Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 8

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

KHOA ĐÔNG PHƯƠNG HỌC

TIỂU LUẬN HỌC PHẦN

KINH TẾ CHÍNH TRỊ MAC - LENIN

Hà Nội tháng 10 năm 2021

57 3
MỤC LỤC
1. Lượng giá trị hàng hóa và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa. 2
1.1. Lượng giá trị hàng hóa.............................................................................................2

1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị sản xuất của hàng hóa............................3
2. Ý nghĩa của lượng giá trị hàng hóa và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị
hàng hóa đến vấn đề nghiên cứu đối với năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam
trên thị trường thế giới.........................................................................................................5
2.1. Ý nghĩa của việc nghiên cứu lượng giá trị hàng hóa.................................................5

2.2. Ý nghĩa của các nhân tố ảnh hưởng đối với năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt
Nam trên thị trường thế giới...............................................................................................5
2.2.1. Năng suất lao động:...........................................................................................5
2.2.2. Mức độ phức tạp:...............................................................................................7
3. Tài liệu tham khảo........................................................................................................8

57 3
1. Lượng giá trị hàng hóa và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa
1.1. Lượng giá trị hàng hóa

Giá trị của hàng hóa là do lao động xã hội, trừu tượng của người sản xuất ra hàng
hóa kết tinh trong hàng hóa. Vậy lượng giá trị của hàng hóa do lượng lao động tiêu hao để
làm ra hàng hóa quyết định.

Lượng lao động đã hao phí được tính bằng thời gian lao động. Thời gian lao động
này phải được xã hội chấp nhận, không phải là thời gian lao động của đơn vị sản xuất cá
biệt, mà là thời gian lao động xã hội cần thiết.

Thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian đòi hỏi để sản xuất ra một giá trị sử
dụng nào đó trong những điều kiện trung bình của xã hội với trình độ thành thạo trung bình,
trình độ trang thiết bị trung bình, cường độ lao động trung bình.

Trong thực tế, thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa thường
trùng hợp với thời gian lao động cá biệt của những người sản xuất cung cấp đại bộ phận loại
hàng hóa đó trên thị trường. Người sản xuất thường phải tích cực đổi mới, sáng tạo nhằm
giảm thời gian hao phí lao động cá biệt tại đơn vị sản xuất của mình xuống mức thấp hơn
mức hao phí trung bình cần thiết. Khi đó sẽ có được ưu thế trong cạnh tranh.

Xét về mặt cấu thành, lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa được sản xuất ra bao
hàm: hao phí lao động quá khứ (chứa trong các yếu tố vật tư, nguyên nhiên liệu đã tiêu dung
để sản xuất ra hàng hóa đó) và hao phí lao động mới kết tinh thêm.

1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị sản xuất của hàng hóa

Do thời gian lao động xã hội cần thiết luôn thay đổi, nên lượng giá trị của hàng
hóa cũng là một đại lượng không cố định. Sự thay đổi lượng giá trị của hàng hóa tùy
thuộc vào những nhân tố sau

Thứ nhất: Năng suất lao động

Năng suất lao động là năng lực sản xuất của lao động. Nó được đo bằng số lượng sản
phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hoặc lượng thời gian lao động hao phí để sản
xuất ra một đơn vị sản phẩm.

Năng suất lao động tăng lên làm cho thời gian lao động cần thiết để sản xuất ra một
đơn vị hàng hóa giảm xuống từ đó lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa giảm. Do đó,
lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa và tỷ lệ nghịch với năng suất lao động xã hội.

57 3
Năng suất lao động lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Trình độ khéo léo (thành
thạo) trung bình của người công nhân; Mức độ phát triển của khoa học, kỹ thuật, công nghệ;
Mức độ ứng dụng những thành tựu khoa học, kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất; Trình độ tổ
chức quản lý; Quy mô và hiệu suất của tư liệu sản xuất; Các điều kiện tự nhiên.

Trong kinh tế thị trường, cạnh tranh về giá cả là quan trọng nhất. Để cạnh tranh về
giá cả với nhà sản xuất khác thì phải tăng năng suất lao động cá biệt vì nó làm giảm lượng
giá trị cá biệt của một đơn vị hàng hoá xuống thấp hơn lượng giá trị xã hội của nó. Từ đó giá
cả bán hàng hóa có thể rẻ hơn của người khác mà vẫn thu lợi nhuận ngang, thậm chí cao
hơn.

