Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 5

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10

NAM ĐỊNH TRƯỜNG THPT CHUYÊN NĂM HỌC 2019 - 2020


Môn: SINH HỌC
(Hướng dẫn chấm gồm 05 trang.)
Câu Nội dung Điểm
a. Vì sao tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật
qua nhiều thế hệ có thể gây ra hiện tượng thoái hoá?
b. Sử dụng phương pháp lai khác dòng để tạo ra giống lúa lai F1 cho năng
suất cao hơn từ 20 – 40% so với các giống lúa thuần chủng tốt nhất, thành tựu
này được đánh giá là một trong những phát minh lớn nhất của thế kỉ XX. Để
(1,5 điểm)
duy trì năng suất của giống lúa lai F1 thì phải dùng phương pháp nào? Có nên
sử dụng giống lúa lai F1 để nhân giống không?Tại sao?
c. Một quần thể thực vật tự thụ phấn, thế hệ xuất phát (P) có tỉ lệ các kiểu gen
là 0,2AAbb : 0,5AaBb : 0,3aaBB. Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng,
alen trội là trội hoàn toàn. Ở thế hệ F1, số cá thể có kiểu hình trội về một trong
hai tính trạng chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
a. Ở các loài thực vật giao phấn và động vật giao phối ngẫu nhiên, đa số các gen
1 trong kiểu gen ở trạng thái dị hợp tử.
- Khi tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật qua nhiều
thế hệ, tỉ lệ thể (tỉ lệ kiểu gen) dị hợp giảm, tỉ lệ thể (tỉ lệ kiểu gen) đồng hợp
tăng. Trong đó, các gen lặn có hại được biểu hiện ra kiểu hình. 0,25
b. – Phương pháp duy trì năng suất của giống lúa lai F1 là dùng phương pháp
nhân giống vô tính: giâm, chiết, nuôi cấy mô. 0,25
- Không nên sử dụng giống lúa lai F1 để nhân giống, vì ở các thế hệ sau ưu thế
lai giảm dần. 0,25
c. 0,2AAbb → F1: 0,2 AAbb
0,3aaBB → F1: 0,3 aaBB 0,25
0,5AaBb → F1: 0,5 [(0,75A- : 0,25 aa)(0,75B- : 0,25 bb)] = 0,28125 A-B- :
0,09375 A-bb : 0,09375 aaB- : 0,03125 aabb 0,25
Số cá thể có kiểu hình trội về một trong hai tính trạng chiếm tỉ lệ 0,2 + 0,09375 +
0,09375 + 0,3 = 0,6875 = 68,75% (hoặc 11/16). 0,25
a. Thế nào là gen cấu trúc? Tại sao những biến đổi trong cấu trúc của gen khi
biểu hiện ra kiểu hình thường có hại cho bản thân sinh vật? (1,5 điểm)
b. Với những kiến thức trong Sinh học lớp 9, hãy cho biết bằng cách nào có
thể tạo ra sinh vật mang gen của loài khác? Trình bày các bước tiến hành.
a. Gen là một đoạn của ADN mang thông tin quy định cấu trúc một loại prôtein. 0,25
- Những biến đổi trong cấu trúc của gen khi biểu hiện ra kiểu hình thường có hại
2
cho bản thân sinh vật, vì:
+ Phá vỡ sự thống nhất hài hoà trong kiểu gen đã qua chọn lọc tự nhiên và duy 0,25
trì lâu đời trong điều kiện tự nhiên.
+ Gây ra những rối loạn trong quá trình tổng hợp prôtêin. 0,25
b. Trong chương trình Sinh học 9 là kĩ thuật gen (kĩ thuật di truyền) 0,25
- Kĩ thuật gen gồm 3 khâu:

Trang 1/5
+ Khâu 1: Tách ADN NST của tế bào cho và phân tử ADN dùng làm thể truyền Đủ cả 3
từ vi khuẩn hoặc virut. khâu cho
+ Khâu 2: Tạo ADN tái tổ hợp (ADN lai); ADN của tế bào cho và phân tử ADN 0,5 (Nếu chỉ
làm thế truyền được cắt ở vị trí xác định nhờ enzym cắt chuyên biệt, ngay lập tức đúng khâu 1
được ghép lại với nhau nhờ enzym nối. và 2 cho
+ Khâu 3: Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận, tạo điều kiện cho gen đã 0,25)
ghép được biểu hiện.
(* Ngoài chương trình SH 9, còn 1 số phương pháp: lai xa và dung hợp tế bào trần)
Khi nghiên cứu

Số lượng chó sói (cá thể)


50 600

Số lượng nai (cá thể)


biến động số lượng 500
40
cá thể của quần 400
30
thể nai và chó sói 300
20
trên một hòn đảo 200
từ năm 1980 đến 10 100
năm 2015, các nhà 0 0
1980 1985 1990 1995 2000 2005 2010 2015
nghiên cứu đã thu Năm (1,5 điểm)
số lượng chó sói số lượng nai
được kết quả như
hình bên.
a. Những nhân tố nào ảnh hưởng đến số lượng cá thể của quần thể nai?
b. Sự thay đổi số lượng cá thể của quần thể chó sói từ năm 1990 đến năm
2005 do nguyên nhân chủ yếu nào?
c. Hãy cho biết mối quan hệ giữa hai loài trên và vai trò của mối quan hệ
này đối với quần xã sinh vật? Mối quan hệ này được ứng dụng trong thực
3
tiễn sản xuất nông nghiệp như thế nào?
a. - Quần thể chó sói: nai là con mồi của chó sói do đó số lượng nai sẽ phụ thuộc 0,25
vào số lượng chó sói. Khi số lượng chó sói tăng thì số lượng nai sẽ giảm và ngược lại. (0,25 đ)
- Nguồn sống (Điều kiện sống): Nơi ở, thức ăn,… Khi nguồn sống dồi dào, các 0,25
cá thể tăng khả năng hỗ trợ lẫn nhau,.... cho nên tăng khả năng sinh sản, giảm tỷ
lệ tử vong → số lượng cá thể của quần thể nai tăng. Khi nguồn sống khan hiếm,
cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể tăng, dẫn đến tăng tỷ lệ tử vong, giảm
khả năng sinh sản → số lượng cá thể của quần thể nai giảm.
b. Quần thể chó sói tăng nhanh từ năm 1990 đến năm 2000 bởi vì từ năm 1985
đến 1995 số lượng nai tăng cao do nguồn sống dồi dào. Từ 2000 đến 2005, số 0,25
lượng của quần thể chó sói giảm nhanh do số lượng nai giảm mạnh.
c. Đây là mối quan hệ sinh vật này ăn sinh vật khác. 0,25
- Mối quan hệ này góp phần quan trọng đảm bảo cân bằng sinh học của quần xã. 0,25
- Trong thực tiễn sản xuất nông nghiệp, người ta sử dụng các loài thiên địch để 0,25
phòng trừ sâu hại, thay cho việc sử dụng thuốc hoá học.
a. Thế nào là biến dị tổ hợp? Giải thích tại sao ở các loài sinh sản hữu tính lại
xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp hơn so với những loài sinh sản vô tính?
4 b. Một tế bào sinh tinh có kiểu gen AaBb giảm phân bình thường. Hãy xác (2,0 điểm)
định các loại giao tử được tạo ra từ tế bào nói trên. Giải thích.
c. Phép lai P: ♂ Ab Dd × ♀ aB Dd. Trong quá trình giảm phân hình thành
ab ab

