BTL TRIẾT HỌC

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 39

ĐẠI HỌC QUỐC GIA

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP HỒ CHÍ MINH



BÀI TẬP LỚN MÔN TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN


ĐỀ TÀI 05

QUAN ĐIỂM TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN VỀ MÂU THUẪN BIỆN CHỨNG VÀ


Ý NGHĨA CỦA NÓ TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT MÂU THUẪN GIỮA PHÁT
TRIỂN KINH TẾ VÀ PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19 TẠI THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH TRONG 8 THÁNG ĐẦU NĂM 2021.

LỚP L19 --- NHÓM 15 --- HK 211

Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Minh Hương

Nhiệm vụ được Nhóm Điểm


STT MSSV Họ Tên Ký tên
phân công đánh giá BTL
Làm 2.1, chỉnh
1 2010661 Lài Chí Thông
sửa Word, thư kí.
Làm 1.1, tiểu kết
2 2014627 Nguyễn Văn Thông
chương 1

3 2014693 Nguyễn Trí Thức Làm 1.2, 1.3

Làm 2.2, tiểu kết


4 1915391 Lê Thị Ngọc Thuyền
chương 2
Tổng hợp, chỉnh
Nguyễn Phạm Thanh
5 2014699 sửa và phần còn
Thy (NT)
lại
Thành phố Hồ Chí Minh – 13/09/2021
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................................1
PHẦN NỘI DUNG........................................................................................................3
CHƯƠNG 1: MÂU THUẪN BIỆN CHỨNG GIỮA PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ
PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19...........................................................................3
1.1. Lý luận chung về mâu thuẫn biện chứng..........................................................3
1.1.1. Những quan điểm phi mác-xít về mâu thuẫn biện chứng...............................3
1.1.2. Quan điểm triết học Mác-Lênin về mâu thuẫn biện chứng............................4
1.1.2.1. Lý luận chung của Triết học Mác-Lênin về khái niệm các mặt đối lập,
mâu thuẫn, sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập:.................................4
1.2.2.2. Mâu thuẫn là nguồn gốc của sự vận động và sự phát triển:.....................5
1.1.2.3. Phân loại mâu thuẫn.................................................................................5
1.1.2.4. Ý nghĩa phương pháp luận:......................................................................8
1.2. Tính thống nhất và mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế và phòng chống dịch
Covid-19......................................................................................................................8
1.2.1. Quan điểm về phát triển kinh tế và phòng chống dịch Covid-19...................8
1.2.1.1. Quan điểm về phát triển kinh tế...............................................................8
1.2.1.2. Quan điểm về phòng chống dịch Covid-19............................................11
1.2.2. Tính thống nhất giữa phát triển kinh tế và phòng chống dịch Covid-19......13
1.2.3. Tính mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế và phòng chống dịch Covid-19......13
1.3. Tính tất yếu của việc giải quyết mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế và phòng
chống dịch Covid-19................................................................................................14
TIỂU KẾT CHƯƠNG I..........................................................................................16
CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN VỀ MÂU
THUẪN BIỆN CHỨNG TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT MÂU THUẪN GIỮA
PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID 19 TẠI THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG 8 THÁNG ĐẦU NĂM 2021...................................18
2.1. Thực trạng và nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế và
phòng chống dịch Covid-19 tại Thành phố Hồ Chí Minh trong 8 tháng đầu năm
2021............................................................................................................................18
2.1.1. Thực trạng mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế và phòng chống dịch Covid-
19 tại Thành phố Hồ Chí Minh trong 8 tháng đầu năm 2021................................18
2.2.2. Nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế và phòng chống
dịch Covid-19 tại Thành phố Hồ Chí Minh trong 8 tháng đầu năm 2021.............23
2.2. Một số giải pháp nhằm khắc phục mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế và
phòng chống dịch Covid-19 tại Thành phố Hồ Chí Minh trong 8 tháng đầu năm
2021............................................................................................................................24
2.2.1. Giải pháp của Thành phố nhằm khắc phục mâu thuẫn giữa phát triển kinh
tế và phòng chống dịch Covid-19 tại Thành phố Hồ Chí Minh trong 8 tháng đầu
năm 2021................................................................................................................24
2.2.2. Giải pháp của Nhà nước nhằm khắc phục mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế
và phòng chống dịch Covid-19 tại Thành phố Hồ Chí Minh trong 8 tháng đầu năm
2021........................................................................................................................26
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2..........................................................................................30
PHẦN KẾT LUẬN......................................................................................................30
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................31
PHẦN MỞ ĐẦU

Con người hiện nay đang đóng một vai trò quan trọng trong việc đóng góp trí tuệ
và sức lực của mình vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, nhằm đưa đất
nước ngày càng phát triển và nâng cao chất lượng đời sống của mọi người. Sự phát
triển nguồn lực về con người đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,
cùng với việc phát triển giáo dục và đào tạo. Nhưng hiện nay, sức khỏe con người
đang bị đe dọa bởi virus Covid-19, đã tạo ra nhiều biến thể ở các mức độ nguy hiểm
cao, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của con người. Với tốc độ lây lan cao
và dễ truyền bệnh từ người này sang người khác, virus Covid-19 đã tạo ra một đại dịch
lớn trên toàn thế giới nói chung và Việt Nam ta nói riêng, tất cả đều đang chống chọi
với dịch bệnh. Việt Nam đã từng trải qua những đợt dịch với những ảnh hưởng với
nhiều mức độ khác nhau tại từng địa phương và ảnh hưởng đến nhiều mặt xã hội. Hiện
nay, thành phố Hồ Chí Minh đang trở thành một trong những ổ dịch lớn nhất cả nước
với số ca nhiễm và tỷ vong ở mức độ cao và có nguy cơ tăng lên. Mâu thuẫn giữa việc
vừa phải duy trì phát kinh tế và vừa phải phòng chống dịch đã tạo ra sức ép to lớn đến
nhà nước và toàn thể người dân thành phố. Chính vì vậy, nên việc tạm ngừng việc hoạt
động các nhà máy, xí nghiệp, công ty không đảm bảo quy tắc phòng chống dịch điều
bắt buộc phải thực hiện. Tuy nhiên, việc đóng cửa, tạm ngừng sản xuất đã ảnh hưởng
rất lớn đến nền kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. Vấn đề không đáp ứng đủ nhu cầu,
lủng đoạn chuỗi cung ứng trong nước và quốc tế, xuất nhập khẩu trì trệ, ...ảnh hưởng
đến các hoạt động đầu tư, thương mại toàn cầu, từ đó làm suy giảm tăng trưởng nền
kinh tế của thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung. Dẫn đến rất nhiêu
doanh nghiệp không thể cầm cự tiếp tục và phá sản. Không những thế còn ảnh hưởng
tới đời sống của nhiều người lao động do mất việc làm, thiếu chi tiêu và lương thực,
thực phẩm.. gây khó khăn cho đời sống của nhiều người
Dịch Covid-19 hiện đang đặt ra những thách thức chưa từng có trong tiền lệ và
những khó khăn vô cùng to lớn đối với nền kinh tế. Trong thời gian qua Chính phủ đã
có những bước đi kiên quyết và đúng đắn, kiềm chế sự lây lan và bùng phát của dịch
bệnh. Các chỉ thị được triển khai nhiều giải pháp mạnh mẽ để trong phòng chống dịch.

1
Vừa phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe nhân dân là ưu tiên, vừa phục hồi và
phát triển nền kinh tế-xã hội thông qua các phương châm “3 tại chỗ”, các quy định 5K,
các chỉ thị giãn cách của nhà nước nhằm hạn chế tối đa tiếp xúc của mọi người và
phân vùng dịch bệnh tốt hơn. Tuy nhiên, để có thể giải quyết mâu thuẫn giữa phát triển
kinh tế và phòng chống dịch Covid-19 tại thành phố Hồ Chí Minh trong 8 tháng đầu
năm 2021, bên cạnh việc hạn chế dịch bệnh, cần có những biện pháp, chính sách hợp
lý hơn để tăng cường khả năng hồi phục của nền kinh tế nhằm đủ năng lực đối phó với
dịch bệnh kéo dài và đảm bảo đời sống người dân. Từ đó tăng cường tiềm lực để phục
hồi nền kinh tế nhanh chóng ngay khi dịch bệnh được khống chế, thực hiện đồng bộ
các giải pháp khắc phục có hiệu quả tác động của đại dịch COVID-19, nhanh chóng
phục hồi và phát triển kinh tế, kiên quyết không để xảy ra khủng hoảng y tế và kinh tế,
xã hội. Dựa vào những qui luật của Triết học vào thực tiễn cuộc sống, sẽ có nhiều mặt
cần phải giải quyết trong vấn đề nan giải này.

2
PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: MÂU THUẪN BIỆN CHỨNG GIỮA PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ


PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19
1.1. Lý luận chung về mâu thuẫn biện chứng
1.1.1. Những quan điểm phi mác-xít về mâu thuẫn biện chứng
Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập hay còn gọi là quy luật
mâu thuẫn là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật và là quy
luật quan trọng nhất của phép biện chứng duy vật trong triết học Mác - Lênin, là hạt
nhân của phép biện chứng. Quy luật này vạch ra nguồn gốc, động lực của sự vận
động, phát triển, theo đó nguồn gốc của sự phát triển chính là mâu thuẫn và việc
giải quyết mâu thuẫn nội tại trong bản thân mỗi sự vật, hiện tượng.
Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập chứa đựng thực chất và
hạt nhân của phép biện chứng duy vật. Chính V.I.Lênin đã khẳng định như vậy.
Trong phép biện chứng, mối liên hệ giữa các mặt đối lập chính là mâu thuẫn; sự
thống nhất, đấu tranh và chuyển hóa giữa các mặt đối lập chính là quy luật thống
nhất và đấu tranh của các mặt đối lập.
Các mặt đối lập của mâu thuẫn vừa thống nhất và vừa đấu tranh với nhau. Sự
thông nhất của các mặt đối lập chính là sự nương tựa, sự ràng buộc quy định lẫn
nhau và làm tiền đề cho nhau để cùng tồn tại; nếu không có sự thống nhất của các
mặt đối lập thì sẽ không tạo ra sự vật.
Thống nhất giữa các mặt đối lập chỉ là tạm thời là tương đối có nghĩa là nó chỉ
tồn tại trong một thời gian nhất định, đó là trạng thái đứng im, ổn định tương đối
của sự vật.Việc đấu tranh của các mặt đối lập là một quá trình phức tạp được diễn ra
từ thấp đến cao và bao gồm nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn sẽ có những đặc điểm
riêng.
Sự đấu tranh và chuyển hóa của các mặt đối lập chính là nguồn gốc, là động
lực của sự phát triển. Việc đấu tranh của các mặt đối lập sẽ gây ra những biến đổi

3
các mặt đối lập khi cuộc đấu tranh của các mặt đối lập trở nên quyết liệt. Sự chuyển
hóa của các mặt đối lập chính là khi các mâu thuẫn được giải quyết thì sự vật cũ sẽ
bị mất đi và sự vật mới xuất hiện. Các mặt đối lập chuyển hóa lẫn nhau với ba hình
thức sau đây:
Các mặt đối lập chuyển hóa lẫn nhau mặt đối lập này thành mặt đối lập kia và
ngược lại nhưng ở trình độ cao hơn về phương diện vật chất của sự vật.
Cả hai mặt đối lập đều mất đi và chuyển háo thành một mặt đối lập mới.
Các mặt đối lập thâm nhập vào nhau và cải biến lẫn nhau.
1.1.2. Quan điểm triết học Mác-Lênin về mâu thuẫn biện chứng
1.1.2.1. Lý luận chung của Triết học Mác-Lênin về khái niệm các mặt đối lập,
mâu thuẫn, sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập
Tất cả các sự vật, hiện tượng trên thế giới đều chứa đựng những mặt trái
ngược nhau. Trong nguyên tử có điện tử và hạt nhân; trong sinh vật có đồng hóa và
dị hóa; trong kinh tế thị trường có cung và cầu, v.v.. Những mặt trái ngược nhau đó
phép biện chứng duy vật gọi là mặt đối lập.Mặt đối lập là những mặt có những đặc
điểm, những thuộc tính, những tính quy định có khuynh hướng biến đổi trái ngược
nhau. Sự tồn tại các mặt đối lập là khách quan và là phổ biến trong tất các sự vật.
Các mặt đối lập nằm trong sự liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau tạo thành mâu thuẫn
biện chứng. Mâu thuẫn biện chứng tồn tại một cách khách quan và phổ biến trong
tự nhiên, xã hội và tư duy. Mâu thuẫn biện chứng trong tư duy là phản ánh mâu
thuẫn trong hiện thực và là nguồn gốc phát triển của nhận thức.

