Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 12

TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO

HỌC VIỆN TÒA ÁN


--------™™&™™--------

BÀI TẬP NHÓM 8


MÔN: LUẬT HIẾN PHÁP
Đề tài : HỢP PHÁP HÓA MUA BÁN NỘI TẠNG CƠ THỂ NGƯỜI ( Phản đối )

Giảng viên hướng dẫn : ThS. Ngô Thị Mai

ThS. Nguyễn Thị Hồng Thúy

Lớp : DK8

Nhóm thực hiện : 08

Năm học : 2023 - 2024

Hà Nội, 4/2024
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN LÀM VIỆC NHÓM

A. Thông tin và kết quả tham gia làm bài tập nhóm

Nhóm:
Tổng số sinh viên của nhóm:
Tên đề tài: Phản đối vấn đề mua bán nội tạng cơ thể người ở Việt Nam hiện nay

Môn học: Luật Hiến pháp

Kết quả tham gia của từng sinh viên trong việc thực hiện bài tập nhóm như sau:
1.Phân công công việc
STT Họ và tên Mã sinh Nhiệm vụ Mức độ
viên hoàn
thành
1 Nguyễn Văn Quân 080101296 Phân công công việc, A
soạn thảo luận văn,
( nhóm trưởng)
tổng hợp nội dung và
chỉnh sửa nội dung.
Chỉnh, cắt ghép video.

2 Tô Nữ Thảo Vy 080101290 Phần thực tiễn nghiên A


cứu, các số liệu liên
quan đến phần cơ sở
thực tễn nghiên cứu,
tham gia chỉnh sửa nội
dung.

3 Tống Khả Vy 080101291 Trình bày cơ sở thực A


tiễn, lấy ví dụ liên
quan đến luận điểm và
tham gia vào việc
trình chiếu powerpoint

4 Huỳnh Thị Yến 080101292 Thuyết trình đề tài, A


tham gia chỉnh sửa nội
dung, trình bày bản
word và trình chiếu
powerpoint.

5 Vi Thái Nhật 080101293 Xây dựng power A


Hoàng point, tham gia đóng
góp ý kiến với nhóm

6 Lò Văn Khải 080101294 Cơ sở thực tiễn, phân A


tích luận điểm và
tham gia đóng góp
xây dựng đề tài

7 Nguyễn Ngọc 080101295 Các khái niệm liên A


Thanh Phong quan đến đề tài, thm
gia đóng góp ý kiến
xây dựng đề tài

8 Bùi Quốc Thắng 080101297 Trình bày word, phản A


biện, tham gia chỉnh
Ký tên nhóm trưởng

2.Đánh giá của giảng viên

STT MSV Họ và tên Đánh giá của giảng viên


Điểm Đánh giá chung
1 080101296 Nguyễn Văn Quân
(nhóm trưởng)
2 080101290 Tô Nữ Thảo Vy
3 080101291 Tống Khả Vy
4 080101292 Huỳnh Thị Yến
5 080101293 Vi Thái Nhật Hoàng
6 080101294 Lò Văn Khải
7 080101295 Nguyễn Ngọc
Thanh Phong
8 080101297 Bùi Quốc Thắng
9 060101179 Lại Vũ Minh
10 070101285 Đoàn Minh Tuấn

