Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 1

III.

DÂN TỘC

2. MỐI QUAN HỆ GIAI CẤP – DÂN TỘC – NHÂN LOẠI:

a. Quan hệ giai cấp - dân tộc:

Giai cấp quyết định dân tộc

Quan hệ giai cấp là nhân tố quyết định khuynh hướng và tính chất của dân tộc: Giai cấp có nhiều
lợi ích hơn về phương thức sản xuất thống trị sẽ trở thành lực lượng chính và lãnh đạo dân tộc.
Trong xã hội có giai cấp, các vấn đề về quan hệ giai cấp và dân tộc được giải quyết trên lập trường
giai cấp nhất định.

Vấn đề dân tộc có ảnh hưởng quan trọng đến vấn đề giai cấp

- Các dân tộc tư sản hình thành đã mở ra không gian rộng lớn cho sự phát triển của giai cấp và
đấu tranh giai cấp.

- Đấu tranh giải phóng dân tộc chính là điều kiện, tiền đề cho đấu tranh giải phóng giai cấp:

* Trong điều kiện chưa có độc lập dân tộc: Nếu giai cấp đại biểu cho phương thức sản xuất mới
muốn trở thành “giai cấp dân tộc”, thì phải đi đầu trong phong trào giải phóng dân tộc.

* Trong thời đại đế quốc: Có vai trò hết sức to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của giai cấp vô sản và
nhân dân lao động.

- Ngày nay, đấu tranh giai cấp và đấu tranh dân tộc gắn bó chặt chẽ với nhau.

b. Quan hệ giai cấp, dân tộc với nhân loại

Có mối quan hệ biện chứng với nhau:

- Trong xã hội có giai cấp, lợi ích nhân loại không tách rời với lợi ích giai cấp, lợi ích dân tộc và bị
chi phối bởi lợi ích giai cấp và dân tộc:

* Khi giai cấp thống trị trong phương thức sản xuất còn phù hợp với quy luật vận động của lịch sử: Là
đại diện cho lợi ích chân chính của dân tộc, có vai trò to lớn thúc đẩy sự tiến bộ của văn minh nhân
loại.

* Khi giai cấp thống trị trở nên lỗi thời, phản động: Gây nên sự mâu thuẫn về lợi ích căn bản và lợi
ích chung của dân tộc và toàn nhân loại.

- Sự tác động trở lại của nhân loại đến giai cấp, dân tộc:

* Là tiền đề, điều kiện tất yếu thường xuyên của sự tồn tại dân tộc và giai cấp.

* Sự phát triển về mọi mặt của nhân loại tạo ra những điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh giải
phóng dân tộc và giai cấp.

You might also like