Câu hỏi ls 6

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 10

BÀI 17: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DÂN TỘC CỦA NGƯỜI

VIỆT
NHẬN BIẾT
Câu 1: Nêu biểu hiện cho thấy chính sách đồng hoá của phong kiến phương Bắc đối với nước ta đã thất bại?
Trả lời:
Biểu hiện cho thấy chính sách đồng hoá của phong kiến phương Bắc đối với nước ta đã thất bại:
- Chính quyền đô hộ đã thi hành chính sách đồng hóa dân tộc ta về văn hóa bằng nhiều thủ đoạn khác nhau. Tuy nhiên,
người Việt luôn có ý thức giữ gìn nền văn hóa bản địa.
- Người Việt vẫn nghe – nói, truyền lại cho con cháu tiếng mẹ đẻ (tiếng Việt); những tín ngưỡng truyền thống như thờ
cúng tổ tiên, thờ các vị thần tự nhiên, các phong tục tập quán vẫn được duy trì.
Câu 2: Yếu tố tích cực nào của văn hoá Trung Hoa được truyền bá vào nước ta trong thời Bắc thuộc?
Trả lời:
- Người Việt chủ động tiếp thu chữ Hán nhưng vẫn sử dụng tiếng Việt, dùng âm Việt để đọc chữ Hán, tạo cơ sở hình
thành vốn từ Hán – Việt.
- Nhuộm răng đen, làm bánh chưng, tôn trọng phụ nữ…. là những phong tục, tập quán… của người Việt có từ thời Văn
Lang, Âu Lạc.
II. THÔNG HIỂU
Câu 1: Khi du nhập vào Việt Nam, các dịp lễ sau mang ý nghĩa là gì:
Tết trung thu
Tết đoan ngọ
Trả lời:
Khi du nhập vào Việt Nam, tết Trung thu (rằm tháng 8 hằng năm) mang ý nghĩa là tết thiếu nhi.
Khi du nhập vào Việt Nam, tết Đoan Ngọ (ngày 5/5 âm lịch hằng năm) mang ý nghĩa là tết diệt sâu bọ.
Câu 2: Nêu những biểu hiện cho thấy, trong suốt thời Bắc thuộc, người Việt luôn có ý thức gìn giữ nền văn hóa bản địa
của mình?
Trả lời:
- Trong suốt thời Bắc thuộc, người Việt luôn có ý thức gìn giữ nền văn hóa bản địa của mình, điều này được thể hiện ở
việc:
+ Tiếng Việt vẫn được người dân truyền dạy cho con cháu. Người Việt vẫn hoàn toàn nghe và nói bằng tiếng Việt.
+ Những tín ngưỡng truyền thống tiếp tục được duy trì như: thờ cúng tổ tiên, thờ các vị thần trong tự nhiên.
+ Những phong tục tập quán như: búi tóc, xăm mình, nhuộm răng đen… vẫn được lưu truyền từ đời này sang đời khác.
Câu 3: Nêu những dẫn chứng cho thấy sự tiếp thu có chọn lọc văn hóa Trung Quốc của người Việt dưới thời bắc thuộc?
Trả lời:
Trong suốt thời Bắc thuộc, nhân dân Việt Nam đã tiếp thu có cọn lọc những yếu tố văn hóa Trung Hoa để phát triển văn
hóa dân tộc:
+ Học một số phát minh kỹ thuật như làm giấy, chế tao đó thuỷ tinh,...
+ Tiếp thu một số lễ tết của Trung Quốc nhưng có sự vận dụng cho phù hợp.
+ Đạo giáo, Phật giáo được du nhập và hoà nhập với tín ngưỡng dân gian.
+ Tiếp thu chữ Hán, một số quy tắc lễ nghĩa của người Trung Quốc, nhưng vẫn duy trì truyền thống tôn trọng người già
và phụ nữ.
Câu 4: Những thành quả trong cuộc đấu tranh bảo vệ và phát triển văn hóa truyền thống của người Việt thời Bắc thuộc có
ý nghĩa như thế nào?
Trả lời:
- Những thành quả trong cuộc đấu tranh bảo vệ và phát triển văn hóa truyền thống của người Việt thời Bắc thuộc có ý
nghĩa to lớn trong việc:
+ Giữ vững bản sắc văn hóa dân tộc.
+ Làm thất bại âm mưu đồng hóa về văn hóa của các triều đại phong kiến phương Bắc.
+ Tiếp thu có chọn lọc, có sáng tạo những trị văn hóa bên ngoài nhằm phát triển văn hóa truyền thống thêm đặc sắc và đa
dạng.
Câu 5: Những phong tục nào của người Việt trong thời Bắc thuộc vẫn được duy trì đến ngày nay?
Trả lời:
Những phong tục nào của người Việt trong thời Bắc thuộc vẫn được duy trì đến ngày nay:
+ Tục ăn trầu.
+ Tục làm bánh chưng, bánh giày trong các dịp lễ tết.
+ Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.
III. VẬN DỤNG
Câu 1: Nhân dân ta đã làm gì để bảo vệ và phát triển văn hoá dân tộc trong hàng nghìn năm Bắc thuộc?
Trả lời:
Để bảo vệ và phát triển văn hóa dân tộc trong hàng nhìn năm Bắc thuộc, người Việt đã:
- Luôn có ý thức giữ gìn nền văn hóa bản địa của mình:
+ Truyền dạy tiếng Việt cho con, cháu; nghe – nói hoàn toàn bằng tiếng mẹ đẻ.
+ Duy trì các phong tục – tập quán, như: thờ cúng tổ tiên; thờ cúng anh hùng dân tộc; nhuộm răng đen, ăn trầu, xăm
mình...
- Tiếp thu có chọn lọc những yếu tố văn hóa Trung Hoa để phát triển văn hóa dân tộc.
Câu 2: Theo em, tại sao khoảng thời gian từ năm 179 TCN đến năm 938 được gọi là thời kì Bắc thuộc?
Trả lời:
- Thời kì nước ta bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ hơn 1000 năm (từ năm 179 TCN đến 938).
- Các triều đại phong kiến phương Bắc thay nhau thống trị nước ta.
- Thời kì này, nhân dân ta bị áp bức, bóc lột nặng nề với các loại sưu thuế.

