Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 29

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.

HCM
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ


(LOGO TRƯỜNG)

MÔN HỌC: TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ


QUY LUẬT PHỦ ĐỊNH CỦA PHỦ ĐỊNH
VÀ VIỆC VẬN DỤNG QUY LUẬT VÀO CHỦ TRƯƠNG XÂY DỰNG
VĂN HÓA XHCN VIỆT NAM TIÊN TIẾN ĐẬM ĐÀ BẢN SẮC DÂN TỘC

GVHD: TS. Nguyễn Thị Quyết


Nhóm thực hiện: 9
SVTH:
1. Đinh Thị Quỳnh Giang 20124359
2. Trương Thị Hoài Linh 20124375
3. Vũ Thùy Linh 20124376
4. Nguyễn Bình Minh 20124124
5. Mạc Yến Nhi 20124395
6. Nguyễn Ngọc Tố Quyên 19157050
7. Lê Thị Thi 20124408
8. Nguyễn Khánh Trình 20124431
Mã lớp học: LLCT130105_11
LỜI CẢM ƠN

Tiểu luận có thể được xem là một công trình nghiên cứu khoa học nhỏ.
Do vậy để hoàn thành một đề tài tiểu luận là một việc không d ễ dàng đối
với sinh viên chúng em. Chúng em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và
sâu sắc đến Cô Nguyễn Thị Quyết, người đã dùng những tri thức và tâm
huyết của mình để có thể truyền đạt cho chúng em vốn kiến thức quý báu,
cảm ơn Cô đã giúp đỡ và hướng dẫn chúng em tận tình trong suốt thời gian
viết bài tiểu luận này, tạo cho chúng em những tiền đề, những kiến thức để
tiếp cận, phân tích giải quyết vấn đề.
Thành công luôn đi kèm với nỗ lực, trong vòng nhiều tuần, nghiên cứu
đề tài “Quy luật phủ định của phủ định và sự vận dụng quy luật này vào
việc xây dựng và phát triển nền văn hóa XHCN Việt Nam tiên tiến đậm đà
bản sắc dân tộc” chúng em cũng đã gặp không ít khó khăn, thử thách nhưng
nhờ có sự giúp đỡ của Cô chúng em đã vượt qua. Chúng em đã cố gắng vận
dụng những kiến thức đã học được trong học kỳ qua để hoàn thành bài tiểu
luận này nhưng do chưa có nhiều kinh nghiệm làm đề tài cũng như những
hạn chế về kiến thức nên chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót.
Chúng em rất mong nhận được sự nhận xét, ý kiến đóng góp, phê bình từ
phía Cô để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn.
Chúng em cũng xin cảm ơn bạn bè, anh chị đã tận tình chỉ bảo chúng
em trong quá trình hoàn thành bài tiểu luận, tạo điều kiện cho chúng em
hiểu thêm về những kiến thức thực tế.
Một lần nữa, nhóm chúng em xin cảm ơn Cô vì đã giảng dạy và trang
bị kiến thức cần thiết để phục vụ cho môn học cũng như làm hành trang cho
cuộc sống của chúng em sau này.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Nhóm sinh viên thực hiện.


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................

Điểm: ......................................................................................................................
...........

Kí tên

TS. Nguyễn Thị Quyết


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU...................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: QUY LUẬT PHỦ ĐỊNH CỦA PHỦ ĐỊNH...................................1
1.1 Khái niệm phủ định, phủ định biện chứng......................................................2
1.2 Các đặc trưng cơ bản của phủ định biện chứng..............................................3
1.3 Nội dung quy luật của phủ định biện chứng....................................................4
1.4 Ý nghĩa phương pháp luận của phép biện chứng của phủ định......................6
CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG QUY LUẬT VÀO CHỦ TRƯƠNG XÂY DỰNG
NỀN VĂN HÓA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TIÊN TIẾN ĐẬM ĐÀ
BẢN SÁC DÂN TỘC..............................................................................................7
2.1 Chủ trương xây dựng nền văn hóa XHCN tiên ti ến đậm đà bản
sắc dân tộc ở Việt Nam........................................................................................7
2.2 Đặc trưng của nền văn hóa XHCN ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay......9
2.3 Đánh giá chung thực trạng việc xây dựng nền văn hóa XHCN tiên tiến
đậm đà bản sắc dân tộc ở Việt Nam hiện nay.......................................................10
2.3.1 Những kết quả đạt được.......................................................................10
2.3.2 Phần hạn chế.........................................................................................14
2.4 Giải pháp khắc phục hạn chế.......................................................................17
KẾT LUẬN............................................................................................................22
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................24
MỞ ĐẦU
Trên chặng đường phát triển văn hóa, từ văn kiện đầu tiên “Đề cương văn hóa
năm 1943”, Đảng và nhà nước ta đã tích lũy kinh nghiệm thực tiễn và lý luận để lại
dấu ấn lịch sử, dấu ấn thời đại về tư duy văn hóa.
Với đường lối đúng đắn của Đảng, cùng với công cuộc đổi mới và chủ động
hội nhập quốc tế, chúng ta từng bước vững chắc đạt được những thành tựu rất đáng
tự hào như: nền kinh tế thị trường định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa đang từng bước
được xây dựng; nền dân chủ Xã Hội Chủ Nghĩa với nhà nước pháp quyền của dân,
do dân, vì dân đã được thiết định. Tiến trình giữa hội nhập kinh tế và hội nhập văn
hóa, nếu coi nhẹ hội nhập kinh tế thì đất nước sẽ chậm thoát nghèo, còn nếu coi nhẹ
hội nhập văn hóa đôi khi lại nguy hiểm hơn bởi có thể bị nền văn hóa khác đồng
hóa. Vì vậy bên cạnh chiến lược phát triển kinh tế, chúng ta cần có chiến lược phát
triển nền văn hóa đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc phù hợp với phát triển kinh t ế.
Tất nhiên đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc không thể đóng cửa nền văn hóa, mà chủ
động chọn lọc những tinh hoa văn hóa nhân loại để làm phong phú, giàu có thêm,
hiện đại hơn nền văn hóa của dân tộc của đất nước mình.
Văn hóa vốn bao giờ cũng là nền tảng quyết định của xã hội, một văn hóa
cho sự phát triển mạnh mẽ, sâu sắc toàn diện nhất toàn cầu hóa và hội nhập, toàn
cầu hóa như một tất yếu. Có thể khẳng định: Văn hóa là cốt hồn của dân tộc, một
dân tộc, nếu không giữ được bản sắc văn hóa riêng thì dân tộc đó sẽ bị lu mờ thậm
chí không còn dân tộc đó nữa. Vì thế, xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt
Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc không chỉ là trách nhiệm của ngành văn hóa
mà còn là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân và toàn xã hội.
Tóm lại, để tìm hiểu và làm rõ vấn đề trên nhóm chúng em quan tâm và
chọn đề tài: “Quy luật phủ định của phủ định và sự vận dụng quy luật này vào
việc xây dựng và phát triển nền văn hóa XHCN Việt Nam tiên tiến đậm đà bản
sắc dân tộc” để làm đề tài cho tiểu luận này. Cuốn tiểu luận này tập trung vào
phân tích phép phủ định biện chứng và ứng dụng thực tiễn của nó trong vấn đề
xây dựng văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.

