàu lòng
yêu nước nhưng vì hoàn cảnh nên phải sống ẩn dật. Bài thơ Nhàn là một bông hoa
tuyết trắng được viết bằng chữ Nôm tuyệt đẹp trong văn học trung đại Việt Nam.
Những quan niệm sống đề cao vẻ đẹp tâm hồn, lối sống trong sạch của Nguyễn
Bỉnh Khiêm vẫn còn giữ nguyên giá trị cho đến ngày hôm nay.

You might also like