Thuyết Bắt Chước Xã Hội (Gabriel Tarde

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 7

🍀

Thuyết bắt chước xã hội


(Gabriel Tarde, Alber Bandura)
I) Giới thiệu tác giả:

Gabriel Tarde (1843 - 1904): Ông sinh ra ở


Sarlat ở tỉnh Dordogne của Pháp. Là nhà xã
hội học, nhà tội phạm học và nhà tâm lý
học xã hội; người đã quan niệm:

Xã hội học dựa trên nền tảng nhỏ


tâm lý tương tác giữa các cá nhân
(nhiều như thể hóa học), các
thành phần cơ bản là sự bắt
chước và sự đổi mới.

Nhà phê bình nổi bật nhất đương thời về xã


hội học của Durkhei (nhà xã hội học). Ông
học luật tại Paris và trở thành tác giả của
nhiều tác phẩm nổi tiếng, tuy nhiên, tác
phẩm nổi tiếng nhất của ông trong tội phạm
học là “Luật bắt chước”, ông là đại diện
hàng đầu cho "trường phái Pháp" trong tội
phạm học.

Với những nghiên cứu của mình, đặc biệt là


một số khái niệm mà Tarde khởi xướng,
trong đó có “tâm trí nhóm” (được tiếp tục
phát triển bởi Gustave Le Bonvà, sự cải tiến
ấy giúp giải thích cái gọi là “hành vi bầy
đàn” hoặc là “tâm lý đám đông”).

II) Nội dung học thuyết:

Thuyết bắt chước xã hội (Gabriel Tarde, Alber Bandura) 1


1) Bản chất (Những điều cần biết về lý thuyết - Cách vận hành của học thuyết
bắt chước xã hội?):

Có 2 khái niệm cốt lõi trong trọng tâm của thuyết học bắt chước.

(1) Khái niệm “bắt chước”:


Định nghĩa: Bắt chước là sự mô phỏng, tái tạo, lặp lại các hành động, hành
vi, tâm trạng, cách thức suy nghĩ, ứng xử của một người hay một nhóm
người nào đó.

Bắt chước là một hiện tượng tâm lý, hay đơn giản hơn là một quá trình,
trong đó được hiểu là một cá nhân cố gắng theo dõi chính xác mọi thứ
từ phía người khác, nhóm hoặc hình mẫu. Trong quá trình này, cá nhân
này cố gắng hiểu và quan sát chính xác những gì người khác đang làm
(từ hành động, cử chỉ hoặc hành vi). Tuy nhiên, điểm quan trọng là cá
nhân này sao chép độc lập, tức là họ quyết định sao chép và thực hiện
các hành động đó một cách tự do và không bị ép buộc.

Hành vi này không mang tính ổn định, cá nhân có thể dễ dàng học theo
nhưng cũng nhanh chóng từ bỏ khi tìm ra được 1 đối tượng sao chép
mới.

Hành vi bắt chước của mỗi cá nhân trong đời sống bắt nguồn từ 2 hướng:
nỗi sợ khác biệt, sợ bị cô lập hay thói a dua, học đòi.

Hiện tượng bắt chước là một hiện tượng xã hội học hoàn toàn hợp lý.

*Ví dụ: Trong hiện tượng bắt chước, nỗi sợ bị cô lập chính là vấn đề.
Con người, ai cũng đều không muốn trở thành những con quạ trắng
(trong bầy quà đen), hay hiểu đơn giản là việc bị loại, bài trừ khỏi
nhóm. Ai cũng muốn được hiểu và cảm thấy dễ chịu khi được chấp
nhận trong xã hội.

Đó là nhu cầu công nhận (được tôn trọng nếu lý giải theo tháp A.
Maslow) góp phần vào sự chấp nhận của họ đối với các giá trị và chuẩn
mực của đa số và hình thành nên hiện tượng bắt chước trong xã hội.

