Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 12

Mục lục

1 Các kiến thức cơ bản về vành giao hoán và môđun 1


1.1 Vành và đồng cấu vành . . . . . . . . . . . . . . . . . 1
1.2 Iđêan và vành thương . . . . . . . . . . . . . . . . . . 3
1.3 Các phép toán trên iđêan . . . . . . . . . . . . . . . . 5
0 MỤC LỤC

.
Chương 1

Các kiến thức cơ bản về


vành giao hoán và môđun

1.1 Vành và đồng cấu vành

Định nghĩa 1.1.1. Tập hợp A cùng với hai phép toán cộng (+) và
nhân (·) được gọi là vành nếu thỏa các điều kiện sau:
i) (A, +) là nhóm aben;
ii) (A, ·) là nửa nhóm;
iii) Phép nhân phân phối đối với phép cộng, tức là: Với mọi phần
tử x, y, z ∈ A ta có:
x(y + z) = xy + xz
(x + y)z = xz + yz.
Nếu thêm các điều kiện sau thì A được gọi là vành giao hoán có đơn
vị:
iv) Phép nhân giao hoán;
v) Có 1 ∈ A, thỏa mãn 1x = x với mọi x ∈ A (1 được gọi là phần
tử đơn vị của vành A).
2CHƯƠNG 1. CÁC KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ VÀNH GIAO HOÁN VÀ MÔĐUN

Dễ thấy phần tử đơn vị 1 của vành A là duy nhất.


Từ nay về sau khi nói vành ta hiểu đó là vành giao hoán có đơn
vị 1 ̸= 0 (vì nếu 1 = 0 thì A = 0).
Phần tử x của vành A gọi là ước của không nếu có phần tử y ̸= 0
của A sao cho xy = 0. Một vành A không có ước của không khác 0
được gọi là miền nguyên.
Phần tử x của vành A gọi là lũy linh nếu có số nguyên dương n
sao cho xn = 0.
Ta thấy ngay nếu x là lũy linh, thì x là ước của không, ngược lại
không đúng.
Phần tử x của vành A được gọi là khả nghịch nếu có phần tử
y ∈ A sao cho xy = 1, y được gọi là phần tử nghịch đảo của x và
viết y = x−1 . Phần tử nghịch đảo x−1 của x là duy nhất. Tập hợp
tất cả các phần tử khả nghịch của vành A tạo thành một nhóm aben
với phép toán nhân.
Định nghĩa 1.1.2. Một tập con S của vành A gọi là vành con của
A nếu S là nhóm con của nhóm cộng A, kín đối với phép nhân và
chứa phần tử đơn vị 1 của A.

Định nghĩa 1.1.3. Cho hai vành (A, +, ·) và (B, +, ·). Ánh xạ
f : A → B được gọi là đồng cấu vành nếu thỏa các điều kiện:

i) f (x + y) = f (x) + f (y);
ii) f (xy) = f (x)f (y);
iii) f(1)=1.

Đồng cấu vành f : A → B được gọi là đơn cấu(toàn cấu, đẳng


cấu) nếu f đơn ánh (toàn ánh, song ánh).
Nếu A′ là vành con của vành A, thì ánh xạ bao hàm i : A′ ,→ A
là đồng cấu vành, hơn nữa i là đơn cấu và gọi là đơn cấu chính tắc.
Ảnh của đồng cấu vành f : A → B là tập hợp f (A) = {f (x) |
x ∈ A}, ký hiệu Im f = f (A). Dễ dàng kiểm tra được Im f là một
vành con của vành B.
1.2. IĐÊAN VÀ VÀNH THƯƠNG 3

Nhân của đồng cấu vành f : A → B là tập hợp f −1 (0), ký hiệu


Ker f = f −1 (0). Tuy nhiên Ker f không phải là vành con của vành
A vì 1 ∈
/ Ker f.
Chú ý 1.1.4. i) Nếu f : A → B và g : B → C là các đồng cấu
vành, thì g ◦ f : A → C cũng là đồng cấu vành;
ii) Nếu đồng cấu vành f : A → B là đẳng cấu, thì ánh xạ ngược
f −1 : B → A cũng là đẳng cấu;
iii) Đồng cấu vành f : A → B là đơn cấu khi và chỉ khi Ker f = 0.
f toàn cấu khi và chỉ khi Im f = B.
Hai vành A và B được gọi là đẳng cấu với nhau nếu có một đẳng
cấu từ vành này vào vành kia, ký hiệu A ∼
= B.

