đề cương còn thiếu

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 12

24.Nhân học ứng dụng là gì?

Phân tích và làm sáng tỏ vai trò của Nhân học ứng
dụng trong việc giải quyết các vấn đề của đời sống đương đại.
- Khái niệm Nhân học ứng dụng
Nhân học ứng dụng sử dụng thông tin, kiến thức của các chuyên ngành nhân học
khác để giải quyết vấn đề thực tế
- Một số lĩnh vực nghiên cứu cơ bản:;;
;
 Nhân học y tế
 Kết hợp giữa nhân học sinh học và nhân học văn hóa xã hội
 • Quan tâm đến các khái niệm cơ bản: tri thức dân gian, cách tiếp cận
nghiên cứu tri thức dân gian; y học cổ truyền trong chăm sóc sức
khỏe cộng đồng; y tế tộc người
• Các chủ đề:
➢Các nhóm dân cư khác nhau bị tác động bởi những loại bệnh gì?/ Các
nguyên nhân gây bệnh?
➢Về phương diện xã hội: bệnh tật được nhìn nhận như thế nào? ➢Về mặt
văn hóa, tính hiệu quả: có những cách trị bệnh ntn? ➢Hệ thống chăm sóc
sức khỏe
Tác động của dịch Covid đến VN: sử dụng PP chuyên ngành (điền dã DT
học: quan sát tham dự, phỏng vấn; quay phim, chụp ảnh,…)
• Thay đổi thói quen, hành vi của con người trong đ/s sinh hoạt: đeo khẩu
trang, rửa tay sát khuẩn, hạn chế ra chỗ đông người (tránh tụ tập quán xá),
tránh tiếp xúc gần, khám chữa bệnh ngay khi có triệu chứng, ý thức nâng
cao sức khỏe và tăng cường miễn dịch;...
• Thể hiện vai trò quản lý, điều tiết của hệ thống chính trị-xã hội VN (Đảng,
Chính phủ, các Bộ, ban, ngành phối kết hợp với nhau): Bộ Thông tin và
truyền thông, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Văn hóa-
Thể thao- Du lịch,…
• Thể hiện tinh thần kỷ luật và tính cộng đồng của người VN (truyền thống
“chống dịch như chống giặc”; tuân thủ quy định của Nhà nước về phòng,
chống dịch; hỗ trợ người dân ở vùng có dịch vượt qua khó khăn về kinh tế,
động viên tinh thần,…)
• Hệ thống chăm sóc sức khỏe của VN trong cuộc chiến chống dịch Covid
19: bệnh viện, trung tâm y tế lớn kết hợp với doanh trại quân đội, trường
học,… => huy động toàn lực, toàn dân chống dịch bệnh
• PP điều trị: Đông y và Tây y, tri thức dân gian và khoa học hiện đại
• Tác động đến kinh tế: gây đứt gãy và đổ vỡ kinh tế du lịch, giao thông vận
tải, hoạt động của nhà máy (tiêu cực), thúc đẩy sản xuất trang thiết bị y tế,
nghiên cứu và chế tạo vắc xin; sản xuất và tiêu dùng đồ điện tử (tích cực)
• Tác động đến giáo dục: thay đổi hình thức giáo dục 1 cách linh hoạt (học
trực tuyến; homeschooling;…)
• Tác động đến gia đình và xã hội: xung đột gia đình do căng thẳng, áp lực
tâm lý, bệnh trầm cảm,…-> bạo hành gia đình/ ly hôn? >< tăng tính cố kết
giữa các thành viên trong gia đình; vấn đề thất nghiệp do cắt giảm biên
chế, lực lượng lao động ở nhà máy, công ty; tinh thần tương thân tương ái
trong cộng đồ
 Nhân học đô thị
Di dân và các nhóm tộc người, nhóm tôn giáo ở vùng nội thành, ven
đô, ngoại thành của đô thị
• Ảnh hưởng của toàn cầu hóa kinh tế đến các nhóm dân cư, nhóm tộc
người ở đô thị
• Những mô thức văn hóa hòa nhập và thích nghi văn hóa của các
nhóm di dân vào đô thị
• Vấn đề đói nghèo và hiện tượng tâm lý vượt nghèo
• Kinh tế đô thị: các công ty đầu tư trong và ngoài nước, các trường đại
học -> quá trình PT đô thị
• Đặc trưng văn hóa, sinh hoạt, phong cách sống, phong trào XH lớn
của các tôn giáo
• Các loại hình văn hóa giải trí -> quá trình hình thành nhân cách và đạo
đức của tầng lớp thị dân (đb là người trẻ)
• Phong tục tập quán cũ và mới trong đ/s đô thị
• Loại hình cấu trúc gia đình, thân tộc, gia phả dòng họ, cách thu nhập,
chi tiêu của hộ gia đình
• Quan hệ về giới, bình đẳng giới
• Môi trường đô thị
• Tội phạm đô thị
 Nhân học du lịch
Tìm về bản sắc văn hóa tộc người qua du lịch
• Du lịch và sự phát triển đồng bộ kinh tế - văn hóa
• Du lịch bền vững, vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái, môi trường
văn hóa, di sản văn hóa dân tộc
=> Tôn trọng sự đa dạng văn hóa và phương cách sống
 Nhân học giáo dục
Đặc trưng tộc người, sự khác biệt văn hóa và tộc người cũng như kĩ năng
giảng dạy trong môi trường có sự khác biệt VH và tộc người
• Nghiên cứu tình trạng song ngữ, đa ngữ, soạn từ điển song ngữ cho
con em người dân tộc
• Sự chuyển đổi phương pháp giáo dục truyền thống – hiện đại
• Sự chuyển đổi hình thức giáo dục (trực tiếp – trực tuyến; homeschool;…
- Nêu ví dụ cụ thể, phân tích và đánh giá vai trò của Nhân học ứng dụng trong
việc giải quyết những vấn đề của thực tiễn. (ví dụ trong lĩnh vực đô thị, y tế,
du lịch, giáo dục,…)
-Biện hộ cho những nhóm XH, các dân tộc bị thiệt thòi
- Xúc tiến, thúc đẩy các chính sách liên quan đến con người
- Cung cấp thông tin cho các nhà hoạch định chính sách về con người
- Phân tích các tư liệu về con người; trung gian giữa chính sách và
người nhận chính sách
+ Phân tích các tư liệu về con người; cung cấp thông tin cho các nhà hoạch định
chính sách về con người: nêu ví dụ và phân tích