Hà Nội, ngày 02 tháng 05 năm 2024

Giảng viên hướng dẫn Giảng viên hướng dẫn

ThS. Ngô Thị Mai ThS. Nguyễn Thị Hồng Thúy


I: Mở đầu :
1: Đặt vấn đề :
Hiện này, tình hình tội phạm nói chung và tôi phạm mua bán nội tạng người trở
thành một vấn nạn, mang tính thời sự nóng bỏng và gây bức xúc trong toàn xã
hội. Hiện nay, nhu cầu ghép tạng ở nước ta hiện nay là rất lớn, nhưng do nguồn
cung hợp pháp (người thân cho tạng hoặc chờ có người hiến tặng) lại quá nhỏ,
nên các “đường dây” buôn bán thận nói riêng và nội tạng nói chung đã hình
thành và tồn tại. Theo số liệu thống kê của Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc
gia, tính đến16/10/2020, cả nước đã thực hiện được 5.225 ca ghép tạng, trong đó
có 5225 ca ghép nội tạng, 2 ca ghép chi thể. Về công tác vận động hiến tạng,
tính đến ngày 31-12-2020, đã lên đến 40.257 trường hợp đăng ký hiến tạng sau
khi chết, chết não. Tuy nhiên thì những số liệu trên vẫn chưa thể đáp ứng được
con số ước tính khoảng 10.000 ca chờ ghép thận, hàng ngàn ca chờ ghép gan…
đang tăng lên không ngừng ở nước ta. Nguyên nhân chính không xuất phát từ
việc hạn chế vềvấn đề y tế, kỹ thuật mà là do thiếu hụt đi nguồn cung cấp mô,
tạng hiến. Xoay quanh vấn đề này đã có rất nhiều ý kiến trái chiều được đưa ra,
tuy nhiên chúng ta nên phản đối việc hợp pháp hóa mua, bán bộ phận cơ thể
người. Và để khẳng định quan điểm này là đúng và cần thiết, sau đây chúng em
xin phép được đưa ra những lập luận sau

II. Nội dung

1. Một số vấn đề lý luận liên quan đến đề tài

1.1. Các khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài


Quyền con người cơ bản:
Quyền con người cơ bản bao gồm những quyền không thể thiếu cho một cuộc sống tử
tế và công bằng. Những quyền này được công nhận trên phạm vi toàn cầu và bao gồm
quyền được sống, quyền không bị tra tấn hay đối xử một cách phi nhân đạo và hạ
nhục. Những quyền này được bảo vệ thông qua các điều ước quốc tế như Công ước
Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị

Vấn đề đạo đức và xã hội:


Đạo đức xã hội đề cập đến những chuẩn mực và giá trị mà xã hội thừa nhận và theo
đuổi. Hợp pháp hóa buôn bán nội tạng đặt ra các câu hỏi sâu sắc về việc liệu xã hội có
nên chấp nhận việc cá nhân bán bộ phận cơ thể mình để lấy tiền không. Những thách
thức đạo đức này bao gồm nguy cơ phát triển một thị trường đen cho nội tạng và việc
ảnh hưởng đến niềm tin của công chúng vào hệ thống y tế

Mua bán nội tạng:


Mua bán nội tạng là việc thực hiện các giao dịch mua hoặc bán các nội tạng của con
người, thường với mục đích lợi nhuận tài chính. Quá trình này thường không được
kiểm soát hoặc quản lý bởi các cơ quan chức năng y tế, và do đó, nó gặp phải nhiều
vấn đề về đạo đức và pháp lý. Những hành động này không chỉ ảnh hưởng tiêu cực
đến sức khỏe và an toàn của người hiến tặng, mà còn làm suy yếu niềm tin vào hệ
thống chăm sóc sức khỏe công bằng và hiệu quả

1.2. Nội dung luận điểm và cơ sở pháp lý, cơ sở thực tiễn liên quan đến đề tài

Luận điểm 1: Nội tạng không phải là hàng hóa, tiền không thể nào định giá các
bộ phận cơ thể người.
1) Cơ sở pháp lý
Theo khoản 3 điều 4 Luật Hiến pháp, lấy ghép mô, bộ phận cơ thể người và
hiến lấy xác 2006 quy định nguyên tắc trong việc hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể
người và hiến lấy xác “ không nhằm mục đích thương mại”
Theo khoản 3, khoản 4, khoản 8 điều 11 Luật lấy ghép mô, bộ phận cơ thể
người và hiến xác lấy xác 2006 quy định các hành vi bị cấm là “ Mua, bán mô, bộ
phận cơ thể người; mua, bán xác”, “ Lấy ghép, sử dụng, lưu giữ mô, bộ phận cơ thể
người vì mục đích thương mại”, “ Quảng cáo, môi giới việc hiến, nhận bộ phận cơ thể
người vì mục đích thương mại”