IV. VẬN DỤNG CAO


Câu 1: Vì sao nói người Việt vẫn giữ được phong tục, tập quán và tiếng nói của tổ tiên dưới thời Bắc thuộc?
Trả lời:
- Trường học được mở chỉ có tầng lớp trên mới có tiền cho con em mình đi học, còn đại đa số nông dân lao động nghèo
khổ, không có điều kiện, do vậy họ vẫn giữ được phong tục, tập quán, tiếng nói của tổ tiên.
- Phong tục, tập quán và tiếng nói của tổ tiên đã được hình thành và xác định vững chắc từ lâu đời, nó trở thành đặc trưng
riêng của người Việt, bản sắc dân tộc Việt và có sức sống bất diệt.

Câu 2: Theo em, trong các chính sách về văn hoá, xã hội của chính quyền đô hộ phương Bắc, chính sách nào là nguy
hiểm nhất? Vì sao?
Trả lời:
- Chính sách nguy hiểm nhất là: chính sách đồng hóa dân tộc Việt về văn hóa
- Giải thích: Chính quyền phong kiến phương Bắc thực hiện chính sách đồng hóa dân tộc Việt nhằm mục đích: khiến
người Việt lãng quên nguồn gốc tổ tiên; lãng quên bản sắc văn hóa dân tộc của mình mà học theo các phong tục – tập
quán của người Hán; từ đó làm thui chột và dập tắt ý chí đấu tranh của người Việt.
Câu hỏi nhận biết
Câu 1. Trong suốt thời kì Bắc thuộc, người Việt vẫn nghe và nói hoàn toàn bằng
A. tiếng Hán.
B. tiếng Việt.
C. tiếng Anh.
D. tiếng Thái.
Đáp án: B.
Câu 2. Tín ngưỡng truyền thống nào vẫn được người Việt duy trì trong suốt thời Bắc thuộc?
A. Thờ cúng tổ tiên.
B. Thờ thần tài.
C. Thờ Đức Phật.
D. Thờ thánh A-la.
Đáp án: A.
Câu 3. Yếu tố kĩ thuật nào của Trung Quốc mới được du nhập vào Việt Nam dưới thời Bắc thuộc?
A. Chế tạo đồ thủy tinh.
B. Làm đồ gốm.
C. Đúc trống đồng.
D. Sản xuất muối.
Đáp án: A.
Câu 4. Dịp lễ, tết nào của người Trung Quốc được du nhập vào Việt Nam dưới thời Bắc thuộc?
A. Lễ Giáng sinh.
B. Tết Hàn thực.
C. Lễ phục sinh.
D. Tết dương lịch.
Đáp án: B.
Câu 5. Dịp lễ, tết nào của người Trung Quốc được du nhập vào Việt Nam dưới thời Bắc thuộc?
A. Tết Đoan Ngọ.
B. Lễ Giáng sinh.
C. Lễ Phật đản.
D. Tết dương lịch.
Đáp án: A.
Câu hỏi thông hiểu
Câu 6. Khi du nhập vào Việt Nam, tết Trung thu (rằm tháng 8 hằng năm) mang ý nghĩa là
A. tết diệt sâu bọ.
B. tết đoàn viên.
C. tết báo hiếu.
D. tết thiếu nhi.
Đáp án: D.
Câu 7. Khi du nhập vào Việt Nam, tết Đoan Ngọ (ngày 5/5 âm lịch hằng năm) mang ý nghĩa là
A. tết diệt sâu bọ.
B. tết đoàn viên.
C. tết báo hiếu.
D. tết thiếu nhi.
Đáp án: A.
Câu hỏi vận dụng
Câu 8. Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về sức sống bền bỉ của văn hóa bản địa Việt Nam dưới thời Bắc thuộc?
A. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên tiếp tục được duy trì.
B. Phong tục ăn trầu… được truyền từ đời này sang đời khác.
C. Người Việt tiếp thu tiếng Hán để thay thế tiếng mẹ đẻ.
D. Người Việt vẫn hoàn toàn nghe – nói bằng tiếng Việt.
Đáp án: C.
Câu 9. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng sự tiếp thu có chọn lọc văn hóa Trung Quốc của người Việt dưới thời
bắc thuộc?
A. Học một số phát minh kĩ thuật như: làm giấy, chế tạo đồ thủy tinh.
B. Tiếp thu một số lễ tết nhưng đã có sự vận dụng cho phù hợp.
C. Tiếp thu tư tưởng, phụ quyền nhưng vẫn tôn trọng phụ nữ.
D. Chủ động tiếp thu chữ Hán và tiếng Hán để thay thế ngôn ngữ mẹ đẻ.
Đáp án: D.
Câu 10. Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về sức sống bền bỉ của văn hóa bản địa Việt Nam dưới thời Bắc
thuộc?
A. Tiếng Việt vẫn được người dân truyền dạy cho con cháu.
B. Tín ngưỡng thờ các vị thần tự nhiên tiếp tục được duy trì.
C. Tục nhuộm răng đen… được truyền từ đời này sang đời khác.
D. Tiếp thu tư tưởng gia trưởng, “trọng nam – kinh nữ” trong Nho giáo.
Đáp án: D.
BÀI 18: BƯỚC NGOẶT LỊCH SỬ ĐẦU THẾ KỈ X
NHẬN BIẾT
Câu 1: Sự kiện lịch sử nào ở thế kỉ X đã chấm dứt thời kì đô hộ của phong kiến phương Bắc, đưa Việt Nam bước vào thời
kì độc lập, tự chủ lâu dài?
Trả lời:
Chiến thắng Bạch Đằng (938) đã chấm dứt vĩnh viễn thời kì Bắc thuộc và mở ra kỉ nguyên độc lập, tự chủ lâu dài trong
lịch sử dân tộc Việt Nam.