Các mặt đối lập vừa thống nhất với nhau lại vừa đấu tranh với nhau:
Sự thống nhất của các mặt đối lập là sự nương tựa vào nhau, không tách rời
nhau giữa các mặt đối lập, sự tồn tại của mặt này phải lấy sự tồn tại của mặt kia làm
tiền đề.
Các mặt đối lập tồn tại không tách rời nhau nên giữa chúng bao giờ cũng có
những nhân tố giống nhau. Những nhân tố giống nhau đó gọi là sự "đồng nhất" của
các mặt đối lập. Với ý nghĩa đó, "sự thống nhất của các mặt đối lập" còn bao hàm
cả sự "đồng nhất" của các mặt đó. Do có sự "đồng nhất" của các mặt đối lập mà
trong sự triển khai của mâu thuẫn đến một lúc nào đó, các mặt đối lập có thể chuyển
hóa lẫn nhau.
4
Các mặt đối lập không chỉ thống nhất, mà còn luôn luôn "đấu tranh" với nhau.
Đấu tranh của các mặt đối lập là sự tác động qua lại theo xu hướng bài trừ và phủ
định lẫn nhau. Hình thức đấu tranh của các mặt đối lập hết sức phong phú, đa dạng,
tùy thuộc vào tính chất, vào mối quan hệ qua lại giữa các mặt đối lập và tùy điều
kiện cụ thể diễn ra cuộc đấu tranh giữa chúng.
1.2.2.2. Mâu thuẫn là nguồn gốc của sự vận động và sự phát triển
Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là hai xu hướng tác động khác
nhau của các mặt đối lập tạo thành mâu thuẫn. Như vậy mâu thuẫn biện chứng bao
hàm cả "sự thống nhất" lẫn "đấu tranh" của các mặt đối lập. Sự thống nhất gắn liền
với sự đứng im, với sự ổn định tạm thời của sự vật. Sự đấu tranh gắn liền với tính
tuyệt đối của sự vận động và phát triển.
Trong sự tác động qua lại của các mặt đối lập thì đấu tranh của các mặt đối lập
quy định một cách tất yếu sự thay đổi của các mặt đang tác động và làm cho mâu
thuẫn phát triển. Lúc đầu mới xuất hiện, mâu thuẫn chỉ là sự khác nhau căn bản,
nhưng theo khuynh hướng trái ngược nhau. Sự khác nhau đó càng ngày càng phát
triển và đi đến đối lập.
Khi hai mặt đối lập xung đột gay gắt đã đủ điều kiện, chúng sẽ chuyển hóa lẫn
nhau, mâu thuẫn được giải quyết. Nhờ đó mà thể thống nhất cũ được thay thế bằng
thể thống nhất mới; sự vật cũ mất đi sự vật mới ra đời thay thế. V.I.Lênin viết: "Sự
phát triển là một cuộc "đấu tranh" giữa các mặt đối lập". Tuy nhiên, không có thống
nhất của các mặt đối lập thì cũng không có đấu tranh giữa chúng.
Thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là không thể tách rời nhau trong
mâu thuẫn biện chứng. Sự vận động và phát triển bao giờ cũng là sự thống nhất
giữa tính ổn định và tính thay đổi. Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập
quy định tính ổn định và tính thay đổi của sự vật. Do đó mâu thuẫn chính là nguồn
gốc của sự vận động và sự phát triển.
1.1.2.3. Phân loại mâu thuẫn
Mâu thuẫn tồn tại trong tất cả các sự vật, hiện tượng, cũng như trong tất cả các
giai đoạn phát triển của chúng. Mâu thuẫn hết sức phong phú, đa dạng. Tính phong
phú, đa dạng đó được quy định một cách khách quan bởi đặc điểm của các mặt đối

5
lập, bởi điều kiện tác động qua lại của chúng, bởi trình độ tổ chức của hệ thống (sự
vật) mà trong đó mâu thuẫn tồn tại.
Căn cứ vào quan hệ đối với sự vật được xem xét, người ta phân biệt các mâu
thuẫn thành mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài:
Mâu thuẫn bên trong là sự tác động qua lại giữa các mặt, các khuynh hướng
đối lập của cùng một sự vật.
Mâu thuẫn bên ngoài đối với một sự vật nhất định là mâu thuẫn diễn ra trong
mối quan hệ giữa sự vật đó với các sự vật khác.
Việc phân chia mâu thuẫn thành mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài
chỉ là tương đối, tùy theo phạm vi xem xét. Cùng một mâu thuẫn nhưng xét trong
mối quan hệ này là mâu thuẫn bên ngoài, nhưng xét trong mối quan hệ khác lại là
mâu thuẫn bên trong. Thí dụ: Trong phạm vi nước ta, mâu thuẫn trong nội bộ nền
kinh tế quốc dân là mâu thuẫn bên trong; còn mâu thuẫn về kinh tế giữa nước ta với
các nước khác trong ASEAN là mâu thuẫn bên ngoài. Nếu trong phạm vi ASEAN
thì mâu thuẫn giữa các nước trong khối lại là mâu thuẫn bên trong. Vì vậy, để xác
định một mâu thuẫn nào đó là mâu thuẫn bên trong hay mâu thuẫn bên ngoài trước
hết phải xác định phạm vi sự vật được xem xét.
Mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài không ngừng tác động qua lại
lẫn nhau. Việc giải quyết mâu thuẫn bên trong không thể tách rời việc giải quyết
mâu thuẫn bên ngoài; việc giải quyết mâu thuẫn bên ngoài là điều kiện để giải quyết
mâu thuẫn bên trong. Thực tiễn cách mạng nước ta cũng cho thấy: việc giải quyết
những mâu thuẫn trong nước ta không tách rời việc giải quyết những mâu thuẫn
giữa nước ta với các nước khác.
Căn cứ vào ý nghĩa đối với sự tồn tại và phát triển của toàn bộ sự vật, mâu
thuẫn được chia thành mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản:
Mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn quy định bản chất của sự vật, quy định sự
phát triển ở tất cả các giai đoạn của sự vật, nó tồn tại trong suốt quá trình tồn tại các
sự vật. Mâu thuẫn cơ bản được giải quyết thì sự vật sẽ thay đổi căn bản về chất.
Mâu thuẫn không cơ bản là mâu thuẫn chỉ đặc trưng cho một phương diện nào
đó của sự vật, nó không quy định bản chất của sự vật. Mâu thuẫn đó nẩy sinh hay
được giải quyết không làm cho sự vật thay đổi căn bản về chất.

6
Căn cứ vào vai trò của mâu thuẫn đối với sự tồn tại và phát triển của sự vật
trong một giai đoạn nhất định, các mâu thuẫn được chia thành mâu thuẫn chủ yếu
và mâu thuẫn thứ yếu:
Mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn nổi lên hàng đầu ở một giai đoạn phát triển
nhất định của sự vật, nó chi phối các mâu thuẫn khác trong giai đoạn đó. Giải quyết
được mâu thuẫn chủ yếu trong từng giai đoạn là điều kiện cho sự vật chuyển sang
giai đoạn phát triển mới.
Mâu thuẫn thứ yếu là những mâu thuẫn ra đời và tồn tại trong một giai đoạn
phát triển nào đó của sự vật, nhưng nó không đóng vai trò chi phối mà bị mâu thuẫn
chủ yếu chi phối. Giải quyết mâu thuẫn thứ yếu là góp phần vào việc từng bước giải
quyết mâu thuẫn chủ yếu.
Căn cứ vào tính chất của các quan hệ lợi ích, người ta chia mâu thuẫn trong xã
hội thành mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng:
Mâu thuẫn đối kháng là mâu thuẫn giữa những giai cấp, những tập đoàn người
có lợi ích cơ bản đối lập nhau. Thí dụ: mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ, giữa
vô sản với tư sản, giữa dân tộc bị xâm lược với bọn đi xâm lược.
Mâu thuẫn không đối kháng là mâu thuẫn giữa những lực lượng xã hội có lợi
ích cơ bản thống nhất với nhau, chỉ đối lập về những lợi ích không cơ bản, cục bộ,
tạm thời. Chẳng hạn mâu thuẫn giữa lao động trí óc và lao động chân tay, giữa
thành thị và nông thôn, v.v…
Việc phân biệt mâu thuẫn đối kháng và không đối kháng có ý nghĩa trong việc
xác định đúng phương pháp giải quyết mâu thuẫn. Giải quyết mâu thuẫn đối kháng
phải bằng phương pháp đối kháng; giải quyết mâu thuẫn không đối kháng thì phải
bằng phương pháp trong nội bộ nhân dân.
Từ sự phân tích trên có thể rút ra nội dung quy luật thống nhất và đấu tranh
của các mặt đối lập như sau: Mọi sự vật đều chứa đựng những mặt có khuynh
hướng biến đổi ngược chiều nhau gọi là những mặt đối lập. Mối liên hệ của hai mặt
đối lập tạo nên mâu thuẫn. Các mặt đối lập vừa thống nhất với nhau và chuyển hoá
lẫn nhau làm mâu thuẫn được giải quyết, sự vật biến đổi và phát triển, cái mới ra
đời thay thế cái cũ.

7
1.1.2.4. Ý nghĩa phương pháp luận
Việc nghiên cứu quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập có ý
nghĩa phương pháp luận quan trọng trong nhận thức và hoạt động thực tiễn. Để
nhận thức đúng bản chất sự vật và tìm ra phương hướng và giải pháp đúng cho hoạt
động thực tiễn phải đi sâu nghiên cứu phát hiện ra mâu thuẫn của sự vật. Muốn phát
hiện ra mâu thuẫn phải tìm ra trong thể thống nhất những mặt, những khuynh hướng
trái ngược nhau, tức tìm ra những mặt đối lập và tìm ra những mối liên hệ, tác động
qua lại lẫn nhau giữa các mặt đối lập đó. V. I. Lênin viết: "Sự phân đôi của cái
thống nhất và sự nhận thức các bộ phận của nó..., đó là thực chất... của phép biện
chứng".
Khi phân tích mâu thuẫn, phải xem xét quá trình phát sinh, phát triển của từng
mâu thuẫn, xem xét vai trò, vị trí và mối quan hệ lẫn nhau của các mâu thuẫn; phải
xem xét quá trình phát sinh, phát triển và vị trí của từng mặt đối lập, mối quan hệ
tác động qua lại giữa chúng, điều kiện chuyển hóa lẫn nhau giữa chúng. Chỉ có như
thế mới có thể hiểu đúng mâu thuẫn của sự vật, hiểu đúng xu hướng vận động, phát
triển và điều kiện để giải quyết mâu thuẫn.
Để thúc đẩy sự vật phát triển phải tìm mọi cách để giải quyết mâu thuẫn,
không được điều hoà mâu thuẫn. Việc đấu tranh giải quyết mâu thuẫn phải phù hợp
với trình độ phát triển của mâu thuẫn. Phải tìm ra phương thức, phương tiện và lực
lượng để giải quyết mâu thuẫn. Mâu thuẫn khác nhau phải có phương pháp giải
quyết khác nhau. Phải tìm ra các hình thức giải quyết mâu thuẫn một cách linh hoạt,
vừa phù hợp với từng loại mâu thuẫn, vừa phù hợp với điều kiện cụ thể.
1.2. Tính thống nhất và mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế và phòng chống
dịch Covid-19
1.2.1. Quan điểm về phát triển kinh tế và phòng chống dịch Covid-19
1.2.1.1. Quan điểm về phát triển kinh tế
Kinh tế được hiểu là tổng thể những mối quan hệ có sự tương tác qua lại lẫn
nhau giữa con người với con người, liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh
doanh nhằm tạo ra sản phẩm, hàng hóa để buôn bán, trao đổi trên thị trường.

Kinh tế với nghĩa rộng bao gồm nhiều ngành nghề kinh doanh trong những lĩnh
vực khác nhau được nhà nước thừa nhận như: công nghiệp, nông nghiệp, ngư nghiệp,

8
tài chính ngân hàng, logistic… Hiện nay là thời đại công nghệ số 4.0, mọi thứ đều diễn
ra trên nền tảng công nghệ thông tin, chính vì vậy mà khái niệm về “kinh tế số” cũng
xuất hiện và dần lớn mạnh. Có nhiều quan điểm cho rằng kinh tế số chính là một nền
kinh tế được vận hành chủ yếu dựa trên nền tảng công nghệ số. Về bản chất thì kinh tế
số chính là một mô hình tổ chức và thực hiện hoạt động dựa trên nền tảng và các ứng
dụng công nghệ điện tử. Do đó mà ta có thể dễ dàng bắt gặp chúng thường xuyên
trong đời sống hàng ngày. Điển hình ở các trang mạng điện tử, các video quảng cáo
sản phẩm, dịch vụ, vận chuyển hàng hóa… Việc này đã góp phần đem lại nhiều tiện
ích cho người sử dụng dịch vụ, đồng thời mở rộng được phạm vi kinh doanh.

Kinh tế được diễn ra dưới nhiều loại mô hình khác nhau nhằm phù hợp mới
hướng đi, mục đích định hướng của từng chủ thể nhất định. Sau đây là một số mô hình
kinh tế đã và đang tồn tại ở Việt Nam:

Mô hình kinh tế thị trường: Đây là mô hình kinh tế mà cho phép tất cả các hàng
hóa được pháp luật cho phép kinh doanh đều được tự do lưu thông trong thị trường,
hoàn toàn dựa trên yếu tố cung và cầu. Đây là loại mô hình kinh tế có xu hướng tự cân
bằng, điều tiết mà không cần quá nhiều sự tác động điều chỉnh.

Mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung: Loại mô hình này sẽ chịu nhiều sự tác
động, điều chỉnh của nhà nước trong việc điều tiết giá cả hay phân phối hàng hóa, dịch
vụ trên thị trường. Theo đó trong mô hình kinh tế này thì yếu tố cung-cầu không quá
được chú trọng và cũng không được diễn ra theo tự nhiên do có sự can thiệp quá nhiều
phía nhà nước vào hoạt động kinh tế.

Mô hình kinh tế xanh: Đây là mô hình kinh tế mới chỉ được thực hiện ở một số
nước có nền khoa học công nghệ phát triển mạnh. Mô hình kinh tế này phụ thuộc chủ
yếu vào các dạng năng lượng tái tạo, nhằm thân thiện với môi trường, hạn chế tối đa
lượng khí thải đưa vào không khí. Đồng thời tiến hành nghiên cứu để tạo ra các nguồn
năng lượng mới thay thế cho những nguồn năng lượng có nguy cơ cạn kiệt, đồng thời
góp phần bảo vệ môi trường sống. 1

1
Phạm Kim Oanh (11/8/2021), Kinh tế là gì ? Các loại mô hình kinh tế ?, truy cập từ:
https://luathoangphi.vn/kinh-te-la-gi/

9
Vì kinh tế là một phạm trù rộng lớn và ảnh hưởng hầu hết đến mọi lĩnh vực trong
đời sống con người, nên việc phát triển kinh tế là một nhiệm vụ quan trọng và được ưu
tiên hàng đầu. Vậy thế nào là phát triển kinh tế và chúng ta phải làm gì để phát triển
kinh tế?

Thứ nhất, quán triệt và thực hiện tốt quan điểm, chủ trương, chính sách của
Đảng, Nhà nước trong việc chủ động tham gia, tăng cường năng lực tiếp cận cuộc
CMCN 4.0, thúc đẩy phát triển doanh nghiệp thông minh, phát triển nền kinh tế số
trong toàn hệ thống chính trị và doanh nghiệp.

Thứ hai, xây dựng và hoàn thiện khung khổ pháp lý, cơ chế, chính sách tạo điều
kiện thúc đẩy và hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ
chuyển đổi, phát triển trong nền kinh tế số. Nhà nước tạo môi trường thuận lợi và ban
hành cơ chế, chính sách khuyến khích các doanh nghiệp tự chuyển đổi sang thành các
doanh nghiệp thông minh, các doanh nghiệp khởi nghiệp. Xây dựng và triển khai
Chiến lược quốc gia về phát triển các doanh nghiệp công nghệ, ưu tiên phát triển các
doanh nghiệp công nghệ số, doanh nghiệp công nghệ cao thực hiện thiết kế, sáng tạo
và sản xuất tại Việt Nam.

Thứ ba, đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đáp ứng đòi hỏi của
nền kinh tế số. Xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử với hạ tầng công nghệ thông
minh. Hình thành và vận hành một chính quyền điện tử đủ mạnh, thông suốt, thủ tục
hành chính gọn nhẹ, nhanh chóng tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh
nghiệp.

Thứ tư, nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực cho nền kinh tế
số. Sự thiếu hụt nguồn nhân lực công nghệ thông tin được xem là một trong những
thách thức lớn đối với sự phát triển nền kinh tế số của Việt Nam.

Tóm lại, muốn phát triển kinh tế một cách bền vững thì cần có 5 điều kiện tiên
quyết là phải hoạch định được chiến lược và có kế hoạch phát triển bền vững về kinh
tế, tiếp đến phải xác định và xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý đây là yếu tố rất cần thiết
cho sự tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao và bền vững, cùng với đó xây dựng được kết
cấu hạ tầng kinh tế – kỹ thuật đảm bảo cho việc phát triển kinh tế thuận lợi, trong quá

10
trình xây dựng phải đảm bảo được các nguồn lực cần thiết cho phát triển kinh tế. Và
cuối cùng là phải có sự lãnh đạo sáng suốt, linh hoạt và tài ba của Nhà nước.2

1.2.1.2. Quan điểm về phòng chống dịch Covid-19

Bệnh Coronavirus (COVID-19) là một bệnh truyền nhiễm do vi rút SARS-CoV-2


gây ra, có nguồn gốc từ Vũ Hán, Trung Quốc.Hầu hết những người bị nhiễm vi rút sẽ
bị bệnh đường hô hấp nhẹ đến trung bình và tự khỏi mà không cần điều trị đặc
biệt. Tuy nhiên, một số sẽ bị bệnh nặng và cần được chăm sóc y tế. Những người lớn
tuổi và những người có bệnh lý tiềm ẩn như bệnh tim mạch, tiểu đường, bệnh hô hấp
mãn tính hoặc ung thư có nhiều khả năng phát triển bệnh nghiêm trọng hơn. Bất kỳ ai
cũng có thể bị bệnh với COVID-19 và trở thành bệnh nặng hoặc chết ở mọi lứa tuổi.

Virus có thể lây lan từ miệng hoặc mũi của người bị bệnh dưới dạng các hạt chất
lỏng nhỏ khi họ ho, hắt hơi, nói, hát hoặc thở. Đây là một loại virus cực kì nguy hiểm
vì nó có thể truyền qua đường hô hấp, với con đường lan truyền bệnh này chúng có thể
lây lan cực kì nhanh chóng, cùng với biến chứng suy hô hấp cấp có thể gây tử vong
với người nhiễm. Đặc biệt,do cấu trúc phân tử của loại virus này khá phức tạp,dẫn đến
sinh ra nhiều biến thể mới có những đặc điểm hoàn toàn khác với chủng virus corona
cũ, điều này dẫn đến sự khó khăn trong việc tạo ra vắcxin ngừa bệnh và nếu có tạo ra
được vắcxin thì trong tương lai rất có khả năng xuất hiện loại chủng mới mà vắcxin cũ
không có tác dụng phòng ngừa.

Chính vì virus corona nguy hiểm và khó phòng ngừa như vậy nên đã dẫn đến một
đại dịch covid trên toàn thế giới, số người nhiễm bệnh ngày càng tăng, số ca tử vong
xuất hiện ngày càng nhiều. Và đại dịch này trở thành một đại nạn toàn cầu mà bất cứ
quốc gia nào cũng phải phòng chống vì sự an toàn của người dân và nền kinh tế của
đất nước. Việc phòng chống và ngăn chặn sự lây lan của đại dịch này trong cộng đồng
trở nên vô cùng cấp thiết trên toàn thế giới. Việt Nam cũng không ngoại lệ, nước ta có
rất nhiều biện pháp để phòng ngừa và đẩy lùi dịch Covid nhưng sau đây là những biện
pháp cơ bản và phổ biến nhất mà Bộ Chính Trị yêu cầu thực hiện:

2
Ngô Văn Khương (6/11/2019), 5 điều kiện cần thiết để phát triển kinh tế bền vững, truy cập từ :
https://ditiep.com/5-dieu-kien-can-thiet-de-phat-trien-kinh-te-ben-vung/

11
Thứ nhất, Toàn hệ thống chính trị tập trung cao nhất cho công tác phòng, chống
dịch Covid-19 với tinh thần "chống dịch như chống giặc". Chủ động các phương án,
kịch bản để kịp thời ứng phó với mọi tình huống; tuyệt đối không được chủ quan, lơ
là, mất cảnh giác, thoả mãn với những kết quả bước đầu đạt được. Tiếp tục chỉ đạo sát
sao, chặt chẽ và triển khai các giải pháp mạnh mẽ, quyết liệt, linh hoạt, hiệu quả, nhất
là tại các địa phương có mật độ dân số cao, nhiều khu công nghiệp, đang xuất hiện các
ổ dịch lớn để sớm ngăn chặn, đẩy lùi; không để dịch lan rộng, bùng phát trong cộng
đồng.

Thứ hai, tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành thực hiện các giải pháp phát
triển kinh tế - xã hội, bảo đảm triệt để tiết kiệm chi ngân sách, nhất là chi thường
xuyên để bảo đảm đầy đủ nguồn lực cho phòng, chống dịch. Tập trung tháo gỡ khó
khăn, vướng mắc về thể chế, cơ chế, chính sách, để hỗ trợ, duy trì, thúc đẩy sản xuất,
kinh doanh; không để gián đoạn sản xuất. Nghiên cứu cho thí điểm sử dụng Hộ chiếu
vắc-xin với khách quốc tế đến một số trung tâm du lịch có thể kiểm soát được dịch
bệnh. Đẩy mạnh các giải pháp tiêu thụ nông sản đang vào mùa thu hoạch tại các địa
phương, nhất là các địa phương có dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Chỉ đạo kiểm
soát tốt dịch bệnh trong chăn nuôi, phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hiện
tượng đầu cơ, tăng giá bất thường. Khẩn trương có kế hoạch dạy, học và thi phù hợp
cho từng cấp học tại từng địa phương; tiếp tục phát huy các cơ chế, chính sách, các
giải pháp, các việc làm tình nghĩa để hỗ trợ có hiệu quả, thiết thực hơn đối với công
nhân, người lao động, người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Thứ ba, tập trung chỉ đạo, tháo gỡ những vướng mắc về mặt pháp lý, huy động
mọi nguồn lực, khuyến khích xã hội hoá, phát triển "Quỹ vắc-xin" phòng, chống
Covid-19. Xem xét cho phép tổ chức, cá nhân đủ điều kiện theo quy định của Nhà
nước tham gia vào lĩnh vực mua, cung cấp vắc-xin ngừa Covid-19 để đẩy nhanh việc
mua và tổ chức tốt việc tiêm vắc-xin cho người dân. Trong đó, tập trung cho các đối
tượng ở tuyến đầu phòng, chống dịch, vùng có nguy cơ cao, người lao động trực tiếp
sản xuất ở các khu công nghiệp; nghiên cứu.Việc tiêm vắc-xin cho trẻ em; sớm xây
dựng, công khai chương trình, kế hoạch tiêm vắc-xin cho người dân nhằm đạt miễn
dịch cộng đồng với lộ trình thời gian cụ thể. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong phòng,
chống dịch, tiếp cận bình đẳng trong cung cấp vắc-xin, nhất là với đối tác, bạn bè

12
truyền thống có tiềm lực về nghiên cứu ứng dụng y khoa trong lĩnh vực sản xuất, cung
cấp vắc-xin.3
Ngoài ra, Bộ Y Tế còn khuyến cáo người dân thực hiện thông điệp 5K để tự
bảo vệ chính mình và mọi người khỏi sự nguy hiểm của Đại dịch Covid 19. Thông qua
các kênh truyền hình và chương trình thời sự phát hành những thông tin về đại dịch để
người dân nắm rõ tình hình dịch bệnh từng khu vực mà phòng tránh,.Đồng thời những
trang truyền thông cũng đăng tải những video về những cách thức hữu hiệu để giúp
người dân tự phòng bệnh hay chữa bệnh tại nhà một cách hiệu quả và an toàn nhất.
1.2.2. Tính thống nhất giữa phát triển kinh tế và phòng chống dịch Covid-19
Ở trên chúng ta đã nêu lên những quan điểm về phát triển kinh tế và phòng chống
dịch bệnh Covid-19, đây là hai vấn đề ưu tiên hàng đầu trong thời gian gần đây và trở
thành một bài toán khó giải quyết đối với Nhà Nước và toàn dân. Giữa phát triển kinh
tế và phòng chống dịch Covid-19 lại có một sợi dây liên hệ vô cùng mật thiết, mục
đích chính của hai điều này đều là đem lại sự an toàn cho nhân dân, đảm bảo sức khỏe,
đời sống và nhu cầu cần thiết mỗi con người.
Tính thống nhất giữa hai mặt đối lập này được thể hiện ở tính gắn bó giữa chúng.
Mục đích quan trọng nhất của việc phòng chống dịch chính là làm sao để bảo toàn tính
mạng và sự an toàn cho nhân dân chúng ta, nó gắn bó mật thiết với những yếu tố và
điều kiện để phát triển kinh tế, muốn kinh tế phát triển thì một trong những nhân tố
quan trọng nhất chính là nhân tố con người, nếu thiếu nhân lực thì không có nhân lực
và trí lực-nguồn động lực chính trong phát triển kinh tế. Vì thế hai mặt đối lập này gắn
bó chặt chẽ và mật thiết với nhau trong mối quan hệ con người, trong mục tiêu đảm
bảo sức khỏe và nhu cầu sống của nhân dân..
1.2.3. Tính mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế và phòng chống dịch Covid-19
Tuy hai mặt đối lập phát triển kinh tế và phòng chống dịch Covid-19 có được sự
thống nhất là mối liên hệ sức khỏe của nhân dân, nhưng chính trong sự thống nhất đó
cũng có sự đối lập và đấu tranh mâu thuẫn với nhau. Tuy mục đích của hai vấn đề này
đều là muốn bảo vệ sức khỏe của toàn dân nhưng hình thức thực hiện của chúng có

