Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 11

MỘT THỜI ĐẠI TRONG THI CA

-HOÀI THANH
I.Khái quát về tác giả,tác phẩm
-Về tác giả:
+Hoài Thanh là một trong những nhà phê bình văn
học xuất sắc nhất của văn học Việt Nam hiện đại
+Hoài Thanh có biệt tài về thẩm thơ.Khi phẩm bình
thơ luôn thiên về thưởng thức và ghi nhận ấn tượng
trên cơ sở lí luận vững chắc
+Hoài Thanh đã đem đến cho văn học 1 phong cách
phê bình VH riêng,đặc sắc:
+Cái phong cách phê bình riêng,đặc sắc ấy là sự
uyên bác về tri thức,sự tinh tế trong cảm thụ và nổi
bật lên thành 1 phong cách riêng của HT là ngòi bút
phê bình VH giàu chất thơ.
+ Giọng văn phê bình nhẹ nhàng,hóm hỉnh,hào
hoa : “lấy hồn tôi để hiểu hồn người”
=>Đây là 1 nét riêng,1 đóng góp của HT cho văn đàn
VHVN.
-Trân trọng và ngưỡng mộ tài năng của Hoài
Thanh,nhà thơ Nguyễn Vũ Tiềm đã từng viết:
“Xứ sở của những người tình bắc cầu dải yếm
Có một chàng quên ngủ,quên ăn
Không mơ bóng giai nhân,không đi tìm phú quý
Chỉ lo tìm,cất giữ,những hạt vàng thi nhân”.
-Về tác phẩm:
+Bài tiểu luận “Một thời đại trong thi ca” là bài mở
đầu cuốn “Thi nhân Việt Nam” (xuất bản năm 1942)
+Bài tiểu luận “Một thời đại trong thi ca” đã tổng
kết sâu sắc phong trào Thơ Mới.
II.Kiến thức trọng tâm
1.Phân tích quan niệm của tác giả về thơ Mới-“tinh
thần thơ Mới”
-Phân tích quan niệm này dựa trên 3 khía cạnh:
a)Nguyên tắc xác định thơ Mới
+Căn cứ trên cái hay,không căn cứ trên cái dở (lấy
cái hay cả thơ cũ so sánh với cái hay của thơ Mới)
+Căn cứ trên đại thể (những cái chung nhất,không
phải những phần tiểu tiết,cụ thể )
=>Từ đó,xác định được tinh thần của thơ Mới
b)Tinh thần thơ Mới-“sự khẳng định cái tôi”
-Ở phần này,Hoài Thanh sẽ chỉ cho ta thấy rõ 1 sự
đối nghịch.Đó là :
+Thơ cũ nghiêng về cái ta,cái chung,về ý thức cộng
đồng
+Thơ Mới thì nghiêng về cái tôi,về ý thức cá nhân.
c)Những biểu hiện và ý nghĩa của cái tôi
-Về biểu hiện:tác giả thể hiện rõ sự tiếp nhận cái tôi
trên văn đàn thời bấy giờ:
+Lúc đầu,cái tôi đến vẫn còn bỡ ngỡ,như 1 kẻ lạc
loài nơi đất khách
+Sau đó,cái tôi ấy được sự tiếp nhận của nhiều
người.Nói một cách hình tượng thì như “gặp nhiều
người quen”
-Tác giả cũng chỉ ra những nét rất đặc trưng,cụ thể
của cái tôi như sự cô đơn,nỗi buồn
-Mỗi tác giả đều có một cách thể hiện khác nhau
nhưng chung quy lại đều thể hiện nỗi buồn,sự cô
đơn của cái tôi.Theo Hoài thanh,đó là cái “tính chất
tội nghiệp của cái tôi” trong hoàn cảnh lúc bấy giờ.
-Về ý nghĩa:
+Đem đến cho văn đàn VHVN những phong cách tác
giả
+Lòng yêu Tiếng Việt của các nhà thơ Mới như 1
biểu hiện của lòng yêu nước
2.Những thành công nghệ thuật của bài viết
a)Kết cấu chặt chẽ,lập luận khoa học
-Kết cấu 3 phần cụ thể,chặt chẽ,mạch lạc
+Đầu tiên,tác giả nêu lên nguyên tác để xác định
thơ cũ và thơ Mới
+Sau đó,tác giả khẳng định tinh thần thơ Mới là sự
khẳng định cái tôi
+Cuối cùng,tác giả nêu lên biểu hiện và ý nghĩa của
cái tôi
-Về lập luận:
+Trình tự lập luận logic
+Phương pháp lập luận khoa học,khéo léo: “Nhận
định,khái quát những vấn đề chung.Sau đó đi vào
những khía cạnh cụ thể và trong khi lập luận thì
được làm sáng tỏ bằng những dẫn chứng hết sức
thuyết phục (vừa kết hợp lí lẽ chặt chẽ,vừa có
những dẫn chứng sinh động,đầy sức thuyết phục)
b)Sự cảm nhận tinh tế,văn chương giàu chất nghệ
thuật,giàu chất thơ
-Cây bút phê binh văn học của Hoài Thanh có 1 nét
phân tích rất đặc sắc (thể hiện 1 sự cảm nhận....giàu
chất thơ)
-Biểu hiện cụ thể:
+Lời văn giàu cảm xúc,giàu hình ảnh,giàu nhịp
điệu.Trong văn nghị luận,các yếu tố trên được tác
giả sử dụng rất nhuần nhuyễn,rất nghệ thuật để tạo
nên chất thơ lãng mạn cho bài viết
III.Phân tích
1.Quan niệm của tác giả về thơ Mới-vấn đề cốt yếu
là “tinh thần thơ Mới” (phần này thiên về nội dung
của tác phẩm)
a)Nguyên tắc xác định thơ cũ và thơ Mới
