Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 12

CÂU HỎI ÔN THI SINH 9

Câu 1: Chọn phát biểu sai về ô nhiễm môi trường:


A. Ô nhiễm môi trường chỉ do hoạt động của con người gây ra.
B. Ô nhiễm môi trường có thể do một số hoạt động của tự nhiên.
C. Ô nhiễm moi trường gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng tới toàn bộ hệ sinh thái
và sức khỏe con người.
D. Ô nhiễm môi trường tạo điều kiện cho nhiều loại sinh vật gây bệnh cho người
và động vật phát triển.
Câu 2: Hoạt động nào sau đây không gây ô nhiễm không khí?
A. Trồng rừng.
B. Phun thuốc trừ sâu.
C. Vứt rác bừa bãi.
D. Đốt rừng.
Câu 3: Các hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học thường tích tụ ở những
môi trường nào?
A. Môi trường đất, môi trường nước, môi trường không khí.
B. Môi trường nước, môi trường không khí.
C. Môi trường nước.
D. Môi trường đất, môi trường không khí.
Câu 5: Nguồn năng lượng nào sau đây nếu được sử dụng sẽ ít gây ô nhiễm môi
trường nhất?
A. Gió.
B. Dầu mỏ.
C. Than đá.
D. Khí đốt.
Câu 6: Thuốc bảo vệ thực vật gồm những loại nào?
A. Thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, thuốc diệt nấm gây bệnh.
B. Thuốc trừ sâu, thuốc diệt nấm gây bệnh.
C. Thuốc diệt cỏ, thuốc diệt nấm gây bệnh.
D. Thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ.
Câu 7: Đâu không phải là biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường?
A. Sử dụng nguồn năng lượng khí đốt.
B. Sử dụng nguồn năng lượng gió.
C. Xây dựng công viên cây xanh.
D. Sử dụng nguồn năng lượng mặt trời.
Câu 8: Phát biểu nào sau đây không đúng về ô nhiễm tiếng ồn?
A. Ô nhiễm tiếng ồn không thuộc ô nhiễm môi trường.
B. Ô nhiễm tiếng ồn là tiếng ồn trong môi trường vượt quá ngưỡng nhất định gây
khó chịu cho người hoặc động vật.
C. Nguồn gây ô nhiễm tiếng ồn chủ yếu từ tiếng ồn ngoài trời như phương tiện
giao thông, vận tải, xe có động cơ, máy bay, tàu hỏa.
D. Ô nhiễm tiếng ồn có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người.
Câu 9: Sử dụng nguồn năng lượng nào không gây hại cho môi trường?
A. Năng lượng mặt trời, năng lượng gió.
B. Năng lượng khí đốt, dầu mỏ than đá.
C. Năng lượng hạt nhân nguyên tử.
D. Năng lượng hóa học.
Câu 10: Ô nhiễm môi trường là làm thay đổi không mong muốn các tính chất nào
của môi trường?
A. Vật lí, hóa học, sinh học.
B. Vật lí, sinh học, toán học.
C. Vật lí, hóa học, toán học.
D. Vật lí, địa lí.
Câu 11: Thuốc trừ sâu và các chất độc hóa học thải ra môi trường có thể làm ảnh
hưởng đến các sinh vật trong hệ sinh thái, trong đó nhóm nào có nguy cơ cao nhất?
A. Sinh vật tiêu thụ bậc cao nhất.
B. Sinh vật sản xuất.
C. Sinh vật phân giải.
D. Sinh vật tiêu thụ bậc I.
Câu 12: Biện pháp nào sau đây không làm hạn chế ô nhiễm nguồn nước?
A. Sử dụng nước lãng phí.
B. Xây dựng các nhà máy lọc nước thải.
C. Ban hành luật bảo vệ nguồn nước.
D. Tạo bể lắng và lọc nước thải.
Câu 13: Để cải tạo đất nghèo đạm, nâng cao năng suất cây trồng người ta sử dụng
biện pháp nào?
A. Trồng các cây họ Đậu.
B. Trồng các cây một năm.
C. Sử dụng phân đạm hóa học.
D. Trồng các cây lâu năm.
Câu 14: Nguyên nhân dẫn đến hiệu ứng nhà kính ở Trái đất là:
A. Do chặt phá rừng, đốt rừng làm giảm diện tích rừng.
B. Do bùng nổ dân số nên tăng lượng CO2 qua hô hấp.
C. Do động vật được phát triển nhiều nên làm tăng lượng CO2 qua hô hấp.
D. Do thảm thực vật có xu hướng tăng hô hấp, giảm quang hợp.
Câu 15: Các dạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu là
A. Tài nguyên tái sinh; tài nguyên không tái sinh và tài nguyên năng lượng vĩnh
cửu.
