Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 14

GIUN KÍ SINH

Mục tiêu học tập:


- Trình bày được hình thể, chu kỳ, dịch tễ, khả năng gây bệnh, phương pháp chẩn đoán, cách phòng và
điều trị đối với các loại giun sau:
1. Giun đũa – Ascaris lumbricoides
2. Giun móc/mỏ – A.duodenalae / N.americanus
3. Giun tóc – Trichuris trichiura
4. Giun kim – Enterobius vermicularis
5. Giun chỉ – W.bancrofti / B.malayi
GIUN ĐŨA – Ascaris lumbricoides
1. Hình thể
• Giun trưởng thành : (Phân loại, xác định loài)
- Có màu trắng sữa hoặc hơi hồng, thân hình ống hoặc hình trụ, hai đầu thon nhọn.
- Kích thước: lớn nhất trong các loài giun kí sinh đường ruột thông thường, giun đực nhỏ hơn giun cái.
- Miệng có 3 môi xếp cân xứng gồm 1 môi lưng và 2 môi bụng, trên môi lưng có 2 núm môi, môi bụng có 1
núm môi, trong núm môi có các tủy môi. Hình dạng tủy môi là đặc điểm để định loại loài.
- Phân biệt đực – cái: (Chung cho các loài giun, trừ móc-mỏ)
Giun cái kích thích lớn hơn.
Đuôi: Giun đực: uống cong gập về phía bụng, có gai giao cấu/ Giun cái: đuôi thẳng, nhỏ
• Trứng: (Chẩn đoán)
- Hình dạng: Đa số hình bầu dục, có thể tròn
- Kích thước: Lớn nhất trong các loại trứng giun kí sinh đường ruột thông thường
- Màu sắc: Trứng qua phân ra ngoại cảnh => màu vàng do bắt màu của sắc tố mật và muối mật
- Trứng không thụ tinh có hình thuẫn (chiếm 15% tổng số trứng).
- Đặc trưng: vỏ dày, bên ngoài lớp vỏ là một tầng albumin xù xì, bên trong có khối nhân đồng nhất.
2. Chu kì
• Đặc điểm:
- Thuộc loại chu kì đơn giản (1 vật chủ)
- Kiểu chu kì: Người  ngoại cảnh
- Vị trí ký sinh: Giun đũa trưởng thành kí sinh trong ruột non, thường ở đầu và giữa ruột non - nơi có nhiều
chất dinh dưỡng

• Chu kì:

VITAMIN DƯỢC - TEAM HỌC TẬP TND 1


- Trong chu kì có giai đoạn chu du trong cơ thể người nên dễ có hiện tượng lạc chỗ (kẽ van tim, tim phải,…)
- Thời gian hoàn thành 1 chu kì: 60-75 ngày
- Tuổi thọ của giun đũa trong cơ thể người: 1 - 1,5 năm

3. Dịch tễ học
- Trên thế giới: Châu Âu < Châu Phi, Mĩ Latinh < Châu Á. Do:
+ Châu Âu có tỉ lệ người mắc bệnh thấp nhất do có khí hậu lạnh, vệ sinh tốt.
+ Châu Á có tỉ lệ người mắc bệnh cao nhất, đặc biệt ở những nước nhiệt đới có khí hậu nóng ẩm.
- Tại Việt Nam: Miền Nam < Miền Trung < Miền Bắc. Do:
+ Miền Nam có tỉ lệ người mắc bệnh thấp nhất do có nhiều sông ngòi, trứng giun bị ngâm trong nước một
thời gian, không có oxy nên dễ bị hỏng. Khí hậu có 2 mùa rõ rệt: mưa và khô.
+ Miền Trung: khí hậu khắc nghiệt nên trứng giun cũng khó phát triển.
+ Miền Bắc có tỉ lệ người mắc bệnh cao nhất do có khí hậu nóng ẩm mưa nhiều.
+ Trẻ em là lứa tuổi nhiễm giun đũa cao nhất và nặng nhất.
+ Nông dân tiếp xúc với phân, đất có tỷ lệ nhiễm giun cao.
+ Vùng đồng bằng có tỉ lệ nhiễm cao hơn so với những vùng khác.