-Căn cứ vào cái hay,không căn cứ vào cái dở
+Cách xđ nguyên tắc này của Hoài Thanh cx đã cho
ta thấy hết sức khoa học.Muốn hiểu 1 thời đại thời
ca,muốn thấy được cái thành tựu của nó, muốn so
sánh thời đại này với thời đại khác thì chúng ta phải
căn cứ trên cái hay,cái tốt chứ không căn cứ vào cái
dở,cái còn hạn chế,cái chưa tốt.Có lẽ vì vậy mà cách
xđ nguyên tắc này của hoài thanh là rất chính
xác,hợp lí cx là bởi đúng là chỉ có cái hay,cái tinh
hoa mới là thước đo thành tựu,kết quả của một
thời đại VH.Như vậy,tác giả lấy nguyên tắc đầu tiên
để so sánh,để xác định giữa thơ cũ và thơ
Mới.Nguyên tắc ấy chính là (phần chữ đỏ)
-Nguyên tắc thứ 2:căn cứ vào đại thể (không căn cứ
vào cái cục bộ)
+Căn cứ vào đại thể là căn cứ vào những cái chung
nhất
+Không căn cứ vào cái cục bộ là không căn cứ vào
cái tiểu tiết,cái cụ thể
=>Đây cx là nguyên tắc cho ta thấy vừa trên cơ sở
khoa học,vừa mang tinh thần khoa học.Sở dĩ là bởi
chúng ta thấy rõ 1 điều rằng các thời đại nối tiếp
nhau hay như tác giả nói “Hôm nay đã phôi thai từ
hôm qua” có nghĩa là cái biểu hiện rõ rang của ngày
hôm nay thì đã có mầm mống,phôi thai từ cái trước
đây.Trong cái mới vẫn còn rơi rớt cái cũ.Vì vậy
không nên căn cứ vào cái nhỏ nhặn,cái tiểu tiết mà
nên căn cứ vào cái toàn cục thì mới nhận ra được
cái mới
=> Đó là 2 nguyên tắc cơ bản để tác giả xác định thơ
cũ và thơ Mới
-Sau khi đưa ra các nguyên tắc cơ bản để xđ thơ cũ
và thơ mới thì tác giả đã đi sâu vào tinh thần thơ
mới,cái cốt lõi của thơ mới.Đó chính là “sự khẳng
định cái tôi”.
b) “Tinh thần thơ Mới” là sự khẳng định cái tôi
-Để làm nổi bật vấn đề trên,tác giả đã so sánh với
thơ cũ,chỉ ra nét đặc trưng của thơ cũ
+Ở đây,chúng ta có thể thấy nét đặc trưng của thơ
cũ nghiêng về cái ta,nghiêng về cái chung,nghiêng
về ý thức cộng đồng=>nghiêng về những vấn đề
chung nhất của XH như lòng yêu nước,yêu thiên
nhiên…không phải là những vđ riêng tư,cá nhân
như tình yêu,…
+Để làm sáng tỏ điều này,Hoài Thanh đã nhìn trong
lịch sử và văn học thời trước đó để chỉ ra đặc điểm
này.Thí dụ,khi nhìn vào XH,hoài thanh đã cho rằng
: “Xã hội Việt Nam từ xưa không có cá nhân.Chỉ có
đoàn thể:lớn thì quốc gia,nhỏ thì gia đình”
Và tác giả đã sd 1 cách nói rất hình ảnh “cá nhân
chìm đắm trong gia đình,trong quốc gia như giọt
nước trong biển cả
Giọt nước:chỉ cá nhân
Biển cả:chỉ cộng đồng
-Vì vậy,tác giả mới khẳng định: “Cứ đại thể thì tất cả
tinh thần thơ xưa-hay thơ cũ-và thời nay-hay thơ
mới-có thể gồm lại trong hai chữ tôi và ta”.
+Tác giả cx nhìn nhận,đánh giá trong thơ cũ cũng có
những người có tài năng,có cá tính,luôn muốn thể
hiện mình qua sáng tác văn chương nhưng đấy vẫn
không phải cái tôi.Tác giả đã giải thích rằng : “Dầu
có táo bạo đến đâu họ cũng không một lần nào dám
dung chữ tôi để nói chuyện với chính mình…Họ
không tự xưng,họ ẩn mình sau chữ ta.Họ phải cầu
cứu đoàn thể để trốn cô đơn”.
=>Như vậy là,thơ cũ nghiêng về cái ta,nghiêng về ý
thức cộng đồng
+Tuy nhiên,bước vào giai đoạn phong trào thơ
Mới,ngòi bút các thi sĩ có sự thay đổi.Họ chú trọng
đến cái tôi “bản thể” của mình,đề cao ý thức cá
nhân của mình với XH,với cộng đồng
=>Thơ Mới nghiêng về cái tôi,nghiêng về ý thức cá
nhân(cái tôi chính là sự thể hiện ý thức cá nhân của
mỗi người)
-Khi khẳng định điều này,tác giả Hoài Thanh đã nói
“Nó mang theo quan niệm chưa từng thấy ở xứ sở
này”.đó chính là ý thức cá nhân
VD:Bài Vội vàng cx xuất phát từ ý thức cá nhân,XD
thể hiện khát vọng được tận hưởng hạnh phúc ngay
ở giữa trần gian,ngay ở giữa hiện tại.Và cũng chính
từ ý thức cá nhân,XD cũng đã đưa ra 1 quan niệm
sống,đó là chạy đua với thời gian để mỗi khoảnh
khắc trôi qua đều có ý nghĩa.Đó là tận hưởng và tận
hiến
c)Bi kịch của cái tôi và cách giải quyết bi kịch đó

You might also like