Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 6

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI HKI MÔN KHTN6_NĂM HỌC 2022-2023

CHỦ ĐỀ 1:CÁC PHÉP ĐO


Câu 1: 350C=……………….0F = ………………………. K
A.95 0F, 308K B. 700F, 295K C.112 0F, 293K D. 890F, 300K
Câu 2:1h30min=………………….h = …………………. min
A.1,35h, 100min B.1,5h, 90min C.1,15h, 110min D.1,25h, 115min
Câu 3: 6,8 tấn=……………tạ = …………….. yến
A.68 tạ, 6800 yến B. 68 tạ, 680 yến C. 0.68 tạ, 680 yến D.680 tạ, 680 yến
Câu 4: 300 m = ......... km
A.0,3km B.0,03km C.3km D.0,0003km
CHỦ ĐỀ 2: CÁC THỂ CỦA CHẤT
Câu 5: Vật thể tự nhiên là
A. vật thể không có các đặc trưng sống. B. vật thể có các đặc trưng sống.
C. vật thể do con người tạo ra để phục vụ cuộc sống. D. vật thể có sẵn trong tự nhiên.
Câu 6: Dãy nào sau đây đều gồm các vật sống (vật hữu sinh)?
A. Cây mía, con ếch, xe đạp. B. Xe đạp, ấm đun nước, cái bút.
C. Cây tre, con cá, con mèo. D. Máy vi tính, cái cặp, tivi.
Câu 7: Quá trình hòa tan muối ăn vào nước thể hiện tính chất gì của muối?
A. Tính chất vật lí. B. Cả tính chất vật lí và hoá học.
C. Tính chất hoá học. D. Không thể hiện tính chất gì.
Câu 8: Quá trình chuyển từ thể rắn sang thể lỏng của chất gọi là
A. Sự nóng chảy. B. Sự đông đặc.
C. Sự bay hơi. D. Sự ngưng tụ.
Câu 9: Quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể hơi của chất gọi là?
A. Sự nóng chảy. B. Sự đông đặc.
C. Sự bay hơi. D. Sự ngưng tụ.
CHỦ ĐỀ 3:OXYGEN VÀ KHÔNG KHÍ
Câu 10: Biểu hiện nào sau đây không phải của không khí bị ô nhiễm?
A. Có mùi khó chịu. B. Giảm tầm nhìn.
C. Sương mù giữa ban ngày D. Sương mai buổi sớm.
Câu 11:Chất nào sau đây chiếm tỉ lệ thể tích lớn nhất trong không khí?
A. Oxygen. B.Hydrogen. C. Nitrogen. D.Carbon dioxide.
Câu 12:Chất nào sau đây chiếm tỉ lệ thể tích 21% trong không khí?
A. Oxygen. B.Hydrogen. C. Nitrogen. D.Carbon dioxide
Câu 13:Thành phần nào của không khí là nguyên nhân chủ yếu gây ra hiệu ứng nhà kính?
A. Oxygen. B.Hidrogen. C. Carbon dioxide. D.Nitrogen.
Câu 14: Điều kiện phát sinh sự cháy là:
A. Chất cháy phải nóng đến nhiệt độ cháy.
B. Phải tiếp xúc và có đủ khí oxygen cho sự cháy.
C. Cần phải có chất xúc tác cho phản ứng cháy.
D. Cả A và B.
CHỦ ĐỀ 4: MỘT SỐ VẬT LIỆU, NHIÊN LIỆU, NGUYÊN LIỆU, LƯƠNG THỰC −
THỰC PHẨM THÔNG DỤNG; TÍNH CHẤT VÀ ỨNG DỤNG CỦA CHÚNG
Câu 15: Thế nào là vật liệu?
A. Vật liệu là một số thức ăn được con người sử dụng hàng ngày.
B. Vật liệu là một chất được dùng trong xây dựng như sắt, cát, xi măng, ...
C. Vật liệu là một chất hoặc hỗn hợp một số chất được con người sử dụng như là nguyên liệu
đầu vào trong một quá trình sản xuất hoặc chế tạo ra những sản phẩm phục vụ cuộc sống.
D. Vật liệu là gồm nhiều chất trộn lẫn vào nhau.
Câu 16:Thế nào là nhiên liệu?
A. Nhiên liệu là một số chất hoặc hỗn hợp chất được dùng làm nguyên liệu đầu vào cho các quá
trình sản xuất hoặc chế tạo.
B. Nhiên liệu là những chất được oxi hóa để cung cấp năng lượng cho hoạt động của cơ thể sống.
C Nhiên liệu là những vật liệu dùng trong quá trình xây dựng.
D. Nhiên liệu là những chất cháy được dùng để cung cấp năng lượng dạng nhiệt hoặc ánh
sáng nhằm phục vụ mục đích sử dụng của con người
Câu 17: Nhà máy sản xuất rượu vang dùng quả nho để lên men. Vậy nho là
A. vật liệu. B. nhiên liệu. C. nguyên liệu. D. khoáng sản.
Câu 18: Vật liệu nào dưới đây, được sử dụng ngoài mục đích xây dựng còn hướng tới bảo
vệ môi trường và đảm bảo sự phát triển bền vững?
A. Gỗ tự nhiên. B. Kim loại.
C. Đá vôi. D. Gạch không nung.
Câu 19: Vật liệu nào sau đây không dẫn điện, không dẫn nhiệt, có tính đàn hồi, không tan
trong nước, ít biến đổi khi gặp nóng hay lạnh?
A. Thủy tinh. B. Xi măng.
C. Kim loại. D. Cao su.