2) Phân tích lập luận


Mục đích thương mại là hành vi mua, bán mô, bộ phận cơ thể người, biến bổ
phận cơ thể người trở thành hàng hóa. Thực tế, nhu cầu lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể
người và hiến, lấy xác là rất lớn. Nếu coi bộ phận cơ thể người là hàng hóa để mua
bán, trao đổi thì quyền tự do của con người được quy định trong “ Quyền con người,
và quyền của công dân trong Hiến pháp năm 2013” sẽ bị xâm phạm. Hơn hết điều này
còn gây ra nhiều hành vi lấy mô, bộ phận cơ thể người trái phép, làm rối loạn trật tự xã
hội.
Trong khuôn khổ Tổ chức Y tế thế giới ( WHO) đã thông qua Nghị quyết về
việc phát triển các hoạt động cấy ghép năm 2004. Tổ chức UNNNESCO đã thành lập
một cơ quan trực tiếp liên quan đến lĩnh vực này là Ủy ban quốc tế về Đạo đức y sinh.
Cơ quan này cũng đã công bố Tuyên bố toàn cầu về đạo đức sinh học và quyền con
người. Trong đó đã đưa ra những nguyên tắc chung nhằm bảo vệ quyền con người và
được thừa nhận rộng rãi như nguyên tắc không được thương mại hóa bộ phận cơ thể
người, mô, máu, tế bào; nguyên tắc bảo vệ người chưa thành niên và những người
được pháp luật bảo hộ; phải có sự đồng ý của đương sự về việc hiến.
Qua các Công ước quốc tế và khu vực có thể thấy hiến, ghép mô, bộ phận cơ
thể có vai trò đặc biệt quan trọng và được coi là quyền con người và đảm bảo cho hoạt
động này được diễn ra hiệu quả, quốc tế đã có những quy định mang tính nguyên tắc
về vấn đề này làm tiêu chuẩn và là nguồn quan trọng cho các quốc gia trong quá trình
nghiên cứu xây dựng pháp luật nước mình về hiến mô, bộ phận cơ thể người.
Ở Việt Nam, theo tiến sĩ Dương Thị Ngọc Thu , Trưởng Đơn vị Điều phối ghép
các bộ phận cơ thể người Bệnh viện Chợ Rẫy chia sẻ thì: “Trên thế giới chưa có báo
cáo nào thành công với giải pháp thương mại ghép tạng. Không nên chỉ nghĩ đến số
lượng ca ghép được hay số loại tạng có thể thực hiện mà hãy nghĩ đến làm thế nào để
an toàn cho cả người hiến và người nhận, bảo đảm y đức, đạo đức xã hội và không vi
phạm pháp luật.”
Mặc dù bộ phận cơ thể người có tính giá trị và giá trị sử dụng nhưng nó không
phải là cái con người có thể tạo ra trong quá trình sản xuất mà nó là tạo hóa ban tặng
cho mỗi người và nó tạo thành sự thống nhất của cơ thể con người để con người có thể
tồn tại và phát triển bình thường, nó gắn liền với quyền nhân thân của mỗi người do đó
nó không được coi là hàng hóa, như vậy nó đương nhiên là không được phép trao đổi
mua bán trên thị trường vì mục đích thương mại.

3) Cơ sở thực tiễn
Trong thực tế hiện nay, những người bệnh cần ghép gan, thận… là rất nhiều.
Tuy nhiên, để đợi được người hiến, tặng nội tạng hợp pháp và phù hợp là vô cùng khó
khăn và lâu dài. Chính vì vậy đa phần là vì “lợi nhuận kếch xù” mà nhiều người đã tìm
cách “lách luật” biến việc hiến, tặng nội tạng thành việc mua bán sinh lời.. Ở tại các
bệnh viện lớn ở Hà Nội, ta có thể bắt gặp rất nhiều cò, mồi về việc mua bán nội tạng.
Có cả một đường dây ngầm của người cung cấp và người có nhu cầu về vấn đề này.Và
về giá cả thì tiền không thể nào định giá được các bộ phận của cơ thể người. Nếu tại
Mỹ giá một quả thận trung bình 45.000 USD, thì tại Trung Quốc chưa đến 20.000
USD. Ngoài ra, giá cả cho những ca ghép đã tính chi phí lưu trú, nghỉ dưỡng chỉ bằng
50% so với chi phí phẫu thuật tương tự ở Mỹ.