1
CHƯƠNG 1

QUY LUẬT PHỦ ĐỊNH CỦA PHỦ ĐỊNH


1.1 Khái niệm phủ định, phủ định biện chứng:
Xuyên suốt lịch sử triết học, tùy theo thế giới quan và phương pháp
luận, các nhà triết học và trường phái triết học có quan niệm khác nhau về
sự phủ định. Theo quan niệm của chủ nghĩa Mac – Lenin, trong thế giới,
các sự vật, hiện tượng sinh ra tồn tại phát triển rồi mất đi, được thay thế
bằng sự vật, hiên tượng khác; thay thế hình thái tồn tại này bằng hình thái
tồn tại khác của cùng một sự vật, hiện tượng trong quá trình vận động
phát triển của nó. Sự thay thế đó là tất yếu trong quá trình vận động và
phát triển của sự vật và sự thay thế đó được triết học gọi là sự phủ định.
Ví dụ: Trong quá trình phát triển của các phương tiện giao thông, xe
máy là sự phủ định đối với xe đạp. Xe ô tô là sự phủ định đối với xe máy.
Trong sự phát triển của gia đình, con giỏi hơn cha tức là con đã phủ định
cha. Ông cha ta thường hay nói “con hơn cha là nhà có phúc” là ý như vậy.
Phủ định biện chứng là khái niệm dùng để chỉ sự phủ định làm tiền
đề, tạo điều kiện cho sự phát triển. Phủ định biện chứng làm cho sự vật,
hiện tượng mới ra đời thay thế sự vật, hiện tượng cũ và là yếu tố liên hệ
sự vật, hiện tượng cũ với sự vật, hiện tượng mới. Phủ đ ịnh biện chứng
là tự phủ định, tự phát triển của sự vật, hiện tượng; là “mắt xích” trong
“sợi dây chuyền” dẫn đến sự ra đời của sự vật, hiện tượng mới, tiến bộ
hơn so với sự vật, hiện tượng cũ.
Ví dụ: Trong ngành sản xuất điện thoại thông minh, iPhone 12 là
sự phủ định đối với iPhone 11. Khi gieo trồng, cây lúa là sự phủ định
biện chứng đối với hạt thóc. Trong chăn nuôi, con gà ra đời là sự phủ
định biện chứng đối với quả trứng.

2
1.2 Các đặc trưng cơ bản của phủ định biện chứng:
Theo quan niệm của các nhà kinh điển, phủ định biện chứng có hai đặc
điểm cơ bản là tính khách quan và tính kế thừa. Ngoài ra còn có tính phổ
biến và tính đa dạng, phong phú.
Thứ nhất, phủ định biện chứng mang tính khách quan vì nguyên nhân
của sự phủ định nằm ngay trong bản thân sự vật. Đó chính là kết quả giải
quyết những mâu thuẫn bên trong sự vật. Nhờ việc giải quyết những mâu
thuẫn mà sự vật luôn phát triển, vì thế, phủ định biện chứng là một tất yếu
khách quan trong quá trình vận động và phát triển của sự vật. Đương nhiên,
mỗi sự vật có phương thức phủ định riêng tùy thuộc vào sự giải quyết mâu
thuẫn của bản thân chúng. Điều đó cũng có nghĩa, phủ định biện chứng không
phụ thuộc vào ý muốn, ý chí của con người. Con người chỉ có thể tác động
làm cho quá trình phủ định ấy diễn ra nhanh hay chậm trên cơ sở nắm vững
quy luật phát triển của sự vật.
Thứ hai, phủ định biện chứng mang tính kế thừa vì phủ định biện chứng
là kết quả của sự phát triển tự thân của sự vật, nên nó không thể là sự thủ tiêu,
sự phá huỷ hoàn toàn cái cũ. Cái mới chỉ có thể ra đời trên nền tảng của cái
cũ, là sự phát triển tiếp tục của cái cũ trên cơ sở gạt bỏ những mặt tiêu cực,
lỗi thời, lạc hậu của cái cũ và chọn lọc, giữ lại, cải tạo những mặt còn thích
hợp, những mặt tích cực, bổ sung những mặt mới phù hợp với hiện thực. Sự
phát triển chẳng qua chỉ là sự biến đổi trong đó giai đoạn sau bảo tồn tất cả
những mặt tích cực được tạo ra ở giai đoạn trước và bổ sung thêm những mặt
mới phù hợp với hiện thực.
Ví dụ: Trong bất kỳ loài sinh vật nào, các thế hệ con cái đều kế thừa
những yếu tố tích cực của cha mẹ và bỏ qua những yếu tố lạc hậu.
Với đặc điểm như vậy, phủ định biện chứng không chỉ là nhân tố khắc
phục cái cũ, mà còn gắn liền cái cũ với cái mới, cái khẳng định với cái phủ
định. Vì vậy, phủ định biện chứng trở thành vòng khâu, khuynh hướng tất
yếu của sự liên hệ và sự phát triển.
3
1.3 Nội dung quy luật phủ định của phủ định:
Sự vật ra đời và tồn tại đã khẳng định chính nó. Trong quá trình vận động
của sự vật ấy, những nhân tố mới xuất hiện sẽ thay thế những nhân tố cũ, sự
phủ định biện chứng diễn ra - sự vật đó không còn nữa mà bị thay thế bởi sự
vật mới, trong đó có những nhân tố tích cực được giữ lại. Song sự vật mới này
sẽ lại bị phủ định bởi sự vật mới khác. Sự vật mới khác ấy dường như là sự vật
đã tồn tại, song không phải là sự trùng lặp hoàn toàn, mà nó được bổ sung
những nhân tố mới và chỉ bảo tồn những nhân tố tích cực thích hợp với sự phát
triển tiếp tục của nó. Sau khi sự phủ định hai lần phủ định của phủ định được
thực hiện, sự vật mới hoàn thành một chu kỳ phát triển. Ph.Ăngghen đã đưa ra
một thí dụ để hiểu về quá trình phủ định này: "Hãy lấy ví dụ hạt đại mạch. Có
hàng nghìn triệu hạt đại mạch giống nhau được xay ra, nấu chín và đem làm
bia, rồi tiêu dùng đi. 1Nhưng nếu một hạt đại mạch như thế gặp những điều
kiện bình thường đối với nó, nếu nó rơi vào một miếng đất thích hợp, thì nhờ
ảnh hưởng của sức nóng và độ ẩm, đối với nó sẽ diễn ra một sự biến hóa riêng,
nó nảy mầm: hạt đại mạch biến đi, không còn là hạt đại mạch nữa, nó bị phủ
định, bị thay thế bởi cái cây do nó đẻ ra, đấy là sự phủ định hạt đại mạch.
Nhưng cuộc sống bình thường của cây này sẽ như thế nào? Nó lớn lên, ra hoa,
thụ phấn và cuối cùng sinh ra những hạt đại mạch mới, và khi hạt đại mạch đó
chín thì thân cây chết đi, bản thân nó bị phủ định. Kết quả của sự phủ định này
là chúng ta lại có hạt đại mạch như ban đầu, nhưng không phải chỉ là một hạt
mà nhiều gấp mười, hai mươi, ba mươi lần" 2.
Ví dụ trên cho thấy, từ sự khẳng định ban đầu (hạt thóc ban đầu), trải qua sự
phủ định lần thứ nhất (cây lúa phủ định hạt thóc) và sự phủ định lần thứ hai (những
hạt thóc mới phủ định cây lúa), sự vật dường như quay trở lại sự khẳng định ban
đầu (hạt thóc), nhưng trên cơ sở cao hơn (số lượng hạt thóc nhiều hơn, chất lượng
hạt thóc cũng sẽ thay đổi).
Trong chuỗi phủ định tạo nên quá trình phát triển của sự vật, mỗi lần phủ
1
2
Ăngghen (1877) , Chống Đuy-ring, phần một - chương 12.
4
định biện chứng đều tạo ra những điều kiện, tiền đề cho sự phát triển tiếp theo
của nó. Sau những lần phủ định tiếp theo, tái lập cái ban đầu nhưng trên cơ sở
mới cao hơn, nó thể hiện rõ rệt bước tiến của sự vật. Những lần phủ định tiếp
theo đó được gọi là sự phủ định của phủ định. Phủ định của phủ định làm xuất
hiện cái mới như là một sự tổng hợp và kế thừa những yếu tố tích cực của cái cũ,
và những điểm tích cực ấy sẽ tiếp tục được duy trì và phát triển trong những lần
phủ định tiếp theo. Do đó, cái mới với tư cách là kết quả phủ định của phủ định
có nội dung toàn diện và tiến bộ hơn so với cái khẳng định ban đầu và lần phủ
định sau đó. Như vậy, sự phát triển thông qua những lần phủ định biện chứng
sẽ tạo ra xu hướng đi lên không ngừng - nhưng không theo thẳng mà theo
đường xoáy ốc. Nhận xét về con đường này, V.I. Lênin viết : “Sự phát triển hình
như diễn lại những giai đoạn đã qua, nhưng dưới một hình thức khác, ở một
trình độ cao hơn (“phủ định của phủ định”); sự phát triển có thể nói là theo
đường tròn ốc chứ không theo đường thẳng...”3.
Quy luật phủ định của phủ định khái quát xu hướng tất yếu tiến lên của sự
vật - xu hướng phát triển. Song sự phát triển đó không phải diễn ra theo đường
thẳng, mà theo đường "xoáy ốc".
Sự phát triển theo đường "xoáy ốc" là sự biểu thị rõ ràng, đầy đủ các
đặc trưng của quá trình phát triển biện chứng của sự vật: tính kế thừa, tính
lặp lại, tính tiến lên. Mỗi vòng của đường "xoáy ốc" dường như thể hiện sự
lặp lại, nhưng cao hơn, thể hiện trình độ cao hơn của sự phát triển. Tính vô
tận của sự phát triển từ thấp đến cao được thể hiện ở sự nối tiếp nhau từ
dưới lên của các vòng trong đường "xoáy ốc".
Tóm lại, quy luật phủ định của phủ định nói lên mối liên hệ, sự kế thừa
giữa cái bị phủ định và cái phủ định trong quá trình phát triển của sự vật. Phủ
định biện chứng là điều kiện cho sự phát triển, cái mới ra đời là kết quả của
sự kế thừa những nội dung tích cực từ trong sự vật cũ, phát huy nó trong sự
vật mới và tạo nên tính chu kì của sự phát triển.