CHỦ ĐỀ 5: CHẤT TINH KHIẾT- HỖN HỢP. PHƯƠNG PHÁP TÁCH CHẤT.
Câu 20: Một trong những tính chất nào sau đây cho biết chất lỏng là tinh khiết?
A. Không tan trong nước.
B. Có vị ngọt, mặn, chua.
C. Không màu, không mùi, không vị.
D. Khi đun chất sôi ở nhiệt độ nhất định và chất hoá rắn ở nhiệt độ không đổi.
Câu 21: Chất tinh khiết được tạo ra từ
A. một chất duy nhất. B. một nguyên tố duy nhất.
C. một nguyên tử. D. hai chất khác nhau.
Câu 22: Hỗn hợp nào sau đây không được xem là dung dịch?
A. Hỗn hợp nước muối. B. Hỗn hợp nước đường.
C. Hỗn hợp nước và rượu. D. Hỗn hợp cát và nước.
Câu 23: Hỗn hợp được tạo ra từ
A. nhiều nguyên tử. B. một chất.
C. nhiều chất trộn lẫn vào nhau. D. nhiều chất để riêng biệt.
Câu 24: Phương pháp nào dưới đây là đơn giản nhất để tách cát lẫn trong nước?
A. Cô cạn. B. Dùng máy li tâm.
C. Chiết. D. Lọc.
Câu 25: Có hỗn hợp dầu ăn và nước. Phương pháp nào để tách riêng dầu ăn ra khỏi nước?
A. Cô cạn. B. Dùng máy li tâm.
C. Chiết. D. Lọc.
Câu 26: Ngô, khoai sẽ cung cấp chất dinh dưỡng nào nhiều nhất cho cơ thể?
A. Carbohydrate (chất đường, bột). B. Protein (chất đạm)
C. Lipit (chất béo). D. Vitamin.
CHỦ ĐỀ 6: TẾ BÀO ĐƠN VỊ CƠ SỞ CỦA SỰ SỐNG
Câu 27: Mũi tên đang chỉ vào phần nào của tế bào?

A. Chất tế bào C. Nhân tế bào


B. Thành tế bào D. Màng tế bào
Câu 28: Quan sát tế bào người ta thường sử dụng
A.Kính hiển vi B.Kính lúp

C.Mắt thường D.Cả ba đáp án trên


Câu 29: Tại sao mỗi loại tế bào có hình dạng và kích thước khác nhau?
A.Mỗi loại tế bào có hình dạng và kích thước khác nhau để phù hợp với chức năng của
chúng.

B.Mỗi loại tế bào có hình dạng và kích thước khác nhau để chúng không bị chết.

C.Mỗi loại tế bào có hình dạng và kích thước khác nhau để các tế bào có thể bám vào nhau dễ

dàng.

D.Mỗi loại tế bào có hình dạng và kích thước khác nhau để tạo sự đa dạng các loài sinh vật.
Câu 30: Tại sao nói tế bào là đơn vị cấu trúc cơ thể?
A. Tế bào thực hiện chức năng trao đổi chất

B.Tế bào thực hiện chức năng sinh trưởng

C.Tế bào thực hiện chức năng sinh sản và di truyền


D.Mọi cơ thể sống đều cấu tạo từ tế bào, nó là đơn vị cấu tạo bé nhất của cơ thể sống

