I Bài 21

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

BÀI 21: CÔNG NGHỆ TẾ BÀO

I.Công nghệ tế bào là gì ?


1. Khái niệm công nghệ tế bào
- Công nghệ tế bào là quá trình kĩ thuật ứng dụng các phương pháp nuôi cấy tế
bào hoặc nuôi cấy mô trên môi trường dinh dưỡng nhân tạo để tạo ra cơ thể hay
cơ quan hoàn chỉnh.
- Quá trình này dựa trên tính toàn năng, nguyên lý phân chia và biệt hóa tế bào để
tạo ra các sản phẩm là dòng tế bào, mô, cơ quan và cơ thể sống với số lượng lớn.
- Một số ví dụ để chứng minh công nghệ tế bào đã thay đổi nền nông nghiệp của
toàn thế giới:
+Tạo ra giống lúa DR2 chịu hạn tốt và cho năng suất cao từ giống CR203
+Tạo giống khoai tây KT3, VC 36-8 năng suất cao và kháng bệnh tốt
+Tạo giống lúa gạo vàng có giá trị dinh dưỡng và hàm lượng vitamin cao;…
- Ứng dụng phương pháp nuôi cấy mô tế bào đã nhân nhanh các giống cây trồng
sạch bệnh, mang các đặc tính tốt giúp chủ động nguồn cây giống cho nông nghiệp.
+Nhân giống và cung cấp số lượng nhiều giống cây trồng như các loài cây ăn quả,
lan Mokara, sâm dây, sâm đương quy,…
Sơ đồ tư duy công nghệ tế bào:
2. Nguyên lí của công nghệ tế bào
-Mô là một phần của cơ thể có tính độc lập riêng biệt, được cấu tạo từ các tế bào
có cấu trúc và chức năng như nhau.
-Vì thế, khi tách riêng mô để nuôi trường đặc biệt thích hợp, đầy đủ chất dinh
dưỡng, mô tế bào có thể phát triển thành mô cơ quan hoặc cơ thể.
-Tế bào có tính toàn năng, nghĩa là hệ gene của tế bào quy định tất cả đặc tinh và
tính trạng của cơ thể sinh vật
 Tính toàn năng: khả năng một tế bào phát triển thành một cơ thể hoàn
chỉnh trong môi trường thích hợp.
-Các tế bào toàn năng có khả năng biệt hóa và phản(giải) biệt hóa thành những
loại tế bào trong cơ thể, được coi là tế bào gốc (stem cell) hay tế bào mầm (B
 Biệt hóa: quá trình một tế bào biến đổi thành một loại tế bào mới, có
tính chuyên hóa về cấu trúc và chức năng, từ đó phân hóa thành các mô,
cơ quan đặc thù trong cơ thể.
 Phản biệt hóa: quá trình kích hoạt một tế bào đã biệt hóa thành tế bào
mới giảm hoặc không còn tính chuyên hóa về cấu trúc và chức năng
-Bởi vậy có thể được nuôi cấy trong môi trường thuận lợi, đặc biệt là hormone
sinh trưởng mà tế bào có thể tạo ra các cá thể mới đồng nhất về tính trạng, kiểu
gene và kiểu hình.
 Cơ sở khoa học của CNTB: tính toàn năng của tế bào, khả năng biệt hóa và
phản biệt hóa, khả năng phân chia và điều khiển sự biệt hóa bằng hormone
sinh trưởng.
 Cơ sở khoa học của CNTB là tính toàn năng của tế bào. Mỗi tế bào chứ hệ gene
của tế bào quy định tất cả các đặc tính và tính trạng của cơ thể sinh vật. Các tế
bào toàn năng có khả năng biệt hóa và phản biệt hóa. Tùy thuộc và môi trường
nuôi cấy mà tế bào có thể tạo ra các sản phẩm khác nhau.

You might also like