22.Các xu thế của tôn giáo hiện nay ở VN và trên thế giới:
- hiện đại hóa,
 Khái niệm: xu thế hiện đại hóa tôn giáo
• Biểu hiện của xu thế hiện đại hóa tôn giáo:
+ Nâng cấp cơ sở vật chất ở các cơ sở thờ tự tôn giáo (đình, đền, chùa, nhà thờ)
+ Sử dụng trang thiết bị hiện đại và khoa học kĩ thuật, công nghệ hiện đại trong tổ
chức hoạt động tôn giáo (máy tính, điện thoại di động, internet,…) -> hình thức
truyền giáo và sống đạo online nhờ CMCN 4.0
+ Tôn giáo đáp ứng các nhu cầu phong phú, đa dạng của con người hiện đại ->
hướng đến nhu cầu thế tục, thiết thực, tham gia vào hoạt động của cộng đồng, xã
hội
• Đánh giá ưu – nhược điểm -> giải pháp?
- thế tục hóa,
Khái niệm: xu thế thế tục hóa tôn giáo
• Biểu hiện của xu thế thế tục hóa:
+ Sự tham gia của tôn giáo vào các hoạt động kinh tế, công tác xã hội, thiện
nguyện,…
+ Thay đổi giáo lý, giáo luật cho thích ứng với hoàn cảnh mới
+ Xóa nhòa ranh giới giữa cái thiêng và cái tục, hướng đến sự hòa đồng, đoàn kết
tôn giáo
+ Thương mại hóa tôn giáo: gắn tôn giáo với hoạt động du lịch, dịch vụ,..
• Đánh giá ưu – nhược điểm -> giải pháp?
- đa dạng hóa,
Khái niệm: xu thế đa dạng hóa tôn giáo
• Biểu hiện của xu thế đa dạng hóa tôn giáo:
+ Xu hướng đan xen trong tôn giáo biểu hiện ở đối tượng thờ cúng:
✓Trong Phật giáo, đối tượng chính là thờ Phật; nhưng một số nơi có sự kết hợp thờ
“tiền Phật hậu mẫu” và thờ các vị thần như những người có công với làng, với
nước hoặc thờ các danh nhân văn hóa Việt Nam.
✓Trong Thiên Chúa giáo, đối tượng chính là thờ Chúa Trời; nhưng một số nơi kết
hợp với thờ cúng gia tiên.
✓Trong đạo Cao Đài, là sự phức hợp của tam giáo đồng nguyên (Nho - Phật - Lão)
kết hợp với thờ Thượng Đế, Ngọc Hoàng, coi đó là linh hồn của vũ trụ, sinh ra vạn
vật...
=> trong các tôn giáo có sự biến đổi, đan xen và dung hợp giữa tôn giáo với tín
ngưỡng dân gian và truyền thống dân tộc nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tinh
thần của nhân dân.
+ Đa dạng tôn giáo trong các phạm vi: một quốc gia, một gia đình hoặc cơ quan/
doanh nghiệp
+ Xu hướng chuyển đổi đức tin tôn giáo -> hình thành những cộng đồng tôn giáo
mới (người Mông, Dao, các tộc người ở Tây Nguyên)
• Đánh giá ưu – nhược điểm -> giải pháp?
- bản địa hóa,
Khái niệm: xu thế bản địa hóa tôn giáo
• Biểu hiện của xu thế bản địa hóa:
- Bản địa hóa Phật giáo ở VN (vd: Phật giáo Trúc Lâm thay đổi một số quy
tắc của Phật giáo; sự tham gia của Phật giáo vào chính sự thời nhà Lý, Trần)
- Bản địa hóa Đạo giáo (đạo phù thủy):
+ du nhập từ TQ vào VN hòa trộn với tín ngưỡng bản địa truyền thống -> thờ Đức
Ngọc Hoàng Thượng đế, Thái Thượng Lão Quân, thần Trấn Vũ (Huyền Vũ), Quan
Thánh Đế Quân + thờ nhiều vị thần thánh khác của người Việt như Đức thánh