CHỦ ĐỀ 7: TỪ TẾ BÀO ĐẾN CƠ THỂ


Câu 31: Tập hợp các mô thực hiện cùng một chức năng là:
A.tế bào. B.mô
C.cơ quan. D.hệ cơ quan.
Câu 32: Đơn vị cấu tạo và chức năng cơ bản của mọi cơ thể sống là?
A. Mô B. Tế bào
C. Cơ quan D. Hệ cơ quan
Câu 33: Lá cây thuộc cấp độ tổ chức nào?
A. Tế bào B. Mô
C. Cơ quan D. Cơ thể
Câu 34: Hệ cơ quan nào dưới đây không cần phối hợp hoạt động khi cơ thể đang chơi thể
thao?
A. Hệ tuần hoàn B. Hệ hô hấp
C. Hệ thần kinh D. Hệ tiêu hóa
Câu 35: Khi sắp xếp các cấp độ tổ chức trong cơ thể đa bào theo thứ tự từ nhỏ đến lớn, trật
tự nào dưới đây là đúng?
A. Tế bào -> cơ quan -> mô -> hệ cơ quan -> cơ thể
B. Tế bào -> mô -> cơ quan -> hệ cơ quan -> cơ thể
C. Cơ thể -> hệ cơ quan -> mô -> tế bào -> cơ quan
D. Hệ cơ quan -> cơ quan -> cơ thể -> mô -> tế bào
Câu 36: Cho các đặc điểm sau:
(1) Cơ thể được cấu tạo từ nhiều tế bào
(2) Mỗi loại tế bào thực hiện một chức năng khác nhau
(3) Một tế bào có thể thực hiện được các chức năng của cơ thể sống
(4) Cơ thể có cấu tạo phức tạp
(5) Đa phần có kích thước cơ thể nhỏ bé
Các đặc điểm nào không phải là đặc điểm của cơ thể đa bào?
A. (1), (3) B. (2), (4) C. (3), (5) D. (1), (4)
TỰ LUẬN:
Câu 1:
Đánh đấu x vào ô phù hợp để xác định trạng thái của các hỗn hợp sau:
Hỗn hợp Huyền phù Nhũ tương Dung dịch
Sữa chua lên men
Hòa đất vào nước
Hòa muối ăn vào nước
Hòa đường vào nước
Sữa tươi
Dầu gội đầu
Sữa tắm
Câu trả lời:
Hỗn hợp Huyền phù Nhũ tương Dung dịch
Sữa chua lên men X
Hòa đất vào nước X
Hòa muối ăn vào nước X
Hòa đường vào nước X
Sữa tươi X
Dầu gội đầu X
Sữa tắm X

Câu 2: Em hãy nêu thế nào là sự nóng chảy, đông đặc, bay hơi, ngưng tụ? Nêu ví dụ.
Câu trả lời:
+Sự nóng chảy: là quá trình chuyển từ thể rắn sang thể lỏng.
Ví dụ: Băng tan vào mùa xuân, một cục đá lạnh (hay 1 chiếc kem lạnh), khi để ngoài trời nắng sẽ
tan ra thành nước.

+Sự đông đặc: là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể rắn.
Ví dụ: Tuyết rơi vào mùa đông, Sông hồ đóng băng vào mùa đông.
+Sự bay hơi: là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí.
Ví dụ: Nước ở trong hồ sẽ hay hơi khi trời nắng kéo dài, vũng nước mưa trên mặt đường khô dần
khi trời nắng.