4. Khả năng gây bệnh


- Chiếm thức ăn của cơ thể vật chủ: Do vị trí kí sinh, kích thước của giun → Đây là một tác hại quan trọng
(trẻ em bị còi xương, suy dinh dưỡng)

- Các biến chứng ngoại khoa:


+ Giun chui ống mật, ống tụy. Vì giun có xu hướng chui lên để tránh acid.
+ Áp xe gan do giun.
+ Tắc ruột, xác chết giun gây tạo sỏi mật.
+ Gây viêm ruột thừa do giun.
+ Hội chứng Loeffler: (Do chất độc Ascaron do giun đũa tiết ra). Biểu hiện: Ho khan (sau có thể có đờm
lẫn máu), sốt. Đau ngực. Chụp X-quang có nhiều nốt thâm nhiễm rải rác ở hai phổi. Bạch cầu ái toan tăng
cao (30-40%)

- Đôi khi giun đũa có thể lạc chỗ:

VITAMIN DƯỢC - TEAM HỌC TẬP TND 2


+ Mắc lại ở các kẽ van tim.
+ Vào tĩnh mạch phổi → Tim trái → Động mạch chủ → Các nơi của cơ thể
- Giun đũa cũng có thể có hiện tượng lạc chủ: Chi Toxocara (T. felix, T. canis).
Ví dụ: người có thể nhiễm các loại giun đũa của chó, lợn, …Nhưng ÂT không có khả năng phát triển đến
giai đoạn trưởng thành.

5. Chẩn đoán
- Xét nghiệm phân tìm trứng giun đũa:
+ Phương pháp Willis
+ Phương pháp Kato - Katz
- Giun chui ống mật: Siêu âm
- Giun chui ống tụy, tắc ruột: Chụp X-quang
- Trường hợp chẩn đoán các bệnh do ấu trùng giun đũa gây ra (viêm màng não…): Miễn dịch huỳnh quang
hoặc ELISA

6. Phòng bệnh
- Vệ sinh môi trường: (tác động vào đường ra)
+ Quản lý và xử lý phân hợp vệ sinh: không sử dụng phân tươi để bón ruộng và hoa màu; dùng nhà vệ
sinh tự hoại; sử dụng hố xí 2 ngăn đúng quy cách.
+ Diệt ruồi, gián là những côn trùng trung gian lan truyền mầm bệnh
- Vệ sinh ăn uống: (tác động vào đường vào) Sử dụng nguồn nước sạch, giáo dục vệ sinh cá nhân trong ăn
uống như rau sống, hoa quả và các thực phẩm, bánh kẹo
- Giải quyết nguồn bệnh: Điều trị cho những người mắc bệnh hoặc điều trị hàng loạt định kì ở những vùng
có tỉ lệ nhiễm cao 2-3 lần/năm

7. Điều trị: Mebendazole, Albendazole, Pyrantel-pamoat (Chung cho các loại giun đường ruột)
- Levamisole ( Decaris ) : gây tai biến như não viêm hoặc gây ung thư => hiện nay khuyến cáo không nên
dùng
- Mebendazole ( Vermox, Fugaca…) : ít độc, hiệu quả ra giun cao, có tác dụng trên nhiều loại giun
- Albendazole ( Zentel )
- Pyrantel – pamoat ( Combantrin, helmintox…)

GIUN TÓC – Trichuris trichiura


1. Hình thể
• Giun trưởng thành:

VITAMIN DƯỢC - TEAM HỌC TẬP TND 3


- Thường có màu trắng hoặc hồng nhạt, hình thể rất đặc biệt, phần đầu thon nhỏ như 1 sợi tóc và phần đuôi
phình lớn hơn có chứa cơ quan sinh dục và tiêu hóa

- Kích thước giun tóc khá nhỏ (vài cm): Con cái > Con đực
- Con đực có đuôi cuộn lại và có 1 gai giao cấu và được bọc bởi bao gai sinh dục, tỷ lệ phần đầu so với phần
đuôi là 3/1

- Con cái có đuôi thẳng và tròn, tỷ lệ phần đầu/phần đuôi là 2/1.