Thứ hai: Cường độ lao động

Cường độ lao động là đại lượng chỉ mức độ hao phí sức lao động trong một đơn vị
thời gian, nó cho thấy mức độ khẩn trương, nặng nhọc hay căng thẳng của lao động. Cường
độ lao động tăng lên tức là mức hao phí sức cơ bắp, thần kinh trong một đơn vị thời gian
tăng lên, mức độ khẩn trương, nặng nhọc hay căng thẳng của lao động tăng lên.

Nếu cường độ lao động tăng lên thì số lượng (hoặc khối lượng) hàng hóa sản xuất ra
tăng lên, tuy nhiên thời gian lao động xã hội cần thiết không đổi vì vậy giá trị của một đơn
vị hàng hóa vẫn không đổi. Như vậy, sự thay đổi của cường độ lao động không tác động đến
lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa.

Cường độ lao động phụ thuộc theo chiều thuận vào: Thể chất, tinh thần, kỹ năng, tay
nghề, ý thức của người lao động; Trình độ tổ chức quản lý; Quy mô và hiệu suất của tư liệu
sản xuất.

Tăng năng suất lao động và tăng cường độ lao động giống nhau là đều dẫn đến lượng
sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian tăng lên. Nhưng chúng khác nhau là tăng
năng suất lao động làm cho lượng sản phẩm (hàng hóa) sản xuất ra trong một đơn vị thời
gian tăng lên, nhưng làm cho giá trị của một đơn vị hàng hóa giảm xuống. Tăng năng suất
lao động có thể phụ thuộc nhiều vào máy móc, kỹ thuật, do đó nó gần như là một yếu tố có
“sức sản xuất” vô hạn, còn tăng cường độ lao động, làm cho lượng sản xuất ra tăng lên
trong một đơn vị thời gian, nhưng giá trị của một đơn vị hàng hóa không đổi. Tăng cường
độ lao động phụ thuộc nhiều vào thể chất và tinh thần của người lao động, do đó, nó là yếu
tố của “sức sản xuất” có giới hạn nhất định. Chính vì vậy, tăng năng suất lao động có ý
nghĩa tích cực hơn đối với sự phát triển kinh tế.

57 3
Thứ ba: Tính chất của lao động (mức độ phức tạp của lao động)

Tính chất của lao động cũng ảnh hưởng nhất định đến lượng giá trị của hàng hóa.
Theo tính chất của lao động, có thể chia lao động thành lao động giản đơn và lao động phức
tạp.

Lao động giản đơn là lao động mà một người lao động bình thường không cần phải
trải qua đào tạo cũng có thể làm được.

Lao động phức tạp là lao động đòi hỏi phải được đào tạo, huấn luyện mới có thể làm
được.

Mức độ phức tạp của lao động ảnh hưởng tỷ lệ thuận đến lượng giá trị của một đơn
vị hàng hóa và tổng lượng giá trị của tổng số hàng hóa được sản xuất ra trong cùng một đơn
vị thời gian. Trong cùng một thời gian, lao động phức tạp tạo ra nhiều giá trị hơn lao động
giản đơn. Vì vậy nó là cơ sở lý luận để chủ quản lý và người lao động đưa ra mức thù lao
phù hợp trong thời gian tham gia các hoạt động kinh tế.

2. Ý nghĩa của lượng giá trị hàng hóa và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị
hàng hóa đến vấn đề nghiên cứu đối với năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt
Nam trên thị trường thế giới

2.1. Ý nghĩa của việc nghiên cứu lượng giá trị hàng hóa

Việc nghiên cứu lượng giá trị hàng hóa là rất cần thiết, nghiên cứu lượng giá trị hàng
hóa đã xác định được giá cả của hàng hóa đã làm ra. Bởi vì khi nghiên cứu lượng giá trị
hàng hóa cho biết: Thời gian lao động xã hội cần thiết giản đơn trung bình để sản xuất ra
một hàng hóa là thước đo lượng giá trị hàng hóa và từ đó xác định được giả cả của hàng hóa
nào cao hơn của hàng hóa nào.