Luận điểm 2: Hợp pháp hóa mua bán nội tạng cơ thể người là đi ngược lại quyền
con người

1) Cơ sở pháp lí
Theo điều 19 luật Hiến pháp năm 2013 quy định: “ Mọi người có quyền sống.
Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ, không ai bị tước đoạt tính mạng trái
phép.”
Theo khoản 1 điều 20 luật Hiến pháp năm 2013 quy định: “ Mọi người có
quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và
nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, nhục hình hay bất kì hình thức đối xử nào khác
xâm phạm danh dự nhân phẩm.”
Theo khoản 2 điều 38 luật Hiến pháp năm 2013 quy định: “ Nghiêm cấm ác
hành vi đe dọa cuộc sống, sức khỏe của người khác và của cộng đồng.”

2) Phân tích lập luận


Mua bán trái phép các bộ phận cơ thể người là việc làm không chỉ trái Pháp
luật mà còn trái đạo đức con người, đạo đức xã hội bởi Luật đã quy định mọi người
được bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe. Pháp luật
nghiêm cấm các hành vi đe dọa cuộc sống, sức khỏe của người khác và cộng đồng.
Những hành vi bắt cóc giết người để lấy mô, tạng diễn ra với tốc độ nhanh chóng mặt
trong thời gian gần đây đã cướp đi sinh mạng của rất nhiều người vô tội. Cơ thể người
bị xâm phạm một cách dã man để lại những nỗi đau to lớn.
Khi hợp pháp hóa việc, mua bán bộ phận cơ thể người dẫn đến tình trạng sức
khỏe của người bán không được đảm bảo. Đối với những người bán bộ phận cơ thể, họ
nhận được một khoản tiền lớn ngay sau khi thực hiện phẫu thuật. Tuy nhiên, sau đó họ
phải tự lo cho chính bản thân mình. Từ đó gây ra rất nhiều vấn đề nghiêm trọng đặc
biệt là về sức khỏe, họ có thể phải trả cái giá đắt thậm chí là thương tật vĩnh viễn, mất
đi khả năng lao động của mình chỉ vì trót bán đi một phần cơ thể của mình.

3) Cơ sở thực tiễn
Cơ sở thực tiễn: Các nghiên cứu về ghép thận tại Iran cho thấy gần 80% người
cho sống là người không cùng huyết thống, đa phần là người nghèo trong xã hội. Tỉ lệ
biến chứng và tử vong sau mổ cao hơn các nước khác trên thế giới. Người cho nhận
được số tiền ít hơn đã hứa trong quá trình thương lượng ban đầu. Thay vì cải thiện thì
thu nhập của gia đình giảm khoảng 1/3 sau khi bán thận, tiếp tục nợ nần nhiều hơn.
Trên 95% người bán thừa nhận bán thận không phải là mong muốn của họ và khuyên
người dự tính không nên làm vậy.

Luận điểm 3: Hợp pháp hóa mua bán nội tạng cơ thể người không chỉ trực tiếp
tác động đến sức khỏe, tính mạng con người mà còn kéo theo nhiều hệ lụy

1) Cơ sở pháp lí
Theo khoản 1 điều 20 Luật Hiến pháp năm 2013 quy định “ Mọi người có
quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và
nhân phẩm, không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kì hình thức đối xử
nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xâm phạm danh dự, nhân phẩm.”
Theo khoản 1, khoản 3 điều 33 Bộ luật dân sự 2015 quy định quyền sống,
quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể “ Cá nhân có quyền
sống, quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, thân thể, quyền được pháp luật bảo hộ
về sức khỏe. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật”, “Việc gây mê, mổ, cắt bỏ, cấy
ghép mô, bộ phận cơ thể người; thực hiện kỹ thuật, phương pháp khám, chữa bệnh
mới trên cơ thể người; thử nghiệm y học, dược học, khoa học hay bất cứ hình thức thử
nghiệm nào khác trên cơ thể người phải được sự đồng ý của người đó và phải được tổ
chức có thẩm quyền thực hiện.”