• Trứng giun tóc:
- Có màu vàng của sắc tố mật.
- Hình bầu dục rất đối xứng, trông giống hình quả cau.
- Kích thước tương đối nhỏ trong nhóm giun kí sinh.
- Có 2 nút nhày ở 2 đầu trong suốt.
- Ngoài cùng là lớp vỏ dày và bên trong là 1 khối nhân.

2. Chu kì: gần giống chu kì của giun đũa, bỏ giai đoạn chu du trong cơ thể.
- Loại chu kì: Chu kì đơn giản.
- Kiểu chu kì : Người  Ngoại cảnh.
- Vị trí kí sinh: Ở đại tràng, chủ yếu ở manh tràng

Phân Nhiệt độ, O2


Tại VTKS ♂ x ♀ Trứng Ngoại cảnh Trứng (ÂT)
Độ ẩm
Đại tràng - Manh tràng
Tiêu hóa

Theo nhu động ruột Dịch dạ dày


ÂT Người
Dịch ruột
Ruột non

- Trong khi kí sinh, giun tóc thường cắm phần đầu vào niêm mạc ruột để hút máu và bám cố định ở đó.
- Tuổi thọ của giun tóc trong cơ thể người khoảng 5 - 6 năm.

3. Dịch tễ học: gần giống giun đũa


- Trên thế giới: Phân bố rộng khắp thế giới, Châu Âu < Châu Phi, Mĩ Latinh < Châu Á do:
+ Châu Âu có tỉ lệ người mắc bệnh thấp nhất do có khí hậu lạnh, vệ sinh tốt.
+ Châu Á có tỉ lệ người mắc bệnh cao nhất, đặc biệt ở những nước nhiệt đới có khí hậu nóng ẩm.
- Những vùng đồng bằng đông người là nơi có tỷ lệ nhiễm cao hơn so với miền núi, miền biển.
- Tại Việt Nam, tỷ lệ nhiễm giun tóc trung bình là 52% (cao)
- Bệnh có ở mọi lứa tuổi, dưới 1 tuổi hầu như không mắc bệnh.

VITAMIN DƯỢC - TEAM HỌC TẬP TND 4


- Miễn dịch của cơ thể đối với giun tóc thấp; tuổi thọ giun tóc lại dài nên bệnh khó tự hết và không có hiện
tượng giảm tự nhiên theo tuổi.

4. Khả năng gây bệnh


- Đa số người bị nhiễm giun tóc nhẹ đều không có biểu hiện lâm sàng.
- Giun tóc may phần đầu của nó vào manh tràng -> Kích thích, tăng nhu động ruột, tổn thương niêm mạc ->
Người nhiễm nặng có các triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy nhiều lần, phân ít, có nhiều chất nhày (do
niêm mạc ruột bị kích thích bài xuất ra). Từ những tổn thương niêm mạc ruột, có thể dẫn đến nhiễm trùng
thứ phát do vi khuẩn tả, thương hàn,... phối hợp.
- Giun tóc có thể vào ruột thừa và gây biến chứng viêm ruột thừa cấp tính.
- Nhiễm giun tóc nhiều có thể gây thiếu máu nhược sắc kèm theo tiếng thổi của tim và phù nhẹ.
- Ở trẻ nhỏ khi bị nhiễm nhiều giun tóc có thể có triệu chứng lâm sàng khá rõ rệt như: tiêu chảy kinh niên,
mót rặn, sa trực tràng, thiếu máu nhược sắc, cơ thể suy nhược, tiên lượng bệnh thường xấu.

