một số yếu tố ảnh hưởng tới hô hấp

You might also like

Download as rtf, pdf, or txt
Download as rtf, pdf, or txt
You are on page 1of 2

TT MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÔ HẤP

1. TN1: Quan sát sự thay đổi hô hấp trên thỏ thí nghiệm khi cho ngửi NH3 đậm đặc, tiêm
tĩnh mạch NaHCO3 và acid lactic
• thí nghiệm cho thỏ ngửi NH3 đậm đặc:
• lần 1: thỏ ngừng thở ngắn, sau đó tăng thông khí (tăng cả tần số và biên độ hô hấp)
• lần 2 (nhỏ dicain vào niêm mạc mũi thỏ): thỏ không phản ứng giống lần 1, không có
hiện tượng ngừng thở, hô hấp không thay đổi tần số và biên độ.
⁃ giải thích
• lần 1:
+ hiện tượng ngừng thở là do cơ chế thần kinh theo cung phản xạ; thỏ nhận biết được mùi
amoniac (gây khó chịu) qua niêm mạc mũi -> truyền về vỏ não -> ức chế trung tâm hô hấp ->
ngừng thở
+ sau ngừng thở, trong máu O2 giảm; CO2 máu tăng -> kích thích trung tâm hô hấp gây tăng
thông khí.
• lần 2: Dicain có tác dụng gây tê niêm mạc, làm thỏ không nhận biết được mùi, cắt đứt
khâu nhận cảm của cung phản xạ -> không gây ra được cung phản xạ, không có hiện tượng
ngừng thở
• thí nghiệm tiêm dd acid lactic
• hô hấp tăng cả tần số và biên độ
• huyết áp tăng
⁃ giải thích:
+ tiêm acid lactic gây hiện tượng nhiễm acid cố định, các hệ đệm trong cơ thể sẽ phản ứng
bằng cách dùng muối kiềm để trung hoà, đặc biệt là hệ đệm đại diện bicarbonat:
ch3chohcooh + nahco3 -> ch3chohcoona + h2co3
h2co3 -> h2o + co2
+ nồng độ co2 trong máu tăng -> tác động lên bộ phận nhận cảm (bản thân ion H+ cũng tác
động lên bộ phận nhận cảm) gây tăng thông khí
+ tuần hoàn tăng -> tăng đưa co2 về phỏi để thải ra ngoài -> huyết áp tăng
• tiêm Nahco3
• thở chậm và nông
⁃ giải thích
+ nahco3 vào trong cơ thể -> tăng dự trữ kiềm trong thận: Na+ tăng đưa vào trong dịch kẽ.
H+ tăng bài tiết vào ống thận để bù lượng điện tích. Lúc này H+ giảm. Mà nồng độ CO2 luôn
song hành với nồng độ H+ => nồng độ H+ giảm kéo theo nồng độ CO2 giảm -> ức chế trung
tâm hô hấp -> giảm thở -> thở nông và chậm
2. Mô tả được 3 giai đoạn của ngạt trên thỏ thực nghiệm
⁃ gđ1: thở sâu và nhanh tăng nhịp tim, tăng huyết áp
⁃ gđ2: thở chậm lại, có khi ngừng thở, cuối có co giật. Mở kẹp thở yếu dần phải hỗ trợ hô
hấp mới bình phục
⁃ gđ3: ngáp cá rồi chết. mở kẹp thỏ không phục hồi kém, có thể không phục hồi
• giải thích
• gđ1 (giai đoạn kích thích): trung tâm hô hấp bị kích thích do tăng nồng độ CO2 và giảm
nồng độ O2 -> thở sâu và nhanh, tăng nhịp tim, tăng huyết áp
• gđ2 (gđ ức chế): nồng độ Co2 tiếp tục tăng lên nhiều, o2 giảm nhiều -> ức chế trung
tâm hô hấp => thở chậm lại, có khi ngừng thơ
• gđ3 (gđ suy sụp): trung tâm hô hấp bị tê liệt, tổn thương khó khôi phục do ngộ độc các
chất sản phẩm của con đường chuyển hoá yếm khí như pyruvic, lactic -> hiện tượng thở ngáp
cá và chết
3. mô tả và giải thích hiện tượng xảy ra trên chuột trong mô hình lên cao thực nghiệm
• khi giảm dần áp suất không khí trong bình (tương đương với áp suất không khí ở các độ
cao tăng dần)
⁃ hô hấp: ban đầu nhịp thở tăng nhưng sau đó giảm dần rồi ngừng thở
⁃ hành vi: lúc đầu chuột tìm cách để thoát ra ngoài, sau đó nằm yên để thở, cuối cùng là
chết
⁃ chuột 1 (tiêm cafein): có nhịp thở cao nhất trong 3 chuột, chết ở độ cao thấp nhất (khả
năng cầm cự kém nhất)
⁃ chuột 2 (tiêm urethan): có nhịp thở thấp nhất trong 3 chuột, chết ở độ cao cao nhất (khả
năng cầm cự tốt nhất)
⁃ chuột 3 (không tiêm): ở mức trung gian giữa chuột 1 và chuột 2
• giải thích
⁃ thay đổi hô hấp theo độ cao:
+ khi lên cao, tỷ lệ % các khí trong không khí không đổi nhưng áp suất giảm; phân áp của
mỗi chất khí cũng giảm đi tương ứng: O2 và CO2 đều giảm
+ ban đầu phân áp o2 giảm, không đủ tạo ra hiệu số khuếch tán cần thiết để đưa O2 vào máu
phù hợp với nhu cầu, sẽ kích thích trung tâm hô hấp, làm chuột thở nhanh
+ việc tăng thông khí làm tăng đào thải CO2, cùng với phân áp Co2 trong không khí giảm
nên CO2 máu giảm nhanh, mất nguồn CO2 kích thích trung tâm hô hấp. Chuột chuyển sang
thở chậm và dần đi vào hôn mê do não thiếu nuôi dưỡng rồi chết
⁃ khả năng cầm cự của các chuột khác nhau do: ở chuột tiêm cafein (có tác dụng gây
hưng phấn thần kinh), có hiện tượng tăng chuyển hoá trong cơ thể -> nhu cầu O2 tăng, chuột
sẽ càn nhanh thiếu O2. Ở chuột tiêm urethan (gây ức chế thần kinh) thì ngược lại => khi đưa
lên cao thì chuột cafein chết trước, đến chuột không tiêm, chuột tiêm uerthan chết sau cùng

You might also like