3
V.I. Lênin (2005), Toàn tập, Sđd t. 26, tr. 65.
5
1.4 Ý nghĩa phương pháp luận của phép biện chứng về phủ định:
Phép biện chứng về phủ định, mà cụ thể ở đây là quy luật phủ định
của phủ định là cơ sở để chúng ta nhận thức một cách đúng đắn nhất xu
hướng vận động và phát triển của mọi sự vật, hiện tượng trong cuộc sống.
Thay vì đi theo những đường thẳng tắp, mọi sự vật phát triển theo những
vòng xoáy ốc tiến lên không ngừng, đó là những quá trình quanh co, phức
tạp, đặc biệt là lĩnh vực đời sống xã hội. Lênin viết: “Cho rằng lịch sử thế
giới phát triển đều đặn không va vấp, không nhảy lùi những bước rất lớn
là không biện chứng, không khoa học, không đúng về mặt lí luận” 4 .
Song, sự phát triển là khuynh hướng chung, tất yếu của sự vận động
của sự vật. Cơ sở lí luận trên đây giúp ta có cái nhìn biện chứng về xu thế
của thời đại mà ta đang sống. Phép phủ định biện chứng cũng giúp ta hiểu
đầy đủ hơn về cái mới. Cái mới là cái ra đời phù hợp với quy luật phát
triển của sự vật. Nó luôn luôn biểu hiện là giai đoạn cao về chất trong sự
phát triển. Trong giới tự nhiên, cái mới xuất hiện được thực hiện một cách
tự động. Trong đời sống xã hội, cái mới xuất hiện gắn liền với sự nhận
thức và hoạt động của con người. Tuy cái mới là cái phù hợp với quy luật
là cái tất thắng. Như Lênin nói: “Trong lúc cái mới vừa mới nảy sinh thì
cái cũ trong một thời gian nào đó vẫn còn cứ mạnh hơn cái mới” 5 .
Vì vậy, một quan niệm chân chính về sự phát triển phải là một thái độ
ủng hộ cái mới, đấu tranh cho cái mới, chống lại cái cũ, cái lỗi thời kìm
hãm sự phát triển. Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta cần ủng hộ lối
sống mới, đạo đức mới cũng như những lý thuyết khoa học mới.

4
V.I. Lênin (2005), Toàn tập. Sđd t. 26, tr. 70.
5
V.I. Leenin (2005), Toàn tập. Sđd t. 26.
6
CHƯƠNG 2
VẬN DỤNG QUY LUẬT VÀO CHỦ TRƯƠNG XÂY DỰNG NỀN VĂN
HÓA XHCN VIỆT NAM TIÊN TIẾN ĐẬM ĐÀ BẢN SẮC DÂN TỘC
2.1 Chủ trương xây dựng nền văn hóa XHCN tiên tiến đậm đà bản
sắc dân tộc ở Việt Nam:
a. Khái niệm:
Văn hóa : Là bao gồm tất cả những sản phẩm của con người, và như
vậy, văn hóa bao gồm cả hai khía cạnh: khía cạnh phi vật chất của xã hội như
ngôn ngữ, tư tưởng, giá trị và các khía cạnh vật chất như nhà cửa, quần áo,
các phương tiện, v.v. Cả hai khía cạnh cần thiết để làm ra sản phẩm và đó là
một phần của văn hóa.
Theo tổ chức giáo dục và khoa học của UNESCO: Văn hóa bao gồm tất
cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc kia.
Khi nghiên cứu quy luật vận động và phát triển của xã hội loài người,
C.Mác và Ph.Ăngghen đã khái quát các hoạt động của xã hội thành hai loại
hình hoạt động cơ bản là "sản xuất vật chất" và "sản xuất tinh thần". Do đó,
văn hóa bao gồm cả văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần.
Định nghĩa về văn hóa của Hồ Chí Minh:
Theo nghĩa hẹp, Người viết: “Trong công cuộc kiến thiết nước nhà, có
bốn vấn đề cần chú ý đến, cũng phải coi là quan trọng ngang nhau: chính trị,
kinh tế, xã hội, văn hóa. Nhưng văn hóa là một kiến trúc thượng tầng”.
Theo nghĩa rất hẹp, văn hóa đơn giản là trình độ học vấn của con
người, thể hiện ở việc Hồ Chí Minh yêu cầu mọi người phải đi học
“văn hóa”, xóa mù chữ,...
Theo nghĩa rộng, Hồ Chí Minh nêu văn hóa là toàn bộ những giá
trị vật chất và tinh thần do loài người sáng tạo ra với phương thức sử
dụng chúng, nhằm đáp ứng lẽ sinh tồn, đồng thời đó cũng là mục đích
của cuộc sống loài người.