5. Chẩn đoán
- Xét nghiệm phân tìm trứng giun là rất cần thiết để chẩn đoán chính xác.
- Các phương pháp chủ yếu vẫn là phương pháp trực tiếp hoặc tập trung trứng. Xét nghiệm máu thấy bạch
cầu ái toan tính thường không tăng nhiều.

6. Phòng bệnh: (tương tự giun đũa)


- Vệ sinh môi trường: (tác động vào đường ra)
+ Quản lý và xử lý phân hợp vệ sinh: không sử dụng phân tươi để bón ruộng và hoa màu; dùng nhà vệ sinh
tự hoại; sử dụng hố xí 2 ngăn đúng quy cách.
+ Diệt ruồi, gián là những côn trùng trung gian lan truyền mầm bệnh
- Vệ sinh ăn uống: (tác động vào đường vào) Sử dụng nguồn nước sạch, giáo dục vệ sinh cá nhân trong ăn
uống như rau sống, hoa quả và các thực phẩm, bánh kẹo

- Giải quyết nguồn bệnh: Điều trị cho những người mắc bệnh hoặc điều trị hàng loạt định kì ở những vùng
có tỉ lệ nhiễm cao 2-3 lần/năm

7. Điều trị: Mebendazole, Albendazole, Pyrantel pamoate.

VITAMIN DƯỢC - TEAM HỌC TẬP TND 5


GIUN MÓC/ GIUN MỎ
Ancylostoma duodenale/ Necator americanus
1. Hình thể
• Giun trưởng thành: (So sánh hai loài với nhau)
- Giống nhau:
+ Đều có màu trắng sữa hoặc hơi hồng
+ Kích thước khoảng 1 cm
+ Bao miệng phát triển
+ Kích thước con cái lớn hơn
- Khác nhau:

Đặc điểm khác biệt Giun móc Giun mỏ


Giun mỏ thường nhỏ và ngắn hơn giun móc
Kích thước
Con cái > Con đực
Có 4 răng sắc nhọn (2 đôi răng hình
móc), bố trí cân đối ở 2 bên bờ trên của
miệng, bờ dưới của miệng là các bao Có 2 răng hình bán nguyệt khá sắc
Đầu cứng sắc giúp giun móc chặt vào niêm
mặc ruột của vật chủ để hút máu
Góc tạo bởi bao miệng và thân: Giun móc > Giun mỏ
Chia 3 nhánh Chia 2 nhánh
- Đuôi giun móc đực có màng sinh dục - Đuôi giun móc đực có màng sinh
Đuôi (con đực) giãn ra thành hình chân vịt và ở giữa dục giãn ra thành hình chân vịt và
là 2 gai sinh dục ở giữa là 2 gai sinh dục
- Đuôi giun móc cái thẳng và tày - Cái: đuôi thon gọn

• Trứng:
- Hình bầu dục, kích thước khá lớn, to gần bằng trứng giun đũa.
- Trứng: vỏ ngoài mỏng, trong suốt, không có màu, bên trong là khối nhân đã phân chia làm nhiều múi.
- Trứng không bắt màu muối mật và sắc tố mật.

2. Chu kì
- Loại chu kì đơn giản (1 vật chủ)
- Kiểu chu kì: Người  Ngoại cảnh
- Vị trí kí sinh: Ở hành tá tràng, nếu nhiễm nhiều có thể thấy giun kí sinh ở cả phần đầu và giữa ruột non.
- Giun bám vào niêm mạc ruột bởi bộ phận bám ở miệng, vừa hút máu vừa tiết chất chống đông máu, tiết
chất ức chế cơ quan tạo máu, làm cho bệnh nhân thường bị mất máu nhiều.

VITAMIN DƯỢC - TEAM HỌC TẬP TND 6


Chu kì:

- Thời gian thực hiên chu kì: 3-4 tuần.


