Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 16

NHÓM 1

Câu 1: Trình bày các quy định của IMO về các tiêu chuẩn trang bị lắp
đặt máy đo sâu trên tàu biển?
Theo Công ước quốc tế SOLAS 74 quy định tại Điều 12, Chương 5
thì tất cả các tàu hàng có tổng dung tích (GT) ≥ 300 hoạt động tuyến
quốc tế và các tàu khách có tổng dung tích (GT) ≥ 300 đều phải trang
bị máy đo sâu hàng hải.
Tiêu chuẩn hoạt động của máy đo sâu được đưa ra trong Nghị quyết
A.224 (VII) và từ phụ lục 1 đến 3 của Nghị quyết 74(69), yêu cầu các
tàu của các quốc gia phải lắp đặt máy đo sâu vào hoặc sau ngày
01/01/2001 đồng thời thỏa mãn các quy định và các tiêu chuẩn dưới
đây:
- Máy đo sâu phải đưa ra các thông số đo sâu dưới kì tàu
- Lắp đặt máy đo sâu được áp dụng đối với tàu có tốc độ tối đa 30 hài
lý/giờ (30 knots)
- Tốc độ của sóng âm khi lan truyền trong môi trường nước biến là
1500m/s
- Phải có tối thiểu 2 thang đo sâu 20m và 200m.
- Tốc độ phản xạ xung: không được ít hơn 12 xung/phút, còn độ sâu
nhỏ thì không được ít hơn 36 xung/phút.
- Thiết bị phải hoạt động được trong điều kiện khi tàu lắc ngang ≤ 10°
hoặc lắc dọc ≤ 5°
- Thiết bị có khả năng ghi lại độ sâu trên giấy hoặc bằng cách khác
tương tự về cách hiển thị độ sâu và thời gian lưu trữ ít nhất 12 giờ.
- Độ chính xác của phép ±0.5m ở thang đo sâu là 20m và ±5m ở thang
đo sâu là 200m, hoặc ±2.5% của độ sâu hiển thị. Tỷ lệ thang độ sâu
trên giấy ghi không nhỏ hơn 5mm trên thước đo sâu tương ứng 1m độ
sâu thực tế ở độ sâu nhỏ và 0.5mm trên thang đo sâu tương ứng 1m độ
sâu thực tế ở độ sâu lớn.
- Máy đo sâu phải phát âm thanh báo động hoặc chỉ thị bảo động bằng
âm thanh và ánh sáng khi độ sâu dưới giá trị cho phép và khi máy gặp
sự cố hỏng hóc hoặc sự cố về nguồn điện bị lỗi
- Phải thiết kế núm đánh dấu độ sâu, màn hình hiển thị có thể đánh
dấu độ sâu không được nhỏ hơn 1/10 của thang đo sâu được sử dụng
và thời gian đánh dấu đo sâu không nhỏ hơn 5 phút. Nếu sử dụng
băng giấy để ghi lại độ sâu thì độ sâu phải được ghi lại rõ ràng và độ
dài của cuộn giấy không nhỏ hơn 1.0m.
Câu 2: Trình bày quy chuẩn của Việt Nam về lắp đặt máy đo sâu trên
tàu biển (QCVN42:2015/BGTVT)?
- Bộ chỉ thị độ sâu phải được lắp đặt trong buồng lái, bộ ghi độ sâu
cũng phải lắp đặt trong buồng lái hoặc trong buồng hài đồ (nếu có) ở
vị trí và có khoảng cách thuận tiện nhất cho vận hành, sử dụng
- Các bộ thu phát sóng âm phải được lắp đặt ở dưới đáy tàu tại khu
vực ít chịu ảnh hưởng bởi rung lắc của tàu nhất và có khoảng cách sao
cho ngăn ngừa chúng bị dâng lên khỏi mặt nước khi tàu bị chúi
- Tốt nhất lắp đặt màng thu phát sóng âm ở khoảng cách từ 0,2 tới
0,75 chiều dài tàu tính từ phía mũi tàu
- Khu vực lân cận màng thu phát sóng âm không được có thiết bị của
các dụng cụ khác phát ra sóng hồi âm hoạt động đồng thời với máy đo
sâu
- Lắp màng thu phát sóng âm phải được lắp đặt sao cho bề mặt thu
phát của nó song song với mặt phẳng nằm ngang; sai lệch so với mặt
phẳng nằm ngang không được vượt quá ±3°;
- Trong mọi trường hợp bề mặt phát xạ của màng thu phát sóng âm
không được sơn và không chịu các ảnh hưởng cơ khí
- Nguồn cấp cho máy đo sâu phải được trang bị bởi nguồn điện chính,
nguồn điện sự cố.
Câu 3: Trình bày khái niệm và phân loại sóng âm?
Sóng âm là những sóng cơ truyền trong các môi trường khí, lỏng, rắn
Sông âm được phân loại thành ba dạng: Sóng dọc, sống ngang và
sống hỗ tạp
- Sóng dọc là sóng trong đó các phần tử của môi trường dao động theo
phương trùng với phương truyền sóng.
- Sóng ngang là sóng trong đó các phần tử của mỗi trường dao động
theo phương vuông góc với phương truyền sóng.
- Sông hỗn tạp là sóng mà trong đó các phần tử của môi trường dao
động theo các phương khác nhau và theo các phương truyền sóng
Ngoài ra, người ta còn phân loại sóng âm theo tần số. Tần số của sóng
âm nằm trong khoảăng 16 Hz đến 20.000 Hz. Nếu sóng âm có tần số
nhỏ hơn 16 Hz gọi là sóng hạ âm, sóng có tần số trên 20.000 Hz,
người ta gọi là sóng siêu âm.
Câu 4 :Tình chất cơ bản của sóng âm và sự lan truyền sóng âm