Tuy nhiên, trong tâm lý học, bắt chước không chỉ hoàn toàn mang theo tiêu
cực. G. Tarde đã phân loại 1 số kiểu bắt chước như sau:

1. Logic hoặc phi logic.

2. Có ý thức hoặc vô thức.

Thuyết bắt chước xã hội (Gabriel Tarde, Alber Bandura) 2


3. Nhất thời hoặc lâu dài.

4. Một phần hoặc hoàn toàn.

5. Hình thức hoặc bản chất.

6. Sáng tạo hoặc sao chép.

7. Giữa các thế hệ hay giai cấp.

8. Tự nguyện hay bắt buộc.

Với mỗi mục đích khác nhau sẽ có kiểu bắt chước khác nhau, là việc
làm chỉ mang tính nhất thời, không ảnh hưởng lâu dài tới xu hướng tính
cách.

(2) Quy luật “bắt chước”:


Đây là quy luật được phát hiện sớm nhất trong Tâm lý học xã hội, G.Tarde
trong tác phẩm “Những quy luật của sự bắt chước” viết năm 1890 đã dùng
quy luật này để giải thích hành vi của con người, đặc biệt là những hành vi
giống nhau giữa các cá nhân trong quá trình tác động qua lại.

Lý thuyết bắt chước của G.Tarde được xây dựng ngắn gọn trên 3 loại quy
trình xã hội cơ bản, đó là:

1. Đối lập/ Chống đối.

2. Lặp lại/ Bắt chước.

3. Thích ứng/ Thích nghi.

Nội dung của quy luật theo G.Tarde:

Bắt chước là sự cụ thể hoá của quy luật lặp lại của thế giới (cuộc sống,
cả cá nhân và tập thể). Thế giới vận động và phát triển theo con đường
lặp lại. Trong xã hội loài người sẽ luôn luôn diễn ra sự kế thừa, lây lan và
bắt chước lẫn nhau về những phương thức sống, hành vi, hoạt động của
con người.

Ở mỗi lứa tuổi khác nhau trong quá trình phát triển cá thể mức độ bắt
chước cũng khác nhau: từ bắt chước thao tác đến hành vi, hành động;
từ bắt chước vô thức đến có ý thức. Bắt chước trong nhóm diễn ra trong
suốt quá trình xã hội hoá con người, là một phương thức tâm lí xã hội
cần thiết đảm bảo cho con người tiếp thu và lĩnh hội những kinh nghiệm
sống và hoạt động của người khác.

Thuyết bắt chước xã hội (Gabriel Tarde, Alber Bandura) 3


Là hiện tượng không phụ thuộc vào ý muốn cá nhân. Bởi vì nhóm xã hội
là tập hợp nhiều người cùng hoạt động theo những mục đích, nhiệm vụ
cụ thể để cùng nhau hoạt động, cần được thống nhất hành động theo
một phương thức nào đó mà trong nhiều trường hợp con người chưa kịp
nhận thức đầy đủ ý nghĩa của hoạt động mà làm theo người khác. (một
đặc điểm đặc trưng đến nỗi nó biểu hiện bằng sự suy giảm ý thức cá
nhân, không chỉ giúp giảm mức độ hợp lý, mà còn làm tăng các trạng
thái cảm xúc, có tính chất vô thức và là sự sao chép máy móc các hành
vi bề ngoài của những người khác. Điều này trở thành động cơ thúc đẩy
một người thực hiện hành vi bắt trước đám đông, tạo ra một khối người
bắt chước lẫn nhau).

*Ví dụ:

1. Trong gia đình: Con cái cảm nhận và bắt chước giọng nói, chuyển động
của người lớn từ đó hình thành lên tiếng mẹ đẻ và cách đi đứng đầu tiên.
Tuy nhiên nếu trẻ em quan sát được những hành vi bạo lực của người lớn
như: xem phim bạo lực hoặc nhìn một số người lớn đánh liên tiếp vào người
nộm. Kết quả là những em này sau khi xem thường xuyên cảnh bạo lực thì
có tâm lý rất dễ nổi nóng, sự kiềm chế kém và bắt chước rất nhanh các
hành vi bạo lực học từ người lớn.

2. Trong các MQH: Khi bạn chơi cùng với 1 nhóm bạn đủ lâu, bạn sẽ có xu
hướng sao chép, hoặc bắt chước họ ở trên nhiều phương diện như: lối sống,
cách ăn mặc, cách ứng xử,...