- Tuổi thọ: Giun móc: 10- 15 năm, giun mỏ 5- 7 năm
- Đặc điểm ẤT (III): Có tính hướng động:
+ Hướng đến nơi cao
+ Hướng đến nơi có độ ẩm cao
+ Hướng đến nơi có tổ chức vật chủ (Không hoàn chỉnh - Không phân biệt được người với động vật)
→ Thường ở trên lá cây, ngọn cỏ

3. Dịch tễ
• Tình hình phân bố bệnh trên thế giới:
- Bệnh phổ biến ở các nước nhiệt đới và bán nhiệt đới (Giun mỏ).
- Các nước xứ lạnh: Bệnh phát triển ở các vùng mỏ than dưới mặt đất (Giun móc).
• Tình hình phân bố bệnh ở Việt Nam:
- Tỉ lệ nhiễm giun móc/mỏ đứng thứ 2 sau giun đũa trong các bệnh giun truyền qua đất.
- Giun mỏ chiếm 95%, giun móc chiếm 5%.
- Nhiễm giun móc/mỏ phụ thuộc vào nghề nghiệp: Nông dân (trồng rau, trông hoa màu trên vùng đất pha cát
ven sông), công nhân vùng mỏ than
- Tuổi nghề càng cao, tỷ lệ nhiễm càng cao.
- Nữ mắc nhiều hơn nam (Giun mỏ); Nam mắc nhiều hơn nữ (Giun móc).

4. Bệnh học
• Giai đoạn ấu trùng xuyên qua da: Gây viêm da (ngứa, có các nốt mẩn đỏ)
- Mất nhanh sau 1-2 ngày
- Đôi khi kéo dài 1-2 tuần: Nếu có bội nhiễm có thể gây lở loét → Eczema
- Viêm da do giun mỏ thường hay gặp tỷ lê cao hơn giun móc.
• Giai đoạn kí sinh ở ruột:

VITAMIN DƯỢC - TEAM HỌC TẬP TND 7


- Làm cho hồng cầu có kích thước nhỏ hơn bình thường, thiếu máu do:
+ Hút máu lãng phí.
+ Trong quá trình hút máu tiết chất chống đông.
+ Tiết chất ức chế cơ quan tạo máu.
- Viêm loét hành tá tràng.
- Tiết chất độc gây hủy hoại protid, lipid, glucid trong ruột.
• Giai đoạn ở phổi: Ngắn và thường không gây ra tình trạng bệnh lý đối với cơ thể vật chủ
Không có tình trạng lạc chỗ, lạc chủ.

5. Chẩn đoán: Xét nghiệm phân tìm trứng giun móc/mỏ:


- Phương pháp Willis
- Phương pháp Kato - Katz

6. Phòng bệnh
- Vệ sinh môi trường: Làm giảm mầm bệnh ở ngoại cảnh
+ Không dùng phân tươi để bón cây, hoa màu.
+ Xây dựng nhà vệ sinh tự hoại, hố xí hợp vệ sinh
+ Chống phóng uế bừa bãi
- Tránh tiếp xúc da với đất: Trang bị đồ bảo hộ lao động.
- Điều trị giun móc/mỏ hàng loạt ở vùng có tỷ lệ nhiễm cao.