2.2. Ý nghĩa của các nhân tố ảnh hưởng đối với năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt
Nam trên thị trường thế giới

Việc nghiên cứu cho ta biết mức độ tác động của các nhân tố đến lượng giá trị hàng
hoá, từ đó có những biện pháp làm thay đổi các nhân tố để đạt hiệu quả sản xuất cao, đem
lại lượng giá trị lớn cũng như tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.

57 3
2.2.1. Năng suất lao động:

Thứ nhất là tr?nh đô A, mức đô A khDo lDo: Trình độ, mức độ khéo léo của lao động
không chỉ ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc của riêng cá nhân mà còn ảnh hưởng đến khả
năng áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất. Việc nâng cao trình độ, mức độ khéo
léo của người lao động sẽ giúp tăng năng suất lao động, giảm thời gian lao động xã hội cần
thiết, từ đó giảm lượng giá trị của sản phâm, giảm giá thành, tăng sức cạnh tranh của các sản
phẩm Việt Nam trên thị trường thế giới.

Thực tế ở Viê ts Nam, theo số liệu sơ bộ của Tổng cục thống kê năm 2020, nghề là
4,71%, trung cấp chuyên nghiệp 4,7%, cao đẳng 3,82%, đại học trở lên 11,12%. Ta có thể
thấy tỉ lệ lao động qua đào tạo và lao động có trình độ cao vẫn còn khá thấp, năng suật lao
động chưa cao. Từ đó cần thực hiện mô tssố giải pháp sau:

 Cải cách giáo dục đào tạo, ưu tiên tập trung cho các ngành đòi hỏi khoa học kỹ
thuật, công nghệ cao, đào tạo lao động đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng
Công nghiệp 4.0.

 Cơ sở đào tạo cần đổi mới hình thức, phương pháp tổ chức đào tạo nghề cho công
nhân lao động, tăng cường gắn kết đào tạo với doanh nghiệp, chú trọng đào tạo
kiến thức kỹ năng mềm (ngoại ngữ, tin học, kĩ năng giao tiếp, ý thức, thái độ đối
với công việc…)

 Chính phủ có những chính sách, quy định để hỗ trợ người lao động nâng cao trình
độ.

Thứ hai, mức độ phát triển của khoa học kĩ thuật công nghệ và việc áp dụng các
thành tựu khoa học kĩ thuật và công nghệ vào sản xuất: giúp tăng đáng kể năng suất lao
động cũng như nâng cao chất lượng sản phẩm làm tăng sức cạnh.

 Công ty cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk) đưa vào hoạt động siêu nhà máy ở bình
dương với việc áp dụng robot từ chăn nuôi bò sữa, chuẩn bị thúc ăn cho bò đến
việc vắt sữa và đóng gói sản phẩm. Hiện nay các sản phẩm sữa của Vinamilk đã
được xuât khẩu đến nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ và ngày càng được khẳng
định thương hiệu, uy tín trên trường quốc tế.

57 3
 Thành tựu trong công nghệ sinh học với việc tạo ra giống lúa ST25, cùng với đó
là việc trồng bằng phương pháp Organic, sản xuất theo công nghệ Châu Âu đã
giúp cho gạo ST25 trở thành loại gạo ngon nhất thế giới, khả năng cạnh tranh
cũng như gia trị đem lại rất cao.

Thứ ba là tr?nh đô A quản lí: Nâng cao trình độ quản lí cũng là một trong những biện
pháp quan trọng trong việc nâng cao năng suất lao động. Hiệu quả trong quản lí người
lao động, trong việc tổ chức sản xuất, quản lí doanh nghiệp cùng với việc quảng bá sản
phẩm, marketing sẽ đem lại hiệu quả lớn trong việc cạnh tranh sản phẩm của doanh
nghiệp trên thị trường. Trong thời đại công nghệ hiện nay, việc chuyển đổi số doanh
nghiệp là một việc làm rất cần thiết để các doanh nghiệp khong bị tụt lại phía sau.

Thứ tư là quy mô và hiê Au suất của tư liêuA sản xuất: Việc nâng cao quy mô và hiệu
suất của tư liệu sản xuất có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất lao động.