3) Phân tích lập luận


Mua bán nội tạng, bộ phận cơ thể người là một hoạt động vi phạm pháp luật
với nhiều rủi ro và hậu quả pháp lý nghiêm trọng. Phía sau những cuộc mua bán ấy là
nỗi đua, là nước mắt muộn màng của những phận người trót bán đi một phần sự sống
của chính mình; rất nhiều người lâm vào cảnh “sống không bằng chết”, nợ vẫn chồng
nợ, sức khỏe suy kiệt.
Những rủi ro và hậu quả mà người tham gia bán nội tạng có thể đối mặt là quá
lớn nhất là rủi ro về sức khỏe và những hệ lụy khác kéo theo:

2.1 Rủi ro sức khỏe: Quá trình phẩu thuật để lấy nội tạng có thể gây ra nhiều biến
chứng và nguy hiểm cho người bán nội tạng. Điều này có thể dẫn đến tử vong hoặc
gây hủy hoại sức khỏe nghiêm trọng với hậu quả vĩnh viễn.

2.2 Hậu quả xã hội: Mua, bán nội tạng đẩy người vô gia cư, người nghèo và người
thiếu kiến thức vào tình trạng tuyệt vọng và bị lợi dụng. Nó cũng góp phần vào việc
mở ra thị trường ngầm và tạo ra một loạt hoạt động tội phạm liên quan, như buôn lậu
và giao dịch bất hợp pháp.

2.3 Rủi ro đạo đức và tâm lí: Mua, bán nội tạng là một hành động vi phạm đạo đức về
tình người, gây tổn thương khủng khiếp cho người bị lấy nội tạng cũng như gia đình
của họ, họ còn có thể phải gánh chịu hậu quả tâm lý nặng nề suốt đời.

2.4 Hậu quả pháp lí: Bán nội tạng không hợp pháp là một tội phạm nghiêm trọng, bị
truy cứu và bị trừng phạt theo luật pháp của từng quốc gia. Người tham gia có thể đối
mặt với hình phạt từ tội lên đến nhiều năm hoặc thậm chí tử hình, tù treo, phạt tiền
hoặc các biện pháp khắc phục khác.
Nạn mua bán tạng, bộ phận cơ thể người hình thành và biến tướng theo thời
gian với những rủi ro và hậu quả đặc biệt nghiêm trọng liên quan đến việc mua, bán
nội tạng, bộ phận cơ thể người thì mỗi chúng ta cần nỗ lực cùng nhau để chấm dứt
hoạt động này hoạt động hoàn toàn trái với pháp luật với đạo đức con người, đạo đức
xã hội nhất là trong bối cảnh thị trường buôn bán nội tạng, bộ phận cơ thể người trái
phép đang diễn ra rất phức tạp ở Việt Nam hiện nay.

3) Cơ sở thực tiễn

Kết quả giám định cho thấy, những người bán mô, bộ phận cơ thể đều bị tổn hại
sức khỏe ít nhất từ 45 - 70%.Nhiều trường hợp tử vong do biến chứng hoặc nhiễm
trùng trong quá trình xét nghiệm và phẫu thuật.Nhiều người chỉ vì túng quẫn trong một
thời điểm mà đã phải trả giá quá đắt bằng chính sức khỏe hoặc tính mạng của bản thân.
PGS. TS Hà Thị Hồng Lan (Học viện Cảnh sát nhân dân) cho biết: "Bản thân những
người có nhu cầu mua bán nội tạng người chưa nắm rõ được quy trình, quy định của
việc mua bán nội tạng. Họ cũng chưa có cơ hội tiếp cận với các cơ quan trực tiếp quản
lý về vấn đề này, chính vì thế họ thường tìm đến các dịch vụ chui. Và vì là dịch vụ
chui nên các đối tượng sẽ đưa ra một quy trình không chính thống, không đầy đủ và
thậm chí là không đảm bảo an toàn".