7
Nền văn hóa: là biểu hiện cho toàn bộ nội dung, tính chất của văn hóa
được hình thành và phát triển trên cơ sở kinh tế - chính trị của mỗi thời kỳ lịch
sử, trong đó ý thức hệ của giai cấp thống trị chi phối phương hướng phát triển và
quyết định hệ thống các chính sách, pháp luật quản lý các hoạt động văn hóa.
Nền văn hoá xã hội chủ nghĩa: là một nền văn hoá được xây dựng
trên cơ sở hệ giá trị tư tưởng cách mạng của giai cấp công nhân; có sự kế
thừa, tiếp thu chọn lọc đối với những tinh hoa văn hoá đã được con người
sáng tạo ra trong lịch sử.
Nền văn hóa vừa tiên tiến, vừa đậm đà bản sắc dân tộc: Tiên tiến là
yêu nước và tiến bộ, trong đó, cốt lõi là lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH
theo chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, nhằm mục tiêu tất cả
vì con người, vì hạnh phúc và sự phát triển phong phú, tự do, toàn diện của
con người trong mối quan hệ hài hòa giữa cá nhân và cộng đồng, giữa xã hội
và tự nhiên. Bản sắc dân tộc bao gồm những giá trị truyền thống tốt đẹp, bền
vững, những tinh hoa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, được vun đắp qua
lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước.
b. Chủ trương xây dựng nền văn hóa XHCN ở Việt Nam:
Đảng đã khẳng định: “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa
là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Mọi
hoạt động văn hóa, văn nghệ phải nhằm xây dựng và phát triển nền văn
hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng con người Việt Nam về tư
tưởng, đạo đức, tâm hồn, tình cảm, lối sống, xây dựng môi trường văn hóa
lành mạnh cho sự phát triển xã hội” 6 .
Đảng tiếp tục khẳng định: “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc
dân tộc vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.
Mọi hoạt động văn hóa nhằm xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện
về chính trị, tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo, có ý thức
cộng đồng, lòng nhân ái, khoan dung, tôn trọng nghĩa tình, lối sống có văn hóa,

6
Nghị quyết hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII (tháng 7-1998)
8
quan hệ hài hòa trong gia đình, cộng đồng và xã hội”7.
Theo nghị quyết Hội nghị Trung ương 9 khóa XI Đảng khẳng định mục
tiêu: xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng
đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa
học. Văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức
mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc
Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

2.2 Đặc trưng của nền văn hóa XHCN ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay:
Thứ nhất là, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Thứ hai là, do nhân dân làm chủ.
Thứ ba là, có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất
hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp.
Thứ tư là, có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Thứ năm là, con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có
điều kiện để phát triển toàn diện.
Thứ sáu là, các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn
kết, tôn trọng và cùng giúp nhau phát triển.
Thứ bảy là, có nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân,
do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo.
Thứ tám là, có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới.
Theo cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ
nghĩa xã hội (1991, bổ sung và phát triển năm 2011).

7
Văn kiện đại hội IX của Đảng
9
2.3 Đánh giá chung thực trạng việc xây dựng nền văn hóa XHCN tiên tiến
đậm đà bản sắc dân tộc ở Việt Nam hiện nay:
2.3.1 Những kết quả đạt đươc:
a. Tư tưởng, đạo đức, lối sống có những chuyển biến quan trọng.
Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh được quán triệt hình
thành nền tảng tư tưởng, chỉ đạo cuộc sống. Năng lực đổi mới của cán
bộ, nhân dân được nâng lên:
Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc
dân tộc là một chủ trương lớn, nhất quán của Đảng, Nhà nước Việt Nam, được
đề cập trong nhiều văn bản quan trọng, đặc biệt từ Nghị quyết Trung ương 5,
khóa VIII. Trong đó, tính tiên tiến và bản sắc dân tộc được hòa quyện, gắn bó
hữu cơ trong các yếu tố cấu thành của nền văn hóa, đảm bảo tính kế thừa và
phát triển, vừa giữ gìn các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đồng thời
đảm bảo tính mở, tiếp thu tinh hoa của văn hóa nhân loại. Theo đó, tiên tiến
trong văn hóa trước hết là nền văn hóa yêu nước và tiến bộ, nội dung cốt lõi là
lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, tất cả vì con người, vì tự do, hạnh phúc và sự phát triển
toàn diện của con người, trong mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng, giữa tự
nhiên và xã hội; tiên tiến không chỉ thể hiện ở nội dung tư tưởng mà cả trong
hình thức thể hiện, trong các phương tiện chuyển tải nội dung.
Chiến thắng từng bước trong đại dịch COVID 19:
Đảng ta đã vận dụng thành công Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ
Chí Minh vào trong thực tiễn cuộc sống. Cụ thể trong đại dịch Covid vừa qua,
chúng ta có thể thấy vai trò và sự lãnh đạo của Đảng trong định hướng và
phát huy tinh thần của khối đại đoàn kết dân tộc.
Tuy chưa phải là chiến thắng cuối cùng, nhưng với tinh thần “chống dịch
như chống giặc”, Việt Nam đã chia ra các giai đoạn khác nhau và đã giành thắng
lợi trên từng chặng đường tính đến thời điểm này. Điều này đang được cả thế
giới ca ngợi vì hệ thống y tế chưa hiện đại trong khi ngân sách eo hẹp nhưng
10
hiệu quả phòng chống dịch COVID-19 tại Việt Nam lại được đánh giá cao.
Với những gì diễn ra trong hơn 1 năm và đặc biệt là trong 2 đợt chống
dịch COVID-19 cho thấy những giải pháp và chiến thuật hiệu quả của Việt
Nam khi “đánh giặc” vô hình COVID-19. Ngay khi có dịch bệnh bùng phát,
lãnh đạo Đảng, Nhà nước và cả hệ thống chính trị đã vào cuộc quyết liệt,
cùng với sự đồng lòng, đoàn kết của toàn dân, toàn quân, công tác phòng,
chống dịch đã đạt kết quả tốt, Việt Nam đã đẩy lùi và kiểm soát được dịch
bệnh. Đồng thời, đã có những chính sách kịp thời để từng bước hỗ trợ doanh
nghiệp và người dân vượt qua khó khăn của đại dịch COVID-19; các hoạt
động của đời sống kinh tế - xã hội đang được khôi phục; tình hình kinh tế - xã
hội đã có những chuyển biến tích cực.
Đây chính là kết quả cuộc việc vận dụng tư tưởng vào đường lối, định
hướng đúng đắn của Đảng, làm cho nhận thức, đạo đức và lối sống nhân dân
ngày càng văn minh, trình độ dân trí ngày càng cao.
Sức mạnh văn hóa trên lĩnh vực chính trị:
Trong hơn 30 năm đổi mới, đất nước ta đã đạt tới một trình độ văn hóa
vững vàng nhờ đó xử lý được các quan hệ phức tạp của thế giới hiện đại, đứng
vững trước mọi biến động và không ngừng phát triển của khu vực và thế giới,
thậm chí trong bối cảnh khủng hoảng của xã hội chủ nghĩa.
Việc xóa thế bao vây cấm vận của Mỹ, bình thường hóa quan hệ với
các nước lớn, chủ động gia nhập với các nước trong khu vực, thiết lập
quan hệ với liên minh Châu Âu, đã tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.
Đầu tư cho sự nghiệp văn hóa không chỉ được coi trọng từ nguồn ngân sách
nhà nước mà còn thu hút ngày càng lớn từ nguồn xã hội hóa; Đội ngũ cán bộ
làm công tác văn hóa không ngừng lớn mạnh, trong đó có cả văn hóa quần
chúng, nghệ nhân và văn hóa đỉnh cao; phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng
đời sống văn hóa được mở rộng và từng bước đi vào chiều sâu, tạo sự chuyển
biến tích cực về tư tưởng, đạo đức, lối sống cho các tầng lớp nhân dân.
11
b. Giữ gìn và phát huy bản sắc nền văn hóa dân tộc:
Trước tiên, có thể thấy văn hóa Việt Nam có bề dày truyền thống mấy
nghìn năm lịch sử, trải qua nhiều cuộc chiến tranh, nhiều biến cố thăng trầm nên
kết tinh và lắng đọng được nhiều giá trị tích cực, như truyền thống yêu nước và
lòng dũng cảm, khả năng thích ứng cao với sự thay đổi của hoàn cảnh, sự khoan
dung, tinh thần cộng đồng, sự nhân ái, lạc quan và hồn hậu, trọng nghĩa tình, sự
cần cù, siêng năng. Hơn nữa, bối cảnh chuyển đổi mang tính bước ngoặt của
Việt Nam, sự “va đập” giữa cái mới và cái cũ tạo nên một lực hấp dẫn đặc biệt
của văn hóa Việt Nam. Nền văn hóa hiện tại đang hướng đến việc kế thừa các
giá trị văn hóa truyền thống, đồng thời tiếp thu những giá trị mới, hướng tới
tương lai, như dân chủ, hiện đại, nhân văn, khai phóng, khoan dung, rộng mở.
Phát huy tinh thần tương thân tương ái:
Ta chỉ cần nhìn vào thực tế trong vừa qua, người Việt đã phát huy rất tốt
tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ nhau trong khó khăn hoạn nạn. Đó là
những cuộc giải cứu nông sản, giải cứu hàng hóa trong bối cảnh người nông dân
không tìm được lối ra cho sản phẩm do dịch COVID 19, đó là những chuyến
hàng cứu trợ cho miền Trung thân yêu trong đợt bão lũ lịch sử vừa qua. Càng
những lúc khó khăn thì tinh thần tương thân tương ái lên cao hơn. Hơn lúc nào
hết, người dân vùng lũ càng thấm thía hơn đạo lý tốt đẹp “Thương người như
thể thương thân”, “ Một miếng khi đói bằng một gói khi no” của dân tộc ta.
Lời kêu gọi hiệu triệu tinh thần đoàn kết, chung sức, đồng lòng:
Ngày 30/3, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng ra Lời kêu gọi
toàn thể dân tộc Việt Nam ta hãy cùng chung sức, đồng lòng vượt qua mọi khó
khăn, thách thức để chiến thắng đại dịch COVID-19.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nêu rõ: “Với tinh thần
coi sức khỏe và tính mạng của con người là trên hết, tôi kêu gọi toàn thể
đồng bào, đồng chí và chiến sĩ cả nước, đồng bào ta ở nước ngoài hãy đoàn
kết một lòng, thống nhất ý chí và hành động, thực hiện quyết liệt, hiệu quả
những chủ trương của Đảng và Nhà nước, sự chỉ đạo, điều hành của Chính
12
phủ, Thủ tướng Chính phủ. Mỗi người dân là một chiến sĩ trên mặt trận
phòng, chống dịch bệnh” 8.
Những quyết định lịch sử “chống dịch như chống giặc” và Lời kêu gọi
của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng làm chúng ta nhớ lại
những giai đoạn trong lịch sử đã từng có. Những tháng năm dân tộc ta bừng
bừng khí thế, làm theo lời kêu gọi thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh “hễ
còn một tên xâm lược trên đất nước ta, thì ta còn phải chiến đấu quét sạch nó
đi”9. Nhưng đấy là cuộc chiến đấu mà thời đó, mỗi chúng ta nhận rõ hình hài
kẻ thù là bọn đế quốc xâm lược, nên mỗi người dân đất Việt bừng bừng khí
thế “cả nước ra trận”. Các chiến sĩ quân đội của chúng ta nêu khẩu hiệu:
“Nhằm thẳng quân thù mà bắn!”. Các trường học sơ tán về nông thôn hoặc
miền núi tiếp tục những giờ lên lớp. Nhưng hôm nay, cuộc chiến đấu chống
dịch COVID-19 - một kẻ thù vô hình, đã và đang làm đau đầu các nhà lãnh
đạo, các chuyên gia và nhà khoa học không chỉ ở nước ta mà cả thế giới vì
chưa xác định được hình hài của nó. Bầu trời không có tiếng gầm rú của máy
bay thù và mặt đất không rung chuyển bởi đạn bom, không có cảnh đầu rơi
máu chảy, nhưng loại virus này đang lặng lẽ hoành hành, chỉ vài tháng khởi
phát đã cướp đi sinh mạng của hàng chục nghìn người, tốc độ lây lan đang
tăng lên chóng mặt, nguy cơ tử vong có thể là cấp số nhân, nếu chúng ta
không kịp thời điều chỉnh, bổ sung nhiều giải pháp hữu hiệu.
Lời hiệu triệu chính là bằng chứng cho thấy tinh thần đoàn kết và lòng yêu
nước đang chảy trong mỗi người con đất Việt.