Nổi bất nhất là việc sử dụng các nhà máy sản xuất có quy mô lớn như nhà máy
Samsung Electronic Vietnam Thái Nguyên, nhà máy sản xuất điều hoà Daikin ở Hưng Yên
có quy mô 210000m2, nhà máy Intel ở khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh có quy
mô 16000m2… Cùng với đó là việc đưa vào sử dụng máy móc hiện đại có hiệu suất cao
đem lại năng suất sản xuất rất lớn như nhà máy lọc dầu Nghi Sơn hoạt động với công suất
200000 thùng dầu thô/ngày. Từ đó đem lại hiệu quả rất lớn trong việc giảm lượng giá trị sản
phẩm, tăng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Thứ năm là cải tạo điLu kiênA tự nhiên: Ngoài ra việc cải tạo điều kiện tự nhiên cũng
là một trong những nhân tố hết sức quan trọng trong việc nâng cao năng suất lao động, nhất
là trong sản xuất nông nghiệp. Việc cải tạo các đồng cỏ có năng suất thấp sẽ giúp nâng cao
giá trị dinh dưỡng của sữa bò, tăng hiệu quả chăn nuôi; cải tạo đất phèn đất mặn ở Đồng
bằng sông Cửu Long sẽ giúp đưa diện tích lớn đất vào sản xuất lúa 2-3 vụ…

2.2.2. Mức độ phức tạp:

Vì lao động phức tạp tạo ra được nhiều giá trị hơn so với lao động giản đơn trong
cùng một đơn vị thời gian lao động như nhau. Vì thế các nhà làm kinh tế cần phải chú trọng
đầu tư vào những ngành lao động phức tạp đòi hỏi nhiều chất xám. Do đó mức đô s phức tạp
của lao đô ng
s cũng mang ý nghĩa to lớn đối với khả năng cạnh tranh của hàng hóa Viê tsNam,

57 3
đây là yếu tố quyết định tới sản lượng và cả chất lượng của hàng hóa. mức đô s phức tạp càng
cao thì lượng giá trị cũng càng tăng. Muốn làm được điều này thì phải nâng cao trình độ
công nhân, nâng cao tay nghề và áp dụng những biện pháp tiên tiến.

3. Tài liệu tham khảo

(1) Lê Anh Dũng, ngày (2015), Kênh Sinh Viên, Ý nghĩa của việc nghiên cứu lượng giá
trị hàng hoá, truy cập từ https://bitly.com.vn/40205t truy cập ngày 22/10/2021.
(2) PGS.TS Nguyễn Văn Hậu, ThS Trần Thị Lan Anh, ngày (2020), Quản lý nhà nước,
Nâng cao sức cạnh tranh của nLn kinh tế từ việc cải thiện năng suất lao động, truy
cập từ https://bitly.com.vn/w1qglx truy cập ngày 22/10/2021.
(3) Trung tâm thông tin công nghệ và thương mại, ngày (2021), Bộ Công thương Việt
Nam, Xu hướng tiêu dùng hiện đại làm thay đổi mô h?nh kinh doanh của doanh
nghiệp trong t?nh h?nh mới, truy cập từ https://bitly.com.vn/5o511y truy cập ngày
22/10/2021.
(4) TS. Doãn Công Khánh ngày (2019), Tạp chí cộng sản Nâng cao năng lực cạnh tranh
cho các mặt hàng suất khẩu chủ lực: thực hiện các giải pháp, truy cập từ
https://bitly.com.vn/wxsqry truy cập ngày 22/10/2021.
(5) Tổ chức lao động quốc tế (2015), Tại sao năng suất lao động lại quan trọng trong
bối cảnh hội nhập kinh tế ?, truy cập từ https://bitly.com.vn/lzd9w4 truy cập ngày
22/10/2021.
(6) Mai Quý (2020), Tập trung nâng cao tr?nh độ tay nghL cho công nhân lao động , Lao
động thủ đô, truy cập từ https://bitly.com.vn/oukakh, truy cập ngày 21/10/2021.
(7) Thanh Hà (2021), Người “mở đường” xây dựng hệ sinh thái chuyển đổi số, Hà Nội
mới, truy cập từ https://bitly.com.vn/hh6f52, truy cập ngày 21/10/2021.
(8) Hải Ngô (2021), Vinamilk xuất khẩu sữa hạt và sữa đặc sang Trung Quốc, Nhân dân
https://bitly.com.vn/fu5e0l, truy cập ngày 21/10/2021.

57 3

You might also like