Chương 5e - Đạo Đức Nghề Nghiệp Của Người Lao Động

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 25

CHƯƠNG 5

ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA


NGƯỜI LAO ĐỘNG

TS. TRẦN ĐỨC TÀI


NỘI DUNG

1. Khái niệm người lao động

2. Quan hệ lao động

3. Nghĩa vụ & quyền lợi của người lao động

4. Các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp


LAO ĐỘNG LÀ GÌ ?

Là hoạt động quan trọng nhất của con người, lao động tạo ra
của cải vật chất và các giá trị tinh thần nhằm thỏa mãn các nhu
cầu xã hội, cải tạo xã hội, tư nhiên và con người. Lao động có
năng suất, chất lượng, và hiệu quả cao là nhân tố quyết định
sự phát triển của đất nước.
NGƯỜI LAO ĐỘNG HỌ LÀ AI ?

• Là người ít nhất đủ 15 tuổi, có khả năng lao động và có giao kết hợp đồng lao
động.

• Xét trong mối quan hệ với chủ sở hữu doanh nghiệp, người lao động là người
“ làm công - hưởng lương” cho doanh nghiệp. Cần lưu ý là người lao động có
thể đồng thời là người chủ sở hữu (Cổ đông).

• Về mặt xã hội, người lao động thực hiện việc cung ứng hàng hoá “sức lao
động” cho doanh nghiệp, với ý nghĩa là một trong những yếu tố sản xuất quan
trọng nhất của quá trình sản xuất. Người lao động làm việc với xu hướng
“chuyên môn hoá” biểu hiện dưới dạng “nghề nghiệp” cụ thể.
NGƯỜI LAO ĐỘNG HỌ LÀM GÌ ?

Ø Là những người thực hiện các nhiệm vụ chức năng theo sự


phân công của tổ chức, dưới sự chỉ đạo, điều hành của
người lãnh đạo, nhằm thực hiện mục tiêu của tổ chức.

Ø Như vậy, người lao động có thể làm các nhiệm vụ:
• Nhân viên chuyên môn nghiệp vụ;

• Công nhân trực tiếp sản xuất;


• Cán bộ quản lý, lãnh đạo.
NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG HỌ LÀ AI ?

Là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân (đủ 18 tuổi, có


thuê mướn, sử dụng và trả công lao động).

Người lao động và


người sử dụng lao
động có quan hệ với
nhau như thế nào?
QUAN HỆ LAO ĐỘNG

Quan hệ lao động là mối quan hệ giữa người lao động với
người sử dụng lao động và các quan hệ xã hội liên quan trực
tiếp với quan hệ lao động.

Quan hệ lao động


được xác lập như thế
nào?
QUAN HỆ LAO ĐỘNG

Quan hệ lao động được xác lập và tiến hành qua thương
lượng, thỏa thuận theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, hợp
tác, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của nhau, thực hiện
đầy đủ những điều đã cam kết.

Quan hệ lao động được


xác lập dưới hình thức
Hợp đồng lao động và
Thoả ước lao động
tập thể.
QUAN HỆ LAO ĐỘNG

• Nhà nước hướng dẫn xây dựng Quan hệ lao động hài hòa và ổn
định, cùng hợp tác vì sự phát triển của doanh nghiệp, khuyến
khích những thỏa thuận bảo đảm cho người lao động có những
điều kiện thuận lợi hơn so với những qui định của pháp luật.

• Công đoàn tham gia cùng các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội
chăm lo bảo vệ quyền lợi của người lao động.

• Các bên có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền
giải quyết các tranh chấp lao động.
NGHĨA VỤ & QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG

Nghĩa vụ của người lao động


• Thực hiện hợp đồng lao động;

• Thực hiện thỏa ước lao động tập thể;


• Chấp hành kỷ luật, nội qui lao động;
• Tuân thủ sự điều hành hợp pháp của người sử dụng lao
động.
NGHĨA VỤ & QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG

Quyền lợi của người lao động


• Mọi người đều có quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm và nghề nghiệp, học nghề và
nâng cao trình độ nghề nghiệp;

• Không bị phân biệt đối xử;

• Được trả lương trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động theo năng suất, chất
lượng, và hiệu quả công việc (không thấp hơn mức lương tối thiểu do nhà nước qui định);

• Được bảo đảm an toàn – vệ sinh lao động, hưởng các chế độ lao động & và chính sách xã
hội.

• Có quyền thành lập, gia nhập, hoạt động Công đoàn, tham gia quản lý doanh nghiệp theo
Luật công đoàn;

• Có quyền đình công theo qui định của pháp luật.


CÁC CHUẨN MỰC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP

• Đạo đức nghề nghiệp – Tài sản quí giá của người hành
nghề.

• Với mỗi nghề nghiệp khác nhau các chuẩn mực đạo đức có
thể khác nhau.

