Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Có thể thấy Việt Nam là một trong những quốc gia có nguồn tài nguyên thiên

nhiên phong phú và đa dạng trên thế giới .Tuy nhiên do quản lý thiếu đồng bộ
công nghệ khai thác lạc hậu nhất là việc khai thác sử dụng nhiều nhóm tài
nguyên chưa hợp lý. Chính vì thế mặc dù rừng là nguồn tài nguyên quý xã
nhưng đang bị suy giảm nghiêm trọng gây ra những hậu quả rất lớn về môi
trường cũng như sự phát triển kinh tế của đất nước ta. Có rất nhiều nguyên nhân
làm cho tài nguyên rừng bị suy giảm .Đó có thể là những nguyên nhân khách
quan hoặc chủ quan và một trong số những nguyên nhân làm cho tài nguyên
rừng bị suy giảm là việc khai thác quá mức của con người. Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn vừa có Quyết định công bố hiện trạng rừng toàn quốc
năm 2023. hiện trạng rừng toàn quốc năm 2023 bao gồm cả diện tích rừng chưa
đủ tiêu chí tính tỷ lệ che phủ là 14,86 triệu ha, trong đó rừng tự nhiên hơn 10,12
triệu ha, rừng trồng là trên 4,73 triệu ha.Diện tích rừng đủ tiêu chí tính tỷ lệ che
phủ là 13, 92 triệu ha, trong đó, rừng tự nhiên 10,12 triệu ha, rừng trồng là 3,79
triệu ha. Tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc là 42,02%. Về công tác bảo vệ rừng
phòng cháy và chữa cháy rừng tiếp tục có nhiều tiến bộ tình trạng vi phạm pháp
luật về nông nghiệp đã giảm rõ rệt. Theo ước tính quý I/2024, diện tích rừng
trồng mới tập trung cả nước ước đạt 37,3 nghìn ha, giảm 1,4% so với cùng kỳ
năm trước; số cây lâm nghiệp trồng phân tán ước đạt 23,6 triệu cây, tăng 3,6%;
sản lượng gỗ khai thác ước đạt 3.670,1 nghìn m3, tăng 4,6%. nhưng ngoài
những tín hiệu tích cực trên thì chúng ta còn nhiều mối lo ngại như từ Tổng cục
Lâm nghiệp cho biết những năm gần đây, diện tích rừng tự nhiên ở nước ta ngày
càng suy giảm nhanh, chất lượng rừng suy thoái nặng nề. Trong giai đoạn từ
năm 2011 đến nay, tổng diện tích rừng bị thiệt hại ước tính hơn 22.800 ha, trong
đó, diện tích rừng bị cháy khoảng 13.700 ha, còn lại do bị chặt phá trái phép.
Trong 4 năm từ 2016 – 2019, diện tích rừng bị thiệt hại đã lên tới 7.283 ha. Như
vậy, trung bình mỗi năm, Việt Nam mất 2.430 ha rừng. 2.653 vụ vi phạm các
quy định về bảo vệ rừng, giảm 13% so với năm 2020. Diện tích rừng bị thiệt hại
là 1.229ha, tăng 527 ha. Qua đây cho thấy, diện tích rừng bị thiệt hại đã có giảm
so với những năm trước đây nhưng mỗi năm vẫn có hàng nghìn hecta biến mất
còn lại là đường nghèo và đường phục hồi ngoài ra tiền khác lấn chiếm chặt nó
phá rừng cho mục đích làm nương rẫy vẫn còn diễn ra một cách phức tạp khiến
các công tác quản lý bảo vệ rừng rất khó khăn. Ví dụ Năm 2023, vụ phá rừng
trái phép tại khu vực rừng phòng hộ Nam Sông Bung, Quảng Nam đã thu hút sự
chú ý của dư luận. Vụ việc gây thiệt hại cho hơn 18 ha rừng tự nhiên, với nhiều
cây gỗ lớn bị đốn hạ. Nhóm lâm tặc đã sử dụng các thiết bị hiện đại như cưa
xăng, máy cày để khai thác gỗ trái phép, gây thiệt hại nghiêm trọng cho hệ sinh
thái rừng. Hay nhiều vụ phá rừng trái phép đã được phát hiện tại các tiểu khu
410, 411, 554 thuộc rừng phòng hộ huyện Quảng Ninh, do Ban Quản lý rừng
phòng hộ Quảng Ninh và UBND xã Trường Sơn quản lý. Lâm tặc đã sử dụng
cưa máy để hạ nhiều cây gỗ lớn, có đường kính từ 30-70cm, thuộc các loại gỗ
quý như gõ, huỵnh, chua. .Thủ đoạn của các đối tượng đức tinh vi và rất có tổ
chức. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất rừng và suy thoái rừng ở
Việt Nam? Đây là một vấn đề hết sức phức tạp, bao gồm các nguyên nhân kinh
tế, xã hội và tự nhiên. Các nguyên nhân do điều kiện tự nhiên bao gồm cháy
rừng, hạn hán, sâu bệnh, biến đổi khí hậu cũng dẫn tới sự suy giảm diện tích và
chất lượng rừng ở nhiều địa phương. Ngoài ra, ba nguyên nhân kinh tế và xã hội
trực tiếp khác dẫn đến mất rừng và suy thoái rừng tại Việt Nam gồm: chuyển
đổi sang đất canh tác nông nghiệp (đặc biệt là cho cây công nghiệp dài ngày);
phát triển cơ sở hạ tầng; và khai thác gỗ không bền vững (cả hợp pháp và không
hợp pháp). Bên cạnh đó, các nguyên nhân gián tiếp của mất rừng và suy thoái
rừng tại Việt Nam là sự gia tăng nhu cầu về các sản phẩm nông lâm nghiệp, sự
gia tăng dân số, thiếu nguồn tài chính bền vững cho công tác bảo vệ và phát
triển rừng, việc thực thi pháp luật và quản lí đất và đất rừng kém hiệu quả. Vậy
cuối cùng giải pháp đưa ra ở đây là? Chúng ta hãy hành động ngay bây giờ từ
những hành động nhỏ nhất.

You might also like