Luận điểm 4: Hiến tạng là nhân đạo, giải pháp chính thống để tăng số người đồng
thuận hiến tạng
1) Cơ sở pháp lí
Theo khoản 1, khoản 2 điều 4 Luật Hiến pháp, lấy ghép mô, bộ phận cơ thể
người và hiến lấy xác 2006 quy định các nguyên tắc trong việc hiến, lấy ghép mô, bộ
phận cơ thể người và hiến, lấy xác “ tự nguyện đối với người hiến, người được ghép”,
“ mục đích nhân đạo, chữa bệnh, giảng dạy hoặc nghiên cứu khoa học.”
Theo điều 5 Luật Hiến pháp, lấy ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy
xác 2006 quy định quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác “ Người từ đủ
mười tám tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ có quyền hiến mô, bộ phận
cơ thể của mình khi còn sống, sau khi chết và hiến xác.”
Những năm gần đây, hành động đầy tính nhân văn của việc hiến mô, tạng có
sức lan tỏa mạnh mẽ trong xã hội và nhận được sự hưởng ứng của nhiều người. Điều
đó cho thấy, nhận thức của cộng đồng về hiến mô, tạng có sự chuyển biến rõ rệt theo
chiều hướng tích cực. Một người hiến mô, tạng có thể cứu sống được nhiều người
khác, việc đăng ký hiến mô, tạng không chỉ thể hiện giá trị nhân văn sâu sắc mà còn
thể hiện tình người, nghĩa cử cao đẹp của tinh thần “tương thân, tương ái”.
Theo điều 17 Luật lấy ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác 2006 quy
định về quyền lợi của người đã hiến mô, bộ phận cơ thể người “ Người đã hiến mô
được chăm sóc, phục hồi sức khỏe miễn phí ngay sau khi thực hiện việc hiến mô tại cơ
sở y tế”, “ Người đã hiến bộ phận cơ thể người có các quyền lợi: “ Được chăm sóc,
phục hồi sức khỏe miễn phí ngay sau khi thực hiện việc hiến bộ phận cơ thể người tại
cở sở y tế và được khám sức khỏe định kì miễn phí”, “Được cấp thẻ bảo hiểm y tế
miễn phí”, “ Được ưu tiên ghép mô, bộ phận cơ thể người khi có chỉ định ghép của cơ
sở y tế”, “Được tặng Kỉ niệm chương vì sức khỏe nhân dân theo quy định của Bộ
trưởng Bộ y tế” ”, “ Bộ trưởng bộ Tài chính quy định cụ thể chế độ tài chính về khám
sức khỏe định kỳ và cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người đã hiến bộ phận cơ thể người.”