Câu 2: Anh hùng dân tộc nào được đề cập đến trong câu đố dân gian sau đây:
“Đố ai trên Bạch Đằng giang,
Làm cho cọc nhọn dọc ngang sáng ngời,
Phá quân Nam Hán tời bời,
Gươm thần độc lập giữa trời vang lên”
Trả lời:
Câu đố trên chứa nhiều dữ liệu phản ánh về Ngô Quyền:
+ Để đối phó với quân Nam Hán, Ngô Quyền đã lựa chọn vùng cửa sông Bạch Đằng để bố trí trận địa đánh giặc; sai
người đem cọc lớn, vạt nhọn đầu bịt sắt đóng ngầm ở trước cửa biển…
+ Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đã chấm dứt thời kì Bắc thuộc, mở ra thời kì độc lập, tự chủ lâu dài trong lịch sử dân
tộc Việt Nam.
II. THÔNG HIỂU
Câu 1: Khúc Hạo đã tiến hành các chính sách cải cách như thế nào?
Trả lời:
Năm 907, con của Khúc Thừa Dụ là Khúc Hạo đã lên thay cha nắm quyền tiết độ sứ và tiến hành cải cách:
+ Định lại mức thuế cho công bằng.
+ Lập sổ hộ khẩu để quản lí cho thống nhất.
+ Tha bỏ lực dịch cho dân bớt khổ.
Câu 2: Nguyên nhân dẫn đến thắng lợi của chiến thắng Bạch Đằng (938) là gì?
Trả lời:
- Nguyên nhân thắng lợi của chiến thắng Bạch Đằng (938):
+ Quân Nam Hán chủ quan, hiếu chiến, không thông thạo địa hình.
+ Kiều Công Tiễn đã bị giết, quân Nam Hán mất đi lực lượng nội ứng.
+ Nhân dân Việt Nam có tinh thần yêu nước, ý chí đấu tranh bất khuất.
+ Tài thao lược và vai trò chỉ huy của Ngô Quyền và các tướng lĩnh khác.
Câu 3: Trong hoàn cảnh nào Khúc Thừa Dụ dựng quyền tự chủ? Việc Khúc Thừa Dụ tự xưng là Tiết độ sứ có ý nghĩa gì?
Trả lời:
Hoàn cảnh:
- Từ cuối thế kỉ IX, nhà Đường suy yếu. Do đó, nhà Đường không còn khả năng giữ vững nền thống trị như cũ, nhất là
đối với vùng xa xôi như nước ta.
- Giữa năm 905, Tiết độ sứ An Nam là Độc Cô Tổn bị giáng chức. Khúc Thừa Dụ được sự ủng hộ của nhân dân, đánh
chiếm Tống Bình rồi tự xưng là Tiết độ sứ, xây dựng chính quyền tự chủ.
Ý nghĩa:
- Đất nước giành được quyền tự chủ, xoá bỏ chính quyền đô hộ của nhà Đường.
- Buộc nhà Đường phải công nhận chính quyền của An Nam.
- Mở ra bước ngoặt trong cuộc đấu tranh chống phong kiến phương Bắc.
Câu 4: Người có công trong việc xây dựng nền tự chủ, khôi phục nền tự chủ của dân tộc do Khúc Thừa Dụ giành được là
ai? Những việc làm nào của họ thể hiện điều đó?
Trả lời:
Người có công trong việc củng cố nền tự chủ là Khúc Hạo. Người có công trong việc bảo vệ nền tự chủ là Dương Đình
Nghệ.
Những việc làm của Khúc Hạo:
- Năm 907, Khúc Thừa Dụ mất, Khúc Hạo lên thay cha giữ chức Tiết độ sứ. Khúc Hạo quyết định xây dựng đất nước tự
chủ theo đường lối “chính sự cốt chuộng khoan dung, giản dị, nhân dân đều được yên vui”.
- Để thực hiện đường lối đó, Khúc Hạo đã:
+ Đặt lại các khu vực hành chính, cử người trông coi mọi việc đến tận xã. His for t
+ Bãi bỏ chính sách bóc lột của quan lại đô hộ.
+ Chiêu mộ thêm binh lính.
+ Chỉnh lại mức thuế. Đặt quan lại mới phụ trách việc thu thuế. 8 sidan for
- Những việc làm của Khúc Hạo nhằm xoá bỏ chế độ thống trị tàn bạo của nhà Đường, xây dựng một cuộc sống hoàn
toàn tự chủ. Cuộc sống của người Việt do người Việt tự cai quản, tự quyết định tương lai của mình.
Những việc làm của Dương Đình Nghệ:
- Năm 930, quân Nam Hán xâm lược nước ta, Dương Đình Nghệ lãnh đạo nhân dân đấu tranh chống Nam Hán.
- Năm 931, Dương Đình Nghệ đem quân tấn công thành Đại La. Sau khi chiếm được thành, đánh tan quân Nam Hán,
Dương Đình Nghệ tự xưng là Tiết độ sứ, khôi phục lại nền tự chủ.
Câu 5: Họ Khúc đã làm những gì để xây dựng nền tự chủ ở nước ta? Tác dụng của những việc làm đó.
Trả lời:
Họ Khúc đã làm những việc:
- Vào cuối thế kỉ IX, triều đình phong kiến nhà Đường suy yếu. Phong trào đấu 2 lập của nhân dân ta dâng cao, bộ máy
quan lại đô hộ rệu rã.
- Khúc Thừa Dụ, một hào trưởng quê ở Hải Dương đã thừa cơ hội, kêu gọi nhân dân nổi dậy đấu tranh. Năm 905, quân
của Khúc Thừa Dụ đánh chiếm thành Đại La và Khúc Thừa Dụ tự xưng Tiết độ sứ, xây dựng chính quyền tự chủ. Năm
906, nhà Đường buộc phải phong chức Tiết độ sứ cho Khúc Thừa Dụ.
- Khúc Thừa Dụ tổ chức lại việc cai trị trong cả nước, người Việt được đưa vào nắm giữ các chức vụ chính trong bộ máy
nhà nước.
- Năm 907, Khúc Thừa Dụ mất. Con là Khúc Hạo lên thay. Khúc Hạo kế tục sự nghiệp tự chủ của cha và quyết định cuộc
cải cách để xây dựng hơn nữa những thành quả đấu tranh giành được của nhân dân ta.
- Khúc Hạo đã đặt lại các khu vực hành chính, cử người trông coi mọi việc chính sách bóc lột của quan lại đô hộ. Chiêu
mộ thêm binh lính. Chỉnh lại mức thuế, đặt quan lại mới phụ trách việc thu thuế.