-Tình khúc xạ và phản xạ: Khi sóng âm truyền từ môi trường thứ nhất
có ẩm kháng Z1=P1.C1, sang môi trường thứ hai có âm kháng z2=
P2.C2 thì tại bề mặt phân cách của hai môi trường đó xảy ra các
trường hợp sau đây:
-Khi sóng âm truyền từ môi trường thứ nhất sang môi trường thứ hai
có âm kháng chênh lệch nhau không lớn lắm c1.p1 > c2.p2 hoặc c1.p1
< C2.P2 thì tại bề mặt phân cách xảy ra khúc xạ và phản xạ sóng âm
-Theo định luật khúc xạ:
sinθ₁/sin02=C2/C1
-Nếu c₁ > c2, thì sine₁ > sin02. Suy ra 01 > 02, tia khúc xạ gần với
đường pháp tuyến của môi trường thứ hai và tia phản xạ về môi
trường thứ nhất rất mờ. Nếu c₁< c₂ thì sin₁ < sin02. Suy ra 01 < 02,
tia khúc xạ ra xa đường pháp tuyến của môi trường thứ hai và gần mặt
phân cách của hai môi trường, tia phản xạ rõ nét.
-Hiện tượng giao thoa của sóng âm
Như ta đã biết, trong vật lý phổ thông đã chứng minh rằng, khi có
nhiều nguồn sóng có biên độ nhỏ cùng tần số lặp xung (hoặc tần số
lặp xung gầnbằng nhau), cũng pha truyền qua một môi trường đàn hồi
nào đó thì sóng âm của hai nguồn sẽ đan xen vào nhau, vùng đan xen
của hai sóng gọi là vùng giao thoa sóng âm, vùng giao thoa sóng âm
càng lớn thì nhiễu giao thoa càng nhiều. Do vậy trong thực tế, khi hai
nguồn phát ra sóng âm đan xen vào nhau thì cường độ sóng âm tại đó
có điểm cực đại, nhưng cũng có điểm cường độ sóng âm bị triệt tiêu
bằng 0.
- Hiện tượng nhiễu xạ sóng âm: Khi sóng âm truyền qua một vật cản
có kích thước bé hơn chiều dài bước sóng thì tại mép của vật cản sóng
âm bị uốn cong. Năng lượng trên bề mặt vật cản bị phân tán đều đi
các hướng, nhưng phía sau vật cản hình thành bề mặt cảnkhông có
sóng âm đi qua. Đồng thời trường âm phía trước của vật cản tạora sự
giao thoa của sóng tới, sóng phản xạ lúc cùng pha, lúc ngược pha
nênxảy ra hiện tượng nhiễu xạ khi sóng âm lan truyền từ môi trường
thứ nhất sang môi trường thứ hai.