2) Nguyên nhân hình thành quy luật bắt chước:

2.1) Điều kiện:

Con người bình thường có xu hướng suy nghĩ và hành động theo số đông
nhằm phù hợp với đám đông, từ đó tạo nên sự an toàn thống nhất, chỉ một
số ít cá thể đặc biệt có thể tách mình ra và có suy nghĩ độc lập.

Tâm lý học gọi hiện tượng đi theo số đông về nhận thức và hành động dưới
sức ép của dư luận là “hiệu ứng đám đông”. Đây là hiện tượng nảy sinh
trong quá trình tiến hóa của loài người và xã hội. Đảm bảo an toàn cho một
cá thể trong một xã hội. Nếu cá thể đó suy nghĩ và hành động ngược với số
đông, cá thể đó dễ bị dư luận gây sức ép, kỳ thị và có thể phải ra khỏi tập
thể.

G.Tarde đã phân tích các thành tố tạo nên “hiệu ứng đám đông” bao gồm:

Thuyết bắt chước xã hội (Gabriel Tarde, Alber Bandura) 4


1. Tín nhiệm tập thể: Người ta thường cho rằng phán đoán của đa số bao giờ
cũng đúng hơn của cá nhân.

2. Khuất phục tập thể: Đôi khi ý kiến, suy nghĩ, hành động của cá nhân vấp
phải dư luận áp lực tập thể, khiến họ phải chịu khuất phục nếu không sẽ bị
đào thải khỏi đám đông. Thậm chí nguy hiểm cho tính mạng của cá nhân
đó.

3. Tính mơ hồ của hoàn cảnh: Do sự thiếu thông tin, mập mờ trong nhận thức
nên con người thường theo số đông nhằm tránh sự lúng túng và tạo sự
thống nhất an toàn bên trong tập thể.

2.2) Nguồn gốc của hành vi lệch chuẩn:

2.2.3) Theo G. Tarde:

Theo G. Tarde, nguyên nhân của tội phạm là do một người đã bắt chước
hành vi phạm tội của người khác mà người đó có cơ hội quan sát. G. Tarde
chia các trường hợp bắt chước ra làm 3 loại:

1) Cá nhân bắt chước những người khác cân xứng với mức độ và tần số tiếp xúc
của họ;
2) Những người cấp thấp hơn bắt chước những người ở cấp trên họ mà người ta
thường hay gọi đó là hình mẫu mình muốn trở thành.

*Ví dụ: Như người nghèo có thể có hành vi bắt chước người giàu, người trẻ
hơn có thể có hành vi bắt chước người già hơn.
3) Khi hai khuôn mẫu hành vi mâu thuẫn nhau, một cái có thể chiếm vị trí của
cái kia tương tự như súng thay thế cho dao với tư cách là vũ khí giết người.

Tâm lý người phạm tội theo thuyết bắt chước có thể được mô tả như sau:

*Ví dụ: Một thanh niên trong độ tuổi dậy thì anh ta thường xuyên xem các
phim về bạo lực dần hình thành một tâm lý bắt chước và trước các vấn đề xảy
đến với mình anh ta bắt chước dùng bạo lực để xử lý vấn đề đó.

2.2.3) Theo A. Bandura:

Sau đó, vào thập niên 50, thuyết bắt chước tiếp tục được phát triển. Người
có công đưa thuyết này phát triển ở mức cao hơn là Albert Bandura – nhà
tâm lí học, tội phạm học xuất sắc. Ông đã cho ra đời nhiều công trình
nghiên cứu nổi tiếng trong tội phạm học như: học lại từ xã hội và vấn đề
phát triển nhân cách (1963); Sự nổi nóng: phân tích từ sự bắt chước theo xã
hội (1973),

Thuyết bắt chước xã hội (Gabriel Tarde, Alber Bandura) 5


Theo ông, hạt nhân của thuyết bắt chước là mọi người học cách hành động
như thế nào trên cơ sở quan sát được từ người khác.

*Ví dụ: Ông cũng đã làm nhiều cuộc nghiên cứu thực nghiệm trong đó,
ông cho trẻ em quan sát những hành vi bạo lực của người lớn như xem
phim bạo lực hoặc nhìn một số người lớn đánh liên tiếp vào người nộm.
Kết quả là ông thấy những em này sau khi xem thường xuyên cảnh bạo
lực thì có tâm lí rất dễ nổi nóng, sự kiềm chế kém và bắt chước rất nhanh
các hành vi bạo lực học từ người lớn. Bên cạnh đó, ông còn cho rằng tâm lí
dễ nổi nóng cũng như tâm lí thích bắt chước hành vi bạo lực của trẻ em
còn do sự khuyến khích, tác động của người khác.