Trần, Thánh mẫu Liễu Hạnh, cùng với Tam Phủ, Tứ Phủ
+ Đạo giáo còn hòa trộn với các tôn giáo khác như Phật giáo: Chử Đồng Tử là
người vừa tu đắc đạo thành Phật, vừa được coi là tổ sư của Đạo giáo Việt Nam.
+ Đạo giáo còn ảnh hưởng đến các nhà Nho: các nhà nho khi gặp chuyện bất bình
trong chốn quan trường thì hay lui về ẩn dật, tìm thú vui nơi thiên nhiên, sống cuộc
sống an bình thanh thản, đó là các tu của Đạo giáo.
+ Đạo giáo TQ chủ trương không tham gia vào đời sống xã hội (xuất thế) nhưng
khi vào đến Việt Nam thì Đạo giáo còn được dùng làm vũ khí chống áp bức (nhập
thế). Ví dụ, đời Hồ Quý Ly, có Trần Đức Huy dùng pháp thuật để thu hút đông đảo
người theo chống lại triều đình sau đó bị dẹp.
- Bản địa hóa Thiên chúa giáo:
+ Kiến trúc nhà thờ: Các tòa nhà không làm cao như nhà phương Tây mà chiều cao
tối đa thường chỉ giới hạn ở hai tầng để ngôi nhà hòa mình vào thiên nhiên. Các
phòng ốc trong nhà thì không thấp và kín để giữ hơi ấm như phòng phương Tây
mà ngược lại đều cao ráo và thoáng mát. Cửa sổ được mở nhiều theo lối Việt Nam,
các mái hiên, mái che cửa sổ được làm rộng đưa ra xa để tránh nắng chiếu và mưa
hắt. Các kiến trúc sư còn chú ý sử dụng hệ thống mái ngói, bố cục kiểu tam quan,
lầu hình bát giác,v.v. để làm nổi bật tính dân tộc… (nhà thờ lớn Phát Diệm mang
dáng dấp của một ngôi chùa với kiến trúc thấp trải rộng, mái cong mang tính dân
tộc rõ nét).
+ thiết lập bàn thờ gia tiên, áp dụng những phần tinh túy của hôn lễ, tang lễ và lễ
giỗ theo truyền thống.
+ truyền thuyết về đức Mẹ Maria Việt Nam, Đức Mẹ La Vang gần gũi với truyền
thống thờ Mẫu của người VN.
• Đánh giá, nhận xét
- dân tộc hóa
Khái niệm: xu thế dân tộc hóa tôn giáo
• Biểu hiện của xu thế dân tộc hóa:
+ Trong lịch sử dân tộc: các tôn giáo đã đồng hành cùng lịch sử xây dựng và đấu
tranh bảo vệ đất nước, chống ngoại xâm (thời Lý, Trần, sư Thích Quảng Đức tẩm
xăng tự thiêu tại ngã tư đường Lê Văn Duyệt và Phan Đình Phùng, Sài Gòn vào
ngày 11 tháng 6 năm 1963 nhằm phản đối sự đàn áp Phật giáo của chính quyền
Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm,…)
+ Hiện nay: Trong đạo Phật có tư tưởng “Đạo pháp - Dân tộc xã hội chủ nghĩa”;
đạo Công giáo: “Sống phúc âm trong lòng dân tộc”; đạo Tin lành: “Sống phúc âm
phụng sự Thiên chúa, phụng sự Tổ quốc và dân tộc”; đạo Cao đài: “Nước vinh,
đạo sáng”; đạo Hòa hảo: “Chấn hưng nền đạo gắn bó với dân tộc, phù hợp với
chính sách và pháp luật của Nhà nước góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
• Đánh giá
 mỗi xu thế cần giải thích khái niệm + nêu các biểu hiện + đánh giá ưu,
nhược điểm của xu thế đó
17. Xu hướng vận động, biến đổi của gia đình hiện nay?
Nội dung 1: Khái niệm gia đình (Nêu khái niệm + Các loại hình gia đình: Gia đình
hạt nhân; Gia đình mở rộng)