+Sự ngưng tụ: là quá trình chuyển từ thể khí sang thể lỏng.
Ví dụ: Khi đun nước sôi, mở vung nồi ra ta sẽ thấy các hạt nước động lại trên vung, giọt sương
đọng trên cành lá vào buổi sớm.
Câu 3: Em hãy nêu một số nguồn gây ô nhiễm không khí và đề xuất biện pháp khắc phục.
Câu trả lời:
- Khói bụi từ các nhà máy, xí nghiệp. Biện pháp: Di chuyển các cơ sở sản xuất công nghiệp, thủ
công nghiệp ra ngoài thành phố và khu dân cư; thay thế máy móc, dây chuyển công nghệ sản xuất
bằng công nghệ hiện đại, ít gây ô nhiễm hơn.
- Khí thải. Biện pháp: Xây dựng các hệ thống xử lí khí thải gây ô nhiễm môi trường, Sử dụng các
nguồn nguyên liệu sạch thay thế than đá, dầu mỏ, ... để giảm thiểu khí carbon monoxide và carbon
dioxide khi đốt cháy.
- Vật liệu xây dựng. Biện pháp: che đậy cẩn thẩn khi vận chuyển.
- Phương tiện giao thông dùng xăng dầu. biện pháp: Giảm phương tiện giao thông cá nhân, tăng
cường đi bộ, đi xe đạp và sử dụng các phương tiện giao thông công cộng.
- Cháy rừng. Biện pháp: Trồng thêm nhiều cây xanh.
Câu 4:
a. So sánh giống và khác nhau giữa cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào?
b. Ý nghĩa sự lớn lên và sinh sản của tế bào đối với sinh vật?
Sự lớn lên và sinh sản của tế bào là cơ sở cho sự lớn lên của sinh vật, giúp thay thế các tế
bào bị tổn thương hoặc tế bào chết ở sinh vật.
c. Tính số tế bào con được tạo ra khi 1 tế bào trưởng thành tiến hành phân chia ba lần?
Câu trả lời:
a. Giống nhau: Đều được cấu tạo từ tế bào, thực hiện được các chức năng sống.
Khác nhau:
+Cơ thể đơn bào: Cơ thể được cấu tạo từ một tế bào.
+Cơ thể đa bào: Cơ thể được cấu tạo từ nhiều tế bào khác nhau.
b. Sự lớn lên và sinh sản của tế bào là cơ sở cho sự lớn lên của sinh vật, giúp thay thế các tế bào
bị tổn thương hoặc tế bào chết ở sinh vật.
c. Số tế bào con được tạo ra khi 1 tế bào trưởng thành tiến hành phân chia 3 lần:
1. 2 3 = 8 tế bào
Câu 5: Ngày 1 tháng 1 năm 2016, một vụ tai nạn thảm khốc xảy ra tại lò vôi xã Hoàng
Giang, huyện Nông Cống (tỉnh Thanh Hóa) khiến 8 người thiệt mạng do nhiễm khí độc.
Điều đáng nói ở đây là các vụ tai nạn tương tự có thể xảy đến bất cứ lúc nào vì các chủ lò
vôi ở nhiều địa phương khác vẫn xem nhẹ quá trình xử lý khí độc.

a) Khí thải lò vôi sẽ dẫn đến hậu quả gì với môi trường không khí?

b) Nguyên nhân dẫn đến sự thiệt mạng của những người trên là gì?
Câu trả lời:
a) Khí thải từ lò vôi chủ yếu là khí carbon dioxide, ngoài ra còn có một số khí độc hại khác. Các
khí này thải ra ngoài môi trường sẽ làm ô nhiễm môi trường không khí.

b) Nguyên nhân thiệt mạng là do 8 người trên hít phải khí độc từ lò vôi. Ở nhiều địa phương các
chủ lò vôi vẫn còn xem thường quá trình xử lí khí độc.
Câu 6: Gas dùng để đun nấu trong gia đình là một hỗn hợp gồm các chất dễ cháy. Việc gas
bị rò rỉ có thể gây cháy, nổ khi có tia lửa điện (ví dụ như khi bật công tắc điện,...), hoặc khi
đánh lửa từ bật bếp gas.
a) Gas thuộc nhóm nhiên liệu hay vật liệu?
b) Chúng ta nên làm gì sau khi sử dụng bếp gas để đảm bảo an toàn?
Câu trả lời:
a.Nhiên liệu
b. Sau khi sử dụng bếp gas thì nên khoá van an toàn để tránh trường hợp gas bị rò ra ngoài có thể
gây cháy, nổ.
Để bình gas nơi thoáng khí để khi lỡ có rò gas thì khí cũng bay ra xa, làm loãng lượng gas trong
không gian nhà bếp và hạn chế được nguy cơ cháy, nổ.
Câu 7: Đổi đơn vị

50 yến = …………… kg 48 km = ………. m 1h30min = ……………...s 500C = …………oF


7800 g = ……………... kg 800 cm = ……… m 2h20min = ………………s 860F = …………oC
3,2 tạ = ………………. kg 60 km = ……….. m 3h45min = ………………h 200C = …………oF
4050 g = ……………... kg 800 cm = ……… dm 7200s = ………………min 300K = …………oC
78,2 kg = …………….. g 5,8 km = ………. m 5h = …………………..min 1000C = …………K

Câu 8.
a. Hãy cho biết giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước?
- Giới hạn đo (GHĐ) của thước là chiều dài lớn nhất ghi trên thước.
- Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước là chiều dài giữa 2 vạch chia liên tiếp trên thước.
b. Hãy cho biết GHĐ và ĐCNN của thước kẻ trong hình sau:

............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
c. Xác định chiều dài của vật ở hình sau:

You might also like