7. Điều trị: Albendazol, Pyrantel-pamoat, Mebendazol

VITAMIN DƯỢC - TEAM HỌC TẬP TND 8


GIUN KIM – Enterobius vermicularis
1. Hình thể
• Giun trưởng thành:
- Kích thước nhỏ, màu trắng đục, đầu hơi phình và có khía nhỏ, miệng có 3 môi hơi thụt vào trong (khác với
giun đũa: nhô ra ngoài)
- Dọc 2 bên thân có 2 sống thân
- Cơ thể có khía ngang sần sùi để ma sát, tốt cho việc di chuyển.
- Cuối thực quản có ụ phình.
- Phân biệt đực – cái (Giống giun đũa)
+ Kích thước: Con cái > Con đực
+ Con đực: đuôi cong, gập về phía bụng, có 1 gai giao hợp cong như lưỡi câu.
+ Con cái: đuôi nhọn và thẳng, tử cung chứa đầy trứng.
• Trứng giun kim:
- Vỏ nhẵn, hình bầu dục vẹt 1 đầu (hình hạt gạo).
- Trứng phát triển rất nhanh có hình ấu trùng bên trong.
- Kích thước nhỏ nhất trong các loại trứng giun thông thường.
- Tích chất bắt màu của trứng giun kim phụ thuộc vào trứng có tiếp xúc với phân hay không. Giun thường đẻ
trứng ở nép kẽ hậu môn: đa số không bắt màu, nếu tiếp xúc với phân thì có màu vàng.

2. Chu kì
- Loại chu kì: Chu kì đơn giản
- Kiểu chu kì: Người  Ngoại cảnh
- Vị trí kí sinh: Ruột non, vị trí ưa thích là đại tràng và manh tràng
- Thời gian hoàn thành chu kì: 2-4 tuần

VITAMIN DƯỢC - TEAM HỌC TẬP TND 9


3. Dịch tễ học
• Trên thế giới: Do giun kim có chu kì phát triển không phụ thuộc vào các yếu tố môi trường ngoại cảnh nên
phân bố rộng khắp mọi nơi
- Mức độ phân bố phụ thuộc vào tình hình vệ sinh cá nhân.
- Trẻ em là lứa tuổi dễ mắc bệnh.
- Bệnh dễ lây lan nên thường bị mang tính tập thể.
- Có nhiều phương thức nhiễm giun: 1. Ngứa hậu môn, gãi đưa lên miệng, bàn tay bẩn gây tái nhiễm
2. Hít phải không khí có trứng giun kim có lẫn trong bụi
3. Lây nhiễm trong tập thể, trứng vương vãi khắp nhà.
• Ở Việt Nam:
- Tỷ lệ mắc chung khoảng từ 18,5 - 47% (cao)
- Trẻ em thành phố có tỷ lệ nhiễm cao hơn nông thôn, trẻ sống tại khu tập thể cao hơn sống tại gia đình.
- Bệnh có ở mọi lứa tuổi, nhưng tỷ lệ giảm dần theo tuổi.

4. Khả năng gây bệnh


- Đa số người mắc giun kim đều không có triệu chứng lâm sàng đặc biệt, nhất là ở người lớn.
- Rối loạn tiêu hóa: Ruột bị viêm nhiễm → Đi ngoài phân lỏng, đôi khi có lẫn nhày máu → Chán ăn, đau
bụng âm ỉ
- Gây viêm ruột thừa
- Ngứa gãi hậu môn vào buổi tối và giờ đi ngủ, rìa hậu môn xây xát, xung huyết
- Rối loạn thần kinh: Kích thích → Trẻ dễ mất ngủ, hay đái dầm → Suy nhược thần kinh (co giật, run tay,
chóng mặt…)
- Rối loạn sinh dục: Viêm âm đạo, cương dương. Người lớn có thể rối loạn kinh nguyệt, di tinh.
- Biến chứng do lạc chỗ.

5. Chẩn đoán

VITAMIN DƯỢC - TEAM HỌC TẬP TND 10


- Trẻ ngứa hậu môn, hay quấy khóc về đêm, dễ thấy giun cái ở rìa hậu môn.
- Xét nghiệm tìm trứng giun kim:
+ Phương pháp giấy bóng kính của Đặng Văn Ngữ (hay dùng nhất)
+ Phương pháp Graham
+ Phương pháp Scriabin

6. Phòng bệnh
- Vệ sinh cá nhân: cắt móng tay, rửa hậu môn bằng xà phòng, vệ sinh ăn uống, không cho trẻ mút tay hoặc
mặc quần thủng đít,…
- Vệ sinh tập thể: thường xuyên giặt giũ chăn, chiếu, lau sàn nhà, vệ sinh đồ chơi.
- Điều trị định kì, hàng loạt cho tập thể gia đình, vườn trường.