KHÁI NIỆM: có từ hai hay nhiều cá nhân tự xem mình có quan hệ với nhau, phụ
thuộc kinh tế, cùng chia sẻ trách nhiệm nuôi dạy con cái.

Gia đình hạt nhân( nuclear family)

+ KN: là loại gia đình bao gồm hai thế hệ: một cặp vợ chồng và những đứa con
chưa lập gia đình và nó có thể mở rộng thêm những người họ hàng độc thân
→ Đây là loại gđ phổ biến nhất hiện nay. Thường đc gọi là gđ cá thể hay gđ đơn
giản

+ ngoài ra còn có các dạng như gia đình hạt nhân trọn vẹn( có đầy đủ bố mẹ và con
cái); gia đình nhỏ không trọn vẹn(có bố hoặc mẹ và các con); hay chỉ có vợ và
chồng

 Gia đình mở rộng( extended family)

+ KN: là loại gia đình bao gồm tối thiểu từ hai cặp vợ chồng trở lên và những đứa
con của họ có khả năng tồn tại độc lập như một gia đình. có nghĩa là ngoài số
lượng cặp vợ chồng , chúng ta phải xem xét các khía cạnh khác như hình thức sở
hữu của gia đình đối với ruộng đất, tài sản, cung cách sản xuất và quan hệ chi tiêu
trong gia đình. Gia đình có sự mở rộng thành viên theo hai chiều : chiều dọc và
chiều ngang

( theo chiều dọc: là gồm ba thế hệ: cha mẹ- con cái- cháu

Theo chiều ngang: cha mẹ, sinh ra nhiều anh chị em, sau khi lập gia đình vẫn
chung sống với nhau và mà ng VN hay gọi là đại gia đình)

→ Đặc trưng của đại gia đình:

+ Việc chăm sóc con cái không nhất thiết là công việc của bố mẹ mà cả
anh em, ông bà..."