Tác dụng:
- Đời sống nhân dân được cải thiện.
- Nhân dân ta phấn khởi tổ chức lại cuộc sống và kiên quyết ủng hộ chính quyền mới, bảo vệ nền tự chủ đã giành được.
III. VẬN DỤNG
Câu 1: Em hãy kể lại trận đánh trên sông Bạch Đằng của Ngô Quyền năm 938.
Trả lời:
Ngô Quyền, người Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội). Lúc nhỏ, Ngô Quyền là người khôi ngô, mắt sáng như chớp, dáng đi
thong thả như hổ, có trí dũng, sức có thể nâng được vạc; làm nha tướng của Dương Đình Nghệ, được Dương Đình Nghệ
gả con gái và cho Ngô Quyền cai quản Ái Châu.
Năm 937, Dương Đình Nghệ bị Kiều Công Tiễn sát hại để đoạt chức Tiết độ sứ. Ngô Quyền từ Ái Châu kéo quân ra Bắc
để hỏi tội Kiều Công Tiễn. Công Tiễn sai người sang cầu cứu nhà Nam Hán. Năm 938, lợi dụng cơ hội đó, vua Nam Hán
cử con là Lưu Hoằng Tháo đem quân vượt biển kéo sang xâm lược nước ta lần thứ hai.
Sau khi giết xong Kiều Công Tiễn, Ngô Quyền ổn định tình hình đất nước, cùng quân dân chuẩn bị chống giặc. Ngô
Quyền xây trận địa ở sông Bạch Đằng, bố trí quân mai phục.
Đoàn thuyền chiến Nam Hán nối nhau vào cửa sông Bạch Đằng, không hay biết gì về trận địa của ta. Bấy giờ nước triều
lên ngập hết trận địa cọc, Ngô Quyền cho một đoàn thuyền nhỏ ra khiêu chiến, rồi vờ thua chạy. Đoàn thuyền giặc thừa
thắng đuổi gấp, vượt qua trận địa cọc. Khi nước triều rút xuống, Ngô Quyền hạ lệnh phản công. Quân mai phục từ hai bên
đổ ra đánh mạnh. Hoằng Tháo chống đỡ không nổi, quay thuyền bỏ chạy. Bị quân ta đuổi gấp, thuyền giặc lao vào mũi
cọc và lao vào nhau đổ vỡ tan tành. Quân ta thừa thế vây đánh. Giặc chết quá một nửa. Hoằng Tháo bị giết tại trận.
Câu 2: Qua chuyện kể về chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền năm 938, em hãy phát biểu ý kiến về tài thao lược của
Ngô Quyền.
Trả lời:
- Trong chiến thắng Bạch Đằng năm 938, có nhiều nguyên nhân dẫn đến thắng lợi của chiến thắng như: Ý chí độc lập, tự
chủ và tinh thần đoàn kết chống ngoại xâm của nhân dân ta; sự chủ quan, kiêu ngạo của quân nhà Hán... trong đó, tài thao
lược của Ngô Quyền đã làm nên chiến thắng Bạch Đằng là một yếu tố để lại nhiều dư âm lẫm liệt đến nghìn năm sau.
- Tài thao lược của Ngô Quyền được thể hiện qua các việc làm cụ thể của Ngô Quyền:
+ Ngô Quyền biết tập hợp, đoàn kết, huy động được sức mạnh của toàn dân đứng lên chống quân xâm lược.
+ Ngô Quyền biết xây dựng kế hoạch đánh giặc một cách chủ động, khoa học như: trước tiên là chủ động tiêu diệt Kiều
Công Tiễn vừa trả thù cho Dương Đình Nghệ, vừa tiêu diệt nội phản; chủ động chuẩn bị trận địa cho một cuộc quyết
chiến với quân thù đang rất mạnh. Biết tận dụng địa thế tự nhiên của sông Bạch Đằng kết hợp với lợi dụng thủy triều lên
xuống để đánh giặc Nam Hán.
+ Ngô Quyền trực tiếp chỉ huy và tổ chức trận đánh một cách sáng tạo, phát huy được thế mạnh của quân ta đó là lối đánh
thủy chiến, kết hợp đánh giữa thủy chiến với đánh trên bộ. Sử dụng lối đánh phục kích, mai phục: đầu tiên là khiêu chiến
rồi giả vờ thua chạy, chờ nước thủy triều rút xuống, mở cuộc phản công thần tốc để tiêu diệt quân thù, kết thúc thắng lợi.
IV. VẬN DỤNG CAO
Câu 1: Hãy nêu một số nhận định về các cuộc đấu tranh của nhân dân ta trong thời Bắc thuộc?
Trả lời:
- Các cuộc đấu tranh của nhân dân ta trong thời Bắc thuộc diễn ra sôi nổi, rộng khắp và quyết liệt. Điều đó thể hiện ý chí
đấu tranh giành độc lập dân tộc đã nảy sinh ngay từ khi bọn phong kiến phương Bắc xâm lược nước ta.
- Các cuộc khởi nghĩa đó đã lôi cuốn được đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia, tạo nên sức mạnh để chiến đấu
chống phong kiến phương Bắc xâm lược.
- Các cuộc khởi nghĩa đã giành được thắng lợi, lập được chính quyền tự chủ trong thời gian ngắn. Đội - Các cuộc khởi
nghĩa đó đã tạo nên truyền thống yêu nước chống ngoại xâm của dân tộc ta.
Câu 2: Những cống hiến của Khúc Thừa Dụ và Ngô Quyền trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tạo ra bước ngoặt lịch sử
đầu thế kỉ X.
Trả lời:
- Khúc Thừa Dụ:
+ Lãnh đạo nhân dân nổi dậy đánh chiếm thành Đại La và tự xưng Tiết độ sứ, xây dựng một chính quyền tự chủ.
+ Thắng lợi đó đã đánh dấu sự thắng lợi về cơ bản của cuộc đấu tranh vũ trang trong nghìn năm Bắc thuộc, đặt cơ sở cho
nền độc lập lâu bền của dân tộc.
- Ngô Quyền:
+ Trừ khử tên phản động Kiều Công Tiễn vừa trả thù cho chủ tướng vừa thủ tiêu nội ứng lợi hại của Nam Hán.