2.3.2 Phần hạn chế:


8
Lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng gửi đồng bào, đồng chí, chiến sĩ cả nước và
đồng bào ta ở nước ngoài.
9
9 Chủ tịch Hồ Chí Minh (3/11/1968), Lời kêu gọi cả nước tiến lên đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, Báo Nhân dân, số
5317.
13
a. Đạo đức xuống cấp, suy thoái trầm trọng:
Một câu nói khá phổ biến phản ánh rất thực tâm trạng của nhiều người
chúng ta: “Mong kinh tế như hôm nay, còn đạo đức trở lại như ngày xưa”.
Nghe có vẻ nghịch lý, nhưng đó là điều có thực, như nhiều vị cao niên
thường tâm sự: “Thời chiến tranh, thời bao cấp mình thiếu thốn đủ thứ,
nhưng rất giàu có về lý tưởng, nhân cách, tình nghĩa, sống thanh thản chứ
đâu nhiều bức xúc như thời nay”.
Nói đúng ra là đạo đức xã hội nước ta đang xuống cấp - điều làm mọi
người không bằng lòng và thường xuyên lo ngại. Sự xuống cấp của đạo đức
xã hội có thể định lượng như gần đây một số trí giả phát biểu: “Đạo đức
xuống cấp ở mức đáng báo động!”, “Thực trạng xuống cấp của văn hóa, đạo
đức xã hội đã ở mức độ nguy hiểm”.
Trong lĩnh vực kinh tế, nhờ vận động theo cơ chế kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa từ bao năm nay, nước ta đạt được nhiều thành tựu to
lớn về kinh tế và an sinh xã hội, đời sống của nhân dân được cải thiện đáng
kể so với trước. Nhưng sự xuống cấp về đạo đức thể hiện rất rõ trong lĩnh vực
này qua những đại án hình sự và nhiều vụ án kinh tế mà nhiều người chịu sự
trừng phạt của pháp luật lại nằm trong “bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên
suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống”.
Đạo đức xã hội xuống cấp còn thể hiện ở những hành vi bạo lực trong
nhiều lĩnh vực khác nhau, từ bạo lực gia đình, bạo lực học đường... đến bạo
lực nơi công cộng. Có những người sẵn sàng dùng vũ khí “nóng”, vũ khí
“lạnh” để giải quyết các mâu thuẫn trong mọi quan hệ giữa cha mẹ và con,
anh chị em, vợ chồng, hàng xóm láng giềng, bạn bè… Nhiều trường hợp dẫn
đến kết cục thật thương tâm.
Trong nền kinh tế thị trường, mọi người đều tìm cách kiếm được nhiều
tiền, điều này là chính đáng, tuy nhiên một số người đã tôn sùng đồng tiền
một cách mù quáng, coi “tiền là trên hết” và tìm mọi thủ đoạn để có nhiều
tiền, tạo mọi điều kiện để mặt trái của đồng tiền phát huy. Khi đồng tiền lên
14
ngôi cũng chính là lúc đạo đức xuống cấp.
Kinh tế thị trường có nhiều mặt tích cực nên phát huy, nhưng những
mặt tiêu cực của nó cũng cần được nhận diện một cách khách quan và khoa
học hơn nữa, để phê phán và khắc phục hữu hiệu. Điều này quả là chúng ta
làm chưa tốt, không tốt, thậm chí còn có hiện tượng buông lỏng, thả nổi rất
nguy hiểm. Khi chúng ta xác định phải bắt đầu từ việc xây dựng con người,
từ gia đình, trường học đến xã hội, thì cũng có thể hiểu: văn hóa, đạo đức
trước tiên là xây dựng con người.
Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội phải có con
người xã hội chủ nghĩa”. Người cũng nói: “Người có bốn đức: cần, kiệm, liêm,
chính. Thiếu một đức thì không thành người”. Vì vậy, con người mà chúng ta
xây dựng là con người chính trị và đạo đức. Đồng thời, không thể không xem
trọng những yếu tố khác góp phần tạo nên con người cụ thể như cá tính, sở
thích, ước muốn… của họ. Thời kỳ mới, cần có hệ giá trị chuẩn mực mới về văn
hóa, đạo đức cho con người. Đây là vấn đề lớn, rất lớn nhưng ta chưa làm được.
b. Tình trạng các lễ hội truyền thống bị lệch lạc:
Trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế sang cơ chế thị trường, chúng ta đã
có phần buông lỏng chỉ đạo, quản lý trên một số lĩnh vực văn hóa xã hội, xem
nhẹ việc giáo dục nếp sống và lối sống thiếu sự hướng dẫn kịp thời về phong
tục, thiếu những quy định cụ thể của Nhà nước đối với lễ hội nên đã để phát sinh
nhiều hiện tượng phản cảm trong xã hội: những hình thức lễ lạt tốn kém, rườm
rà, bất nhã có xu hướng phục hồi. Những nhận thức lệch lạc dẫn đến những hành
động khiến xã hội phải “phàn nàn” nhiều như là rắt tiền lên tay tượng Phật, đặt
tiền lẻ không chỉ lên nơi quy định mà hầu như bất cứ vị trí nào trên bàn thờ, trên
bệ tượng, chuông, khánh, dưới giếng nước…Dịch vụ sắm lễ, đội lễ, khấn thuê
trở nên phổ biến công khai và trở thành một trong những dịch vụ ăn khách.
Chính vì nếp sống tùy tiện, thiếu ý thức của một bộ phận du khách và
người dân, sự buông lỏng quản lý của cơ quan quản lý văn hóa và các cấp chính
quyền là nguyên nhân gây nên sự xô bồ, mất trật tự, khiến cho trật tự an toàn
15
chưa đảm bảo, nạn trộm cắp, lừa đảo, ăn xin, ùn tắc giao thông, chen lấn xô đẩy
diễn ra khá phổ biến trong các lễ hội và khu di tích danh thắng. Thực tế đã diễn
ra nhiều tình huống đáng tiếc không đáng có như mất cắp điện thoại, ví tiền, bị
rạch túi, bị lừa đảo mua hàng hoặc ép giá, chèo kéo mồi chài tham gia các trò
chơi mang tính chất cá cược, v.v.. Điều đáng tiếc xảy ra do cả nguyên nhân từ
người đi dự hội, du khách... lẫn cơ quan, chính quyền địa phương sở tại.
c. Làm mất hình ảnh con người Việt Nam ở quốc tế:
Thật đáng buồn khi chứng kiến tại một số sân bay quốc tế, những người
Việt cười nói huyên náo, chạy chỗ này chỗ khác chụp ảnh, không xếp hàng mà
sảnh ra là chen ngang; ở nơi công cộng như siêu thị, bến xe điện ngầm, bến xe
buýt thì tay xách nách mang, rồi chen lấn xô đẩy, văng tục; tại nhà hàng thì tụ
tập nhậu nhẹt gào “dô dô” ầm ĩ, thức ăn lấy thừa ê hề; ra đường dù đèn đỏ
nhưng hễ thấy đường vắng là vọt qua… Đáng buồn là hiện tượng rất không đẹp
ấy như có chiều hướng ngày càng tăng. Trên nhiều diễn đàn về du lịch, tám tật
xấu điển hình của một bộ phận du khách Việt gây bức xúc cộng đồng đã được
“chỉ mặt đặt tên” gồm: chửi thề; hay trễ giờ; ăn uống lãng phí; xả rác khạc nhổ
bừa bãi; trốn vé tham quan; ăn cắp vặt và trốn để lao động bất hợp pháp. Hậu
quả là tại một số nơi đông du khách Việt ghé thăm ở một số quốc gia xuất hiện
biển cảnh báo bằng tiếng Việt với nội dung: “bỏ thừa thức ăn sẽ bị phạt tiền”, “ở
đây có camera an ninh”, “xử lý nghiêm du khách ăn cắp vặt”! Có cửa hàng công
khai danh tính du khách Việt đã có hành vi trộm cắp để răn đe, phòng ngừa.
Thậm chí, có nơi còn treo biển từ chối không tiếp khách Việt Nam. Cũng phải
kể tới hiện tượng một số người lợi dụng du lịch để trốn ở lại nước sở tại kiếm
việc làm bất hợp pháp. Số liệu cho thấy tại Hàn Quốc, tỷ lệ này đạt mức 32%,
vượt xa mức trung bình 17%. Trước vấn đề này, một số quốc gia phải đưa ra
chính sách thắt chặt quản lý đối với du khách đến từ Việt Nam. Rõ ràng hành
động đơn lẻ của một số cá nhân đã và đang gây tổn hại đến hình ảnh người Việt