1.2 Iđêan và vành thương

Định nghĩa 1.2.1. Một tập con a của vành A được gọi là iđêan của
A nếu thỏa các điều kiện:
i) a là nhóm con của nhóm cộng A;
ii) Nếu x ∈ A và y ∈ a, thì xy ∈ a .
Iđêan a được gọi là iđêan thật sự của vành A nếu a ̸= A.
Với iđêan a của vành A, ta có A/ a là nhóm thương của nhóm
cộng A (A/ a = {x+a |x ∈ A}). Xác định phép nhân: (x+a)(y+a) =
xy + a, với mọi x, y ∈ A, khi đó A/ a trở thành một vành gọi là vành
thương của vành A. Ta có đồng cấu vành: Φ : A → A/ a, x 7→ x + a,
hơn nữa Φ là toàn cấu và ta gọi là toàn cấu chính tắc.
Chú ý 1.2.2. Có tương ứng 1 − 1 giữa các iđêan b của vành A chứa
A và các iđêan b̄ của vành A/ a, được xác định bởi b = Φ−1 (b̄).
Định lý 1.2.3. Cho đồng cấu vành f : A → B. Ta có đơn cấu vành
f¯ : A/ Ker f → B, x + Ker f 7→ f (x).
Đặc biệt, A/ Ker f ∼
= Im f.
4CHƯƠNG 1. CÁC KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ VÀNH GIAO HOÁN VÀ MÔĐUN

Chứng minh. Trước hết ta chứng minh f¯ : A/ Ker f → B, x + Ker f


mapstof (x) là ánh xạ. Thật vậy, với mọi x, y ∈ A, nếu x + Ker f =
y + Ker f, thì x − y ∈ Ker f. Như vậy f (x − y) = 0 và ta có
f (x) = f (y). Dễ dàng kiểm tra f¯ : A/ Ker f → B, x + Ker f 7→ f (x)
là đồng cấu vành. Hơn nữa Ker f¯ = {x + Ker f | f (x) ∈ Ker f } = 0.
Từ đây ta có điều phải chứng minh.

Định nghĩa 1.2.4. Vành A được gọi là trường nếu mọi phần tử
khác 0 của nó đều khả nghịch.

Nếu A là một trường, thì tập hợp A∗ gồm tất cả các phần tử
khác 0 của A tạo thành một nhóm aben.

Ví dụ 1.2.5. Trường các số hữu tỉ (Q, +, ·), trường các số thực


(R, +, ·) và trường các số phức (C, +, ·).

Chú ý 1.2.6. Mọi trường đều là miền nguyên, nhưng ngược lại
không đúng.

Định lý 1.2.7. Cho vành A. Các mệnh đề sau tương đương:

i) A là một trường;

ii) A chỉ có các iđêan tầm thường (0 và A);

iii) Mọi đồng cấu từ A vào một vành tùy ý là đơn cấu.

Chứng minh. i) ⇒ ii). Giả sử a là một iđêan khác 0 của vành A,


tồn tại phần tử x ∈ A, x ̸= 0. Phần tử x khả nghịch do đó tồn tại
x′ ∈ A sao cho 1 = xx′ ∈ A. Vậy a = A.
ii) ⇒ iii). Nếu f : A → B là đồng cấu vành, ta có Ker f ̸= A (vì
f (1) = 1 ̸= 0) nên Ker f = 0. Do đó f đơn cấu.
iii) ⇒ i). Lấy phần tử không khả nghịch x ∈ A. Ta có
(x) ̸= A, nên vành thương A/(x) khác 0. Xét toàn cấu tự nhiên
Φ : A → A/(x), khi đó Ker Φ = (x). Theo giả thiết Φ đơn cấu, do
đó (x) = 0. Vậy x = 0 hay A là một trường.
1.3. CÁC PHÉP TOÁN TRÊN IĐÊAN 5

1.3 Các phép toán trên iđêan

Cho họ (ai )i∈I các iđêan của vành A. Giao ∩i∈I ai của họ các
iđêan (ai )i∈I cũng là một iđêan của vành A.
Định nghĩa 1.3.1. Cho S là một tập hợp con của vành A. Iđêan
sinh bởi S là iđêan nhỏ nhất của A chứa S. Ký hiệu (S).