B. Tài nguyên tái sinh và tài nguyên năng lượng vĩnh cửu.
C. Tài nguyên không tái sinh và tài nguyên năng lượng vĩnh cửu.
D. Tài nguyên tái sinh và tài nguyên không tái sinh.
Câu 16: Những dạng tài nguyên khi sử dụng hợp lí sẽ có điều kiện phát triển phục
hồi gọi là
A. Tài nguyên nước,
B. Tài nguyên than dá,
C. Tài nguyên khí đốt.
D. Tài nguyên khoáng sản
Câu 17: Những nguồn năng lượng như: năng lượng gió, năng lượng mặt trời…
thuộc dạng tài nguyên thiên nhiên nào?
A. Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu.
B. Tài nguyên không tái sinh.
C. Tài nguyên tái sinh.
D. Tài nguyên sinh vật.
Câu 18: Những dạng tài nguyên sau một thời gian sử dụng sẽ bị cạn kiệt được gọi

A. Tài nguyên không tái sinh
B. Tài nguyên tái sinh.
C. Tài nguyên sinh vật.
D. Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu.
Câu 19: Năng lượng thủy triều thuộc dạng tài nguyên nào?
A. Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu.
B. Tài nguyên tái sinh.
C. Tài nguyên không tái sinh.
D. Tài nguyên sinh vật.
Câu 20: Đối với việc sử dụng đất sản xuất, Luật Bảo vệ môi trường quy định cho
người được sử dụng là:
A. Có quy hoạch sử dụng đất hợp lí và có kế hoạch cải tạo đất.
B. Được tự do thay đổi thực trạng của đất.
C. Được tự do thay đổi mục dích sử dụng.
D. Tự do sang nhượng đất.
Câu 21: Để vừa khai thác nguồn tài nguyên biển, vừa bảo vệ môi trường biển và
phục hồi tài nguyên biển, cần phải:
A. Khai thác hợp lí kết hợp cải tạo, phục hồi và nuôi bổ sung .
B. Đánh bắt hải sản bằng chất nổ
C. Tăng cường đánh bắt ở ven bờ
D. Dùng hóa chất hoặc xung điện để đánh bắt hải sản
Câu 22: Chúng ta cần phải làm gì để thực hiện Luật Bảo vệ môi trường.
A. Mỗi người dân phải tìm hiểu Luật và tự giác thực hiện.
B. Thành lập đội cảnh sát môi trường.
C. Xây dựng môi trường “Xanh, sạch, đẹp”
D. Quy hoạch và sử dụng kế hoạch có hiệu quả đất đai.
Câu 23: Nguyên nhân gây cháy nhiều khu rừng thời nguyên thuỷ là do:
A. Con người đốt lửa dồn thú dữ vào các hố sâu để bắt.
B. Con người dùng lửa để lấy ánh sáng.
C. Con người dùng lửa để nấu nướng thức ăn.
D. Con người dùng lửa sưởi ấm.
Câu 24: Ở xã hội nông nghiệp do con người hoạt động trồng trọt và chăn nuôi đã:
A. Chặt phá và đốt rừng lấy đất canh tác, chăn thả gia súc.
B. Chặt phá và đốt rừng lấy đất canh tác.
C. Chặt phá rừng lấy đất chăn thả gia súc.
D. Đốt rừng, lấy đất trồng trọt.
Câu 25: Săn bắt động vật hoang dã quá mức dẫn đến hậu quả.
A. Mất cân bằng sinh thái và mất nhiều loài sinh vật.
B. Mất cân bằng sinh thái.
C. Mất nhiều loài sinh vật.
D. Mất nơi ở của sinh vật
Câu 26: Ở xã hội nông nghiệp, hoạt động nông nghiệp đem lại lợi ích là:
A. Tích luỹ thêm nhiều giống cây trồng, vật nuôi và hình thành các hệ sinh thái
trồng trọt.
B. Hình thành các hệ sinh thái trồng trọt.
C. Tích luỹ thêm nhiều giống vật nuôi.
D. Tích luỹ thêm nhiều giống cây trồng, vật nuôi.
Câu 27: Tài nguyên nào sau đây được xem là nguồn năng lượng sạch?