CÂU 6:
Cấu tạo, nhiệm vụ, cách bố trí các khối:
a. Khối chỉ bảo độ sâu
- Khối chỉ báo được lắp đặt trên buồng lái, gần khu vực buồng hải đồ
để thuận tiện cho việc tham khảo độ sâu để chọn thang đo sâu. Trên
khối chỉ báo được bố trí màn hình dạng băng giấy tự ghi hoặc màn
hình LCD điện tử, bộ khuếch đại tín hiệu độ sâu và máy phát.
- Mặt ngoài của khối chỉ báo có công tắc cấp nguồn (Power), công tắc
đặt thang độ sâu (Range), núm khuếch đại (Gain), núm điều chỉnh độ
sáng mặt máy chỉ báo (Dimmer), núm đánh dấu (Mark), núm điều
chỉnh tốc độ băng giấy (Chart Speed), núm điều chỉnh vạch trắng
(White line), núm khử nhiễu giao thoa (IR)... Việc chỉ báo độ sâu có
thể bằng điện tử, chỉ báo bằng đèn chỉ báo bằng cách ghi lại trên băng
giấy. Nhưng hiện nay chủ yếu chỉ báo độ sâu trên giấy tự ghi và chỉ
bảo độ sâu bằng số điện tử phù hợp với quy định của IMO
b.Khối thu phát sóng âm
- Là màng dao động thu phát của máy đo sâu thông thường có đường
kính 0.1-0.2m, kích thước gọn nhẹ, khi hoạt động tiêu tốn ít năng
lượng. Được đặt ở phía đáy tàu hay gần đáy tàu, thường ở những nơi
ít bọt nước tụ tập, tránh ảnh hưởng tiếng ồn từ chân vịt, máy chính
gây ra. Khi lắp xong phải xả bọt khí. Có hai cách lắp đặt màng dao
động thu phát:
- Màng dao động thu phát khi lắp đặt không cần xẻ đáy tàu mà đặt
trong hộp kín, áp dụng cho màng dao động kiểu vòng tròn và máy đo
sâu có thang đo sâu nhỏ hơn 300m (Hmax <300m).
- Màng dao động thu phát tiếp xúc trực tiếp với lớp nước bên ngoài vỏ
tàu bằng cách xẻ lỗ ở phía đáy tàu, loại này áp dụng cho máy đo sâu
có thang đo sâu lớn hơn 300m (Hmax 300m).
c. Hộp kết nối truyền tín hiệu
- Làm nhiệm vụ kết nối giữa máy chỉ báo với màng dao động thu phát
sóng âm, dùng kiểm tra thông mạch đến bộ phận khuếch đại và kiểm
tra thông mạch của bộ dao động thu phát, kiểm tra cách điện của
màng dao động thu phát với vỏ tàu.