Trang 2/5
giao tử đực, ở một số tế bào, cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Dd không phân
li trong giảm phân I; giảm phân II diễn ra bình thường. Quá trình giảm phân
hình thành giao tử cái diễn ra bình thường. Theo lí thuyết, phép lai trên tạo ra
F1 có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen? Giải thích.
a. Biến dị tổ hợp là sự tổ hợp lại vật chất di truyền vốn có ở bố mẹ theo các cách 0,25
khác nhau trong sinh sản hữu tính, tạo ra tổ hợp vật chất di truyền mới, làm xuất
hiện kiểu hình mới ở đời con khác kiểu hình của bố mẹ.
- Ở những loài sinh sản hữu tính, cơ chế duy trì ổn định bộ NST đặc trưng cho
loài qua các thế hệ là giảm phân và thụ tinh.
+ Sự tiếp hợp, bắt chéo có thể dẫn tới sự trao đổi đoạn giữa các NST kép tương Một trong 2
đồng và sự phân li độc lập của các NST kép tương đồng đã tạo ra các các giao ý cho 0,25
tử chứa bộ NST đơn bội khác nhau về nguồn gốc.
+ Sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các giao tử đực và cái trong thụ tinh đã tạo ra 0,25
các tổ hợp 2n NST khác nhau ở các hợp tử, làm xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp.
- Ở những loài sinh sản vô tính, cơ chế duy trì ổn định bộ NST đặc trưng cho loài
qua các thế hệ là nguyên phân nên bộ NST của tế bào con giống hệt bộ NST của 0,25
tế bào mẹ (hoặc cơ thể con có kiểu gen và kiểu hình giống cơ thể mẹ).
b. Trường hợp 1: Ở kì sau của giảm phân I, NST kép mang alen A phân li cùng
với NST kép mang alen B về một cực của tế bào và NST kép mang alen a phân li 0,25
cùng với NST kép mang alen b về cực còn lại → kì cuối của giảm phân II cho 2
loại giao tử là AB và ab.
Hoặc Trường hợp 2: ở kì sau của giảm phân I, NST kép mang alen A phân li
cùng với NST kép mang alen b về một cực của tế bào và NST kép mang alen a 0,25
phân li cùng với NST kép mang alen B phân li về cực còn lại → kì cuối của giảm
phân II cho 2 loại giao tử là Ab và aB.
(Học sinh có thể sử dụng hình vẽ để giải thích cũng cho điểm tối đa; nếu chỉ viết
các loại giao tử đúng nhưng thiếu giải thích thì cho 0,25 điểm)
c.- Xét P: ♂ Ab × ♀ aB → F1: 4 loại kiểu gen Ab , aB , Ab , ab 0,25
ab ab aB ab ab ab
- Xét P: ♂ Dd x ♀Dd
G: D, d, Dd, O D, d
F1: 7 loại kiểu gen (DD, Dd, dd, DDd, Ddd, D, d)
=> tổng số loại kiểu gen ở F1 là 4 x 7 = 28 loại 0,25
(Học sinh làm cách khác, nếu đúng cũng cho điểm tối đa)
a. Một số bằng chứng cho thấy, vật chất di truyền đầu tiên xuất hiện trên Trái
đất đã được chọn lọc tự nhiên giữ lại là ARN. Tuy nhiên, sự xuất hiện của
ADN cùng với ưu thế của nó đã thay thế ARN trong việc lưu giữ và truyền đạt (1,25 điểm)
thông tin di truyền. Hãy chỉ ra ưu thế của ADN so với ARN.
b. Trình bày các bậc cấu trúc không gian của phân tử prôtêin. Tại sao phần
5 lớn các loại prôtêin lại bị mất chức năng khi ở nhiệt độ cao?
a. ADN có cấu trúc mạch kép còn ARN có cấu trúc mạch đơn 0,25
→ nên lưu giữ thông tin di truyền ổn định hơn và nhân đôi một cách chính xác hơn. 0,25
b. + Cấu trúc bậc 1 là trình tự sắp xếp các axit amin trong chuỗi axit amin. Đủ cả 4 ý
+ Cấu trúc bậc 2 là chuỗi axit amin tạo ra các vòng xoắn lò xo đều đặn. 0,5; nếu 2