Iđêan sinh bởi tập hợp rỗng là iđêan không 0. Trong trường hợp
tập S gồm hữu hạn phần tử, thì (S) được gọi là iđêan hữu hạn sinh.
Nếu S = {s1 , . . . , sn }, ta viết (S) = (s1 , . . . , sn ). Nếu S = {a} là tập
hợp gồm một phần tử, iđêan (a) được gọi là iđêan chính. Ta thấy
(a) = {ax | x ∈ A} = aA.
Chú ý 1.3.2. (S) là giao của tất
P cả các iđêan chứa S và là tập hợp
các tổng hữu hạn i ai si với ai ∈ A, si ∈ S. Ta thấy
gồm tất cả P
ngay (S) = s∈S sA.

Định nghĩa 1.3.3. Vành A được gọi là miền iđêan chính nếu A là
miền nguyên và mọi iđêan của A đều là iđêan chính.
P
Định nghĩa 1.3.4. Tổng i∈I ai của họ các iđêan (ai )i∈I là iđêan
sinh bởi tập hợp ∪i∈I ai .
Pn
Trong trường hợp I = {1, . . . , n}, ta có thể viết i=1 ai =
P
a1 + . . . + an . Trường hợp đặc biệt I = ∅, i∈∅ ai = 0.
P
Chú ý 1.3.5. i) Tổng i∈I ai là tập hợp tất cả các tổng hữu hạn
P
i∈I xi , xi ∈ ai (tức là chỉ một số hữu hạn các số hạng là khác
không, còn hầu hết các số hạng bằng 0).
ii) Hợp của họ (ai )i∈I các iđêan của vành A nói chung không phải
là một iđêan. Tuy nhiên ∪i∈I ai sẽ là một iđêan trong trường
hợp nếu hai iđêan bất kỳ ai , aj (i ̸= j) P
có một iđêan ak nào đó
chứa cả hai iđêan này, khi đó rõ ràng i∈I ai = ∪i∈I ai .

Định nghĩa 1.3.6. Tích của họ các iđêan (ai )i∈I là iđêan sinh bởi
tất cả các tích x1 . . . xn (x1 ∈ a1 , . . . , xn ∈ an ). Ký hiệu a1 . . . an .
6CHƯƠNG 1. CÁC KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ VÀNH GIAO HOÁN VÀ MÔĐUN

P ý 1.3.7. Tích a1 . . . an là tập hợp gồm tất cả các tổng hữu hạn
Chú
i xi1 . . . xin với xi1 ∈ a1 , . . . , xin ∈ an .

Trường hợp đặc biệt: a1 = . . . = an = a, ta có lũy thừa bậc n của


iđêan a . Ký hiệu an = a . . . a .
Ta có định nghĩa sau đây là mở rộng của khái niệm các số nguyên
tố cùng nhau trong vành số nguyên Z cho các iđêan trong một vành
bất kỳ.
Định nghĩa 1.3.8. Hai iđêan a và b của vành A được gọi là nguyên
tố cùng nhau nếu a + b = A.
Chú ý 1.3.9. Hai iđêan a và b của vành A là nguyên tố cùng nhau
nếu và chỉ nếu tồn tại các phần tử x ∈ a và y ∈ b sao cho x + y = 1.
Bổ đề 1.3.10. Cho a, b là các iđêan của vành A. Ta có:

i) Nếu a và b nguyên tố cùng nhau, thì a ∩ b = a . b .


ii) Nếu a, b nguyên tố cùng nhau và a, c nguyên tố cùng nhau, thì
a và b c nguyên tố cùng nhau.