3
Nguyễn Thu Trang (21/7/2021), Vai trò lãnh đạo của Đảng trong công tác phòng, chống dịch Covid-19, truy
cập từ: https://vass.gov.vn/bao-ve-nen-tang-tu-tuong-cua-dang/Vai-tro-lanh-dao-cua-Dang-trong-cong-tac-
phong-chong-dich-Covid-19-39

13
khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau, hai mặt đối lập này đấu tranh gạt bỏ lẫn
nhau..
Thứ nhất cần phải tăng trưởng-nghĩa là tăng số lượng, quy mô, sản lượng hàng
hóa lên để dẫn đến sự thay đổi về chất (nghĩa là phát triển), thế nhưng trong tình hình
dịch bệnh này thì các nhà máy đều phải đóng cửa do thiếu nhân công và không được
tập trung đông người.
Thứ hai muốn phát triển kinh tế thì phải thay đổi tư duy, mà muốn thay đổi tư
duy thì phải học hỏi và mở cửa hội nhập những kiến thức và công nghệ từ các nước
phát triển khác, nhưng trong tình hình dịch bệnh thì sự tiếp xúc lẫn nhau lại là một mối
nguy hiểm vì thế các nghị quyết ban hành những điều lệ để mọi người tránh tiếp xúc,
như thế thì làm sao giao lưu, học hỏi và tiếp cận rõ ràng với nền kinh tế tiên tiến khác.
Thứ ba phát triển kinh tế sẽ theo hướng hiện đại hóa, nghĩa là theo hướng giảm tỷ
trọng các ngành nông nghiệp và tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ, mà
ngày nay các nước phát triển nhất thường có tỷ trọng dịch vụ cao nhất ( Mĩ: 80,2%;
Trung Quốc: 51,6%; Nga: 59,7%), nhưng muốn chuyển dịch tỷ trọng sang ngành dịch
vụ thì cần phải mở rộng thị trường, đa dạng hóa sản phẩm và tăng cường thương mại,
đây là một điều vô cùng khó khăn trong tình hình dịch bệnh cách ly như hiện nay. Các
loại hình dịch vụ phát triển mạnh đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng về khoản vốn và lợi
nhuận. Nhưng nếu tiếp tục sẽ tăng nguy cơ lây lan virus Corona, gây nguy hiểm cho
tính mạng của nhiều người.
Thứ tư muốn phát triển kinh tế thì cần phải có cung có cầu, phải có sản xuất,
nhập khẩu và xuất khẩu, một số ngành kinh tế cần phải có nguồn nguyên liệu thì mới
có thể hoạt động sản xuất được. Trong khi đó các hoạt động xuất nhập khẩu bị hạn chế
do sợ lây lan chéo từ những người nước ngoài dẫn đến nguyên liệu nhập khẩu ngày
càng tăng, mà giá nhập khẩu cao thì giá thành sản phẩm cũng cao sẽ khó bán và cạnh
tranh trên thị trường cùng với đó sẽ giảm lợi nhuận của các doanh nghiệp. Thế nhưng
muốn phát triển lại thị trường xuất nhập khẩu thì sẽ gia tăng sự tiếp xúc giữa người với
người, cả trong và ngoài nước như vậy thì công tác phòng chống dịch bệnh sẽ trở nên
mất hiệu quả và không còn tác dụng bảo vệ người dân khỏi virus.

14
1.3. Tính tất yếu của việc giải quyết mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế và
phòng chống dịch Covid-19
Mâu thuẫn giữa hai mặt đối lập phát triển kinh tế và phòng chống dịch Covid-19
là một vấn đề quan trọng và cấp thiết bởi vì liên quan đến nền kinh tế của cả quốc gia,
sức khỏe của toàn dân. Việc giải quyết mâu thuẫn này mang tính tất yếu bởi nếu không
giải quyết thì tình hình dịch bệnh sẽ ngày càng nghiêm trọng, số người nhiễm và tử
vong do virus sẽ tăng đến mức không kiểm soát được, đồng thời nền kinh tế từ đó
cũng sẽ bị trì trệ, chuỗi cung ứng đầu vào và lao động bị đứt gãy, các doanh nghiệp bị
thu hẹp sản xuất và kéo theo nhiều hệ lụy khác làm suy giảm hoạt động sản xuất và
tăng trưởng kinh tế. Và việc giải quyết mâu thuẫn này mang tính tất yếu bởi vai trò và
tầm quan trọng của từng mặt đối lập.
Trước hết, nhìn vào mặt đối lập thứ nhất là phát triển kinh tế, thì đây chính là một
trong những mục tiêu hàng đầu của đất nước ta, có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với đất
nước. “Dự thảo các văn kiện trình Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã xác định rõ định
hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021-2030, trong đó phải hoàn thiện toàn diện,
đồng bộ thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo môi
trường thuận lợi để huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, thúc đẩy
đầu tư, sản xuất, kinh doanh; bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, đổi mới mạnh mẽ mô
hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; tập
trung xây dựng kết cấu hạ tầng và phát triển đô thị; phát triển kinh tế nông thôn gắn
với xây dựng nông thôn mới; đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia; phát triển kinh tế số
trên nền tảng khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, nâng cao năng suất, chất
lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế...” 4 Chính vì phát triển kinh tế là
mối quan tâm hàng đầu và tầm quan trọng của nó đối với đất nước nên tất cả những
mâu thuẫn liên quan đến nó đều cần được giải quyết. Mặt khác, 6 lý do dưới đây sẽ
làm rõ hơn tại sao phát triển kinh tế lại quan trọng như vậy:
Thứ nhất là tạo ra việc làm, khi nền kinh tế phát triển ổn định và trở nên hiện đại
sẽ tạo ra nhiều công ăn việc làm, giúp giảm vấn nạn thất nghiệp trong xã hội.

4
Nhóm PV Báo Quân Đội Nhân Dân (20/1/2021), Bài 2: Phát triển kinh tế-xã hội là nhiệm vụ trung tâm, truy
cập từ: https://www.qdnd.vn/chinh-tri/dua-nghi-quyet-cua-dang-vao-cuoc-song/nghi-quyet-va-cuoc-song/bai-2-
phat-trien-kinh-te-xa-hoi-la-nhiem-vu-trung-tam-649680

15
Thứ hai là đa dạng hóa ngành, một phần cốt lõi của phát triển kinh tế là nhằm đa
dạng hóa nền kinh tế, giảm khả năng dễ bị tổn thương của một khu vực đối với một
ngành duy nhất.
Thứ ba là duy trì và mở rộng kinh doanh, khi nền kinh tế phát triển hoàn thiện sẽ
tạo điều kiện mở rộng thị trường nhờ đó giúp ổn định và mở rộng kinh doanh.
Thứ tư là làm củng cố được nền kinh tế, phát triển kinh tế giúp bảo vệ nền kinh tế
địa phương khỏi suy thoái kinh tế bằng cách thu hút và mở rộng các nhà tuyển dụng
lớn của khu vực.
Thứ năm là tăng doanh thu từ thuế, sự hiện diện ngày càng nhiều của các công ty
trong khu vực đồng nghĩa với việc tăng doanh thu thuế cho các dự án cộng đồng và cơ
sở hạ tầng địa phương.
Thứ sáu là cải thiện chất lượng cuộc sống, phát triển kinh tế giúp đem những
công nghệ hiện đại đến cho con người giúp nâng cao mức sống người dân.5
Sau đó cùng nhìn đến mặt đối lập thứ hai là phòng chống dịch Covid-19, tuy đây
là vấn đề mới chỉ xuất hiện từ khi dịch bệnh này xuất hiện nhưng nó lại có tính khẩn
cấp và cũng quan trọng không kém mặt đối lập thứ nhất, bởi việc phòng chống dịch tốt
hay không liên quan trực tiếp đến sự phát triền kinh tế và sức khỏe của nhân dân. Đảng
Cộng Sản Việt Nam đã đưa ra phương châm “Chống dịch như chống giặc” là tư tưởng
chỉ đạo và phương châm hành động bảo đảm cho “cuộc chiến” phòng, chống dịch
COVID-19 ở nước ta thu được thắng lợi nhanh nhất. “Chống dịch như chống giặc”
được hiểu là sự nguy hiểm dịch bệnh tương đương với sự nguy hiểm của giặc ngoại
xâm.

Trước hết, do dịch Covid-19 là đại dịch toàn cầu, có tốc độ lây lan nhanh, không
chỉ gây thiệt hại trên mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, mà còn khiến số người
tử vong ngày càng cao, đây được xem là vấn đề cấp bách nhất hiện nay.

Thứ hai, đối với Việt Nam, “trong dịch có giặc”: Đó là các thế lực thù địch và
bọn cơ hội chính trị thường xuyên lợi dụng việc phòng chống dịch Covid-19 để chống
phá cách mạng Việt Nam.6
5
Amanda Roche (7/2018), Top 6 Reasons that Economic Development is Important to a Region’s Economy, truy
cập từ: https://news.orlando.org/blog/top-6-reasons-that-economic-development-is-important-to-a-regions-
economy-infographic/
6
Trung tá, TS Hà Thái Sơn (2/4/2020), “ Chống dịch như chống giặc”, truy cập từ: https://dangcongsan.vn/tieu-
diem/chong-dich-nhu-chong-giac-551842.html

16
Vì những mối nguy hiểm mà cơn đại dịch Covid gây ra nên đây là vấn đề cấp
thiết cần được giải quyết, phòng dịch cần được thực hiện nghiêm túc và kỉ luật vì nó là
sức khỏe và tính mạng của người dân. Chính vì tầm quan trọng và vai trò của mỗi mặt
đối lập nếu không được giải quyết. Nên việc giải quyết được mâu thuẫn giữa phát triển
kinh tế và phòng chống Covid-19 mang tính tất yếu, giải quyết được mâu thuẫn này sẽ
giúp cho cuộc sống trở lại bình thường, nền kinh tế tăng trưởng và phát triển trở lại.
Nếu mâu thuẫn này không thể giải quyết sẽ gây ra những tổn thất nặng nề đối với nền
kinh tế của đất nước, sức khỏe và tính mạng của người dân.
TIỂU KẾT CHƯƠNG I

Qua chương 1 ta có thể rút ra nội dung quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các
mặt đối lập là: Mọi sự vật đều chứa đựng những mặt có khuynh hướng biến đổi ngược
chiều nhau gọi là những mặt đối lập. Mối liên hệ của hai mặt đối lập tạo nên mâu
thuẫn. Các mặt đối lập vừa thống nhất với nhau và chuyển hoá lẫn nhau làm mâu thuẫn
được giải quyết, sự vật biến đổi và phát triển, cái mới ra đời thay thế cái cũ. Việc
nghiên cứu quy luật mâu thuẫn giúp chúng ra hiểu rằng muốn giải quyết mâu thuẫn
chúng ta phải phân tích mâu thuẫn, phải xem xét quá trình phát sinh, phát triển và vị trí
của từng mặt đối lập, mối quan hệ tác động qua lại giữa chúng, điều kiện chuyển hóa
lẫn nhau giữa chúng. Như thế chúng ra có thể làm rõ được bản chất của mâu thuẫn,
biết được xu hướng vận động, phát triển và điều kiện để giải quyết mâu thuẫn giữa các
mặt đối lập. Khi áp dụng quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập vào giải
quyết những vấn đề phát sinh giữa phát triển kinh tế và phòng chống dịch Covid-19,
chúng ta cần thúc đẩy sự phát triển của hai mặt đối lập này, nhanh chóng tìm ra
phương thức, phương tiện và lực lượng phù hợp để giải quyết những mâu thuẫn trong
vấn đề trên, tích cực thúc đẩy các điều kiện khách quan có lợi cho việc giải quyết tính
đối lập giữa hai mặt mâu thuẫn. Đồng thời phải hiểu rõ sự thống nhất của hai mặt đối
lập này chính là vì sức khỏe, sự an toàn và cuộc sống của nhân dân, còn sự đấu tranh
chính là hai mặt này phát triển theo hai hướng trái ngược nhau, gạt bỏ lẫn nhau trong
quá trình phát triển. Có như thế chúng ta mới có thể đưa ra những giải pháp tốt nhất để
giải quyết mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế và phòng chống dịch Covid một cách linh
hoạt và phù hợp với điều kiện đất nước hiện nay.