Nam trong mắt bạn bè quốc tế thật đáng xấu hổ.
2.4 Giải pháp khắc phục hạn chế:
16
Vận dụng quy luật phủ định của phủ định vào chủ trương xây dựng
nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc:
Toàn cầu hóa là một xu thế hấp dẫn và đầy triển vọng với tất cả các quốc
gia. Với sự phát triển vũ bão của khoa học – kỹ thuật, khoảng cách giữa các
quốc gia được thu hẹp đến mức chưa từng thấy trong lịch sử.
Trong hoàn cảnh bước ngoặt đó, chủ động để hội nhập là một thái độ tích
cực, khôn ngoan, có chiến lược. Sẽ khai thác được nhiều nhất, những cơ hội để
dân tộc có nhiều lợi ích nhất, hạn chế được đến mức thấp nhất những thách thức,
những tiêu cực nảy sinh. Trong đó, văn hóa đóng một vị thế hết sức quan trọng
trong việc giữ gìn nét đặc trưng – “thương hiệu” của dân tộc
Nhận thấy rõ vai trò của văn hóa trong một thế giới biến đổi không ngừng,
ngay từ tháng 2 năm 1943, Đảng ta đã ban hành “Đề cương văn hóa Việt Nam”,
và qua nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau đến nay đã ban hành Cương lĩnh xây
dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 199110.
Để hiểu rõ sự vận dụng này, trước hết phải xác định được bản sắc văn
hóa dân tộc và sau đó là việc ứng xử với bản sắc văn hóa đó. “Bản sắc” nghĩa
là những giá trị cốt lõi, tiêu biểu nhất, đặc trưng nhất đến nỗi chúng hiện diện
trong mọi lĩnh vực: văn học nghệ thuật, sinh hoạt, giao tiếp, ứng xử hằng
ngày của người Việt Nam. Những giá trị hạt nhân đó không phải sinh ra trong
ngày một ngày hai mà là kết quả của quá trình tích lũy, bồi đắp, củng cố và
phát triển của toàn thể tầng lớp nhân dân mà trong đó nhà nước đóng vai trò
chủ đạo. Qua quá trình tích cực đó, những giá trị tốt đẹp được lưu truyền,
song song với đó là những quan niệm cổ hủ bị loại bỏ.
Vậy từ góc nhìn đó, ta nên ứng xử ra sao, áp dụng quy luật phủ định của
phủ định như thế nào vào đời sống thực tiễn?
Trước hết, quy luật phủ định của phủ định cho ta thấy khuynh hướng của
sự phát triển: đi theo hình xoắn ốc và có chiều hướng đi lên, sau hai lần phủ định
dường như sự vật hiện tượng trở về trạng thái ban đầu nhưng ở một cơ sở cao
10
Đảng Cộng sản Việt Nam, Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Truy cập từ:
https://dangcongsan.vn/tu-tuong-van-hoa/xay-dung-nen-van-hoa-viet-nam-tien-tien-dam-da-ban-sac-dan-toc208817.html
17
hơn, phát triển hơn, làm nền tảng cho chu trình phát triển mới. Sự biến đổi và
phát triển văn hóa ở nước ta cũng không nằm ngoài phạm vi của quy luật này.
Biết bao lần đất nước ta đã phải chịu sự du nhập của những hệ tư tưởng, những
nền văn hóa của nước ngoài: từ đêm dài một nghìn năm Bắc thuộc, đến sự giao
thoa văn hóa với Ấn Độ (Phật Giáo), phương Tây (thời Pháp thuộc),... Cứ sau
mỗi lần “va chạm”, văn hóa Việt Nam lại thay đổi, tiếp thu nhiều cái mới, để rồi
sau đó lại biến những nét đặc trưng văn hóa mới đó trở thành của mình, mang
đậm bản sắc Việt Nam. Đơn cử như với sự tiếp thu văn hóa của phương Bắc,
qua hàng nghìn năm chung sống và chịu sự đồng hóa mãnh liệt, dân tộc ta vẫn
không chịu mất đi ngôn ngữ của mình, trái lại còn tiếp thu những tinh hoa ngôn
ngữ của nền văn hóa lâu đời đó và biến nó thành nét đặc trưng của dân tộc.
Một tính chất quan trọng của quy luật phủ định của phủ định chính là tính
khách quan, khi áp dụng vào vấn đề này sẽ cho ta thấy rất rõ rằng sự phát triển
của văn hóa và sự du nhập của những nền văn hóa mới là điều tất yếu xảy ra và
cần phải được chú trọng theo dõi, xem xét. Những nhân tố mới được giới thiệu
sẽ luôn còn non trẻ, sơ khai, khó lòng nhận được sự chấp nhận ngay lập tức của
đông đảo quần chúng nhân dân vì văn hóa là yếu tố ăn sâu bám rễ vào tiềm
thức, khó lòng thay đổi chỉ trong một sớm một chiều. Vì vậy vai trò của các
cấp lãnh đạo trong việc định hướng, vun đắp, nuôi dưỡng những cái mới vừa
tân tiến, hiện đại, vừa phù hợp với truyền thống bản sắc dân tộc là cực kỳ quan
trọng, để những nét đẹp cốt lõi ngày một hoàn thiện hơn.
Luôn song hành với tính khách quan chính là tính kế thừa. Triết học Mác –
Lênin đã khẳng định rằng trong khuynh hướng của sự phát triển luôn có tính kế
thừa, tức là sự vật mới ra đời luôn kế thừa những nét tốt đẹp của sự vật cũ,
không bao giờ có hiện tượng phát triển mà phủ định sạch trơn những cái cũ. Do
đó trong quá trình phát triển văn hóa cũng vậy, song song với việc tiếp thu có
chọn lọc những cái mới tiên tiến, hiện đại còn phải chú ý vun đắp, giữ gìn những
nét đẹp cốt lõi, truyền thống của dân tộc. Đó là tình yêu nước nồng nàn, là tinh
thần tương thân tương ái, đạo lý; là sự cần cù, sáng tạo. Vì vậy trong quá trình
18
tích cực phát triển văn hóa, ta luôn phải giữ cái nhìn tổng quát, sáng suốt, đổi
mới nhưng không phủ định sạch trơn những cái cũ, tránh áp dụng một cách máy
móc sự đổi mới cho những phương diện khác nhau; đồng thời luôn tích cực bồi
dưỡng những nét tốt đẹp của dân tộc, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, ủng
hộ những nét đặc trưng truyền thống, lưu truyền những giá trị tinh thần tốt đẹp
đến những thế hệ mai sau…
Qua cái nhìn biện chứng của triết học Mác – Lê-nin, ta rút ra được nhiều
kinh nghiệm, để xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc. Để đúc kết những gì đã thảo luận, đây có lẽ là câu nói phù hợp nhất: “Hòa
nhập chứ không hòa tan” - Chúng ta hội nhập với bạn bè quốc tế nhưng nhất
quyết không đánh mất bản sắc của dân tộc mình.
Những giải pháp mà nhóm đề xuất:
Trong bối cảnh thế giới theo xu hướng hội nhập, thời đại công nghiệp hóa,
hiện đại hóa, việc bảo vệ nền văn hóa, giữ gìn bản sắc dân tộc là một công việc
vô cùng quan trọng và khó khăn cùng với nguy cơ bị mai một, biến mất. Trước
tình hình trên, chúng ta cần phải nhận thức được sự phai mờ dần đi của bản sắc
văn hóa dân tộc trong mỗi con người, đặc biệt là thế hệ trẻ thanh niên, cần phải
nhận thức được sự thiết yếu của bản sắc văn hóa dân tộc trong việc nhận định
“chúng ta là ai?” trong thời đại công nghiệp vận động một cách dữ dội, nhanh
chóng và điên cuồng này.
Thứ nhất, Nhà nước và xã hội, các cộng đồng địa phương, tổ chức cần phải
ban hành các chính sách, chủ trương, đường lối đúng đắn, luôn tạo đầy đủ mọi
điều kiện từ vật chất cho đến tinh thần cho từng cá nhân người dân để việc phát
triển, bảo vệ và giữ gìn bản sắc dân tộc diễn ra một cách kiên trì, vững bền.
Thứ hai, việc xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc là một
công việc mang tính cộng đồng, mỗi chúng ta phải tự ý thức được tầm vóc quan
trọng trong việc bảo vệ nền văn hóa cũng như phát triển nó.
Mỗi người trong chúng ta nên:

19
Giữ gìn hình ảnh con người Việt Nam cần cù, siêng năng, chịu khó, dễ
thương, dễ mến; yêu thương con người, đất mẹ Việt Nam:
Dân tộc Việt Nam xưa nay vốn luôn có những phẩm chất tốt đẹp
như tinh thần đoàn kết, “tương thân tương ái”, luôn che chở cho nhau
những lúc khó khăn hoạn nạn.
Ví dụ: Hỗ trợ đồng bào miền Trung thân yêu bị lũ quét, người dân ý
thức đeo khẩu trang trong việc phòng chống Covid-19, các bác sĩ hoạt động
bất khuất 24/7 vì dân, vì nước.
Chúng ta nên đề cao học hỏi, ca ngợi và lan tỏa các tấm gương, hành động
cao đẹp để lưu động đồng thời nâng cao tinh thần, ý thức trong việc gìn giữ bản
sắc dân tộc của người dân Việt Nam nói chung và thế hệ trẻ nói riêng.
Thường xuyên tham gia, tổ chức các ngày hội, sự kiện văn hóa truyền thống lâu
đời:
Cho đến nay, các hoạt động về văn hóa truyền thống đã dần phai mờ đi
trong mỗi chúng ta, đặc biệt là thế hệ trẻ học sinh, sinh viên.
Chúng ta cần phải hoạt động tổ chức các sự kiện, các cuộc thi về các nội
dung như nghệ thuật như âm nhạc, nhiếp ảnh, văn học để ca ngợi, truyền bá các
nhân vật lịch sử, các tác phẩm để đời, hay về các trò chơi dân gian như: kéo co,
cướp cờ, đua ghe ngo, thổi cơm, đua thuyền,… Các hoạt động này có thể tổ
chức được bởi địa phương, nhà trường, các công ty, nhà nước,…
Tất cả các hành động ấy đều mang lại cho cộng đồng chúng ta những sân
chơi bổ ích, hàn gắn các tri thức về mặt văn hóa truyền thống dân tộc, giúp lưu
giữ các nền văn hóa ấy mãi mãi trường tồn. Ngoài ra, nhờ các sự kiện ấy giúp
“đồng bào” chúng ta hòa nhập hơn, gắn bó hơn, yêu thương lẫn nhau hơn.