7. Điều trị:
- Nguyên tắc điều trị:
+ Kết hợp với phòng bệnh chống tái nhiễm
+ Điều trị hàng loạt cả gia đình, tập thể
+ Điều trị trong nhiều ngày liên tiếp do bệnh dễ lây nhiễm.
- Thuốc điều trị: Mebendazole, Albendazole, Piperazin (an toàn với trẻ, nhưng chỉ có tác dụng với giun kim)

GIUN CHỈ - Wuchereria bancrofti và Brugia malayi


1. Hình thể
- Giun trưởng thành có màu trắng ngà, thân mềm mại, mảnh và dài như sợi chỉ, kích thước cỡ vài cm.
- Kích thước: Con cái > Con đực. Trong hệ bạch huyết, đực và cái cuộn lại với nhau như 1 cuộn chỉ.
- ÂT giun chỉ thường nhỏ, phải quan sát bằng kính hiển vi, được đẻ trong hệ bạch huyết nhưng lại xuất hiện
nhiều ở máu ngoại vi

- So sánh ẤT giun chỉ giai đoạn I của W. bancrofti và B. malayi như sau:

W. bancrofti B. malayi
Kích thước Dài 260 µm Dài 220 µm (nhỏ hơn)
Tư thế sau khi nhuộm Giemsa Mềm mại, quăn ít Dáng cứng hơn, quăn nhiều
Lớp áo Áo bao thân và đuôi ngắn Áo bao thân và đuôi dài
Hạt nhiễm sắc Ít, rõ rang Nhiều hơn, không rõ rang
Hạ nhiễm sắc cuối đuôi Không có Có

2. Chu kì:
• Đặc điểm: Chu kì phức tạp: Người (VC chính)  Muỗi (VC phụ/VCTG)

VITAMIN DƯỢC - TEAM HỌC TẬP TND 11


- W. bancrofti có vật chủ phụ là muỗi Culex quinquefasciatus, Anopheles hyrcanus (ở vùng trung du)
- B. malayi có vật chủ phụ là muỗi Mansonia uniformis, Mansonia longipalpis (ở vùng đồng bằng)

Chu kì:
• Trong cơ thể muỗi:

- ÂT (I): Có tính hướng VC rất cao (sau 10 tuần trong máu ngoại vi sẽ chết)
- ÂT (IV): Kí sinh ở tuyến nước bọt → muỗi nặng → không bay xa được → ổ dịch nhỏ, không lan rộng.

• Trong cơ thể người :


Muỗi mang ẤT (IV) → Máu → Hệ bạch huyết → Hạch bạch huyết → Con trưởng thành → ẤT (I)
→ Tuần hoàn máu (10 tuần) → Muỗi
- Tuổi thọ của giun chỉ trưởng thành : 10 năm
- Thời gian hoàn thành chu kì trong cơ thể người : 1-2 năm

3. Dịch tễ học

VITAMIN DƯỢC - TEAM HỌC TẬP TND 12


- Bệnh chỉ tập trung ở 15 tỉnh thuộc miền Bắc từ Quảng Bình trở ra
- Tỷ lệ nhiễm giun chỉ chung ở Miền Bắc khá cao 6,01%
- Bệnh giun chỉ thường khu trú thành những điểm nhỏ
- Trẻ em nhiễm giun chỉ ít hơn người lớn, những người lao động nhất là lao động về đêm, cởi trần có tỉ lệ
nhiễm cao
- Muỗi Mansonia sống ở ao hồ có bèo → ở đồng bằng chủ yếu do B.malayi (> 95%)
- Muỗi Culex sống ở đồng bằng, trung du → ở Vùng bán sơn địa thường do W.bancrofti