Chứng minh. i). Hiển nhiên ta có a . b ⊆ a ∩ b . Để chứng minh bao


hàm thức ngược lại, lấy a ∈ a và b ∈ b thỏa a + b = 1 và x ∈ a ∩ b .
Khi đó x = x(a + b) = xa + xb ∈ a b . Tức là a ∩ b ⊆ a b . ii).
Lấy a1 , a2 ∈ a, b ∈ b, c ∈ c thỏa a1 + b = 1 và a2 + c = 1. Suy ra
1 = (a1 + b)(a2 + c) = a3 + bc với a3 ∈ a . Vậy a + b c = A.

Ta có một số tính chất cơ bản của tổng và tích các iđêan nhưng
chứng minh rất đơn giản, dành cho bạn đọc.
Bổ đề 1.3.11. Cho a, b, c là các iđêan của vành A. Ta có:

i) a + b = b + a .
ii) a +(b + c) = (a + b) + c .
iii) a b = b a ⊆ a ∩ b .
1.3. CÁC PHÉP TOÁN TRÊN IĐÊAN 7

iv) a(b c) = (a b) c .
v) a(b + c) = a b + a c .

Cho vành A và các iđêan a1 , a2 , ..., an của A. Ta xác định đồng


cấu vành
n
Y
Φ : A −→ A/ai , x 7→ (x + a1 , x + a2 , ..., x + an ).
i=1

Định lý 1.3.12. Cho vành A và các iđêan a1 , a2 , ..., an của A.

i) Nếu các Q
n Tnaj (i ̸= j) nguyên tố cùng nhau từng đôi
iđêan ai và
một, thì i=1 ai = i=1 ai .
ii) Φ là toàn cấu nếu và chỉ nếu các iđêan ai và aj (i ̸= j) nguyên
tố cùng nhau từng đôi một.
iii) Φ là đơn cấu nếu và chỉ nếu ni=1 ai = 0.
T

Chứng minh. i). Ta dùng qui nạp theo n. Theo 1.3.10, mệnh đề đúng
khi nQ= 2. VớiTn > 2, giả sử kết luận đúng với a1 , ..., an−1 . Đặt
n−1 n−1
b = i=1 ai = i=1 ai . Theo giả thiết ai + an = A(1 ≤ i ≤ n − 1),
tồn tại xi ∈ ai , yy ∈ an sao cho x + y = 1. Do đó
n−1
Y n−1
Y
xi = (1 − yi ) ≡ 1(Modan ).
i=1 i=1

Tức là an + b = A. Vì vậy,
n
Y n
\
ai = b an = b ∩an = ai .
i=1 i=1

ii). (⇒) Giả sử Φ là toàn cấu, ta sẽ chứng minh ai và aj (i ̸= j) nguyên


tố cùng nhau. Thật vậy, tồn tại x ∈ A sao cho Φ(x) = (0, ..., 1, ..., 0)
(1 nằm vị trí thứ i). Suy ra x ≡ 1(Modai ) và x ≡ 0(Modaj ). Như
vậy 1 = (1 − x) + x ∈ ai + aj và do đó ai + aj = A.
8CHƯƠNG 1. CÁC KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ VÀNH GIAO HOÁN VÀ MÔĐUN

(⇐) Ta chỉ cần chứng minh rằng tồn tại x ∈ A sao cho Φ(x) =
(0, ..., 1, ..., 0) (1 nằm vị trí thứ i (1 ≤ i ≤ n)). Vì Q
ai + aj = A với
i ̸= j, tồn tại uj ∈ ai , vj ∈ aj , uj + vj = 1. Đặt x = ni̸=j=1 vj , ta có
x = ni̸=j=1 (1 − uj ) ≡ 1(Modai ) và x = ni̸=j=1 (1 − uj ) ≡ 0(Modaj ).
Q Q

Do đó Φ(x) = (0, ..., 1, ..., 0) như mong muốn.


iii). Hiển nhiên vì Ker Φ = ∩ni=1 ai .