+ " Nhận được sự giúp đỡ và hỗ trợ từ nhiều phía trong tất cả các mặt sản
xuất và tiêu thụ"

→ Ví dụ điển hình mà ta gặp rất nhiều trong gia đình mở rộng khi có ông
bà ở chung. đấy chính là, bố mẹ sẽ tập chung đi làm, gia tăng tài chính;
ông bà sẽ phụ giúp trông con và đỡ việc nhà đối với việc con cái con nhỏ
và ông bà còn đủ sức khỏe; ở khía cạnh khác thì con sẽ giúp bố mẹ chăm
sóc ông bà cao tuổi, phụ giúp bố mẹ việc nhà. Tuy nhiên, chính đặc trưng
này cũng tạo ra một số ảnh hưởng đáng lưu tâm : như bố mẹ ỷ lại vào
ông bà mà không để ỷ đến con cái; hay tập chung vào lợi ích bản thân mà
không nghĩ đến bố mẹ già cũng cần có thời gian riêng.

+ "Không phù hợp với cuộc sống di động cao"

-Cơ cấu gia đình cũng rất dễ thay đổi theo thời gian : từ một gia đình hạt
nhân có thể trở thành gđ mở rộng và ngược lại
( VD: một cặp đôi vch son mới cưới ở riêng, sau khi sinh con thì ông bà
chuyển từ dưới quê lên sống cùng để tiện chăm cháu chẳng hạn) từ một
gia đình mở rộng cũng có thể trở thành gia đình hạt nhân( gia đình có ông
bà và hai cặp vợ chồng của 2 cậu con trai, sau khi 2 cặp vợ chồng sinh
con họ chuyển ra riêng, sẽ tạo ra 3 gia đình hạt nhân)

Nội dung 2: Những xu hướng biến đổi của gia đình hiện nay

- Quy mô: “hạt nhân hóa” (Biểu hiện + Phân tích, đánh giá)

- Cơ cấu/ Kiểu loại mới: hiện đại hóa, cá nhân hóa: Gia đình dựa trên hôn nhân
đồnggiới; Gia đình cha/ mẹ đơn thân; Chung sống không hôn nhân; Có cha mẹ
nhưng không sinh con; Gia đình đa văn hóa;…

- Quan niệm về giá trị và chức năng của gia đình: Giá trị truyền thống: tình yêu, sự
thủy chung,…; Coi trọng sự bình đẳng giữa vợ chồng và giữa cha mẹ với con cái;
Linh hoạt trong chức năng tái sản xuất con người, chức năng kinh tế, chức năng
văn hóa-giáo dục

Gia đình Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại có nhiều biến đổi. Sự biến đổi đó
là do chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khách quan lẫn chủ quan. Có thể thấy rõ
ràng nhất là sự thay đổi về cơ cấu gia đình, trong đó bao gồm quy mô gia đình, sự
biến đổi các chức năng gia đình và các quan hệ xã hội trong gia đình.

1, Quy mô gia đình

 THỰC TRẠNG: Quy mô gia đình ngày nay tồn tại xu hướng thu nhỏ so với
trước kia, số thành viên trong gia đình trở nên ít đi.

→LIÊN HỆ: Nếu như gia đình truyền thống xưa có thể tồn tại đến ba bốn
thế hệ cùng chung sống dưới một mái nhà thì hiện nay, quy mô gia đình hiện
đại đã ngày càng được thu nhỏ lại. Gia đình Việt Nam hiện đại chỉ có hai thế
hệ cùng sống chung: cha mẹ - con cái, số con trong gia đình cũng không
nhiều như trước, cá biệt còn có số ít gia đình đơn thân, nhưng phổ biến nhất
vẫn là loại hình gia đình hạt nhân quy mô nhỏ.