17
CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN VỀ MÂU
THUẪN BIỆN CHỨNG TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT MÂU THUẪN GIỮA
PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID 19 TẠI THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG 8 THÁNG ĐẦU NĂM 2021.
2.1. Thực trạng và nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế và
phòng chống dịch Covid-19 tại Thành phố Hồ Chí Minh trong 8 tháng đầu năm
2021.
2.1.1. Thực trạng mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế và phòng chống dịch Covid-19
tại Thành phố Hồ Chí Minh trong 8 tháng đầu năm 2021.
Tình hình dịch Covid-19 tại Thành phố Hồ Chí Minh trong 8 tháng đầu năm 2021

Chưa đầy 2 tháng sau khi đợt dịch Covid-19 thứ hai kết thúc, Thành phố Hồ Chí
Minh (TP HCM) lại đón nhận làn sóng dịch Covid-19 thứ ba từ ngày 28/01/2021. Ca
mắc đầu tiên được công bố là nhân viên giám sát chất xếp hàng hóa tại sân bay Tân
Sơn Nhất thông qua xét nghiệm nhanh và kiểm chứng RT-PCR. Tính đến ngày 09/02,
từ ca mắc trên, các cơ quan chức năng đã truy vết và phát hiện thêm 18 ca mắc mới 7.
Đồng thời Ủy Ban Nhân Dân (UBND) Thành phố ra quyết định tạm dừng các hoạt
động không thiết yếu như hoạt động văn hóa, tôn giáo, vui chơi giải trí,… từ 00 giờ
ngày 09/02/20218. GS.TS Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Paster TP HCM cho
biết: “Tại TP.HCM từ lúc phát hiện ca bệnh đầu tiên đến ngày 15/02 đã ghi nhận 36
trường hợp dương tính (bao gồm 1 trường hợp là bệnh nhân tại Bình Dương) với xét
nghiệm RT-PCR, trong đó có 10 ca tại sân bay Tân Sơn Nhất (8 ca là đội bóc xếp và 2
ca đội giám sát), 26 ca RT-PCR dương tính là người nhà của các nhân viên tổ bốc xếp,
giám sát)”9.Sau nhiều ngày nổ lực truy vết, xét nghiệm nhanh trên diện rộng TP HCM
đã chặn đứng được các đường lây lan dịch bệnh và kết thúc đợt dịch này vào ngày
25/03/2021. Trong đợt dịch thứ ba, TP HCM ghi nhận tổng 54 ca nhiễm, trong đó số
ca lây nhiễm trong cộng đồng chiếm tỉ lệ gần 67%10.

7
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, Đại dịch COVID-19 tại Thành phố Hồ Chí Minh, truy cập từ:
https://bit.ly/3msHSQE
8
Hữu Công, TP HCM dừng dịch vụ không thiết yếu, truy cập từ: https://vnexpress.net/tp-hcm-dung-dich-vu-
khong-thiet-yeu-4233585.html
9
Phạm Hiền, Nguồn lây nhiễm Covid-19 ở Tân Sơn Nhất: Giả thiết xuất phát từ chuyến bay chở hàng, truy cập
từ https://bit.ly/3Crh9tC
10
Vũ Hân và Lê Hiệp, TP.HCM đối mặt 4 đợt dịch Covid-19 ra sao?, truy cập từ: https://thanhnien.vn/tphcm-
doi-mat-4-dot-dich-covid-19-ra-sao-post1077979.html

18
Vào ngày 27/04/2021, sau chuỗi gần 50 ngày không phát sinh thêm bệnh nhân
Covid-19 nào trên địa bàn Thành phố, TP HCM ghi nhận ca mắc đầu tiên là bệnh nhân
2910 sinh năm 1993 từ ổ dịch Hà Nam bay vào TP HCM 11. Đây được coi là “nút bấm”
khởi động cho làn sóng đại dịch Covid-19 lần thứ tư tại TP HCM. Sau kì lễ lớn 30/04
và 01/05, Thành phố đã phát hiện thêm một số chuỗi lây nhiễm tại địa bàn Thành phố
Thủ Đức và quận 3, nhưng với công tác ứng phó nhanh, rà soát, khoanh vùng triệt để,
các cơ quan chức năng đã sớm chặt đứt nguồn lây của các chuỗi lây nhiễm này.

Làn sóng đại dịch Covid-19 thực sự ập đến khi ngày 27/05 TP HCM tiếp nhận
thông tin 36 ca nhiễm mới liên quan đến Hội thánh Truyền giáo Phục hưng tại quận
Gò Vấp, trong đó có 29 ca mắc là thành viên của Hội thánh 12. Với tốc độ lây lan nhanh
và lây lan trên diện rộng của chủng vi-rút mới, Thành phố đã cho phong tỏa nhiều khu
vực trên 16 quận, huyện. Đến ngày 31/05 UBND TPHCM ra lệnh giãn cách xã hội
toàn Thành phố từ 00 giờ ngày 31/05, riêng quận Gò Vấp và một bộ phận quận 12
thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg, các địa bàn còn lại của Thành phố thực hiện Chỉ thị
số 15/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ13. Theo đó các cơ sở kinh doanh và dịch vụ
phải tạm ngừng hoạt động, các dịch vụ thiết yếu bị yêu cầu khách hàng không sử dụng
tại chỗ. Đến trưa này 02/06, ngành y tế TP HCM thông báo ca tử vong đầu tiên là bệnh
nhân mã số BN5463 được điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới TP HCM, nguyên
nhân được bác sĩ cho biết là do nữ bệnh nhân bị viêm phổi nặng bởi SARS-CoV-
2, diễn biến hô hấp ngày càng trở nên xấu, sốc nhiễm trùng, kèm đáp ứng vận mạch
liều cao14. Từ khi phát hiện ca mắc đầu tiên trong làn sóng dịch Covid-19 lần thứ tư
đến ngày 13/06, TP HCM ghi nhận hơn 700 ca nhiễm mới, gấp 3 lần tổng số ca nhiễm
của ba đợt dịch trước đó, trung bình mỗi ngày Thành phố tiếp nhận thêm 15 bệnh nhân
mới, TP.HCM có hàng trăm điểm, khu vực tạm phong tỏa, khoảng 8.000 người đang

11
Cao An Biên, TP.HCM có ca dương tính Covid-19: Nhiều hàng xóm của BN 2910 than 'Lễ đến rồi, vậy mà…',
truy cập từ: https://thanhnien.vn/tphcm-co-ca-duong-tinh-covid-19-nhieu-hang-xom-gan-nha-bn-2910-than-le-
den-roi-vay-ma-post1062254.html
12
VOA Tiếng Việt, Tp. HCM có 36 ca nhiễm COVID-19 liên quan đến một Hội thánh, truy cập từ:
https://bit.ly/3mo34aK
13
VOA Tiếng Việt, TP. Hồ Chí Minh ra lệnh giãn cách xã hội toàn thành phố giữa số ca nhiễm tăng vọt, truy
cập từ: https://bit.ly/2ZvSMw7
14
Vân Sơn, TPHCM: Bệnh nhân Covid-19 đầu tiên trong đợt dịch thứ 4 tử vong, truy cập từ:
https://bit.ly/3GztAG8

19
cách ly tập trung, 14.000 trường hợp đang cách ly tại nhà hoặc nơi lưu trú 15. Đến ngày
25/06, TP HCM tổng cộng có 21 chuỗi lây nhiễm trong đó có hai chuỗi liên quan đến
các chợ đầu mối lớn là Hóc Môn-phát hiện ngày 12/06 và Bình Điền (quận 8)-phát
hiện ngày 16/0616. Các chợ đầu mối trên cung cấp hàng hóa cho toàn TP HCM và giao
thương với các tỉnh phía Nam, nguy hiểm hơn là nhiều ca nhiễm hoạt động trực tiếp
trong chợ, tiếp xúc nhiều người, mầm bệnh có khả năng cao lan ra các tỉnh phía Nam.
Để ngăn chặn dịch bệnh lan, không chỉ ngành y tế cùng với cơ quan chức năng, mà
người dân cũng tham gia vào cuộc chiến rất quyết liệt nhưng do tính phức tạp của dịch
bệnh tình hình vẫn chưa được cải thiện.

Việc kiểm soát dịch bệnh đứng trước nhiều thách thức hơn khi vào đầu tháng 7,
TP HCM tiếp tục ghi nhận số lượng ca mắc mỗi này gần 600 ca nhiễm, đặc biệt là
ngày 03/07 tiếp nhận thêm 714 ca nhiễm chiếm hơn 77% số ca nhiễm của cả nước 17.
Do đó ngày 07/07, UBND TP HCM ra quyết định giãn cách toàn Thành phố theo chỉ
thị 16/CT-TTg trong 15 ngày từ 00 giờ ngày 09/07 với mục tiêu chấp nhận hy sinh lợi
ích ngắn hạn để nhanh chống kiểm soát dịch bệnh, bình thường hóa cuộc sông người
dân18. Ngày 17/07 Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công văn số 969/TTg-
KGVX áp dụng biện pháp giãn cách xã hội trên phạm vi toàn Thành phố theo theo Chỉ
thị số 16/CT-TTg ở TP HCM và 18 tỉnh, thành miền Nam khác19. Tuy nhiên sau 17
ngày thực hiện giãn cách xã hội theo Công văn của UNBD TP HCM, các cơ quan chức
năng lại phát hiện thêm hơn 58.000 ca nhiễm mới. Trước tình hình đó, tối 25/07, Chủ
tịch UBND Thành phố Nguyễn Thành Phong đã chính thức ra chỉ thị yêu cầu người
dân không ra ngoài sau 18 giờ từ ngày 26/07 20. Tức là tất cả các hoạt động trên địa
bàn Thành phố sẽ tạm dừng sau 18 giờ, trừ dịch vụ cấp cứu và các yêu cầu cần thiết để
phòng chống dịch. Sau một thời gian dài thực hiện giãn cách, mặc dù các cơ quan chức
15
Vũ Hân và Lê Hiệp, TP.HCM đối mặt 4 đợt dịch Covid-19 ra sao?, truy cập từ: https://thanhnien.vn/tphcm-
doi-mat-4-dot-dich-covid-19-ra-sao-post1077979.html
16
Đan Phương, TP Hồ Chí Minh hiện đang có 21 chuỗi lây nhiễm COVID-19, truy cập từ https://baotintuc.vn/tp-
ho-chi-minh/tp-ho-chi-minh-hien-dang-co-21-chuoi-lay-nhiem-covid19-20210625192145239.htm
17
Võ Thu, Tối 3/7: TP.HMC lập kỉ lục số ca mắc COVID-19 trong ngày, Việt Nam vượt mốc 19.000 ca bệnh,
truy cập từ: https://bit.ly/3pMC7PV
18
Quang Huy, TP HCM giãn cách toàn thành phố theo Chỉ thị 16 trong 15 ngày từ 0h 9/7, truy cập từ :
https://bit.ly/3pNn6NM
19
Thư viện Pháp luật, Công văn số 969/TTg-KGVX 2021 thực hiện giãn cách xã hội phòng, chống dịch tại một
số địa phương, truy cập từ: https://bit.ly/3Ew8rdV
20
Nhật Xuân, TP.HCM: Từ 26/7, người dân không ra đường sau 18h, truy cập từ: https://bit.ly/3EqHUij

20
năng đã nổ lực hết sức mình, nhất là ngành Y tế đã hoàn thành rất nhiều nhiệm vụ
nhưng số ca mắc mỗi ngày vẫn không thuyên giảm. Ngày 27/07/2021 được coi là đỉnh
điểm khi số ca nhiễm lên đến 6.580 ca lớn nhất tính trong 8 tháng đầu năm 2021. Vì
thế ngày 01/08, TP HCM đưa ra công công văn khẩn số 2556/UBND-VX quyết định
tiếp tục giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg thêm 14 ngày 21. Chưa dừng lại ở
đó, số ca nhiễm mỗi ngày tại TP HCM vẫn tiếp tục cao, giao động từ 3.000 đến 4.000
ca. UBND TP HCM tiếp tục giãn cách xã hội theo chỉ thị 16/CT-TTg từ ngày 15/08
đến ngày 30/0822. Động thái trên của cơ quan Thành phố đã khiến nhiều người dân đổ
xô về quê do nhiều ngày liền không thể đi làm và chưa thể xác định chính xác thời
gian có thể đi làm trở lại. Nhưng do tình hình dịch bệnh vẫn chưa được kiểm soát nên
người dân đã bị chặn lại tại các cửa ngõ ra vào Thành phố và được các cơ quan chức
năng khuyến khích tiếp tục lưu trú lại TP HCM để tránh dịch bệnh lây lan ra ngoài
Thành phố23. Sau những sự việc đã xảy ra, TP HCM nhận thấy cần siết chặt hơn các
hoạt động của người dân, tăng cường các công tác xét nghiệm và điều trị cho các bệnh
nhân. Nên UBND TP HCM đã đồng ý cho lực lượng quân dân gồm 1.000 cán bộ và
nhân viên quân y vào Thành phố để hổ trợ công tác chống dịch Covid-19 từ ngày
21/0824. Theo Sở Y tế TP HCM cho biết, tính đến hết ngày 31/08, có 216.314 trường
hợp mắc bệnh phát hiện tại TP Hồ Chí Minh được Bộ Y tế công bố, bao gồm 215.869
trường hợp nhiễm trong cộng đồng, 445 trường hợp nhập cảnh. Hiện thành phố đang
điều trị 40.561 bệnh nhân và hơn 59.000 bệnh nhân được điều trị tại nhà là những bệnh
nhân không có bệnh nền và không thuộc nhóm nguy cơ cao25.