Cho các iđêan a và b của vành A. Ký hiệu

(a : b) = {x ∈ A | x b ⊆ a}.

(a : b) rõ ràng là một iđêan của vành A.


Định nghĩa 1.3.13. Iđêan (a : b) được gọi là iđêan chia của vành
A.

Đặc biệt (0 : b) được gọi là linh hóa tử của b và ký hiệu


(0 : b) = Ann(b). Tập hợp tất cả các ước của không trong vành
A là [
D= Ann(x).
x̸=0

Sau đây là một số tính chất cơ bản của iđêan chia.


Bổ đề 1.3.14. Cho các iđêan a, b, c, (ai )i∈I của vành A. Ta có:

i) (a : A) = a .
ii) (a : b) = A ⇔ b ⊆ a .
ii) b ⊆ c) ⇒ (a : c) ⊆ (a : b).
iv) (a : b) b ⊆ a .
v) ((a : b) : c) = (a : b c) = ((a : c) : b).
T T
vi) (( i∈I ai ) : b) = i∈I (ai : b).
P T
vii) (a : ( i∈I ai )) = i∈I (a : ai ).
1.3. CÁC PHÉP TOÁN TRÊN IĐÊAN 9

Chứng minh. Ta sẽ chứng minh một tính chất, chẳng hạn tính chất
v), còn các tính chất khác là tương tự. Lấy x ∈ ((a : b) : c), b ∈
b, c ∈ c . Khi đó xc ∈ (a : b) và xbc ∈ a . Do mọi phẩn tử của
b c là tổng của các phần tử có dạng bc, ta có x ∈ (a : b c). Suy ra
((a : b) : c) ⊆ (a : b c). Để chứng minh bao hàm thức ngược lại, ta
lấy x ∈ (a : b c), c ∈ c . Như vậy xcb ∈ a, nhưng xc ∈ (a : b), và do
đó x ∈ ((a : b) : c).
Định nghĩa
√ 1.3.15. Cho a là một iđêan của vành A. Căn của a,
ký hiệu a, được xác định bởi:

a = {x ∈ A | tồn tại số nguyên dương n thỏa xn ∈ a}.
√ √
Chú ý 1.3.16. a là một iđêan của vành A chứa a . Nếu a = a,
ta nói a là iđêan căn.
Sau đây là một số tính chất cơ bản của iđêan căn.
Bổ đề 1.3.17. Cho a, b là các iđêan của vành A. Ta có:

i) a = A ⇔ a = A.
p√ √
ii) a = a.
√ √
iii) an = a với mọi số nguyên dương n.
√ p√ √
iv) a + b = a + b.
√ √
v) a + b = A ⇔ a + b = A.
√ √ √ √
vi) a b = a ∩ b = a ∩ b.

Chứng minh. Các tính chất từ √ i) đến√


iii) suy trực tiếp từ định nghĩa.
Ta
√ chứng √ minh iv). Đặt c = a √ + b khi đó a +√b ⊆ √ c, và ta có
a + b ⊆ c. Ngược lại, nếu x ∈ c, thì xn ∈ c = a +√ b với n √là
n
số nguyên dương nào đó. Như vậy, x = y + z với y ∈ a, z ∈ b.
Lấy r, s > 0 sao cho y r ∈ a, z s ∈ b, ta thu được √ (y + z)m ∈ a + b
với m ≥ r + s − 1. Suy ra xnm ∈ a + b, tức là x ∈ a + b. Lập luận
tương tự ta cũng chứng minh được tính chất vi) còn tính chất v) là
hệ quả trực tiếp của iv).
10CHƯƠNG 1. CÁC KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ VÀNH GIAO HOÁN VÀ MÔĐUN

Ta cũng có thể mở rộng √khái niêm căn X của một tập con X
của A, tất nhiên nói chung X không phải là iđêan. Ký hiệu D là
tập tất cả các phần tử ước của không trong vành A, ta có kết quả
sau đây.
S p
Bổ đề 1.3.18. D = x̸=0 Ann(x).
√ qS S p
Chứng minh. D = D= x̸=0 Ann(x) = x̸=0 Ann(x).

You might also like