A. Bức xạ mặt trời, gió, nhiệt trong lòng đất.
B. Dầu mỏ, khí đốt.
C. Than đá và nguồn khoáng sản kim loại.
D. Dầu mỏ, thủy triều, khí đốt.
Câu 28: Nguồn năng lượng vĩnh cửu là:
A. Năng lượng suối nước nóng.
B. Năng lượng khí đốt.
C. Năng lượng dầu mỏ.
D. Năng lượng than đá.
Câu 29: Dựa vào yếu tố nào sau đây để xếp đất vào nguồn tài nguyên tái sinh:
A. Đất thường xuyên được bồi đắp bởi phù sa, được tăng độ mùn từ xác động
thực vật.
B. Trong đất chứa nhiều khoáng sản kim loại.
C. Trong đất có nhiều than đá.
D. Nhiều quặng dầu mỏ, khí đốt trong lòng đất.
Câu 30: Các hệ sinh thái chủ yếu trên trái đất:
A. Hệ sinh thái trên cạn, hệ sinh thái nước mặn, hệ sinh thái nước ngọt.
B. Hệ sinh thái trên cạn, hệ sinh thái vùng ven bờ.
C. Hệ sinh thái trên cạn, hệ sinh thái vùng biển khơi.
D. Hệ sinh thái nước mặn, hệ sinh thái ao hồ.
Câu 31: Luật Bảo vệ môi trường quy định việc bảo vệ môi trường nhằm:
A. Bảo vệ sức khỏe của nhân dân, phục vụ sự phát triển lâu bền của đất nước và
góp phần bảo vệ môi trường trong khu vực toàn cầu.
B. Bảo vệ sự đa dạng các hệ sinh thái.
C. Bảo vệ môi trường không khí.
D. Bảo vệ các tài nguyên thiên nhiên.
Câu 32: Cho biết nội dung chương II của Luật Bảo vệ môi trường ở Việt Nam?
A. Phòng chống suy thoái, ô nhiễm và sự cố môi trường.
B. Khắc phục suy thoái, ô nhiễm và sự cố môi trường.
C. Các tổ chức và cá nhân phải có trách nhiệm xử lí chất thải bằng công nghệ
thích hợp.
D. Khắc phục hậu quả về mặt môi trường..
Câu 33: Đối với chất thải công nghiệp và sinh hoạt, Luật Bảo vệ môi trường quy
định:
A. Các tổ chức, cá nhân phải có trách nhiệm xử lí chất thải bằng công nghệ
thích hợp.
B. Có thể tự do chuyên chở chất thải từ nơi này đến nơi khác.
C. Chôn vào đất.
D. Đỗ ra sông, biển.
Câu 34: Để làm cho đất không bị cạn kiệt nguồn dinh dưỡng, tận dụng được hiệu
suất sử dụng đất – tăng năng suất cây trồng, ta cần phải.
A. Thay đổi các loại cây trồng hợp lí (trồng luân canh, trồng xen kẽ).
B. Trồng một loại cây nhất định trên vùng đất đó.
C. Trồng cây kết hợp bón phân.
D. Trồng các loại giống mới.
Câu 35: Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia nhằm mục đích gì?
A. Bảo vệ hệ sinh thái và bảo vệ nguồn gen sinh vật.
B. Bảo vệ nguồn gen sinh vật.
C. Tạo khu du lịch.
D. Hạn chế diện tích rừng bị khai phá.
Câu 36: Các loài rùa biển đang bị săn lùng lấy mai làm đồ mĩ nghệ, số lượng rùa
còn lại rất ít, chúng ta cần bảo vệ loài rùa biển như thế nào?
A. Bảo vệ các bãi cát là bãi đẻ của rùa biển và vận động người dân không đánh
bắt rùa biển.
B. Tổ chức cho nhân dân nuôi rùa.
C. Không lấy trứng rùa.
D. Chỉ khai thác rùa ngoài thời gian sinh sản.
Câu 37: Tác động lớn nhất của con người tới môi trường tự nhiên là:
A. Phá huỷ thảm thực vật, gây ra nhiều hậu quả xấu .
B. Cải tạo tự nhiên làm mất cân bằng sinh thái.
C. Làm giảm lượng nước gây khô hạn
D. Gây ô nhiễm môi trường.
Câu 38: Ở xã hội nông nghiệp hoạt động cày xới đất canh tác làm thay đổi đất và
nước tầng mặt nên:
A. Đất khô cằn và suy giảm độ màu mở.
B. Đất bị khô cằn.
C. Đất giảm độ màu mở.
D. Đất xói mòn.
Câu 39: Những biện pháp chủ yếu để bảo vệ thiên nhiên hoang dã là:
A. Bảo vệ tài nguyên sinh vật và cải tạo các hệ sinh thái đã bị thoái hóa.
B. Bảo vệ tài nguyên sinh vật - bảo vệ các khu rừng già.
C. Trồng cây, gây rừng tạo môi trường sống cho nhiều sinh vật.
D. Bảo vệ các động vật quý hiếm, xây dựng các vườn quốc gia.
Câu 40: Em hãy cho biết công việc của chúng ta đã làm để bảo vệ nguồn tài
nguyên sinh vật.