 NGUYÊN NHÂN :
 do chính sách, quy định mới của nhà nước về kế hoạch hóa gia đình
và sự thay đổi mô hình chung sống giữa các thế hệ
 Nhà nước trong cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch trong những
năm 1980, 1990.
+NHỮNG thay đổi QUAN NIỆM xã hội hay những giá trị của xã hội, làm
cho sự bình đẳng nam nữ được đề cao hơn

→ Đáng kể nhất là việc giải phóng phụ nữ: họ được đối xử bình đẳng hơn và có
nhiều điều kiện để phát triển, nâng cao vị thế xã hội của mình; vai trò của họ trong
cuộc sống, trong sản xuất,... ngày càng trở nên quan trọng hơn, gánh nặng gia đình
cũng dần được chia sẻ và cơ hội phát huy tiềm năng cũng đến nhiều hơn, được toàn
xã hội công nhận.

DẪN CHỨNG: điều này có thể dễ dàng nhận thấy trong chính giảng đường này,
ngày xưa rất hiểm để nhìn thấy một lớp học đến 90% NỮ, chứng tỏ địa vị và học
thức của phụ nữ đã nâng cao→ họ có thể tự đưa ra quyết định về cuộc đời mình→
sau khi lấy chồng họ, họ muốn có không gian riêng và không ở chung với bố mẹ
chồng( gia đình hạt nhân của riêng mình)

+Mặt khác, việc duy trì gia đình truyền thống sẽ kìm hãm sự tự do, làm cho cái tôi,
cá tính riêng, năng lực của con người không có cơ hội phát triển, dẫn đến sự thiếu
hụt về lực lượng nhân tài cho đất nước trong thời buổi công nghiệp hóa hiện đại
hóa.

DẪN CHỨNG: Trước đây ta chỉ thấy những bạn sinh viên từ tỉnh lẻ xuống thuê trọ
để tiện cho việc học. nhưng ngày nay, cũng có rất nhiều bạn trẻ sinh sống tại thành
phố nhưng vẫn chuyển ra riêng để có cuộc sống tự lập hơn, có thêm nhiều trải
nghiệm và thoát li khỏi vòng tay của bố mẹ . HAY các cặp vợ chồng trẻ muốn ra
riêng ở, đẻ có không gian riêng của hai người; và kể sau này khi sinh nở, cũng
muốn tự mình chăm con chie đón ông bà sang chơi chứ không phụ thuộc theo kiểu
truyền thôngs.

2, sự biến đổi mối quan hệ gia đình

- Quan hệ giữa vợ và chồng

Trong gia đình truyền thống luôn luôn tồn tại sự bất bình đẳng về giới giữa vợ và

chồng. Trong gia đình Việt Nam hiện nay, sự bình đẳng giữa vợ và chồng đã dần

được thể hiện. Chẳng hạn, hiện nay, không còn một mô hình duy nhất là đàn ông

làm chủ gia đình. Ngoài mô hình người đàn ông - người chồng làm chủ gia đình ra
thì còn có ít nhất hai mô hình khác cùng tồn tại. Đó là mô hình người phụ nữ -

người vợ làm chủ gia đình và mô hình cả hai vợ chồng cùng làm chủ gia đình

- Quan hệ giữa cha mẹ và con cái

Trong gia đình truyền thống, cha mẹ có uy quyền tuyệt đối với con cái. Con cái

phải có bổn phận phục tùng cha mẹ. Trong gia đình hiện nay, mối quan hệ giữa cha

mẹ và con cái đã dân chủ hơn, con cái được quyền bày tỏ ý kiến, được lựa chọn,

quyết định nhiều vấn đề liên quan đến bản thân mình...

=> Như vậy, quá trình biến đổi gia đình truyền thống thành gia đình hiện đại

trên nền tảng của tự do kinh tế và tự do hôn nhân, rộng hơn nữa là tự do cá nhân

đang làm thay đổi về cơ bản quy mô, chức năng và cấu trúc gia đình. Sự biến đổi

này là một tất yếu, vì vậy, xây dựng gia đình Việt Nam hiện nay cần xem xét

những biến đổi nào là phù hợp, những biến đổi nào là không phù hợp để có những

giải pháp để xây dựng gia đình VN phát triển bền vững trong tương lai.