+ Cấu trúc bậc 3 là hình dạng không gian ba chiều của prôtêin do cấu trúc bậc 2
Trang 3/5
cuộn xoắn tạo thành kiểu đặc trưng cho từng loại prôtêin. đến 3 ý cho
+ Cấu trúc bậc 4 là cấu trúc của một số loại prôtêin gồm hai hoặc nhiều chuỗi 0,25
axit amin cùng loại hay khác loại kết hợp với nhau.
- Khi ở nhiệt độ cao, phần lớn các loại prôtêin bị thay đổi cấu trúc không gian
0,25
đặc thù nên bị mất chức năng.
Ở một loài thực vật, cho cây thân cao, hoa đỏ, quả tròn (P) tự thụ phấn, thu
được F1 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 6 cây thân cao, hoa đỏ, quả tròn: 3 cây
thân cao, hoa vàng, quả tròn : 3 cây thân cao, hoa đỏ, quả dài : 2 cây thân
thấp, hoa đỏ, quả tròn : 1 cây thân thấp, hoa vàng, quả tròn : 1 cây thân thấp, (1,25 điểm)
hoa đỏ, quả dài. Biết rằng mỗi tính trạng do một gen quy định.
a. Xác định kiểu gen của cây (P).
b. Nếu cho cây (P) lai phân tích thì tỉ lệ kiểu hình ở đời con sẽ như thế nào?
a. - Xét sự di truyền của từng loại tính trạng:
+ Tính trạng chiều cao cây, ở F1 có 3 cao : 1 thấp. Dựa vào quy luật phân li →
alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp, P có
kiểu gen Aa (1)
+ Tính trạng màu sắc hoa, ở F1 có 3 đỏ : 1 vàng. Dựa vào quy luật phân li → 0,25
alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa vàng, P có kiểu
gen Bb (2)
+ Tính trạng dạng quả, ở F1 có 3 tròn : 1 dài. Dựa vào quy luật phân li
→ alen D quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen a quy định quả dài, P có
kiểu gen Dd (3)
- Xét sự di truyền đồng thời của hai tính trạng:
+ Tính trạng chiều cao cây và màu sắc hoa: Từ (1) và (2), P: (Aa,Bb)
- Nếu các gen phân li độc lập thì tỉ lệ kiểu hình ở F1 (3 cao : 1 thấp) x (3 đỏ : 1
vàng) = 9 cao, đỏ : 3 thấp, đỏ : 3 cao, vàng : 1 thấp, vàng.
- Theo đề bài, tỉ lệ kiểu hình ở F1 là 9 cao, đỏ : 3 thấp, đỏ : 3 cao, vàng : 1 thấp, vàng.
→ gen quy định chiều cao cây và gen quy định màu hoa di truyền theo quy luật
phân li độc lập của Menđen và kiểu gen của P: AaBb
Hoặc xét sự di truyền tính trạng chiều cao và dạng quả → P: AaDd 0,25
+ Tính trạng màu sắc hoa và hình dạng quả: Từ (2) và (3), P: (Bb,Dd)
- Nếu các gen phân li độc lập thì tỉ lệ kiểu hình ở F1 (3 đỏ : 1 vàng) x (3 tròn : 1
dài) = 9 đỏ, tròn : 3 đỏ, dài : 3 vàng, tròn : 1 vàng, dài.
- Theo đề bài, tỉ lệ kiểu hình ở F1 thì tỉ lệ kiểu hình 2 đỏ, tròn : 1 đỏ, dài : 1 vàng,
tròn → 2 cặp gen này cùng phân bố trên 1 cặp NST tương đồng và di truyền liên kết.
- Vì F1 không có kiểu hình hoa vàng, quả dài → P không cho giao tử bd → P có
Bd
kiểu gen
bD 0,25
- Xét sự di truyền đồng thời của 3 loại tính trạng:
Bd 0,25
Dựa vào kết quả trên, cây P có kiểu gen Aa
bD
Bd bd
b. P Aa x aa
bD bd
Bd bD Bd bD Bd bD
Fa (1Aa : 1 aa) (1 :1 ) → 1 Aa : 1 Aa : 1 aa : 1aa
bd bd bd bd bd bd
Trang 4/5
Tỉ lệ KH: 1 cao, đỏ, dài : 1 cao, vàng, tròn : 1 thấp, đỏ, dài : 1 thấp, vàng, tròn 0,25
Lưu ý: Học sinh biện luận theo cách khác, nếu đúng vẫn cho điểm tối đa
Ở người, gen quy định dạng tóc có 2 alen, alen trội là trội hoàn toàn, nằm trên
nhiễm sắc thể thường. Theo dõi sự di truyền của gen này ở một dòng họ, người
ta vẽ được phả hệ sau:

1 2 3 4 Nam tóc xoăn


Nữ tóc xoăn
5 6 7 Nam tóc thẳng
Nữ tóc thẳng
8 9 10
(1,0 điểm)
11
Nhóm máu được quy định bởi một gen nằm trên nhiễm sắc thể thường có 3
alen IA, IB và IO trong đó các kiểu gen IAIA, IAIO quy định nhóm máu A, các
kiểu gen IBIB và IBIO quy định nhóm máu B, kiểu gen IAIB quy định nhóm máu
AB và kiểu gen IOIO quy định nhóm máu O. Biết rằng trong phả hệ, người số
1, 7, 8, 10 có nhóm máu B; người số 2, 4 nhóm máu O; người số 11 nhóm máu
A. Cho biết gen quy định nhóm máu phân li độc lập với gen quy định dạng tóc.
Xác suất cặp vợ chồng 9 và 10 sinh thêm một người con gái tóc xoăn và nhóm
máu A là bao nhiêu?
7 - Xét tính trạng dạng tóc: (9) tóc xoăn x (10) tóc xoăn → (11) tóc thẳng Alen A
quy định tóc xoăn là trội hoàn toàn so với alen a quy định tóc thẳng. Người (11)
có kiểu gen aa → (9) và (10) có kiểu gen Aa.
(9) Aa x (10) Aa → 3/4 A- (tóc xoăn). 0,25
- Xét tính trạng nhóm máu:
Người số 11 có nhóm máu A mà người số 10 có nhóm máu B → người số 9 có
nhóm máu A hoặc AB (kiểu gen mang alen IA) → người số 10 có kiểu gen IBIO.
Người số 1 có nhóm máu B (kiểu gen IBIB hoặc IBIO), người số 2 có nhóm máu O
(kiểu gen IOIO) → trong kiểu gen người số 5 có mang alen IO và không mang alen
IA; mà trong kiểu gen của người số 9 mang alen IA → người số 6 mang alen IA.
Do người số 4 có nhóm máu O (kiểu gen IOIO) → kiểu gen của người số 6 là IAIO.
Người số 8 có nhóm máu B → trong kiểu gen của người số 5 mang alen IB →
kiểu gen của người số 5 là IBIO.
(5) IBIO x (6) IAIO → (9) có kiểu gen 1/2IAIO : 1/2 IAIB 0,25
+ (9) (1/2 IAIO : 1/2 IAIB) x (10) IBIO→ xác suất sinh con có nhóm máu A (có kiểu
gen IAIO) là 1/4. 0,25
- Xác suất cặp vợ chồng 9 và 10 sinh một người con gái tóc xoăn và nhóm máu A
là 1/2 x 3/4 x 1/4 = 3/32 (hoặc 9,375%). 0,25
Lưu ý: Học sinh biện luận theo cách khác, nếu đúng vẫn cho điểm tối đa

(Điểm của bài thi là tổng điểm các câu thành phần)

Trang 5/5

You might also like