A. Xây dựng các khu rừng quốc gia, bảo vệ các sinh vật hoang dã.
B. Chặt phá rừng làm củi, lấy gỗ.
C. Sử dụng đúng mức thuốc trừ sâu và hóa chất.
D. Khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Câu 41: Hãy cho biết nhóm tài nguyên nào sau đây là cùng một dạng (tài nguyên
tái sinh, không tái sinh hoặc năng lượng vĩnh cửu).
A. Rừng, tài nguyên đất, tài nguyên nước.
B. Dầu mỏ, khí đốt, tài nguyên sinh vật.
C. Bức xạ mặt trời, rừng, nước.
D. Đất, tài nguyên sinh vật, khí đốt.
Câu 42: Vai trò của hệ sinh thái biển đối với đời sống con người?
A. Biển cung cấp thức ăn, phát triển kinh tế, giao lưu vận chuyển, điều hòa
nhiệt độ trên trái đất.
B. Các loài động - thực vật biển là nguồn thức ăn của con người.
C. Biển giúp con người vận chuyển hàng hóa.
D. Biển cho con người muối ăn.
Câu 43: Có cần phải bảo vệ hệ sinh thái biển không? Tại sao?
A. Cần vì : nhiều vùng biển bị ô nhiễm do hoạt động của con người.
B. Hiện nay chưa cần quan tâm đến sự ô nhiễm của biển vì biển vô cùng rộng
lớn, hoạt động con người không ảnh hưởng đến hệ sinh thái biển.
C. Cần vì : biển đang bị ô nhiễm do các hoạt động giao thông trên biển.
D. Không cần vì : hàng năm trên thế giới đã có ngày “làm sạch bãi biển”
Câu 44: Ngoài việc cung cấp gỗ quý, rừng còn có tác dụng gì cho môi trường sống
của con người?.
A. Điều hòa khí hậu, chống xói mòn, ngăn chặn lũ lụt.
B. Cung cấp động vật quý hiếm.
C. Thải khí CO2, giúp cây trồng khác quang hợp.
D. Là nơi trú ẩn của nhiều loài động vật.
Câu 45: Vai trò của việc trồng cây gây rừng trên vùng đất trọc, đất trống là:
A. Hạn chế xói mòn, lũ lụt, cải tạo khí hậu.
B. Cho ta nhiều gỗ.
C. Phủ xanh vùng đất trống.
D. Bảo vệ các loài động vật.
Câu 46: Nguyên nhân chủ yếu gây ra ô nhiễm môi trường, làm tăng số người mắc
bệnh, tật di truyền là do:
A. Các chất phóng xạ và hóa chất có trong tự nhiên hoặc do con người tạo ra.
B. Khói thải ra từ các khu công nghiệp.
C. Sự tàn phá các khu rừng phòng hộ do con người gây ra.
D. Nguồn lây lan các dịch bệnh.
Câu 47: Hệ sinh thái lớn nhất trên quả đất là:
A. Biển.
B. Rừng mưa nhiệt đới.
C. Các hệ sinh thái nông nghiệp vùng đồng bằng.
D. Các hệ sinh thái hoang mạc.
Câu 48: Hiện trạng rừng ở nước ta như thế nào? .
A. Rừng đang dần bị thu hẹp, đặc biệt rừng nguyên sinh đang bị phá hoại.
B. Tỉ lệ đất được che phủ của rừng trên 50%.
C. Rừng đầu nguồn tự nhiên đang phát triển tốt, góp phần làm giảm lũ lụt.
D. Rừng được bảo vệ tốt, các loài chim di cư đang xuất hiện trở lại.
TỰ LUẬN
Câu 1: Con người tác đông vào môi trường qua các thời kỳ phát triển của xã hội,
đó là những thời kì nảo? Tác động lớn nhất của con người tới môi trường tự nhiên
là gì? Gây hậu quả như thế nào?
HDC
- Tác động qua 3 thời kỳ
+ Thời kì nguyên thuỷ
+ Xã hội nông nghiệp
+ Xã hội công nghiệp
- Tác động lớn nhất của con người tới môi trường tự nhiên là phá huỷ thảm thực
vật.