CÂU 5:
-Sự phản xạ sóng âm từ đáy biển
+ Khi sóng âm truyền qua nước biển, môi trường nước biển không
đồng chất do sóng âm bị uốn cong và bị phân tán đi các hướng khác
nhau và bị mất năng lượng, nếu độ sâu quá lớn sóng âm sẽ không tới
được đáy biển, nếu độ sâu nhỏ thì sóng âm sẽ được truyền xuống đáy
biển và tại bề mặt đáy biển sẽ xảy ra hiện tượng phản xạ sóng âm là
do triết xuất môi trường đáy biển lớn hơn môi trường nước biển, khi
đó sóng âm sẽ quay trở lại môi trường nước biển. Tuy nhiên năng
lượng phản xạ trở về sẽ bị tiêu hao. Do có hiện tượng phản xạ này nên
người ta thiết kế màng để thu sóng âm phản xạ trở về để thu được
hình ảnh của đáy biển.
+ Nếu chiết suất môi trường nước biển nhỏ hơn rất nhiều so với chiết
suất của môi trường đáy biển thì lúc này xảy ra hiện tượng phản xạ
gương, góc tới bằng góc phản xạ. Hiện tượng này xảy ra với đáy biển
là đá, thường ít gặp.
+ Nếu bề mặt đáy biển gồ ghề lồi lõm khi đó sóng âm gặp đáy biển sẽ
xảy ra hiện tượng phản xạ phân kỳ sóng âm sẽ phản xạ đi nhiều
hướng
Nếu xét về hệ số tiêu hao năng lượng tại đáy biển ẞ₁ theo lý thuyết ta
có:

β1 = θ.ω/C1 = θ. 2πfο/C1
Trong đó:
+ ω là tần số góc và ω = 2πfo;
+ c₁ là tốc độ truyền sóng âm trong đáy biển;
+ θ là hệ số tán xạ theo các hướng

-Sự truyền sóng âm qua màng ngăn mỏng


+ Như ta đã biết khi âm kháng của các môi trường xấp xỉ bằng nhau
(c₁p1 ≈ C2P2 ≈ C3P3), thì sóng âm sẽ truyền thẳng hoặc khúc xạ
sang các môi trường tiếp theo.
+ Ứng dụng này cho phép ta lắp màng dao động thu phát sóng âm mà
không cần phải xẻ đáy tàu.
+ Để thực hiện điều đó, thường người ta đặt màng dao động trong
thùng chứa dung dịch có âm kháng gần bằng âm kháng của nước biển
(chất dầu Kactopbae) hoặc đặt trong kết nước dằn của tàu cũng có âm
kháng tương đương. Tình trạng sẽ tốt hơn nếu như vỏ tàu ở chỗ đặt
thùng chứa màng dao động được làm bằng chất cũng có âm kháng
đúng bằng âm kháng của nước biển (cao su, nhựa eboxit).
+ Năng lượng truyền vào các phần tử nước biển còn phụ thuộc vào
chiều dày của vỏ tàu. Vì âm kháng của chất lỏng nằm hai bên vỏ tàu
có khác nhiều với âm kháng của vỏ tàu.
+ Nếu chiều dày của vỏ tàu d = λ/2 (λ là bước sóng) thì sóng âm phát
ra và truyền qua lớp vỏ tàu là lớn nhất. Nếu lớp vỏ tàu mà càng dày
thì sóng âm bị tổn hao rất lớn khi truyền qua. Khi đó sóng bị tiêu hao
và độ sâu đặt màng dao động trong đáy tàu được tính theo công thức
sau:
S = (2n + 1) λ/2

