Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Theo quan điểm của nhóm, quyết định có một số điểm chưa phù hợp và rõ ràng

như phần trình bày sau đây:


Thứ nhất, Tòa án xác định ngày chết của chị Quản Thị K – sinh năm 1969
là ngày 19/11/2018, đồng thời cũng là ngày quyết định có hiệu lực. Quan điểm
này có nguồn gốc từ quy định tại khoản 2 Điều 91 BLDS năm 1995 quy định về
tuyên bố một người là đã chết, cụ thể: “Tùy từng trường hợp, Tòa án xác định
ngày chết của người bị tuyên bố là đã chết; nếu không xác định được ngày đó,
thì ngày mà quyết định của Tòa án tuyên bố người đó là đã chết có hiệu lực pháp
luật được coi là ngày người đó chết”. Tuy nhiên, trong quyết định này, Tòa án
đang áp dụng BLDS 2015 nên không thể áp dụng BLDS 1995 ở đây. Căn cứ của
Tóa án có dựa vào điểm d khoản 1 Điều 71 BLDS quy định về tuyên bố chết có
nội dung:
“d) Biệt tích 05 năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống; thời
hạn này được tính theo quy định tại khoản 1 Điều 68 của Bộ luật này”
Theo khoản 2 Điều 71 BLDS 2015: “Căn cứ vào các trường hợp quy định
tại khoản 1 Điều này, Tòa án xác định ngày chất của người bị tuyên bố là đã
chết”, có thể hiểu rằng việc xác định trong từng trường hợp cụ thể là khác nhau
và phải xem xét kĩ nó thuộc thuộc trường hợp nào được quy định tại khoản 1
Điều 71. Mặc dù vậy, hiện tại pháp luật vẫn còn nhiều vướng mắc, chưa có sự
thống nhất về việc xác định ngày chết nên dẫn đến nhiều cách hiểu trong việc
xác định ngày chết trong quyết định tuyên bố một người là đã chết. Việc xác
định ngày chết của một cá nhân liên quan đến quan hệ nhân thân, quan hệ tài sản
của người đó nên nếu không được xác định hợp lí sẽ gây ra nhiều xung đột pháp
luật hay xáo trộn không cần thiết trong xã hội. Thực tiễn xét xử hiện nay có
những quan điểm khác nhau về vấn đề này:
● Thứ nhất, ngày này được xác định là ngày cuối cùng có thông tin của
người bị tuyên bố là chết
● Thứ hai, ngày này là ngày có hiệu lực của Quyết định tuyên bố cá nhân
chết.
● Thứ ba, ngày này được xác định là ngày sau 5 năm cá nhân biệt tích (có
tin tức cuối cùng).

Trong quyết định này, Tòa án có căn cứ vào điểm d khoản 1 Điều 71
BLDS 2015, nên theo nhóm, việc xác định ngày chết của chị K phải dựa vào
thời hạn được quy định tại Điều 68 BLDS 2015 vì trường hợp này vẫn xác định
được năm có tin tức cuối cùng của chị K là năm 1992. Vậy nên việc xác định
ngày chết của chị K là ngày 19/11/2018 - ngày bản án có hiệu lực, là thiếu cơ sở
và chưa hợp lí.
Thứ hai, quyết định chưa khai thác lời khai của anh Đ về nguyên do chị K
bỏ nhà đi, về những mâu thuẫn hay khó khăn trong gia đình. Việc làm rõ nội
dung này có thể đưa ra được những nhận định về nguyên nhân chị K bỏ đi, mức
độ nghiêm trọng của sự việc, yếu tố nào trực tiếp tác động khiến chị K bỏ nhà đi
mà không liên lạc được,... Chị K thời điểm được cho rằng bỏ nhà ra đi thì mới
19 tuổi, mâu thuẫn gia đình, tình yêu cũng không được đề cập đến nên quyết
định này vẫn chưa thực sự rõ ràng.
Thứ ba, quyết định chưa làm rõ việc gia đình anh Đ đã thực hiện việc tìm
kiếm chị K như thế nào mà chỉ nêu rằng “gia đình anh Đ đã tìm kiếm và thông
báo trên phương tiện thông tin đại chúng nhiều lần, nhưng cũng không có kết
quả”. Nhóm cho rằng việc quyết định của Tòa án không đưa ra thông tin cụ thể
chứng cứ, tài liệu về phương tiện đại chúng mà gia đình đã sử dụng, các biện
pháp tìm kiếm đã áp dụng, thời điểm đăng tin,... khiến khó có thể xác định rằng
việc thông báo tìm kiếm thông tin về người bị yêu cầu tuyên bố là đã chết có
được đăng tải trên những phương tiện thông tin đại chúng theo thủ tục, quy định
nêu ở khoản 1 Điều 385 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015:
“1. Trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày Tòa án ra quyết định thông báo tìm
kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú, thông báo này phải được đăng trên một
trong các báo hàng ngày của trung ương trong ba số liên tiếp, Cổng thông tin
điện tử của Tòa án, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (nếu có) và phát sóng trên Đài
phát thanh hoặc Đài truyền hình của trung ương ba lần trong 03 ngày liên tiếp”

You might also like