- Hậu quả: xói mòn thoái hoá đất, ô nhiễm môi trường, lũ lụt, hạn hán…
Câu 2:Tài nguyên thiên nhiên là gì? Kể tên các dạng tài nguyên thiên nhiên. Than
đá thuộc dạng tài nguyên nào?
HDC: Tài nguyên thiên nhiên là nguồn vật chất sơ khai được hình thành và tồn tại
trong tự nhiên mà con người có thể sử dụng cho cuộc sống.
- Tài nguyên tái sinh, tài nguyên không tái sinh và tài nguyên năng lượng
Vĩnh cửu
- Than đá thuộc tài nguyên không tái sinh
Câu 3: Vì sao gìn giữ thiên nhiên hoang dã là góp phần cân bằng hệ sinh thái? Nêu
2 biện pháp bảo vệ tài nguyên sinh vật.
HDC:
- Gìn giữ thiên nhiên hoang dã là bảo vệ các loài sinh vật và môi trường sống của
chúng.
- Thiên nhiên hoang dã được bảo vệ sẽ tránh được nhiều thảm hoạ như lũ lụt, hạn
hán ô nhiễm môi trường và cạn kiệt nguồn tài nguyên.
- Biện pháp:
+ Bảo vệ rừng già, rừng đầu nguồn.
+ Xây dựng khu bảo tồn vườn quốc gia.
Lưu ý: HS có thể nêu các biện pháp khác
Câu 4: Ô nhiễm môi trường là gì? Nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường và biện pháp
khắc phục
HDC:
- Ô nhiếm môi trường là hiện tượng môi trường bị bẩn, các tính chất vật lí, hoá học, sinh
học của môi trường bị thay đổi.
- Nguyên nhân
+ Do con người
+ Do tự nhiên: thiên tai, lũ lụt
- HS nêu ít nhất 2 biện pháp khắc phục
Câu 5: Tài nguyên tái sinh và không tái sinh khác nhau như thế nào ? Vì sao phải sử
dụng tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên ?
HDC:
- Tài nguyên tái sinh : Khi sử dụng hợp lí sẽ có điều kiện phát triển phục hồi
- Tài nguyên không tái sinh : Dạng tài nguyên sau một thời gian sử dụng sẽ bị cạn kiệt
- Vì : Tài nguyên thiên nhiên không phải là vô tận
Câu 6: Chặt phá và đốt rừng gây hậu quả như thế nào? Kể tên 2 khu rừng nổi tiếng ở
nước ta.
- Cạn kiệt nguồn nước.
- Xói mòn và sạt lở đất
- Nhiều thiên tai như lũ lụt, hạn hán,… xảy ra
- Mất cân bằng sinh thái . . .
- Rừng cúc phương, u minh.
Câu 7: Loài rùa biển đang bị săn lùng khai thác làm đồ mỹ nghệ cao cấp, số lượng rùa
còn lại rất ít, rùa thường đẻ trứng tại các bãi cát ven biển, chúng ta cần bảo vệ loài rùa
biển như thế nào?
HDC : - Tuyên truyền, vận động mọi người không đánh bắt rùa biển
- Bảo vệ các bãi cát là nơi đẻ của rùa biển.
Câu 8: Rừng ngập mặn là nơi sống của ấu trùng tôm và cua biển con, nhưng diện tích
rừng ngập mặn ven biển đang bị thu hẹp dần, ta cần làm gì để bảo vệ nguồn giống cua,
tôm biển?
HDC: - Bảo vệ rừng ngập mặn hiện có.
- Trồng lại rừng ngập mặn đã bị phá.
Câu 9 : Học sinh chúng ta cần có hành động cụ thể như thế nào để góp phần bảo vệ môi
trường ?
HDC :
Hs nêu được 2 hành động
Câu 4 : Rừng có phải là tài nguyên tái sinh không ? Vì sao ?
HDC : Rừng là tài nguyên tái sinh ( 0,5 đ)
- Vì biết cách bảo vệ và khai thác hợp lí , rừng có thể phục hồi.
Câu 10: Liệt kê 2 hành động làm suy thoái môi trường mà em biết. Đề xuất biện pháp
khắc phục.
HDC:
Hành động Biện pháp
- Khai thác rừng bừa bãi. - Trồng rừng
- Săn bắn động vật hoang dã - Xây dựng khu bảo tồn, vườn quốc gia

HS co thể nêu khác


Câu 11: Học sinh cần làm gì để thực hiện tốt Luật bảo vệ môi trường
- Tuyên truyền để mọi người cùng thực hiện tốt Luật bảo vệ môi trường.
- Vận động mọi người cùng tham gia bảo vệ môi trường.

You might also like