+ Thiết kế và chỉ huy trận đánh ở sông Bạch Đằng đập tan cuộc xâm lược của quân Nam Hán.
+ Chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền năm 938 đã kết thúc vĩnh viễn ách đô hộ của phong kiến Trung Quốc, mở ra
một bước ngoặt mới, thời đại mới - thời đại độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc ta.
Câu hỏi nhận biết
Câu 1. Người tiến hành cuộc cải cách đầu tiên trong lịch sử Việt Nam là
A. Khúc Thừa Dụ. B. Ngô Quyền. C. Dương Đình Nghệ. D. Khúc Hạo.
Đáp án: B.
Câu 2. Cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán xâm lược lần thứ nhất (931) của người Việt đặt dưới sự lãnh đạo của ai?
A. Khúc Thừa Dụ. B. Ngô Quyền. C. Dương Đình Nghệ. D. Khúc Hạo.
Đáp án: C.
Câu 3. Năm 931, Dương Đình Nghệ dấy binh khởi nghĩa ở
A. làng Ràng (Thanh Hóa). B. núi Nưa (Thanh Hóa). C. Hát Môn (Hà Nội). D. Đường Lâm (Hà Nội).
Đáp án: A.
Câu 4. Năm 938, quân Nam Hán từ Quảng Đông theo Đường Biển ồ ạt kéo sang xâm lược Việt Nam, dưới sự lãnh đạo
của chủ tướng
A. Thoát Hoan. B. Lưu Hoằng Tháo. C. Sầm Nghi Đống. D. Ô Mã Nhi.
Đáp án: B.
Câu 5. Ngô Quyền đã lựa chọn địa điểm nào làm trận địa chống quân Nam Hán xâm lược?
A. Vùng cửa sông Tô Lịch. B. Vùng cửa sông Bạch Đằng. C. Làng Ràng (Thanh Hóa). D. Núi Nưa (Thanh Hóa).
Đáp án: B.
Câu 6. Chức quan nào đứng đầu An Nam Đô hộ phủ của nhà Đường?
A. Thái thú. B. Thứ sử. C. Tiết độ sứ. D. Huyện lệnh.
Đáp án: C.
Câu 7. Đơn vị hành chính do nhà Đường đặt ra để chỉ Việt Nam, được gọi là
A. An Đông đô hộ phủ. B. An Tây đô hộ phủ. C. An Nam đô hộ phủ. D. An Bắc đô hộ phủ.
Đáp án: C.
Câu hỏi thông hiểu
Câu 8. Sự kiện lịch sử nào ở thế kỉ X đã chấm dứt thời kì đô hộ của phong kiến phương Bắc, đưa Việt Nam bước vào thời
kì độc lập, tự chủ lâu dài?
A. Khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ (905). B. Khúc Hạo cải cách hành chính, xây dựng quyền tự chủ (907).
C. Ngô Quyền xưng vương lập ra nhà Ngô (939). D. Chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền (938).
Đáp án: D.
Câu 9. Anh hùng dân tộc nào được đề cập đến trong câu đố dân gian sau đây:
“Đố ai trên Bạch Đằng giang,
Làm cho cọc nhọn dọc ngang sáng ngời,
Phá quân Nam Hán tời bời,
Gươm thần độc lập giữa trời vang lên”
A. Ngô Quyền. B. Khúc Thừa Dụ. C. Dương Đình Nghệ. D. Mai Thúc Loan.
Đáp án: A.
Câu 10. Khúc Thừa Dụ đã tận dụng cơ hội nào dưới đây để dấy binh khởi nghĩa giành lại quyền tự chủ vào năm 905?
A. Nhà Hán suy yếu nghiêm trọng. B. Nhà Đường lâm vào khủng hoảng, suy yếu.
C. Nhà Ngô chưa thiết lập được chính quyền đô hộ ở Việt Nam.
D. Chính quyền đô hộ của nhà Đường mới được thiết lập, còn lỏng lẻo.
Đáp án: B.
Câu 11. Chiến thắng nào đã chấm dứt vĩnh viễn thời kì Bắc thuộc và mở ra kỉ nguyên độc lập, tự chủ lâu dài trong lịch sử
dân tộc Việt Nam?
A. Trận chiến trên sông Như Nguyệt (1077). B. Chiến thắng Bạch Đằng (938).
C. Chiến thắng Bạch Đằng (981). D. Trận chiến tại Đông Bộ Đầu (1258).
Đáp án: B.
Câu 12. Mùa xuân năm 40, lịch sử từng vang lên lời thề bất hủ của Hai Bà Trưng: “Một xin rửa sạch nước thù; Hai xin
đem lại nghiệp xưa họ Hùng”. Nhưng trong khoảng gần 900 năm, từ Hai Bà Trưng, Bà Triệu đến Lí Bí, Mai Thúc Loan,
… đều chưa thực hiện được trọn vẹn lời thề ấy. Vậy cuối cùng, nhân vật nào đã hoàn thành trọn vẹn ước ước nguyện độc
lập thiêng liêng của nhân dân Việt Nam?
A. Khúc Thừa Mỹ. B. Ngô Quyền. C. Dương Đình Nghệ. D. Triệu Quang phục.
Đáp án: B.
Câu hỏi vận dụng
Câu 13. Nội dung nào sau đây không phải là chính sách cải cách của Khúc Hạo?
A. Định lại mức thuế cho công bằng. B. Lập sổ hộ khẩu để quản lí cho thống nhất.
C. Duy trì chính sách bóc lột của nhà Đường. D. Tha bỏ lực dịch cho dân bớt khổ.
Đáp án: C.
Câu 14. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng nguyên nhân thắng lợi của chiến thắng Bạch Đằng (938)?
A. Quân Nam Hán chủ quan, hiếu chiến, không thông thạo địa hình.
B. Nhân dân Việt Nam có tinh thần yêu nước, ý chí đấu tranh bất khuất.
C. Quân Nam Hán lực lượng không đông, khí thế kém cỏi, vũ khí thô sơ.
D. Tài thao lược và vai trò chỉ huy của Ngô Quyền và các tướng lĩnh khác.
Đáp án: C.