Trong đó: n là hệ số (n = 1, 2,...) tùy theo nhà thiết kế lựa chọn


+ Cách lắp đặt màng thu phát sóng âm trong vỏ tàu sẽ làm tổn hao
năng lượng rất lớn vì sóng âm phải xuyên qua đáy tàu do vậy công
suất bức xạ vào nước là rất nhỏ, độ sâu đo được không quá 300m. Khi
tàu chuyển động thì màng dao động bị rung rất mạnh, nhưng có ưu
điểm là thay thế màng dao động dễ dàng, tàu không cần phải lên đà.
Câu 7*. Vẽ sơ đồ các khối nguyên lý hoạt động của máy đo sâu hàng
hải? Hãy trình bày nguyên lý hoạt động theo sơ đồ khối?
Nguyên lý hoạt động của máy đo sâu hàng hải theo sơ đồ khối :
- Trung tâm điều khiển: Điều khiển và thực hiện quá trình xử lý tín
hiệu từ máy thu đưa về, tính toán các số liệu, điều khiển sự hoạt động
thống nhất giữa máy phát, máy thu, máy chỉ báo.
- Máy phát: Thường được đặt cùng với khối chỉ báo trên buồng lái
hoặc một số hãng sản xuất máy phát được đặt ở một hộp riêng, có
nhiệm vụ tạo ra xung điện áp cao để đưa xuống màng dao động thu
phát. Nếu máy phát có công suất lớn sẽ được đặt trong một hộp riêng.
- Máy chỉ báo là nơi hiển thị độ sâu đo được dưới dạng số, dạng băng
giấy tự ghi. Ngoài ra trên máy chỉ báo người ta còn thiết kế các núm,
nút dùng để thao tác, điều chỉnh các chức năng của máy đo sâu... đồng
thời còn kết nối tín hiệu với các thiết bị như VDR, ECDIS...
Màng dao động thu phát sóng âm: Là màng dao động từ hoặc dao
động thạch anh có nhiệm vụ biến tín hiệu điện từ máy phát thành dao
động cơ học, tạo ra xung siêu âm phát vào môi trường xuống đáy biển
và thu tín hiệu xung siêu âm phản xạ trở về từ đáy biển để biến đổi
thành tín hiệu điện sau đó đưa tới bộ khuếch đại máy thu.
Bộ khuếch đại máy thu: Có nhiệm vụ khuếch đại tín hiệu nhận được
từ màng dao động thu phát để đưa tới trung tâm điều khiển.
Đối với máy đo sâu có màng thu phát kép, thì bộ chuyển mạch sẽ làm
nhiệm vụ ngắt tín hiệu thu khi phát tín hiệu và ngừng phát khi thu tín
hiệu phản xạ trở về để đảm bảo công suất thu và phát tín hiệu.
Câu 8*. Trình bày các khối cơ bản của máy đo sâu hàng hải sử dụng
bút ghi di động trên băng giấy tự ghi?

Sơ đồ nguyên lý hoạt động máy đo sâu bằng bút ghi đi động


-Nguyên lý hoạt động máy đo sâu bằng bút ghi đi động:
Khi cho máy đo sâu hoạt động, thì động cơ được cấp điện sau khi qua
hộp giảm tốc thì động cơ này làm quay các mấu cam phát và bút tự
ghi được gắn trên dây cuaroa và băng giấy được dịch chuyển theo
hướng vuông góc với sự dịch chuyển của kim ghi.
Tại thời điểm phát khi mấu cam phát đi qua bộ tạo xung khởi động
làm đóng mạch, đồng thời kim ghi nằm ở vị trí 0 (m) của thang đo độ
sâu. Máy phát được đóng mạch, nguồn điện cao áp phóng qua màng
dao động phát, xung điện này làm cho màng dao động phát phát sóng
siêu âm xuyên thẳng vào nước, gặp đáy biển phản xạ trở về qua màng
dao động thu sóng siêu âm, sóng siêu âm được biến thành dao động
điện áp, qua bộ khuếch đại điện áp này được đưa đến kim ghi phóng
qua băng giấy để lại vệt đen. Khoảng thời gian phát, thu sóng siêu âm
đúng bằng khoảng thời gian kim chạy trên băng giấy được một đoạn
nào đó chính là độ sâu.
Thật vậy nếu gọi thời gian phát, thu sóng g siêu âm là t, ta có t₁ =
2h/c. Nếu gọi t2 là khoảng thời gian kim hành trình trên băng giấy thì
ta có: t2 = L/Vk
Trong đó:
+L là quãng đường kim ghi di chuyển trên băng giấy;
+ Vk là vận tốc di chuyển của kim ghi. Theo nguyên lý đo sâu thì t₁ =
t2, khi đó: L/Vk=2h/C=> h=C.L/2Vk (*)
Với một thang đo sâu không đổi, vận tốc kim ghi Vk là một hằng số,
C không thay đổi
đặt k = C/2.Vk được gọi là hệ số tỉ lệ độ sâu.
Thay k = C/2.Vk vào công thức(*) ta tính được: h = L.k
Khi ta thay đổi thang đo sâu thì Vk thay đổi dẫn tới k cũng thay đổi
theo. Về nguyên tắc khi ta đặt thang đo sâu nhỏ thì Vk tăng, do đó k
giảm và ngược lại. Nhìn vào công thức (h=L.k) ta thấy muốn đo sâu
dưới đáy biển ta chỉ cần đo quãng đường di chuyển của kim ghi trên
băng giấy
Câu 9*. Kể tên các thông số cơ bản của máy đo sâu hàng hải? Trình
bày thông số chiều dài xung phát và dải lọt của máy thu?
Kể tên các thông số cơ bản của máy đo sâu hàng hải là :