2) Phân tích lập luận


Hiến tạng là việc cá nhân tự nguyện hiến mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn
sống hoăc sau khi đã chết, đây là một hành động nhân đạo, cao đẹp trong y học. Hiến
tạng không những giúp đem lại nguồn cung cấp các cơ quan nội tạng để cứu sống
người khác mà còn hỗ trợ cho việc nghiên cứu khoa học.
Sau thời điểm mà Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy
xác năm 2006 được ban hành và có hiệu lực đã đem lại sự thay đổi mạnh mẽ về nhận
thức của người dân trong việc đăng kí hiến tạng phục vụ các mục đích nhân đạo như
nghiên cứu khoa học và điều trị bệnh; thúc đẩy ngành y học, giải phẫu học về ghép
tạng đạt được những kết quả đáng ghi nhận ở khu vực và thế giới trong ghép thận, tim,
gan, phổi... Một nghĩa cử cao đẹp, một quyền con người trên tinh thần tự nguyện vì
mục đích nhân đạo ( điều 4) được thực hiện theo quy định của pháp luật là bất kì ai đủ
18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ đều có quyền hiến tặng mô, tạng khi
còn sống hoặc đăng kí vào danh sách hiến tặng mô, tạng tiềm năng ( hiến tặng sau khi
chết, chết não); những người cao tuổi đều có thể hiến tặng một phần mô, tạng và giác
mạc sau khi chết não; nên đừng bao giờ nghĩ mình không đủ sức khỏe hoặc quá già để
đăng kí hiến tặng mô, tạng sau khi chết não ( điều 5). Khi thực hiện đăng kí hiến mô,
tạng thì người đăng kí hiến sẽ được hưởng đầy đủ các quyền lợi của người đã hiến mô,
bộ phận cơ thể người ( điều 17) khi là hiến tặng lúc còn sống hay hiến tặng sau khi
chết.
Tương đồng với pháp luật Việt Nam về nguyên tắc hiến mô, bộ phận cơ thể
người thì pháp luật ở các quốc gia cũng đã xây dựng hành lang pháp lý về vấn đề này
như: Anh, Nhật Bản, Singapore, Đài Loan,.. đã có quy định pháp luật cho phép tiến
hành lấy mô, bộ phận cơ thể người ghép...
Nhìn chung pháp luật các nước đều tập trung quy định về các nguyên tắc của
hiến, lấy ghép mô, bộ phận cơ thể người; các quy định về cơ chế đồng ý trong việc
hiến mô, bộ phận cơ thể người, thẩm quyền, trình tự, thủ tục hiến mô, bộ phận cơ thể
người... cũng như các quyền, lợi ích người hiến được hưởng khi tham gia hiến cứu
chữa người bệnh.....
Mục đích nhân đạo của việc hiến tạng là rất lớn trên lĩnh vực y học và cả các
lĩnh vực khác, đặc biệt với hành động này có thể mở ra một trang mới cuộc sống đối
với người bị bệnh cần được ghép mô, tạng, bộ phận cơ thể; sự thiêng liêng và ý nghĩa
của hành động cần được quan tâm, truyền tải đến mọi người bằng các hình thức như
tuyên truyền và phổ biến rộng rãi cho mọi người nhưng phải đảm bảo theo đúng quy
định của pháp luật.

3) Cơ sở thực tiễn
Những năm gần đây, hành động đầy tính nhân văn của việc hiến mô, tạng có
sức lan tỏa mạnh mẽ trong xã hội và nhận được sự hưởng ứng của nhiều người. Điều
đó cho thấy, nhận thức của cộng đồng về hiến mô, tạng có sự chuyển biến rõ rệt theo
chiều hướng tích cực. Một người hiến mô, tạng có thể cứu sống được nhiều người
khác, việc đăng ký hiến mô, tạng không chỉ thể hiện giá trị nhân văn sâu sắc mà còn
thể hiện tình người, nghĩa cử cao đẹp của tinh thần “tương thân, tương ái”.
Tiêu biểu cho nghĩa cử cao đẹp này là trường hợp chị Nguyễn Thị Vương
Oanh. Chiều 7/6/2023, Cô gái trẻ tìm đến Hội Chữ thập đỏ tỉnh để đăng ký tình
nguyện hiến tạng. Tại đây, chị Oanh được cán bộ Hội Chữ thập đỏ tư vấn, hướng dẫn
quy trình, các thủ tục đăng ký cho người tình nguyện hiến xác khi chết não hay hiến
một phần mô, tạng (thận, giác mạc) khi còn sống vì mục đích nhân đạo.
Chị Oanh tâm sự: “ Em nghĩ mỗi con người đều có một lựa chọn riêng cho cuộc
sống của mình nhưng đều có một mong muốn chung là cuộc đời của mình sống phải
có ý nghĩa. Em cũng 31 tuổi rồi, em không còn quá non nớt để có những suy nghĩ
nông nổi, bổng bột nữa. Và với độ tuổi thanh xuân đang tràn đầy tình yêu thương thì
em muốn thực hiện một tâm nguyện có ý nghĩa cho cuộc đời , em mong rằng những
ngày tháng em còn sống trên thế gian này là những ngày tươi đẹp , đáng sống. Em
nghĩ cho đi là còn mãi!".
Thường thì những người muốn hiến tạng, hiến xác cho y học gặp trở ngại lớn
nhất là tìm kiếm sự đồng thuận từ người thân trong gia đình. May mắn cho chị Oanh là
gia đình, người thân của chị luôn thấu hiểu, chia sẻ và tôn trọng quyết định của
chị.Hành động của cô gái trẻ thật ý nghĩa và đáng trân trọng. Những hành động đẹp
của những người tình nguyện hiến tạng như chi Oanh đã và đang nối dài sự sống cho
các bệnh nhân kém may mắn.Hiện nay, với sự tham gia, hưởng ứng của rất nhiều
người trẻ, đăng ký hiến tạng nhân đạo đã trở thành một phong trào được mở rộng,
nhiều người biết tới. Đây cũng là những cơ hội để hồi sinh lại những cuộc đời kém
may mắn, đồng thời giúp cho những người trẻ có cuộc sống ý nghĩa, đáng giá.