Câu 15. Kế sách nào của Ngô Quyền đã được quân dân nhà tiền Lê kế thừa, vận dụng để đánh đuổi quân xâm lược Tống
(981)?
A. Đóng cọc trên sông Bạch Đằng. B. Vườn không nhà trống. C. Tiên phát chế nhân. D. Đánh thành diệt viện.
Đáp án: A.
Bài 19:Vương quốc Chăm-pa
Câu 1: Em hãy cho biết một số thành tựu của văn hóa Chăm-pa?
Thành tựu văn hóa:
- Chữ viết: Dựa vào chữ viết cổ của người Ấn Độ, từ thế kỉ IV, cư dân Chăm-pa đã sáng tạo ra chữ viết riêng, gọi là chữ
Chăm cổ.
- Về tín ngưỡng, tôn giáo:
+ Cư dân Chăm-pa thờ tín ngưỡng đa thần (thần Núi, thần Nước, thần Lúa, thần Biển,...) và du nhập các tôn giáo từ bên
ngoài (Phật giáo, Hin-đu giáo,...).
+ Các thành tựu văn hóa khác đều mang đậm dấu ấn của tín ngưỡng, tôn giáo này.
Qua
- Về kiến trúc, điêu khắc: Cư dân Chăm-pa xây dựng nhiều đền, tháp thờ thần, Phật như Thánh địa Mỹ Sơn, Phật viện
Đồng Dương (Quảng Nam)...
- Về lễ hội: Cư dân Chăm-pa thường gắn với đời sống hiện thực và các sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo. Trong lễ hội, cúng
tế và âm nhạc truyền thống là phần không thể thiếu.
Câu 2: Thành tựu văn hóa đặc sắc nhất của Chăm-pa là gì?
Thành tựu văn hoá đặc sắc nhất của Chăm-pa:
- Là nghệ thuật với các công trình như tháp Chăm và Thánh địa Mĩ Sơn.
- Các công trình này thể hiện đỉnh cao của nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc của người Chăm, thể hiện sự lao động cần
cù, sáng tạo của nhân dân Chăm-pa.
- Những công trình này đã được công nhận là Di sản văn hoá thế giới.
Câu hỏi nhận biết
Câu 1. Vương quốc Chăm-pa được hình thành vào khoảng thời gian nào dưới đây?
A. Đầu thế kỉ I. B. Cuối thế kỉ II. C. Đầu thế kỉ III. D. Cuối thế kỉ IV.
Đáp án: B.
Câu 2. Năm 192, dưới sự lãnh đạo của Khu Liên, người dân huyện Tượng Lâm đã nổi dậy khởi nghĩa, lật đổ ách cai trị
của
A. nhà Hán. B. nhà Ngô. C. nhà Lương. D. nhà Đường.
Đáp án: A.
Câu 3. Tên gọi ban đầu của vương quốc Chăm-pa là gì?
A. Pa-lem-bang. B. Lâm Ấp. C. Chân Lạp. D. Nhật Nam.
Đáp án: B.
Câu 4. Trước thế kỉ VIII, người Chăm đã xây dựng một vương quốc khá hùng mạnh ở
A. ven sông Bạch Đằng. B. vùng cửa sông Tô Lịch. C. ven sông Thu Bồn. D. vùng Phong Khê.
Đáp án: C.
Câu 5. Thế kỉ IX, người Chăm-pa chuyển Kinh đô từ Vi-ra-pu-ra về
A. Sin-ha-pu-ra. B. In-đra-pu-ra. C. Pa-lem-bang. D. Pi-rê.
Đáp án: B.
Câu 6. Từ thế kỉ IV, người Chăm đã cải biến chữ viết của người Ấn Độ để tạo thành hệ thống chữ
A. Chăm cổ. B. Mã Lai cổ. C. Khơ-me cổ. D. Môn cổ.
Đáp án: A.
Câu 7. Cư dân Chăm-pa sáng tạo ra chữ Chăm cổ trên cơ sở của hệ chữ viết nào dưới đây?
A. Chữ Phạn của Ấn Độ. B. Chữ La-tinh của La Mã. C. Chữ Hán của Trung Quốc. D. Chữ hình nêm của Lưỡng Hà.
Đáp án: A.
Câu hỏi thông hiểu
Câu 8. Lãnh thổ của vương quốc Chăm-pa chủ yếu thuộc khu vực nào của Việt Nam hiện nay?
A. Tây Bắc. B. Đông Bắc. C. Bắc Trung Bộ. D. Nam Trung Bộ.
Đáp án: D.
Câu 9. Hiện nay ở Việt Nam có công trình văn hoá Chăm nào đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá thế giới?
A. Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam). B. Tháp Chăm (Phan Rang).
C. Tháp Pô Nagar (Khánh Hòa). D. Tháp Hoà Lai (Ninh Thuận).
Đáp án: A.
Câu hỏi vận dụng
Câu 10. Nội dung nào sau đây không đúng khi nói về đời sống kinh tế của cư dân Chăm-pa?
A. Trồng lúa nước ở các cánh đồng dọc theo lưu vực những con sông.
B. Nghề khai thác lâm sản (trầm hương, kì nam, ngà voi…) rất phát triển.
C. Có sự giao lưu, buôn bán với nhiều quốc gia, như: Trung Quốc, Ấn Độ…
D. Nền kinh tế đóng kín, không có sự tiếp xúc, giao lưu với bên ngoài.
Đáp án: D.
Câu 11. Nội dung nào sau đây không đúng khi nói về tổ chức xã hội của cư dân Chăm-pa?
A. Vua thường được đồng nhất với một vị thần.
B. Xã hội bao gồm: tăng lữ, quý tộc, dân tự do và nô lệ.
C. Dưới vua là tể tướng và hai quan đại thần: một văn, một võ.
D. Cả nước chia làm 15 bộ, đứng đầu mỗi bộ là Lạc tướng.
Đáp án: D.
Câu 12. Nội dung nào dưới đây không phải thành tựu văn hóa của cư dân Chăm-pa?
A.Thánh địa Mỹ Sơn. B. Phật viện Đồng Dương. C. Lễ hội Ka-tê. D. Hệ đếm lấy số 10 làm cơ sở.
Đáp án: D.
Câu 13. Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng về Vương quốc Chăm-pa?