- Chiều dài của xung phát Tx và dải lọt máy thu (🔺f)

- Dải lọt máy thu (🔺f)

- Chu kì lặp xung Tx


- Tần số lặp xung (Fx)
- Hệ số định hướng của màng thu phát
- Công suất máy phát (Px)
- Độ nhạy của máy thu
- Độ sâu tối thiểu (Hmin)
- Cách lựa chọn tần số phát sóng âm.
- Tốc độ băng giấy hay tốc độ màn hình hiển thị độ sâu.
*Trình bày thông số chiều dài xung phát và dải lọt của máy thu
là:

- Chiều dài xung phát (Tx) và dải lọt máy thu (🔺f)

Tx là khoảng thời gian tồn tại của một xung được phát ra khỏi máy
phát và được tính theo công thức: Tx=n.T=n/f0
Trong đó: n là hệ số chu kỳ;
T là chu kỳ (đơn vị là giây):
fo là tần số sóng âm được phát ra (đơn vị là Hz)
Chiều dài của xung càng lớn, công suất phát xung càng cao (Px =
Ptx),độ sâu đo được càng lớn.

- Dài lọt máy thu (🔺f): Là khoảng tần số ở lối vào của máy thu cho
phép những sóng phần xợ từ mỗi trường về có tần số nằm trong dãi
lọt đề hiền thị hình ảnh và cho kết quả đo sâu. Khi chọn dái lọt của