Nhìn lại từ đầu năm đến hết tháng 8 năm 2021, tình hình dịch bệnh tại TP HCM
chuyển biến phức tạp. Mặc dù các cơ qua chức năng Thành phố đã thực hiện nhiều
biện pháp phòng chống nhưng đến nay vẫn chưa thấy có dấu hiệu dừng lại. Việc thực

21
Đình Du, TP.HCM tiếp tục giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg thêm 14 ngày, truy cập từ:
https://bit.ly/3mqJnyT
22
Sỹ Đông, TP.HCM tiếp tục giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 sau ngày 15.8, truy cập từ:
https://thanhnien.vn/tphcm-tiep-tuc-gian-cach-xa-hoi-theo-chi-thi-16-sau-ngay-158-post1100713.html
23
Sỹ Hưng và Trường Hoàng, Hàng ngàn người về quê phải quay đầu xe tại cửa ngõ TP HCM, truy cập từ:
https://bit.ly/3GKeMon
24
Lê Hiệp, 1.000 quân nhân chuẩn bị từ Hà Nội vào TP.HCM chống dịch, truy cập từ:
https://thanhnien.vn/1000-quan-nhan-chuan-bi-tu-ha-noi-vao-tphcm-chong-dich-post1103202.html
25
Phạm hiền, Số ca tử vong ở TP Hồ Chí Minh vì Covid-19 khoảng 4,2%, trong giới hạn của thế giới , truy cập
từ: https://bit.ly/3EwbFOz

21
hiện giãn cách xã hội để đảm bảo an toàn cho người dân đã gây nên những tổn hại
nặng nề cho xã hội nói chung và nền kinh tế nói riêng. Tình trạng nhiều người dân
không thể đi làm dẫn đến thất nghiệp, các cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ trên địa bàn Thành
phố phải đóng của vì không có nguồn khách hàng. Thậm chí một số công ty đã phải
phá sản vì bị chặn đứt chuỗi cung ứng. Kết luận lại, với hai đợt dịch bệnh lần thứ ba và
lần thứ tư đã tác động rất mạnh lên nền kinh tế TP HCM.

Tình hình kinh tế tại Thành phố Hồ Chí Minh trong 8 tháng đầu năm 2021

Trong 8 tháng năm 2021, Thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM) phải hứng chịu hai
làn sóng dịch bệnh lớn nhất từ trước đến nay. Những ảnh hưởng của các làn sóng dịch
Covid-19 lên xã hội đã tác động rất nhiều đến nền kinh tế của trung tâm kinh tế lớn
nhất Việt Nam này.

Về công nghiệp, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp trên địa bàn Thành phố giảm
6,6% so với cùng kì năm 2020, nhiều nhà máy phải giảm công suất hoặc dừng hoạt
động để chống dịch; nguồn cung cấp nguyên liệu bị gián đoạn, thị trường tiêu thụ
trong và ngoài nước gặp nhiều khó khăn. Bốn ngành công nghiệp trọng điểm giảm
5,8% so với cùng kì năm trước. Trong đó, ngành cơ khí giảm 2,6%; ngành hóa dược
giảm 5,3%, ngành sản xuất hàng điện tử giảm 6,7%; ngành lương thực thực phẩm và
đồ uống giảm 8,7%. Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp giảm 7,2% so với cùng kì
năm 2020, các ngành có mức tiêu thụ giảm mạnh như sản xuất đồ uống giảm 19,1% và
sản xuất trang phục giảm 18,2%. Nhưng cũng có một số ngành sản xuất có mức tiêu
thụ tăng vọt như sản xuất kim loại tăng 28,6%, sản xuất máy móc thiết bị tăng 12,6%.
Tính đến cuối tháng 8 năm 2021, Thành phố cấp phép 4.163 doanh nghiệp ngành công
nghiệp hoạt động, giảm 27% so với cùng kì; vốn đăng kí đạt 106.732 tỷ đồng, tăng
52,6% so với cùng kì năm 2020.

Về nông nghiệp, do tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp. nhiều tỉnh,
thành phố thực hiện giãn cách xã hội đã ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu thụ sản phầm
ngành nông nghiệp ở hai lĩnh vực là vận chuyển và nguồn tiêu thụ sản phẩm. Tính đến
ngày 15/08, diện tích trồng lúa Mùa 2021 tăng 7,7%, diện tích gieo trồng ra các loại
giảm 0,6% so với vụ Mùa năm trước; sản lượng gia cầm xuất chuồng giảm 1,38%, sản
lượng heo hơi xuất chuồng chỉ đạt 96,46% so với cùng kì 8 tháng đầu năm 2020. Như

22
vậy, nhìn chung tình hình sản xuất nông nghiệp tại TP HCM giảm so với cùng kì,
nguyên nhân chủ yếu là do sức mua của người dân giảm mạnh trong tình hình bệnh
dịch khi các chợ tự phát, nhỏ lẻ bị cấm hoạt động để đảm bảo an toàn phòng chống
dịch bệnh.

Về ngư nghiệp, tổng sản lượng thủy sản toàn Thành phố 8 tháng đầu năm 2021 là
33.437,8 tấn, chỉ bằng 90% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, sản lượng cá ước đạt
được 11.959,7 tấn; sản lượng tôm ước đạt 7.352,4 tấn; sản lượng thủy sản khác đạt
14.125,7 tấn. Về sản lượng thủy sản khai thác ước lượng 10.704,4 tấn, giảm 5,8% so
với cùng kì; sản lượng thủy sản nuôi trồng ước đạt 22.733,5 tấn, chỉ bằng 88,2% so với
cùng kì năm 2020.

Về thương mại, dịch vụ và vận tải, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch
vụ tiêu dùng trong 8 tháng đầu năm 2021 ước đạt 609.351 tỷ đồng, giảm 10,6% so với
cùng kì năm trước. Riêng doanh thu bán lẻ hàng hóa ước đạt 352,969 tỷ đồng, giảm
6,2% so với cùng kì. Nhưng trong đó có một số ngành có doanh thu tăng như nhóm
lương thực thực phẩm ước đạt 66.296 tỷ đồng, tăng 4,2%; xăng dầu các loại đạt 33.981
tỷ đồng, tăng 2,3%; các loại nhiên liệu khác ước đạt 7.818 tỷ đồng, tăng 2,3% so với
cùng kì năm 2020. Trong tổng số doanh thu ngành dịch vụ thì dịch vụ ăn uống đạt
32.074 tỷ đồng, giảm 20,3% so với cùng kì; doanh thu dịch vụ lưu trú đạt 3.126 tỷ
đồng, giảm 16,5% so với cùng kì; dịch vụ du lịch, lữ hành ước đạt 2.490 tỷ đồng giảm
mạnh 52,2% so với cùng kì năm trước do hoạt động du lịch, lữ lành bị hạn chế do tình
hình dịch bệnh căng thẳng và chưa được khống chế triệt để; doanh thu dịch vụ tiêu
dùng khác đạt 218.691 tỷ đồng, giảm 14,6% so với cùng kì năm 2020. Tính đến cuối
tháng 8 năm 2021, Thành phố cấp phép 17.498 doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực
thương mại, dịch vụ, tăng 27% so với cùng kì; vốn đăng kí đạt 106.732 tỷ đồng, tăng
52,6% so với cùng kì năm trước. Mặc khác, ngành vận tải cũng có doanh thu trong 8
tháng đầu năm tăng 0,2% so với cùng kì tức đạt 165.157 tỷ đồng. Trong đó, vận tải
hàng hóa tăng 14,6% và vận tải hành khách giảm 34,6% so với cùng kì năm 2020,
nguyên nhân là do nhu cầu sử dụng hàng hóa của người dân trong thời gian chống dịch
và người dân bị hạn chế di chuyển xa do Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ
về giãn cách xã hội.

23
Kết luận, do tình hình xã hội trên địa bàn TP HCM chưa ổn định nên nhìn chung
nền kinh tế của Thành phố kinh tế trọng điểm phía Nam bị giảm sút trong 8 tháng đầu
năm 2021. Theo báo cáo của Cục Thống kê TP HCM, đa phần ngành khác đều bị ảnh
hưởng bởi đại dịch Covid-19. Các ngành kinh tế bị thiếu hụt nguồn nhân lực, gặp
nhiều khó khăn trong vận chuyển nguyên liệu và hàng hóa và đặc biệt nhiều nguồn
tiêu thụ chặn đứng. Kết quả nhiều doanh nghiệp không trụ vững được và dẫn đến bị
phá sản. Nhưng cũng trong cuộc chiến chống dịch Covid-19 nhiều ngành kinh tế được
đẩy mạnh như sản xuất thiết bị, vật tư y tế; sản xuất lương thực thực phẩm và nước
giải khát nhầm đáp ứng nhu cầu của người dân khi chống dịch tại nhà.

2.1.2. Nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế và phòng chống
dịch Covid-19 tại Thành phố Hồ Chí Minh trong 8 tháng đầu năm

Một là, trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19, TP HCM phải ứng phó cùng
lúc với hai biến thể của vi-rút SARS-CoV-2 là biến thể của Anh và biến thể kép của
Ấn Độ, đều làm biến thể có tốc dộ lây lan nhanh và nguy cơ tử vong cao. Mặc khác,
nhiều ca dương tính không có các triệu chứng đặc trưng như ho, đau họng, sốt cao,
mất vị giác,…; hay những ca mắc chỉ có những triệu chứng nhẹ dể lầm tưởng qua các
bệnh cảm cúm, cảm theo mùa thông thường. Điều này đã gây rất nhiều khó khăn cho
công tác rà soát, phát hiện để hạn chế sự lây lan của cơ quan chức năng. Đồng thời,
người dân cũng khó phân biệt, phát hiện để phối hợp cùng cơ quan Nhà nước cách ly
và điều trị.

Hai là, do đây là trận đại lớn và phức tạp nhất từ trước đến nay nên nhiều người
dân vẫn chưa thể thích nghi kịp thời để phối hợp với cơ quan chức năng cùng phòng
chống dịch. Bằng chứng là các hoạt động tôn giáo vẫn được diễn ra dẫn đến làm bùng
phát dịch bệnh tại TP HCM. Ngoài ra, các tập quán như tự tổ chức phiên chợ, đi chợ
mỗi ngày để mua lương thực thực phẩm cũng góp phần làm gia tăng các ca mắc
Covid-19. Nhưng sau khi được cơ quan chức năng tuyên truyền, phổ biến về sự nguy
hiểm của vi-rút SARS-CoV-2 và các biện pháp phòng chống dịch bệnh thì nhiều người
dân đã thực hiện rất nghiêm chỉnh các Chỉ thị, Công văn của Nhà nước. Bên cạnh đó,
cũng phải nhắc đến những thành phần cố ý vi phạm, chống phá lực lượng chức năng
làm tăng nguy cơ lây lan trên địa bàn TP HCM. Thêm vào đó, ước tính đến tháng 8

24
năm 2021, TP HCM có hơn 9 triệu dân, mật độ dân số cao tại nhiều quận thuộc Thành
phố như quận 1, quận 3, quận 10 và quận 11, đây được xem là trở ngại lớn nhất trong
công tác kiểm soát dịch bệnh tại TP HCM.

Ba là, công tác phòng chống dịch bệnh ở một số doanh nghiệp trên địa bàn
Thành phố chưa được thực hiện nghiêm chỉnh. Với tư cách là trung tâm kinh tế lớn
nhất Việt Nam, ngành kinh tế của Thành phố có sức ảnh hưởng rất lớn, nên nhiều
doanh nghiệp được phép tiếp tục hoạt động để đảm bảo chuỗi cung ứng trong và ngoài
nước. Nhưng trong 8 tháng đầu năm 2021, Thành phố đã phát hiện nhiều chuỗi lây
nhiễm liên quan đến nhiều doanh nghiệp lớn, với số lượng người lao động cao, cùng
hoạt động trong một dây truyền sản xuất, đã làm xuất hiện nhiều ca mắc mới. Tuy
nhiên, công tác tầm soát, truy vết của cơ quan chức năng được tiến hành một cách dể
dàng do doanh nghiệp là nơi đã có tổ chức sẵn nên đã kịp thời chặn đứng các chuỗi
dịch bệnh lây lan ra ngoài cộng đồng.

Bốn là, mặc dù đã nhiều lần giãn cách xã hội nhưng số ca mắc vẫn không ngừng
tăng cao cho thấy các phương pháp phòng chống dịch hiện tại của Thành phố vẫn chưa
có hiệu quả cao. Các công tác phong tỏa được thực hiện liên tục nhưng chưa rà soát
triệt để dẫn đến một số nơi sau khi gỡ bỏ phong tỏa lại tái bùng phát dịch. Thời gian
giãn cách càng kéo dài thì tình hình kinh tế xã hội sẽ càng đi xuống. Trong thời gian
sắp tới, các cơ quan Thành phố cần có những biện pháp mạnh mẽ hơn, phù hợp hơn để
sớm đưa TP HCM về lại trạng thái bình thường.