A. Ra đời sau thắng lợi của cuộc chiến đấu chống lại ách đô hộ của nhà Hán.
B. Hoạt động kinh tế chính của cư dân Chăm-pa là khai thác thủy – hải sản.
C. Cư dân Chăm-pa đã sáng tạo ra chữ viết riêng, gọi là chữ Khơ-me cổ.
D. Phật giáo là tôn giáo duy nhất được cư dân Chăm-pa sùng mộ.
Đáp án: A.
BÀI 20: VƯƠNG QUỐC CHĂM- PA TỪ THẾ KỈ II ĐẾN THẾ KỈ X
NHẬN BIẾT
Câu 1: Hãy trình bày quá trình ra đời của Vương quốc Chăm-pa?
Trả lời:
Quá trình ra đời:
- Thời Bắc thuộc, nhà Hán đã thiết lập chính sách thống trị đối với vùng đất phía nam dãy Hoành Sơn của nước ta, đặt tên
là quận Nhật Nam.
- Năm 192, dưới sự lãnh đạo của Khu Liên, người dân Tượng Lâm (huyện xa nhất của quận Nhật Nam) đã nổi dậy lật đổ
ách cai trị của nhà Hán, lập ra nhà nước Lâm Ấp.
Câu 2: Vị trí địa lí của Chăm-pa mang đến thuận lợi cho kinh tế của Vương quốc Chăm-pa?
Trả lời:
Với vị trí thuận lợi, trong nhiều thế kỉ, vương quốc Chăm-pa trở thành cầu nối trao đổi, buôn bán thường xuyên với
thương nhân các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Ả Rập.
II. THÔNG HIỂU
Câu 1: Xã hội Vương quốc Chăm-pa có sự phân hóa như thế nào?
Trả lời:
Xã hội Chăm-pa có sự phân chia giàu, nghèo với các tầng lớp chính:
+ Tăng lữ + Quý tộc + Nông dân + Dân tự do + Nô lệ.
Câu 2: Yếu tố nào sau đây là điều kiện thuận lợi để nhân dân Tượng Lâm nổi dậy giành chính quyền vào cuối thế kỉ II?
Trả lời:
Thời nhà Hán Việt Nam bị chia thành các quận huyện, trong đó huyện xa nhất là Tượng Lâm (nay thuộc Quảng Nam,
Quảng Ngãi, Bình Định). Chính quyền đô hộ gần như bất lực trong việc kiểm soát các vùng xa trung tâm. Trong bối cảnh
thuận lợi đó, cuối thế kỉ II, nhân dân Tượng Lâm dưới sự lãnh đạo của Khu Liên đã nổi dậy giành quyền tự chủ và giành
được thắng lợi.
Câu 3: Văn hóa Chăm-pa chịu ảnh hưởng đậm nét của nền văn hóa nào trên thế giới? Chỉ ra sự ảnh hưởng của văn hóa đó
đến văn hóa Chăm-pa.
Trả lời:
Văn hóa Chăm-pa chịu ảnh hưởng đậm nét của văn hóa Ấn Độ:
- Chữ viết của người Chăm được sáng tạo dựa trên cơ sở chữ Phạn
- Người Chăm du nhập các tôn giáo từ Ấn Độ (Phật giáo, Hin-đu giáo,…)
- Các công trình đền tháp tiêu biểu là thánh địa Mĩ Sơn (Quảng Nam),…
Câu 4: Nêu những biểu hiện cụ thể về đời sống kinh tế của cư dân Vương quốc Chăm-pa. Nhận xét về trình độ phát triển
kinh tế của Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X.
Trả lời:
Nêu những biểu hiện:
- Nguồn sống chủ yếu của cư dân Chăm-pa là nông nghiệp trồng lúa nước, mỗi năm hai vụ. Họ còn làm ruộng bậc thang
ở sườn, đồi, núi.
- Ngoài ra họ còn trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, khai thác lâm thổ sản, đánh cá và buôn bán với các nước trong vùng.
Nhận xét:
- Nhân dân Chăm-pa đã biết sử dụng công cụ sắt và sức kéo của trâu bò.
- Họ biết trồng lúa một năm hai vụ, biết trồng các loại cây ăn quả, cây công nghiệp và buôn bán với người nước ngoài.
- Từ đó cho thấy rằng trình độ phát triển kinh tế của Chăm-pa tương đương với các nước khu vực xung quanh.
Câu 5: Hoạt động kinh tế của Chăm-pa diễn ra như thế nào?
Trả lời:
Về kinh tế:
- Nông nghiệp:
+ Hoạt động chủ yếu là sản xuất nông nghiệp trồng lúa nước.
+ Người Chăm cổ biết sử dụng công cụ bằng sắt và sử dụng trâu, bò để kéo cày.
+ Họ sáng tạo ra xe guồng nước để đưa nước từ sông, suối lên ruộng.
+ Họ còn biết trồng các loại cây ăn quả (cam, dừa, mít) và các loại cây khác.
- Thủ công nghiệp: Làm gốm, xây dựng, khai thác lâm sản, đóng thuyền, đánh bắt cá...
- Buôn bán:
+ Là cầu nối trao đổi, buôn bán thường xuyên với thương nhân các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Ả Rập.
+ Một số lái buôn Chăm còn kiêm cả nghề cướp biển và buôn bán nô lệ.

III. VẬN DỤNG


Câu 1: Em hãy cho biết một số thành tựu của văn hóa Chăm-pa?
Trả lời:
Thành tựu văn hóa:
- Chữ viết: Dựa vào chữ viết cổ của người Ấn Độ, từ thế kỉ IV, cư dân Chăm-pa đã sáng tạo ra chữ viết riêng, gọi là chữ
Chăm cổ.
- Về tín ngưỡng, tôn giáo:
+ Cư dân Chăm-pa thờ tín ngưỡng đa thần (thần Núi, thần Nước, thần Lúa, thần Biển,...) và du nhập các tôn giáo từ bên
ngoài (Phật giáo, Hin-đu giáo,...).
+ Các thành tựu văn hóa khác đều mang đậm dấu ấn của tín ngưỡng, tôn giáo này.
Qua
- Về kiến trúc, điêu khắc: Cư dân Chăm-pa xây dựng nhiều đền, tháp thờ thần, Phật như Thánh địa Mỹ Sơn, Phật viện
Đồng Dương (Quảng Nam)...