máy thu (🔺f) nhỏ thì tín hiệu phần xa về máy thu ít bị nhiễu tạp ẩm,
đồng thời hạn chế được sự giao thoa của các sống âm giữa các máy đo
sâu với nhau khi hoạt động trong cùng một khu vực.
Câu 10*. Kể tên các thông s cơ bản của máy đo sâu hàng hải? Tr nh
bày thông s chu kỳ lặp xung (Tx) và Hệ s định hướng của màng thu
phát?
Các thông số cơ bản của máy đo sâu hàng hải là:
-Chiều dài xung phát (Tx) và dải lọt máy thu ( 󠄣Δf)
-Chu kỳ lặp xung Tx
-Tần số lặp trung (Fx)
-Hệ số định hướng của màng thu phát
-Công suất của máy phát(Px)
-Độ nhạy của máy thu
-Độ sâu tối thiểu (Hmin)
-Cách lựa chọn tần số phát sóng âm
-Tốc độ băng giấy hay tốc độ màn hình hiển thị độ sâu
*Thông số chu kỳ lặp xung (Tx):
Là khoảng thời gian lặp lại khi phát xung tiếp theo (hoặc ta có thể
hiểu là thời gian để hoàn thành phát xong một xung đến lúc bắt đầu
phát xung tiếp theo)
Tx=2H/Co (giây)
Trong đó: H là thang độ sâu thiết kế;
Co là vận tốc truyền trong môi trường nước biến hay còn gọi là vận
tốc sóng âm (Co=1500m/s).
Như vậy chu kỳ lặp xung hoàn toàn phụ thuộc vào thang đo sâu thiết
kế, thang đo sâu thiết kế tỷ lệ thuận với chu kỳ lặp xung.
*Hệ số định hướng của màng thu phát: Hệ số định hướng của màng
thu, phát sóng âm: Là khả năng phát tập trung năng lượng theo một
chùm búp phát với các góc mở rất hẹp. Với cùng một công suất phát,
nếu hệ số định hướng tốt thì quãng đường của sóng siêu âm là lớn.
Năng lượng do màng phát phát ra được tập trung vào búp chính
khoảng 95%
Công thức tính hệ số dịnh hướng:Ga= 4пS/K1K2 人^2
(1)
Trong đồ: k1, k2 là hệ số phụ thuộc vào hình dáng của màng thu phát;
S là diện tích hiệu dụng của màng phát.
Từ công thức (1) nếu muốn tăng hệ số dịnh hướng ta có 2 phương
pháp như sau:
+ Phương pháp 1: Là tăng diện tích S, phương pháp này làm cho
màng phát cồng kềnh mà lợi ích không nhiều, do đó ít được ứng dụng.
+ Phương pháp 2: Là giảm bước sóng 2 (tăng tần số sóng siêu âm),
phương pháp này dễ thực hiện. Tuy nhiên nếu xét tổn hao năng lượng
sóng âm trong môi trường truyền sóng thì nếu sử dụng tần số sóng âm
càng cao thì tổn hao càng lớn và số lượng búp sóng phụ tăng lên làm
nhiễu cho máy thu. Do vậy, trong thiết kế máy đo sâu người ta thường
sử dụng 2 mức tần số là 50Khz và 200Khz.
Câu 11:Kể tên các thông số cơ bản của máy đo sâu hàng hải? Trình
bày thông số công xuất của máy phát, độ nhạy của máy thu và độ sâu
tối thiểu của máy đo sâu?
Các thông số cơ bản của máy đo sâu hàng hải là:
-Chiều dài xung phát (Tx) và dải lọt máy thu ( 󠄣Δf)
-Chu kỳ lặp xung Tx
-Tần số lặp trung (Fx)
-Hệ số định hướng của màng thu phát
-Công suất của máy phát(Px)
-Độ nhạy của máy thu
-Độ sâu tối thiểu (Hmin)
-Cách lựa chọn tần số phát sóng âm
*Thông số công xuất của máy phát(Px):
Công suất của máy phát (Px): Là năng lượng của một xung phát trong
một chu kỳ hoặc năng lượng của tất cả xung phát ra trong một chu kỳ
phát xung.
Tx