Nội dung 3: Đề xuất giải pháp


25. Quá trình giao lưu và tiếp biến văn hóa

Nội dung ý 1: bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay và những tác động đối với văn hóa
- Khái niệm toàn cầu hóa, phân tích nội hàm của khái niệm
- Các chiều tác động của toàn cầu hóa đến văn hóa
Toàn cầu hóa là khái niệm dùng để miêu tả các thay đổi trong xã hội và trong
nền kinh tế thế giới, tạo ra bởi mối liên kết và trao đổi ngày càng tăng giữa các
quốc gia, các tổ chức hay các cá nhân ở góc độ văn hóa, kinh tế...

Nội dung ý 2: thời cơ của giao lưu, tiếp biến văn hóa trong văn hóa Việt Nam hiện
nay
- Cơ hội giao lưu văn hóa ngày càng mở rộng
- Cơ hội khẳng định sức mạnh mềm của văn hóa Việt Nam
 Bối cảnh thế giới hiện tại và những tác động: toàn cầu hóa hiện nay diễn ra hết sức
mạnh mẽ, không chỉ là xu thế mà đã trở thành dòng chảy lôi cuốn mọi quốc gia
dân tộc. Đây vừa là cơ hội lớn để mọi quốc gia dân tộc tiếp thu và hướng dụng
những thành quả văn minh của toàn nhân loại và nhanh chóng tự biến đổi cho theo
kịp với trình độ phát triển chung của thế giới, nhưng cũng có thể vừa là nguy cơ
đối với một số dân tộc tự đánh mất bản sắc của mình trong quá trình hội nhập. Việt
nam, sau bước hội nhập đầu tiên là gia nhập khối ASEAN, nay đã là thành viên của
WTO và đã thực sự tham gia vào quá trình toàn cầu hóa, đang có những cơ hội lớn
và đối đầu với những thách thức mà quá trình toàn cầu hóa mang lại

Nội dung ý 3: thách thức của giao lưu và tiếp biến văn hóa đối với văn hóa Việt
Nam hiện nay
- Nguy cơ hòa tan văn hóa
- Nhiều hạn chế, tồn tại của văn hóa Việt Nam cản trở tiến
trình hội nhập
26.Vấn đề cộng sinh văn hóa ở Việt Nam.
Nội dung 1: Giải thích khái niệm: Văn hóa nội sinh; Văn hóa ngoại sinh; Cộng
sinh văn hóa

-Là sự cùng tồn tại của yếu tố nội sinh và ngoại sinh của nhiều nền văn
hóa thuộc những nền văn hóa khác nhau.
+ Yếu tố nội sinh: Yếu tố văn hóa được hình thành từ nền văn hóa bản địa, có quá
trình phát triển lâu dài, liên tục bổ sung và phát triển có đặc trưng riêng và đóng
vai trò quyết định trong tiến trình phát triển của một nền văn hóa.
+ Yếu tố ngoại sinh: những yếu tố văn hóa khác từ bên ngoài đã được lựa chọn có
ý thức hoặc không có ý thức trong quá trình giao lưu, tiếp biến với các yếu tố của
văn hóa nội sinh.
 Những yếu tố văn hóa ngoại sinh khi “gặp gỡ” văn hóa nội sinh, bản địa
có thể nảy sinh nhiều hiện tượng tích cực lẫn tiêu cực.
 Trong quá trình phát triển văn hóa tộc người, yếu tố nội sinh bao giờ
cũng đóng vai trò chủ đạo -> củng cố bản sắc văn hóa của cộng đồng
dân tộc đó.
 Yếu tố ngoại sinh du nhập vào làm phong phú hơn nền văn hóa bản địa
=> cần được sàng lọc, lựa chọn sao cho hài hòa với văn hóa bản địa.
 Chủ nghĩa chiết trung trong văn hóa là sự phối hợp giữa yếu tố nội tại và
thành tố văn hóa bên ngoài, có thể đặt bên cạnh nhau những phong
cách khác biệt, thậm chí đối lập