- Về lễ hội: Cư dân Chăm-pa thường gắn với đời sống hiện thực và các sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo. Trong lễ hội, cúng
tế và âm nhạc truyền thống là phần không thể thiếu.

Câu 2: Thành tựu văn hóa đặc sắc nhất của Chăm-pa là gì?
Trả lời:
Thành tựu văn hoá đặc sắc nhất của Chăm-pa:
- Là nghệ thuật với các công trình như tháp Chăm và Thánh địa Mĩ Sơn.
- Các công trình này thể hiện đỉnh cao của nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc của người Chăm, thể hiện sự lao động cần
cù, sáng tạo của nhân dân Chăm-pa.
- Những công trình này đã được công nhận là Di sản văn hoá thế giới.
Câu hỏi nhận biết
Câu 1. Vào khoảng thế kỉ I, Vương quốc Phù Nam
A. ra đời. B. phát triển thành đế chế hùng mạnh.
C. dần suy yếu. D. bị xâm chiếm bởi người Chân Lạp.
Đáp án A
Câu 2. Trong khoảng các thế kỉ III - V, Vương quốc Phù Nam
A. ra đời. B. phát triển thành đế chế hùng mạnh.
C. dần suy yếu. D. bị xâm chiếm bởi người Chân Lạp.
Đáp án: B.
Câu 3.Vào đầu thế kỉ VI, Vương quốc Phù Nam
A. ra đời. B. phát triển thành đế chế hùng mạnh.
C. dần suy yếu. D. bị xâm chiếm bởi người Chân Lạp.
Đáp án: C.
Câu 4. Khoảng thế kỉ VII, Vương quốc Phù Nam
A. ra đời. B. phát triển thành đế chế hùng mạnh.
C. dần suy yếu. D. bị xâm chiếm bởi người Chân Lạp.
Đáp án: D.
Câu 5. Đô thị nào dưới đây là một trong những tring tâm chính trị, kinh tế quan trọng của Vương quốc Phù Nam?
A. Pa-lem-bang. B. Pi-rê. C. Óc Eo. D. Trà Kiệu.
Đáp án: C.
Câu 6. Địa bàn chủ yếu của vương quốc Phù Nam là khu vực nào của Việt Nam hiện nay?
A. Tây Nguyên. B. Tây Bắc. C. Đông Bắc. D. Nam Bộ.
Đáp án: D.
Câu hỏi thông hiểu
Câu 7. Trong quá trình giao lưu buôn bán quốc tế, người Phù Nam đã chủ động tiếp nhận các tôn giáo nào từ Ấn Độ?
A. Phật giáo và Đạo giáo. B. Nho giáo và Thiên Chúa giáo.
C. Phật giáo và Ấn Độ giáo. D. Đạo giáo và Nho giáo.
Đáp án: C.
Câu 8. Hiện tượng tự nhiên nào dưới đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của vương quốc Phù Nam?
A. Biển xâm thực đất liền. B. Sa mạc hóa. C. Sạt lở, xói mòn. D. Động đất, sóng thần.
Đáp án: A.
Câu 9. Tượng phật và thần Visnu được tìm thấy tại các di chỉ văn hóa Óc Eo đã phản ánh điều gì về văn hóa Phù Nam?
A. Không có sự giao lưu, tiếp xúc với các nền văn hóa trên thế giới.
B. Phù Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc từ văn hóa Trung Quốc.
C. Người Phù Nam đã sáng tạo ra Phật giáo và Hin-đu giáo.
D. Phật giáo và Ấn Độ giáo sớm được du nhập vào Phù Nam.
Đáp án: D.
Câu 10. Ở Vương quốc Phù Nam, dấu ấn của đời sống sông nước được thể hiện như thế nào?
A. Có tín ngưỡng đa thần, tiêu biểu là thờ thần Mặt Trời.
B. Phật giáo và Ấn Độ giáo sớm được du nhập vào Phù Nam.
C. Làm nhà sàn trên kênh rạch, đi lại chủ yếu bằng mảng, ghe thuyền.
D. Nghề tạc tượng các vị thần, Phật rất phát triển, mang phong cách riêng.
Đáp án: C.
Câu hỏi vận dụng
Câu 11. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng đời sống kinh tế của cư dân Phù Nam?
A. Làm nhiều nghề khác nhau, như: trồng lúa nước, đánh bắt thủy – hải sản…
B. Thiết lập quan hệ buôn bán với thương nhân đến từ Trung Quốc, Mã Lai…
C. Các nghề thủ công như: đồ gốm, trang sức, luyện kim… rất phát triển.
D. Nền kinh tế đóng kín, không thiết lập quan hệ buôn bán với nước ngoài.
Đáp án: D.
Câu 12. Trong xã hội Phù Nam không có lực lượng nào dưới đây?
A. Quý tộc. B. Thương nhân. C. Nông dân. D. Nô lệ.
Đáp án: D.
Câu 13. Phong cách xây dựng nhà cửa của người Phù Nam và người Việt cổ thời Văn Lang – Âu Lạc có điểm gì giống
nhau?
A. Dựng những ngôi nhà sàn từ gỗ. B. Làm nhà trệt bằng gỗ, tre, nứa.
C. Dựng nhà tranh, vách đất. D. Làm nhà trệt bằng gạch.
Câu 14. Người Phù Nam và người Chăm-pa đều
A. có tục ướp xác. B. có tín ngưỡng đa thần. C. chủ động tiếp thu Nho giáo. D. sáng tạo ra chữ viết riêng.
Đáp án: B.
Câu 15. So với vương quốc Chăm-pa, tổ chức xã hội của Vương quốc Phù Nam có điểm gì khác biệt?
A. Vua nắm trong tay quyền lực tối cao và tuyệt đối.
B. Vua là người đứng đầu nhà nước, dưới vua là một hệ thống quan lại.
C. Nô lệ chiếm phần lớn tỉ lệ cư dân, chủ yếu phục vụ trong các giai đình quý tộc.
D. Xã hội gồm các lực lượng: quý tộc, tăng lữ, thương nhân, nông dân, thợ thủ công.
Đáp án: C.

You might also like