Nói chung lại, đại dịch Covid-19 đã làm cho TP HCM rơi vào tình thế giãn cách
toàn xã hội dẫn đến sinh hoạt của người dân và hoạt động kinh tế bị hạn chế rất nhiều.
Mục tiêu trên hết của TP HCM là sớm dập tắt được đại dịch Covid-19, sớm đưa Thành
phố về trạng thái bình thường hóa nên các cơ quan Thành phố đã chấp nhận hy sinh lợi
ích kinh tế, giảm thiểu một số hoạt động kinh tế để hạn chế sự tiếp xúc của người dân.
Điều này đã làm cho nền kinh tế của Thành phố nhìn chung suy giảm đi rất nhiều.

25
2.2. Một số giải pháp nhằm khắc phục mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế và
phòng chống dịch Covid-19 tại Thành phố Hồ Chí Minh trong 8 tháng đầu năm
2021
2.2.1 Giải pháp của Thành phố nhằm khắc phục mâu thuẫn giữa phát triển kinh
tế và phòng chống dịch Covid-19 tại Thành phố Hồ Chí Minh trong 8 tháng đầu năm
2021
Đợt dịch thứ 3 (28/1/2021 tới 25/3/2021)
Trong khoảng thời gian này, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp tại một số địa
phương, ảnh hưởng tiêu cực tới tình hình kinh tế xã hội. Mặc dù bị ảnh hưởng của đại
dịch nhưng thành phố đã chủ động sớm có những biện pháp phồng, chống dịch bệnh.
TP HCM luôn giữ quyết tâm “chống dịch như chống giặc” và “mỗi người dân là
một chiến sỹ” trên mặt trận chống dịch.
Đề nghị lãnh đạo các phường xã nêu các ý kiến về các vướng mắc, lắng nghe ý
kiến phản hồi từ các chính sách, đồng thời hiến kế cho UBND thành phố các giải pháp
chỉ đạo điều hành phát triển kinh tế - xã hội và thực hiện chủ đề năm của thành phố.
Đợt dịch thứ 4 ( từ ngày 24/7/2021 tới hết 31/08/2021)
Một số chỉ đạo của TPHCM:
Khuyến khích các cơ sở kinh doanh ăn uống tăng cường dịch vụ giao hàng,
không phục vụ quá 30 người, đảm bảo các quy định về phòng chống dịch và an toàn
thực phẩm
Sở Công Thương TPHCM tiếp tục phối hợp với Sở Giao thông Vận tải hướng
dẫn doanh nghiệp thực hiện các thủ tục cấp phép lưu thông liên tục trên địa bàn Thành
phố; tạo điều kiện thuận lợi trong việc vận chuyển hàng hóa lương thực, thực phẩm
thiết yếu từ nơi sản xuất, kho hàng đến điểm bán hàng bình ổn thị trường, khu cách ly
tập trung, khu dân cư bị cách ly, bệnh viện… đảm bảo luân chuyển hàng hóa trong
điều kiện chợ đầu mối nông sản thực phẩm Hóc Môn tạm đóng cửa. Các hệ thống
phân phối đã làm tốt vai trò cung ứng đầy đủ hàng hóa, nhu yếu phẩm đáp ứng kịp thời
nhu cầu tiêu dùng mua sắm của người dân trên địa bàn, đảm bảo liên tục, xuyên suốt.
26

26
Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục đảm bảo cung ứng lương thực hàng hóa thiết yếu đầy đủ cho người dân
https://hcmcpv.org.vn/tin-tuc/tim-kiem/tphcm-tiep-tuc-bao-dam-cung-ung-luong-hang-hoa-thiet-yeu-day-du-
cho-nguoi-dan-1491879919 Truy cập: 09/09/2021

26
Để đảm bảo nhu cầu tiêu dùng của người dân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí
Minh, thành phố đã có những chỉ đạo đến các doanh nghiệp bình ổn thị trường, hệ
thống phân phối chuẩn bị nguồn nguyên liệu cần thiết, tăng cường sản xuất, tập trung
nguồn hàng dự trữ, bố trí hệ thống kho dự trữ tập kết hàng hóa, nhân lực để điều phối,
thực hiện ngay khi có yêu cầu. 27
Ban hành kế hoạch về thực hiện vừa cách ly, vừa sản xuất đối với các doanh
nghiệp hoạt động trong khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao trên địa bàn
TPHCM. Tạm ngưng các hoạt động đối với toàn bộ các hàng hóa không thiết yếu tại
các chợ truyền thống Đề nghị ba chợ đầu mối, Ban Quản lý các chợ truyền thống (có
nhà lồng), Ban Giám đốc hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại, UBND TP Thủ Đức
và các quận - huyện thường xuyên kiểm tra và nhắc nhở hệ thống cửa hàng trên địa
bàn thực hiện nghiêm khuyến cáo “5K” của Bộ Y tế trong phòng, chống dịch Covid-
19. Các siêu thị, cửa hàng tiện lợi dần triển khai các hình thức mua hàng trực tuyến
trên các trang web, app nhằm hỗ trợ khả năng mua vật dụng, thực phẩm cần thiết cho
nhu cầu của người dân và đồng thời giải vây cho nông sản, thịt cá,.. tới lứa thu hoạch
của bà con nông dân, đảm bảo nền kinh tế vẫn hoạt động
2.2.2. Giải pháp của Nhà nước nhằm khắc phục mâu thuẫn giữa phát triển kinh
tế và phòng chống dịch Covid-19 tại Thành phố Hồ Chí Minh trong 8 tháng đầu năm
2021
TP HCM nói chung và cả nước nói riêng đều chịu ảnh hưởng nặng nề do dịch
Covid gây ra. Tuy chịu ảnh hưởng của nhiều đợt dịch khác nhau nhưng những chính
sách, hỗ trợ của các cơ quan nhà nước luôn hướng tới mục tiêu giảm thiểu tối đa khó
khăn cho các doanh nghiệp, công ty, hộ kinh doanh bị ảnh hưởng và tăng cường nâng
cao hỗ trợ về nhiều mặt để đảm bảo các doanh nghiệp duy trì hoạt động trong hoàn
cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp và phát triển nền kinh tế đi đôi với phòng chống
dịch.
Để đồng hành cùng các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng do dịch Covid-19, các
ngân hàng thương mại lớn của nhà nước đã sẵn sàng, kịp thời vào cuộc để cùng cộng
đồng và doanh nghiệp vượt qua như đã cho một số doanh nghiệp vay theo tỷ lệ 70:30

27
Tăng cường sản xuất tập trung nguồn hàng dự trữ ứng phó khẩn cấp dịch Covid 19 https://hcmcpv.org.vn/tin-
tuc/tim-kiem/tang-cuong-san-xuat-tap-trung-nguon-hang-du-tru-ung-pho-khan-cap-dich-covid-19-1491879671
Truy cập: 09/09/2021

27
đối với tổng mức đầu tư tăng thêm của dự án; giảm lãi suất vay cho toàn bộ dư nợ hiện
hữu và dư nợ phát sinh; kéo dài thời gian giải ngân khoản vay;...để doanh nghiệp có
thời gian sắp xép nguồn vốn, ổn định nhân sự28.
Trước những khó khăn của các doanh nghiệp vận tải đường bộ, Tổng cục vừa
tham mưu Bộ GTVT gửi văn bản tới Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương
mại đề nghị tiếp tục có chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp kinh doanh vận tải giảm
hoặc không tính lãi suất đối với các khoản vay như: Giảm 50% lãi suất vay cho các
khoản phải trả lãi (trong số này Nhà nước hỗ trợ 25% và ngân hàng 25%), áp dụng
mức lãi suất ưu đãi cho doanh nghiệp nhưng tối đa không quá 6%/năm; giãn nợ bao
gồm cả gốc và lãi từ 6 - 12 tháng. Ngoài ra, miễn, giảm BOT trong thời gian có dịch
và xem xét chuyển phí sử dụng đường độ đã mua vé tháng cho ô tô qua trạm thu phí,
nhưng do dịch bệnh nên không được hoạt động dời đến thời điểm hoạt động lại bình
thường29.
Nghiên cứu bãi bỏ, đơn giản hóa các quy định về điều kiện kinh doanh, giảm phí
logistics, thực thi đầy đủ, triệt để những cải cách về điều kiện kinh doanh đã thực hiện
trong các năm trước. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp vận tải đường bộ cần tự nỗ lực tái
cơ cấu, đứng dậy bằng chính đôi chân của mình, chấp nhận sống chung, thích ứng để
phát triển cùng dịch.
Để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh, phục hồi kinh tế,
Bộ Chính trị, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính
phủ, các bộ, ngành đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, giải pháp với tổng thể
các biện pháp, chủ yếu mang tính ngắn hạn, ứng phó với dịch bệnh như: Bộ Chính
trị ban hành Kết luận số 77-KL/TW ngày 05/6/2020 về chủ trương khắc phục tác động
của đại dịch COVID-19 để phục hồi và phát triển nền kinh tế đất nước; Kết luận số 07-
KL/TW ngày 11/6/2021 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm tăng cường
công tác phòng, chống dịch COVID-19 và phát triển kinh tế- xã hội và Công văn số
1133-CV/VPTW ngày 25/6/2021 của Văn phòng Trung ương Đảng ngày 01/7/2021.

28
Đòn bẩy vốn giúp doanh nghiệp khôi phục sản xuất, kinh doanh https://nhandan.vn/tin-tuc-kinh-te/don-bay-
von-giup-doanh-nghiep-khoi-phuc-san-xuat-kinh-doanh-630695/ . Truy cập ngày 09/09/2021
29
“Đòn bẩy” giúp doanh nghiệp vận tải đường bộ phục hồi ‘Đòn bẩy’ giúp doanh nghiệp vận tải đường bộ phục
hồi | baotintuc.vn Truy cập ngày 09/09/2021

28
Quốc hội ban hành Nghị quyết số 116/2020/QH14 ngày 19/6/2020 về việc giảm
thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm 2020 đối với doanh nghiệp, hợp tác xã,
đơn vị sự nghiệp và tổ chức khác; Nghị quyết số 124/2020/QH14 ngày 11/11/2020 về
Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021; Nghị quyết số 30/2021/QH15 ngày
28/7/2021 về Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV. Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban
hành Nghị quyết số 979/2020/UBTVQH14 ngày 27/7/2020 và Nghị quyết số
1148/2020/UBTVQH14 ngày 21/12/2020 sửa đổi, bổ sung tiểu mục 2 mục I Biểu thuế
bảo vệ môi trường quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị quyết số 579/2018/UBTVQH14
ngày 26/9/2018 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về Biểu thuế bảo vệ môi trường;
Nghị quyết số 268/NQ-UBTVQH15 ngày 06/8/2021 về việc cho phép Chính phủ ban
hành Nghị quyết có một số nội dung khác với quy định của luật để đáp ứng yêu cầu
phòng, chống dịch COVID-19.
Chính phủ ban hành Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 09/4/2020 về biện pháp hỗ
trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19; Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày
29/5/2020 về các nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh
doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong bối
cảnh đại dịch COVID-19; Nghị quyết số 63/NQ-CP ngày 29/6/2021 về các nhiệm vụ,
giải pháp chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải ngân vốn đầu tư công và xuất
khẩu bền vững những tháng cuối năm 2021 và đầu năm 2022; Nghị quyết số 68/NQ-
CP ngày 01/7/2021 về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao
động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19; nhiều nghị định quy định các chính sách
cụ thể…
Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 04/3/2020 về nhiệm
vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, bảo đảm an sinh xã
hội ứng phó với dịch COVID-19; Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg ngày 22/4/2020,
Quyết định số 32/2020/QĐ-TTg ngày 19/10/2020 về thực hiện chính sách hỗ trợ người
dân gặp khó khăn do COVID-19; Quyết định 23/2021/QĐ-TTg ngày 7/7/2021 quy
định về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao
động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19… Các bộ, ngành ban hành nhiều thông tư,
hướng dẫn hỗ trợ theo thẩm quyền…

29
Nhìn chung, các chính sách được ban hành có sự kết hợp giữa chính sách tài
khóa, chính sách tiền tệ và các chính sách hỗ trợ ngành hoặc an sinh xã hội khác, trong
đó bao gồm nhóm giải pháp ngắn hạn, cơ chế, chính sách trong một số ngành, lĩnh vực
cụ thể, nhóm giải pháp căn cơ, dài hạn để tháo gỡ khó khăn cho tăng trưởng kinh tế,
hỗ trợ người dân, doanh nghiệp; cơ bản phù hợp diễn biến và tác động của dịch bệnh,
tương đồng với cách tiếp cận mới của nhiều quốc gia trên thế giới. Các chính sách
cũng được thực hiện với chi phí thấp, do vậy không gây ảnh hưởng đến các cân đối lớn
của nền kinh tế, đồng thời bảo lưu dư địa để tiếp tục xây dựng, thực hiện các giải pháp
trong giai đoạn tiếp theo. Nhiều chính sách, giải pháp được người dân và cộng đồng
doanh nghiệp đánh giá cao. Kết quả, đã góp phần quan trọng giúp ổn định kinh tế vĩ
mô, bảo đảm an sinh xã hội, giúp Việt Nam đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế dương
trong năm 2020, duy trì triển vọng kinh tế tích cực của đất nước trong trung và dài hạn
và củng cố niềm tin của người dân, doanh nghiệp vào các chính sách của Đảng và Nhà
nước.30
2.2.3. Đề xuất giải pháp của nhóm nghiên cứu nhằm khắc phục mâu thuẫn giữa
phát triển kinh tế và phòng chống dịch Covid-19 tại Thành phố Hồ Chí Minh trong 8
tháng đầu năm 2021

Đại dịch Covid 19 vẫn đang có những diễn biến rất phức tạp và khó lường ở
nước ta cũng như trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, các đợt dịch bùng phát gây ảnh
hưởng đến đời sống kinh tế xã hội của người dân, đặt biệt là đợt dịch thứ tư bắt đầu từ
ngày 27/4/2021 đã tác động nghiêm trọng đến mọi mặt đời sống kinh tế xã hội, hoạt
động sản xuất, kinh doanh của daonh nghiệp và người dân, đặc biệt ảnh hưởng rất lớn
đến Thành phố Hồ Chí Minh khi đây là một trong những trung tâm kinh tế lớn nhất cả
nước, nơi tập trung đông dân cư, khu công nghiệp, khu chế xuất và các doanh nghiệp
lớn trong chuỗi giá trị toàn cầu, đóng góp nhiều cho phát triển kinh tế và thu ngân sách
quốc gia.