Nội dung 2: Văn hóa ngoại sinh lấn át, xóa bỏ văn hóa nội sinh (Nêu ví dụ + Phân
tích, đánh giá)
Yếu tố ngoại sinh khi du nhập vào nền văn hóa bản địa đã được chấp nhận và thay
thế cho yếu tố nội sinh tương đương, làm cho yếu tố này bị mất đi, hoặc giảm đi
đáng kể vai trò của mình trong nền văn hóa bản địa.
VD :+ Trước khi giao lưu với văn hóa phương Tây, tục nhuộm răng đen còn là một
phong tục cổ truyền rất phổ biến. Khi giao lưu với văn hóa Pháp, tục này đã hoàn
toàn bị thay đổi bằng tục để răng trắng.
VD: Dưới tác động của giao lưu với văn hóa Pháp mà mô thức văn hóa trong trang
phục của người Việt cũng thay đổi hoàn toàn.

Nội dung 3: Văn hóa nội sinh tiếp thu có chọn lọc, hòa hợp với văn hóa ngoại sinh
(Nêu ví dụ + Phân tích, đánh giá)
Yếu tố ngoại sinh khi du nhập vào nền văn hóa bản địa thì kết hợp với yếu tố nội
sinh để tạo ra các yếu tố mới, mang tính lai tạo hết sức độc đáo và lý thú
VD: Sự du nhập của Phật giáo vào nước ta cũng làm xuất hiện một tiểu hệ thống
các lễ hội mới trong hệ thống lễ hội cổ truyền, đó là các lễ hội chùa, và cấu trúc
của chùa Việt chủ yếu là dạng “tiền Phật hậu thần” hay “tiền Phật hậu Mẫu”.
Lễ hội chùa Dâu (Bắc Ninh):
Văn hóa bản địa (tục thờ đá của người Việt cổ) + Phật giáo = Phật Thạch quang
Tục thờ Tứ Pháp = tục thờ thần tự nhiên (mây, mưa, sấm, chớp) + thờ Phật + tục
thờ cây

Nội dung 4: Văn hóa ngoại sinh bị “nội sinh hóa”, “bản địa hóa” (Nêu ví dụ +
Phân tích, đánh giá)
VD: Nho giáo, Phật giáo, Kitô giáo, Bà la môn giáo, Hồi giáo trong văn hóa
Chăm…
-> Khi các tôn giáo này du nhập vào nền văn hóa Việt, thường được cải biến, bản
địa hóa khiến chúng khác nhiều so với nguyên bản, tạo cho văn hóa một bước nhảy
trong quá trình phát triển.
VD: Phật giáo Trung - Ấn du nhập vào VN -> được bản địa hóa qua trường hợp
Phật giáo Trúc Lâm (sư tổ Trần Nhân Tông) -> phát huy triệt để tinh thần nhập thế
của Phật giáo.
Chữ Nôm (xuất hiện trên văn bia từ thời nhà Lý) tạo tiền đề cho nền VH chữ
Nôm của VN ở giai đoạn sau
-> thể hiện ý thức phản vệ của văn hóa Việt trước văn hóa Hán
 Đánh giá, nhận xét về vai trò của văn hóa và văn hóa ngoại sinh => Rút ra bài
học về tiếp nhận văn hóa ngoại sinh.
1. Trong giai đoạn hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay, việc kết hợp có hiệu
quả hai nguồn lực này đang đặt ra những yêu cầu cấp thiết.
2. Những vấn đề đó đòi hỏi cần tận dụng phát huy mạnh mẽ sức mạnh nội sinh
và ngoại sinh.
Để phát huy tốt nhất nguồn lực nội sinh và ngoại sinh trong phát triển văn
hóa hiện nay cần phải quan tâm, thực hiện tốt một số nội dung sau
Thứ nhất, đổi mới về nhận thức, tư duy: tiếp tục kế thừa và phát huy
quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm
của Đảng
Thứ hai, tôn trọng quy luật vận động khách quan của văn hóa: chú
trọng đến công tác phát hiện, chăm lo, đào tạo, bồi dưỡng và trọng dụng
nhân tài
Thứ ba, tiếp biến yếu tố ngoại sinh trên tinh thần dân tộc: đảm bảo hài
hòa giữa truyền thống với hiện đại, quá khứ với hiện tại, đặc biệt là vấn đề
dân tộc và thời đại

You might also like