• Các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp phải phù hợp với
nghề nghiệp – Quyền & Nghĩa vụ - Nền tảng đạo đức xã hội.
NHỮNG CHUẨN MỰC CẦN CÓ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG

• Nhiệt tình với công việc, thông thạo công việc

• Văn minh, lịch sự, phục vụ khách hàng nhiệttình chu đáo

• Tuân thủ các cơ chế quy tắc, bảo vệ uy tín của doanh nghiệp

• Phát huy tinh thần tập thể, tạo ra lợi ích và hiệu quả cao nhất

• Coi trọng lời hứa

• Khoan dung

• Tính trung thực


(*) Nhiệt tình và thành thạo công việc là yêu nghề

Bạn muốn thành công trong công việc? Bạn


phải nhiệt tình với công việc, thông thạo
công việc, tạo cho mình tác phong làm việc
chăm chỉ. Đó mới là nền tảng cho một
người lý tưởng cần thực hiện.

• Nhiệt tình + Thạo việc = Thành công

• Nhiệt tình + Không thạo việc = Phá hoại


(*) Thái độ văn minh, lịch sự

• Yêu cầu cơ bản của công việc phục vụ


khách hàng, làm cho khách hàng cảm
nhận được sự chân thành của doanh
nghiệp, đồng thời doanh nghiệp sẽ có
được sự trung thành của khách hàng.

• Tất cả cá nhân và doanh nghiệp được


khách hàng biết đến đều là những điển
hình về phong cách phục vụ văn minh.
(*) Tuân thủ các cơ chế, quy chế, bảo vệ uy tín của doanh nghiệp

Là một nhân viên, bạn nên tự giác tuân


thủ các luật lệ quy tắc của DN. Vì tuân
thủ các luật lệ qui tắc còn có ý nghĩa là
bảo vệ uy tín của doanh nghiệp.

Muốn xem một doanh nghiệp có uy


tín hay không?

Hãy nhìn vào mức độ tuân thủ nguyên


tắc công ty của các nhân viên trong
doanh nghiệp.
(*) Phát huy tinh thần tập thể, tạo ra lợi ích và hiệu quả cao nhất.

Việc kinh doanh của công ty


không phải do một người làm vì
khả năng của một người là có
hạn, chỉ có sức mạnh của nhiều
người hợp lại mới có thể làm nên
sự nghiệp, vì vậy, cần phải phát
huy tinh thần tập thể.
(*) Coi trọng lời hứa

“Xe không thể chuyển


động nếu không có bánh,
con người không thể
sống nếu không có chữ
tín”. (Mạnh Tử)
(*) Khoan dung và biết kiềm chế bản thân

• Khách hàng không phải ai


cũng hợp tác, phối hợp với
mình?

• Một số khách hàng lại không


hiểu hết mọi chuyện hoặc có
tính khí thất thường?
(*) Tính trung thực

Trung thực trong công việc thể


hiện ở rất nhiều khía cạnh. Ví
dụ như cái gì biết thì nhận là
biết, không biết thì lắng nghe ý
kiến của người khác. Bạn
không nên phô trương hiểu biết
hay vị thế để ảnh hưởng hiệu
quả công việc.
ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP ĐẶC TRƯNG CỦA MỘT SỐ NGÀNH NGHỀ

(*) Ngành truyền thông


Báo chí là cơ quan ngôn luận giúp người dân tiếp cận với
những thông tin nhanh và chính xác nhất. Tiêu chuẩn của
những người làm báo là cần phải đưa ra những thông tin trung
thực, nỗ lực tìm kiếm sự thật và bảo vệ những điều đúng đắn.
Mỗi nhà báo cần khách quan và công tâm khi đưa ra ý kiến
của mình để định hướng dư luận hay duy trì niềm tin của công
chúng.
ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP ĐẶC TRƯNG CỦA MỘT SỐ NGÀNH NGHỀ

(*) Ngành kỹ thuật


Đây là ngành có ảnh hưởng rất nhiều đến tương lai của xã hội.
Ngày càng có nhiều những hành vi lừa đảo tinh vi bằng công
nghệ cao hay những vụ theo dõi, xâm phạm quyền riêng tư
trên mạng internet. Do vậy đối với ngành kỹ thuật quan trọng
nhất chính là tôn trọng người sử dụng và có trách nhiệm với
các sản phẩm của mình.
ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP ĐẶC TRƯNG CỦA MỘT SỐ NGÀNH NGHỀ

(*) Bất động sản


Đây là ngành thường xuyên có những hiện tượng gian lận hay
chiếm dụng tài sản và cạnh tranh không công bằng. Cho nên
đối với ngành này quan trọng nhất là việc duy trì uy tín, trung
thành với lợi ích của người tiêu dùng.
ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP ĐẶC TRƯNG CỦA MỘT SỐ NGÀNH NGHỀ

(*) Một số ngành nghề khác


Thực hành đạo đức nghề nghiệp tại các ngành nghề khác
nhau sẽ tương đối khác biệt. Và mỗi ngành nghề sẽ có những
quy tắc riêng biệt. Nhưng chung quy lại những ngành nghề này
đều cần những phẩm chất phù hợp với quy chuẩn được xã hội
thừa nhận và mong muốn.
KẾT THÚC CHƯƠNG 5

TS. TRẦN ĐỨC TÀI

You might also like