Thời gian qua, trong việc ban hành, triển khai các chính sách giúp giảm nhẹ tác
động của dịch bệnh và đảm bảo thực hiện thành công các mục tiêu được đề ra. Tuy
30
Tháo dỡ khó khăn thúc đẩy phục hồi kinh tế trong bối cảnh đại dịch https://dangcongsan.vn/phong-chong-
dich-covid-19/thao-go-kho-khan-thuc-day-phuc-hoi-kinh-te-trong-boi-canh-dai-dich-590784.html .Truy cập
ngày 24/10/2021

30
nhiên, trong thực tế việc triển khai cho thấy một số bất cập, gây khó khăn cản trở trong
việc phục hồi và phát triển kinh tế ở Thành Phố Hồ Chí Minh. Việc có quá ít thời gian
để ban hành và triển khai các chính sách đã gây sức ép không nhỏ đến các các bộ nhà
nước và ngay cả công ty, xí nghiệp, người lao động có thể thích ứng và đảm bảo đủ
các điều kiện theo chính sách đề ra. Cho thấy để mọi hoạt động được tiến hành thuận
lợi, nhà nước các cấp chính quyền không chỉ phải đề ra các chính sách hỗ trợ cho các
công ty, xí nghiệp, người lao động kịp thời mà cần phải có một cách thức triển khai
sao cho đồng nhất từ trên xuống dưới, tránh tình trạng mỗi nơi mỗi kiểu, “phép vua
thua lệ làng”, gây khó khăn trong việc thực thi chính sách cho các công ty, xí nghiệp,
người lao động.

Trên phương diện kinh tế, nên đặt mục tiêu chung là hỗ trợ các doanh nghiệp,
hợp tác xã và người dân thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh, vì điều này sẽ đóng
góp trực tiếp cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế, ổn định đời sống xã hội. Vì thế, các cấp
chính quyền lãnh đạo cần có những chính sách hỗ trợ quyết liệt, mạnh mẽ, liên tục,
minh bạch đúng đối tượng, dễ tiếp cận, kịp thời đến tay các doanh nghiệp, hợp tác xã.
Song song với điều đó, điều kiện, và tiêu chuẩn của các gói hỗ trợ phải rõ ràng, quy
trình và thủ tục phải đơn giản tối đa để mọi người dễ dàng tiếp cận và thực hiện, và
phải có công tác giám sát, thúc đẩy các cơ quan làm việc sao cho giảm tình trạng ùn ứ
hồ sơ, không nhất quán trong triển khai và tránh tình trạng tham ô, lợi dụng trục lợi
chính sách và phải có những biện pháp chế tài xử lý các hành vi vi phạm, đảm bảo
người dân đều được hỗ trợ, tránh tình trạng bỏ sót, thiếu hụt ngân sách cấp phát hỗ trợ.

Đặc biệt, giải pháp quan trọng nhất hiện nay mà chúng ta cần phải thực hiện là
kiểm soát tốt dịch bệnh, đây là điều kiện tiên quyết để hồi phục kinh tế. Để làm được
điều này, cần có sự phối hợp trong toàn dân, nâng cao ý thức mọi người. Kiểm soát tại
các khu vực động dân như các thành phố lớn, các khu công nghiệp, và ngay cả trong
mỗi nhà dân, mỗi cá nhân phải nêu cao tinh thần chống dịch. Đẩy mạnh tuyên truyền
và vận động người dân tiêm vắc-xin, đặt mục tiêu 100% người dân Việt Nam được
tiêm vắc-xin để nhanh chóng đẩy lùi dịch bệnh.

Qua các đợt dịch, chúng ta có thể nhận thấy không thể nào cứ trốn tránh dịch
mãi, cứ bùng dịch là cả nước phải giãn cách xã hội, đóng cửa các công ty, xí nghiệp,...

31
khiến người dân mất thu nhập, lao đao, khốn khổ. Chúng ta phải củng cố nhận thức về
một bối cảnh “bình thường mới" trong tương lai ngay cả khi đạt 100% tỷ lệ tiêm vắc-
xin trong cả nước

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

TP Hồ Chí Minh đang trải qua giai đoạn đại dịch Covid 19, đây là giai đoạn đặc
biệt trong lịch sử phát triển với những thay đổi to lớn mang lại gồm nhiều khó khăn
thách thức nhưng cũng mở ra những cơ hội và tiềm năng rất lớn để khôi phục và phát
triển nền kinh tế mạnh mẽ hơn trước. Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác –
Lênin là cơ sở vững chắc cho việc hoạch định, tổ chức và thực hiện đường lối, chính
sách của Đảng và Nhà nước ta trong tình hình mới. Tiếp tục nghiên cứu và vận dụng
sáng tạo quan điểm của V. I. Lê-nin về phát triển lực lượng sản xuất trong thế giới
hiện nay góp phần quan trọng vào việc nhận thức sâu sắc tình hình thế giới và khu vực
đang diễn biến rất nhanh, phức tạp, khó dự báo, từ đó góp phần giúp chúng ta hoàn
thiện và thực hiện có hiệu quả chiến lược chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn
diện, sâu rộng, phát triển bền vững và bảo vệ nền kinh tế của Thành phố Hồ Chí Ninh
nói riêng và cả nước nói chung.

32
PHẦN KẾT LUẬN
Mọi sự vật đều chứa đựng những mặt có khuynh hướng biến đổi ngược chiều
nhau gọi là những mặt đối lập. Mối liên hệ của hai mặt đối lập tạo nên mâu thuẫn. Các
mặt đối lập vừa thống nhất với nhau và chuyển hoá lẫn nhau làm mâu thuẫn được giải
quyết, sự vật biến đổi và phát triển, cái mới ra đời thay thế cái cũ. Việc đấu tranh giải
quyết mâu thuẫn phải phù hợp với trình độ phát triển của mâu thuẫn. Phải tìm ra
phương thức, phương tiện và lực lượng để giải quyết mâu thuẫn. Mâu thuẫn khác nhau
phải có phương pháp giải quyết khác nhau. Phải tìm ra các hình thức giải quyết mâu
thuẫn một cách linh hoạt, vừa phù hợp với từng loại mâu thuẫn, vừa phù hợp với điều
kiện cụ thể. Vận dụng những qui luật đó vào thực tế cuộc sống, nhất là vào tình hình
dịch bệnh đang diễn ra phức tạp như hiện nay, không để dịch bệnh lan rộng và gia tăng
không kiểm soát,việc áp dụng các chỉ thị, siết chặt việc kiểm soát những nơi có dịch và
tăng cường thêm các lực lượng quân đội cùng với các y bác sĩ giúp hạn chế được sự
lây lan dịch bệnh.Một số công ty hay cơ sở dịch vụ chuyển sang nhiều hình thức làm
việc khác nhau, phục vụ nhu cầu trong mùa dịch. Đây là kết quả rất đáng ghi nhận
trong sự nỗ lực chung là “ vừa chống dịch vừa duy trì sản xuất phả triển, kinh doanh”,
nhất là bối cảnh nhiều địa phương là các trung tâm kinh tế ở phía Nam phải thực hiện
giãn cách xã hội theo các chỉ thị 15, 16 của Thủ tướng Chính phủ.

33
TÀI LIỆU THAM KHẢO
CHƯƠNG 1

1. GS,TS.Nguyễn Ngọc Long, & GS,TS.Nguyễn Hữu Vui (2019),Giáo trình Triết
học Mác-Lênin,Nxb.Bộ Giáo dục và Đào tạo,Hà Nội.
2. Nguyễn Huyền Trang (11/10/2021), Ví dụ về sự đấu tranh giữa các mặt đối lập,
truy cập từ: https://hoatieu.vn/vi-du-ve-su-dau-tranh-giua-cac-mat-doi-lap-
211410
3. Bộ Y tế, Bộ Y tế khuyến cáo “5K” chung sống an toàn với đại dịch COVID-19,
truy cập từ: https://covid19.gov.vn/bo-y-te-khuyen-cao-5k-chung-song-an-toan-
voi-dich-benh-1717130215.htm

CHƯƠNG 2

4. Cục thống kê Thành phố Hồ Chí Minh (29/8/2021), Tình hình kinh tế xã hội
tháng 8 và 8 tháng năm 2021, truy cập từ:
http://www.pso.hochiminhcity.gov.vn/c/document_library/get_file?
uuid=5247d658-9752-4448-8943-2249ce817267&groupId=18
5. Vận dụng quan điểm của V. I. Lê-nin về phát triển trong nhận diện sự phát triển
của lực lượng sản xuất thế giới hiện nay Vận dụng quan điểm của V. I. Lê-nin
về phát triển trong nhận diện sự phát triển của lực lượng sản xuất thế giới hiện
nay - Tạp chí Cộng sản (tapchicongsan.org.vn)

34
6. Vân Minh, Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện vừa cách ly vừa sản xuất đối với
doanh nghiệp trong khu chế xuất công nghiệp, truy cập từ:
https://hcmcpv.org.vn/tin-tuc/tim-kiem/tphcm-thuc-hien-vua-cach-ly-vua-san-
xuat-doi-voi-doanh-nghiep-trong-khu-che-xuat-khu-cong-nghiep-1491879591
7. S.Hải, Tạm ngừng hoạt động đối với toàn bộ các hàng hóa không thiết yếu tại
các chợ truyền thống, tru cập từ: https://hcmcpv.org.vn/tin-tuc/tim-kiem/tam-
ngung-hoat-dong-doi-voi-toan-bo-cac-hang-hoa-khong-thiet-yeu-tai-cac-cho-
truyen-thong-1491879762
8. Vân Minh, Thành phố Hồ Chí Minh tăng cường thực hiện các biện pháp phòng
chống dịch Covid 19 tại hệ thống phân phối, truy cập từ:
https://hcmcpv.org.vn/tin-tuc/tim-kiem/tphcm-tang-cuong-thuc-hien-cac-bien-
phap-phong-chong-dich-covid-19-tai-he-thong-phan-phoi-1491878053
9. Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh (15/10/2021), Bản đồ
COVID-19-TP.HCM, truy cập từ: https://bando.tphcm.gov.vn/ogis/thongke?
Province=79

35
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA BỘ MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
BÁO CÁO KẾT QUẢ LÀM VIỆC NHÓM VÀ BẢNG ĐIỂM BTL
Học phần: TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN (MSMH: SP1031)
Lớp: DH_HK211 Tên nhóm: 15, HK 211, Năm học 2021-2022.
Đề tài: Quan điểm triết học Mác-Lênin về mâu thuẫn biện chứng và ý
nghĩa của nó trong việc giải quyết mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế và phòng
chống dịch Covid-19 tại Thành phố Hồ Chí Minh trong 8 tháng đầu năm 2021

Nhiệm vụ được Nhóm Điểm


STT MSSV Họ Tên Ký tên
phân công đánh giá BTL
Làm 2.1, chỉnh
1 2010661 Lài Chí Thông sửa Word, thư
kí.
Làm 1.1, tiểu kết
2 2014627 Nguyễn Văn Thông
chương 1

3 2014693 Nguyễn Trí Thức Làm 1.2, 1.3

Làm 2.2, tiểu kết


4 1915391 Lê Thị Ngọc Thuyền
chương 2
Tổng hợp, chỉnh
Nguyễn
5 2014699 Thy sửa và phần còn
Phạm Thanh
lại

Họ và tên nhóm trưởng: Nguyễn Phạm Thanh Thy, Số ĐT:087883378,


Email: thy.nguyen160802@hcmut.edu.vn
Nhận xét của GV:
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
........................................................................................................................
GIẢNG VIÊN Nhóm trưởng
(Ký và ghi rõ họ, tên) (Ký và ghi rõ họ, tên)

36

You might also like