4. Khả năng gây bệnh:


Cơ chế gây bệnh:
- Gây tắc cơ học tại vị trí kí sinh.
- Gây bệnh ở hệ bạch huyết, gây hiện tượng dị ứng đối với KN giun chỉ.
Diễn biến bệnh chia làm 3 thời kì: Thời kì ủ bệnh, thời kì cấp tính, thời kì tiềm tàng
• Thời kì ủ bệnh:
- Thường không có triệu chứng.
- Đôi khi nổi mẩn, sốt nhẹ, mệt mỏi, bạch cầu ái toan tăng.
- Xét nghiệm máu: Dễ tìm thấy ẤT giun chỉ ở máu ngoại vi → Thời kì có khả năng truyền bệnh cao.
- Kéo dài trong nhiều năm: 5 - 7 năm.
• Thời kì phát bệnh:
- Bệnh nhân bị các đợt viêm hệ bạch huyết kèm theo sốt: có thể sờ thấy hạch (nách, bẹn) hoặc các bạch mạch
nổi cứng. Các đợt viêm hệ bạch huyết ngày càng tăng

- Đối với W.bancrofti:


+ Thường có hiện tượng đái ra dưỡng chấp, bệnh nhân gầy sút nhanh.
+ Xuất hiện dần hiện tượng phù voi: Chi trên, chi dưới, bộ phận sinh dục.
- Đối với B.malayi: Thường chỉ gây bệnh phù voi ở chi
- Bệnh tiến triển theo từng đợt: Các đợt phát bệnh có thể tự hết
- Xét nghiệm máu ngoại vi vẫn có thể tìm thấy ẤT giun chỉ
- Thời kỳ này cũng có thể kéo dài trong nhiều năm
• Thời kì bệnh tiềm tàng:
- Không còn các đợt viêm bạch mạch cấp tính.
- Các hạch bạch huyết to lên thường xuyên.
- Các đợt phù voi liên tiếp: Da dày dần lên, phù ngày càng to (không đỏ, không đau) → Phù cứng.
- Thời kì này rất ít khi tìm thấy ẤT giun chỉ trong máu ngoại vi.

VITAMIN DƯỢC - TEAM HỌC TẬP TND 13


5. Chẩn đoán:
- Xét nghiệm màu tìm ẤT giun chỉ:
+ Lấy máu về đêm: Từ 24h đến 2h sáng.
+ Làm tiêu bản giọt dày và nhuộm Giemsa.
- Xét nghiệm nước tiểu: Tìm ẤT giun chỉ khi bệnh nhân có đái ra dưỡng chấp.
- Phản ứng miễn dịch tìm KT trong máu bệnh nhân: Miễn dịch huỳnh quang, ELISA.

6. Phòng bệnh:
- Diệt mầm bệnh: Điểu trị cho toàn dân trong vùng từ 6 tuổi trở lên bằng DEC trong nhiều năm liền.
- Diệt muỗi: dùng các biện pháp cơ học, sinh học, hóa học.
- Phòng chống muỗi đốt: Nằm màn có tẩm hóa chất.

7. Điều trị
• Thuốc đặc hiệu để diệt giun chỉ
- Thuốc diệt giun chỉ trưởng thành: Có nguồn gốc kim loại nặng Antimoan (độc tính cao, nên hạn chế dùng)
- Thuốc diệt ấu trùng giun chỉ:
+ DEC. (có tác dụng phụ: sốt cao, nhức đầu, mệt mỏi, buồn nôn)
+ Nước sắc lá cây dừa cạn.
- Đối với phù voi: Chủ yếu chống nhiễm trùng thứ phát.
• Thuốc ngừa các triệu chứng: Hạ sốt/ Thuốc chống dị ứng/ Kháng sinh kết hợp chống nhiễm khuẩn

VITAMIN DƯỢC - TEAM HỌC TẬP TND 14

You might also like