Viết về đề tài ca ngợi thiên nhiên

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 1

Viết về đề tài ca ngợi thiên nhiên, quê hương đất nước, nhiều nhà thơ không chỉ riêng

Huy Cận mới bộc lộ cảm xúc tự


hào. Nhất là với cuộc sống miền biển, ta từng đọc câu thơ trong bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh:
“Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang”.
Thuyền được so sánh với “con tuấn mã” gợi sự mạnh mẽ, khỏe khoắn, tràn trề năng lượng. Động từ “phăng” mang đến
khí thế hừng hực, dũng mãnh. Trên con thuyền ra biển cá ấy, những đứa con của biển tựa như chiến binh không sợ trời,
sợ đất hiên ngang chinh phục biển cả. Sở dĩ Tế Hanh có thể viết được những điều này bởi ngay từ đầu bài thơ, ông viết
“Làng tôi vốn làm nghề chài lưới”. Được sinh ra, lớn lên tại miền biển, có lẽ là một đặc ân lớn của tạo hóa dành tặng,
trưởng thành từ sự rắn rỏi của con người nơi đây, ông đã viết những câu ca đầy sự tự hào, yêu mến quê hương. Để rồi
sau này, khi bài thơ ra đời đã để lại dấu ấn khó phai trong lòng độc giả về một cảnh sắc làng có sự hòa quyện giữa con
người với thiên nhiên.
Nếu biển cả mang âm hưởng khỏe khoắn, tráng lệ nhưng cũng có khi bình dị, nhẹ nhàng như trong thơ của Huy Cận,
Tế Hanh thì với nhà thơ Xuân Diệu – ông hoàng thơ tình của Việt Nam, biển cả lại đóng vai trò là lời thủ thỉ tâm sự về
tình yêu:
“Bờ đẹp đẽ cát vàng
Thoai thoải hàng thông đứng
Như lặng lẽ mơ màng
Suốt ngàn năm bên sóng…”
Biển cũng nhẹ nhàng, bình dị như trong thơ Tế Hanh nhưng bờ biển ở đây lại ẩn dụ cho người con gái mình yêu. Bờ
nhân từ, ôm lấy những con sóng nhấp nhô dạt vào. Bờ đẹp đẽ cát vàng mang cái gì đấy nhẹ nhàng, thục nữ. Nó hệt như
người phụ nữ thủy chung, một lòng một dạ son sắt với tình yêu của mình. Thơ Xuân Diệu – dưới nhãn quan của mình,
mọi thứ đối với ông, đều được nhìn dưới góc độ tình yêu đôi lứa. Có thể, nó không khỏe khoắn, cường tráng như con
người sinh hoạt miền biển nhưng chính cách nhìn mới lạ của Xuân Diệu mà đã tạo ra làn gió mới, thổi hồn thi ca,
khuấy động cả một vùng trời bình yên.
Lại quay trở lại với biển cả đúng nghĩ đen, nhà thơ Chế Lan Viên trong bài “Cành lan phong bể” có viết:
“Nơi những đàn mây trắng xóa cá bay đi
Cá vào hội xòe hoa mang áo đẹp
Cá nục, cá chuông, cá chim, không phải chim đâu, cá hồng hồng sắc vẩy
Con cá song cầm đuốc dẫn thơ về”
Bốn câu thơ ngắn của Chế Lan Viên đã khiến bạn đọc ngạc nhiên bởi thế giới sắc màu của loài cá. Nhà thơ liệt kê các
con cá dưới đại dương khiến bức tranh biển cả trở nên sinh động, rực rỡ. Dưới ánh nhìn của nhà thơ, ông cảm nhận
được nhịp sống sinh sôi, nảy nở, căng tràn nhựa sống của muôn loài. Chúng như đang tất tưởi cho mùa hội đại dương.
Loài nào cũng đẹp, cũng đáng để yêu thương.
Hoặc như, trong các tác phẩm viết, “Ông già và biển cả” của nhà văn Hemingway kể về hành trình chinh phục biển cả
mênh mông của ông lão. 84 ngày trôi qua, dù không bắt được con cá nào nhưng ông không bỏ cuộc, ông lão tiếp tục
hành trình ra khơi, chinh chiến với con kiếm, con cá mập để rồi trở về với bộ xương con cá khổng lồ. Câu chuyện đã
mở ra bài học ý nghĩa lớn về khát vọng chinh phục thế giới tự nhiên của con người. Dẫu trong thơ “Đoàn thuyền đánh
cá” của nhà thơ Huy Cận cũng có đề cập song để nói về sự mạnh mẽ, câu từ được lột tả chân thực thì “Ông già và biển
cả” có phần nổi trội hơn.
Văn chương không phân biệt người trong nước hay người ngoại quốc, đã là người sáng tác những vần thơ, tác phẩn viết
cho đời đều là những người đáng để quý, để trân trọng. Dù các nhà thơ Huy Cận, Tế Hanh, Chế Lan Viên, Xuân Diệu
hay Hemingway khi viết về thiên nhiên, về con người biển cả luôn bày tỏ thái độ ngưỡng mộ, tự hào. Dẫu thể hiện bằng
cách này hay cách khác, dưới góc nhìn khác nhau, chung quy lại đều khiến bạn đọc mở tròn con mắt mà ngạc nhiên.
Chính cái tư tưởng đi tìm cái đẹp trong ánh sáng mà chúng ta mới có những tác phẩm để đời đến ngày hôm nay. Những
người cầm bút làm cho chúng ta hiểu hơn về thế giới, cảm nhận được vẻ đẹp của vũ trụ bao gồm con người lẫn đất trời.
Mỗi một áng thơ, áng văn chương là một phát minh mới.
Cuộc sống, nên là thế, chỉ khi nhìn mọi thứ dưới nhiều góc độ, mới có cái để bàn. Nếu không có những tác giả xoay ánh
mắt nhìn thế giới vận hành thì thơ cũng chỉ là sự xáo trộn. Bài nào cũng như bài nào, không có điểm nổi trội, sự ghi
dấu. Thơ như vậy, tất sẽ bay màu theo thời gian. Những tác phẩm gây được tiếng vang, để lại trong lòng độc giả dù năm
tháng qua đi, ít nhiều, đó đều là những tác phẩm ẩn chứa góc nhìn mới, sự kiện mới. Và văn chương đã làm cho con
người ta thêm phong phúc, tạo điều kiện cho con người ta hiểu hơn về cuộc đời rộng lớn này.

You might also like