Px = P. Tx = Ptb. Tx = ∫ Pdt
0

Trong đó: P là công suất tức thời trong một dơn vị thời gian;
Tx là chiều rộng của xung;
Ptb là công suất phát xung trung bình trong một chu kỳ;
Tx là chu kỳ phát xung.
Như vậy, chiều dài xung phát càng lớn thì công suất càng lớn và
ngược lại. Hiện nay, công suất phát xung của máy đo sâu thường từ
50÷300W (tùy thuộc vào mục dích sử dụng của máy do sâu mà người
ta thiết kế các mức công suất phù hợp).
*Độ nhạy của máy thu: Là công suất (năng lượng) nhỏ nhất ở nối vào
của máy thu mà tín hiệu phản xạ trở về ứng với công suất đó máy đo
sâu còn có khả năng tạo được hình ảnh đáy biển. Độ nhạy máy thu
càng cao thì giá trị công suất nối vào càng nhỏ, kết quả đo sâu càng rõ
nét.
Câu 12: Trình bày nguyên lý hoạt động của màng thu phát sóng âm sử
dụng nguyên lý co giãn từ?
Nguyên lý của màng co giãn từ
- Nguyên lý co giãn từ thuận: +Lấy một thanh kim loại có nhiễm từ
tính (Sắt, Niken, Coban hoặc hợp chất của chúng). Ta quấn vào xung
quanh lỗi kim loại có nhiễm từ một số vòng dâysau đó cho dòng điện
xoay chiều hoặc xung điện chạy qua, lúc đó thanh kim loại nhiễm từ
và co giãn một đoạn là Δl
+Điều này được giải thích khi xuất hiện từ trường ngoài: Do nguồn
điện xoay chiều chạy trong dây dẫn quấn quanh lõi kim loại nên tạo ra
từ trường ngoài, từ trường ngoài có chiều trùng với chiều từ trường
của lõi kim loại thì thanh kim loại bị kéo dài, nếu ngược thì thanh kim
loại bị co lại. Sự co giãn liên tục của thanh kim loại tác động vào môi
trường xung quanh đã tạo ra sóng âm.
Ứng dụng thí nghiệm này đề chế tạo ra màng dao động phát sóng siêu
âm.
- Nguyên lý co giãn từ nghịch
+Người ta đặt một thanh kim loại có nhiễm từ (thanh Niken hoặc
Coban)vào trong lòng cuộn dây , sau đó dùng lực cơ học tác động kéo
nén thanh kim loại thì thấy trong cuộn dây xuất hiện một suất điện
động cảm ứng xoay chiều, người ta đặt vào đó 1 vôn kế để đo suất
điện động đó. Suất điện động này phụ thuộc vào tần số kéo nón của
lực F. Khi kéo nén như vậy thì xuất hiện sóng siêu âm, tần số của
sóng siêu âm phụ thuộc vào tần số kéo nén của lực F và sự co giãn
của thanh kim loại.
Ứng dụng nguyên lý này để chế tạo ra màng thu sóng siêu âm
Câu 13. Trình bày nguyên lý hoạt động của màng thu phát sóng âm sử
dụng nguyên lý hiệu ứng điện áp?
- Nguyên lý hiệu ứng điện áp thuận
Khi ta lấy một vài tinh thể như thạch anh, muối khoáng đặt trong một
môi trường điện áp biến thiên thì người ta thấy tinh thể này co giản
liên tục theo quy luật biến thiên của nguồn điện. Bây giờ ta đặt tinh
thể thạch anh vào hai bản cực của tụ điện và đưa dòng điện xoay
chiều qua hai bản cực nay.Ta thấy mặt ngoài của tinh thể thạch anh
sát hai bản cực của tụ điện xuất hiện điện tích trái dầu với hai bản cực
của tụ điện, chu kỳ xuất hiện trái dấuphụ thuộc vào tần số của nguồn
điện xoay chiều. Dưới tác dụng của điện trường thạch anh và điện
trường ngoài làm cho tinh thể thạch anh bị co giản liên tiếp phát ra
sóng siêu âm.Ứng dụng hiện tượng này người ta chế tạo ra màng phát
sống siêu âm.
- Nguyên lý hiệu ứng điện áp nghịch
Người ta đặt một tinh thể thạch anh giữa hai bản cực của tụ điện ,
dùng lực cơ học (F) để kéo nén tinh thể thạch anh thì thấy mặt ngoài
tinh thể thạch anh xuất hiện một điện áp trái dầu phụ thuộc vào tần số
kéo nén của lực F.Người ta chứng minh được rằng, điện áp ra có tần
số luôn luôn ti lệ với tần suất của lực kéo nén. Hiện tượng này được
giải thích khi có lực kéo nén thì điện trường trong bản cực luôn xuất
hiện ngược dầu với hướng kéo nén, cho nên bề ngoài của nó tích điện
trái dấu, sự xuất hiện điện tích trái dấu tạo ra dòng điện xoay chiều.
Ứng dụng nguyên lý này để chế tạo màng thu sóng siêu âm.

You might also like