2. Một số giải pháp phòng chống buôn bán nội tạng, bộ phận cơ thể người
Trong những năm gần đây, tình hình tội phạm mua bán nội tạng, bộ phận cơ thể
người ở nước ta diễn biến rất phức tạp và có chiều hướng gia tăng. Việt Nam đã và
đang nỗ lực đầy lùi loại tội phạm này, để chúng không còn “đất” hoạt động.
Để ngăn chặn tình trạng này, thời gian tới chúng ta cần phối hợp tổng thể nhiều
biện pháp để hoàn thiện khung pháp lí, nâng cao nhận thức của người dân, nâng cao
trách nhiệm của , bác sĩ cũng như sự phối hợp giám sát liên ngành của các cơ quan có
thẩm quyền như: Sớm có văn bản quy định chế tài xử lí nghiêm khắc đối với các hành
vi vi phạm, cần thiết chế sửa đổi Bộ luật Hình sự theo hướng bổ sung thêm những điều
luật mới cho phù hợp để xử lí các hành vi liên quan đến loại tội phạm này; Tuyên
truyền giúp người dân hiểu rõ hơn ý nghĩa nhân văn của việc hiến tạng sau khi qua đời
( ví dụ trường hợp do chết não) để tăng nguồn cung cho các bệnh nhân có nhu cầu,
đồng thời không vì vật chất mà bán đi một phần cơ thể ( sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro và
nguy hiểm đến tính mạng cũng như sức khỏe sau này); Cần có cơ chế giám sát, phối
hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng liên quan ( như Công an, y tế,...) để có thể
kiểm soát được hành vi mua bán nội tạng trái phép trá hình dưới các biểu hiện xin
cho, hiến tặng...

III. PHẦN KẾT LUẬN.


Việc hợp hóa mua bán nội tạng ở người không được hợp pháp hóa trong pháp
luật vì những nguyên nhân và hậu quả gây ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự, an
toàn xã hội, vi phạm nghiêm trọng đạo đức cộng đồng, sức khỏe công cộng và tâm lý
lo lắng của con người.
Trước tình trạng buôn bán nội tạng ở nước ta có xu hướng gia tăng và diễn biến
ngày càng nghiêm trọng. Các cơ quan chức năng phải hoàn thiện thể chế pháp lý và
các giải pháp tổ chức thực hiện để đồng bộ các biện pháp, góp phần ngăn chặn, phòng
ngừa hành vi mua, bán mô, bộ phận cơ thể người trong thời gian tới.
Tóm lại, không nên hợp pháp hóa việc mua bán nội tạng ở người vì nó sẽ xuất
hiện những hiện tượng xấu ảnh hưởng đến đời sống xã hội, vi phạm các chuẩn mực
đạo đức xã hội và ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của mỗi cá nhân, con người.

You might also like