3) Ưu - nhược điểm:

Ưu điểm: Làm rõ được tầm quan trọng của việc học qua “bắt chước” và thể
hiện được vai trò to lớn của thuyết này đối với sự phát triển của tội phạm
học cũng như làm lý giải được một số hành vi lệch chuẩn trong xã hội nói
chung, cá nhân nói riêng.

Nhược điểm: Đề cao vai trò của tác động môi trường sống và coi nhẹ quá
trình tự rèn luyện, tu dưỡng của từng cá nhân.

4) Ứng dụng:

Quy luật bắt chước không chỉ được vận dụng để lí giải nhiều hiện tượng xã
hội mà còn có thể ứng dụng mà còn có thể ứng dụng được vào trong các
hoạt động xã hội gần gũi như giáo dục gia đình, giáo dục nhà trường, giáo
dục xã hội, truyền thông ...

1. Trong gia đình:


- Thuyết bắt chước đã giúp đặt ra nhiều vấn đề cần thực hiện để phòng
hành vi lệch chuẩn ở trẻ hoặc lớn hơn nữa là trở thành tội phạm trong tương
lai, như: bố mẹ cần kiểm soát chặt chẽ con cái và không nên có hành vi xấu
dễ làm con cái bắt chước như hành vi bạo lực gia đình, cần kiểm soát
nghiêm ngặt phim ảnh bạo lực và có cách ứng xử cũng như dạy dỗ con trẻ
sao cho phù hợp. Đặc biệt là giai đoạn từ từ 1 tuổi đến 6 tuổi là giai đoạn
được đánh giá là giai đoạn giúp trẻ hình thành nhân cách và chúng bắt đầu
bắt chước rất nhiều từ người lớn, và bắt chước những hành động mà chúng
được tiếp xúc hàng ngày. Chính vì vậy, cần hết sức quan tâm đến sự phát
triển của trẻ trong những năm đầu đời của bé.

2.2.3) Theo A. Bandura:

Thuyết bắt chước xã hội (Gabriel Tarde, Alber Bandura) 6


1. Trong giáo dục:

- Trong việc học tiếng Anh, có một phương pháp gọi là “Shadowing”, khi mà
người học sẽ nhại lại giọng của người bản xứ để nâng cao khả năng phát âm
của mình.

- Trong lúc học, mỗi khi gặp dạng đề mới thầy cô sẽ giảng và làm mẫu trước
sau đó học sinh sẽ vận dụng cách làm vào các bài tập tương tự từ đó có
thêm kiến thức để liên kết giải các dạng bài khác.

2. Trong xã hội:
- Khi ra ngoài đường để tìm kiếm chỗ ăn, bạn thường phân vân không biết
nên chọn ăn quán nào và sẽ có xu hướng chọn những quán đông người, bắt
chước theo số đông. Từ cơ sở đó, mà các nhà hàng sẽ góp phần đầu tư vào
việc chạy số lượng thực khách để nhằm thu hút được nhiều người hơn,
quảng bá quán rộng rãi hơn.

- Cảm giác muốn bắt chước đã hình thành một số quy tắc ứng xử bất thành
văn cho mỗi cá nhân ở nơi công cộng. Họ sẵn sàng xếp hàng ngay ngắn với
những người đứng trước dù chưa từng gặp. Ứng dụng tâm lý đám đông để
xây dựng lối văn hóa xếp hàng ở Việt Nam.

- Trên nền tảng tiktok, những KOLs là người có sức ảnh hưởng cực lớn tới
công chúng. Khi những KOLs có những trend như nhảy, hát,... thì những
followers của họ thường có xu hướng bắt chước những gì họ làm. Từ đó,
chúng ta có thể hợp tác với những người làm việc ở các nền tảng truyền
thông để phổ cập những kiến thức cần thiết cho thế hệ trẻ.

Thuyết bắt chước xã hội (Gabriel Tarde, Alber Bandura) 7

You might also like