Không nên du nhập những văn hóa thế giới tiêu cực, không phù hợp với
thuần phong, mỹ tục, các chuẩn mực của con người Việt Nam:
Trong thời đại công nghệ, toàn cầu hóa ngày nay, việc du nhập các nền văn
hóa quốc tế vào nước là một việc không thể từ chối được. Các văn hóa quốc tế
20
góp phần làm đa dạng hóa và làm sinh động, phong phú thêm cho các quốc gia
phát triển và đang phát triển. Tuy nhiên, không những các mặt tích cực của các
nền văn hóa đa quốc gia đang mang lại, mà còn đa dạng những mặt tiêu cực thay
phiên nhau làm ô uế đi những phẩm chất tốt đẹp vốn có của một dân tộc.
Chẳng hạn, lối sống tình nghĩa, đậm chất nhân văn kiểu “thương
người như thể thương thân”, “tối lửa tắt đèn có nhau”… vốn là một trong
những giá trị đạo đức truyền thống của nền văn hóa làng xã Việt Nam đã
từng tồn tại hàng ngàn năm nay đang bị mai một, mờ nhạt dần. Sống lối
sống ích kỷ, hẹp hòi, lấy lối sống theo kiểu “đèn nhà ai nấy rạng” thay
cho lối sống rất “con người” trước đây.
Một bộ phận lớp trẻ hiện nay có tâm lý sống buông thả, quay lưng lại
với văn hóa, giá trị đạo đức truyền thống. Cùng với sự phát triển của các
phương tiện thông tin đại chúng, trên các mạng thông tin toàn cầu liên tục
tuyên truyền các hình ảnh, tin tức, ấn phẩm độc hại, không phù hợp với
truyền thống văn hóa dân tộc. Điều này đã làm gia tăng tình trạng phạm tội
ở một bộ phận giới trẻ hiện nay.

21
KẾT LUẬN
Quy luật phủ định của phủ định là một trong ba quy luật của phép biện
chứng duy vật, cung cấp cái nhìn rõ ràng, thuyết phục về quá trình vận động
và phát triển của sự vật, hiện tượng. Phủ định là sự thay thế hình thái tồn tại
này bằng hình thái tồn tại khác. Phủ định biện chứng là sự phủ định tự
nhiên, có kế thừa và tạo ra những điều kiện cho sự phát triển của sự vật. Phủ
định của phủ định là chuỗi các phủ định biện chứng, tạo nên quá trình phát
triển của sự vật, hiện tượng.
Chu kỳ của các quá trình phát triển là hình xoáy ốc. Sự vật trải qua hai
lần phủ định cơ bản với ba hình thái tồn tại để đi lên một hình thái mới cao
cấp hơn nhưng vẫn duy trì được những đặc điểm tích cực và loại bỏ những
đặc điểm tiêu cực của hình thái cũ. Phát triển theo đường xoắn ốc thể hiện
tính chất biện chứng của sự phát triển. Đó là tính kế thừa, tính lặp lại và tính
tiến lên theo đường xoắn ốc.
Quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng không là đường thẳng, không
phải là đường tròn mà là đường xoắn ốc. Trong quá trình phát triển, có nhiều
giai đoạn khác nhau, trong đó có cả giai đoạn thụt lùi. Nhưng cuối cùng sự vật,
hiện tượng vẫn sẽ tiến lên. Vậy nên cần có niềm tin vào sự phát triển tiến lên
của sự vật. Trong quá trình phát triển, không thể phủ định toàn bộ những gì
thuộc về cái cũ mà cần chọn lọc để giữ lại cái tích cực, bỏ đi cái tiêu cực.
Quy luật phủ định của phủ định có thể ứng dụng rất nhiều vào hoạt động
trong đời sống. Bài viết đề cập đến việc sử dụng quy luật phủ định của phủ định
vào việc vận dụng nguyên lý này vào chủ trương xây dựng văn hóa Việt Nam
tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Với việc áp dụng quan điểm Triết học Mác -
Lênin vào định hướng trong công việc xây dựng, phát triển đất nước, Việt Nam
vẫn đang đi đúng hướng trong công cuộc đổi mới. Phủ định biện chứng đã đưa
ra được xu hướng phát triển đúng đắn của văn hóa Việt Nam, làm dồi dào thêm
nền văn hóa dân tộc, đồng thời vẫn giữ lại được những di sản trước đó. Dù quy

22
luật đã ra đời gần 2 thế kỉ trước, nhưng đến nay vẫn giữ nguyên được giá trị
đúng đắn , bền vững của mình.
Như vậy, trong thời đại ngày nay, hội nhập đang trở thành một xu thế
khách quan. Dân tộc Việt Nam, hay bất cứ một dân tộc nào khác không thể nằm
ngoài quĩ đạo đó. Hội nhập là con đường tất yếu, là lẽ sống còn của cả dân tộc.
Vấn đề đặt ra là chúng ta hội nhập như thế nào. Rõ ràng, chúng ta với tư thế chủ
động, hội nhập trên cơ sở tự khẳng định mình, nổ lực để vượt lên chính mình,
nghĩa là, thông qua quá trình hội nhập, chúng ta có thể nhận thức đầy đủ hơn, có
ý thức hơn trong việc bảo tồn, phát huy bản sắc của dân tộc mình. Đồng thời
trong quá trình đó, chúng ta sẽ thấy được những hạn chế của những truyền thống
có khả năng cản trở sự tiến bộ để tìm cách khắc phục. Một khi đã nhận thức
được như vậy, chắc chắn chúng ta sẽ kết hợp hài hoà các giá trị truyền thống với
các giá trị hiện đại, trên cơ sở bảo tồn bản sắc dân tộc, giữ lấy những gì là tinh
hoa, loại bỏ dần các yếu tố lỗi thời, tăng cường giao lưu, học hỏi với bên ngoài
thì sẽ vượt qua được những thử thách, sẽ khơi dậy được vai trò động lực của các
giá trị truyền thống. Với tinh thần và bản lĩnh của người Việt Nam, chúng ta sẽ
“phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập tự
chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa”, kết hợp sức mạnh dân tộc với những ưu
thế của thời đại để phát triển đất nước và từng bước khẳng định vị thế bản lĩnh
của dân tộc mình trước cộng đồng.

23
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Bộ GD&ĐT, Giáo trình "Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac-
Lênin", Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2010.

[2]. Hồ Sỹ Quý, Vấn đề lớn nhất của văn hóa Việt Nam hiện nay: Giả dối
được coi là bình thường. Đường dẫn: https://thongtinphapluatdansu.edu.vn
/2017/12/29/van-de-lon-nhat-cua-van-ha-viet-nam-hien-nay-gia-doi-duoc-coi-l-bnh-thuong/

[3]. Khánh Minh, Ứng xử đúng đắn với các di sản. Đường dẫn:
https://nhandan.com.vn/binh-luan-phe-phan/ung-xu-dung-dan-voi-cac-di-san-280379

[4]. Lịch Quyên Ánh & Thanh Phương, Nhiều người trẻ quá thụ động. Đường
dẫn: https://thanhnien.vn/giao-duc/nhieu-nguoi-tre-qua-thu-dong-584422.html

[5]. Nguyễn Công Sơn, Giải pháp khắc phục tác động tiêu cực của văn hoá
phương Tây đến thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay. Đường dẫn:
http://hvlq.vn/tin-tuc/tin-trong-nuoc/giai-phap-khac-phuc-tac-dong-tieu-cuc-cua-van-hoa-
phuong-tay.html

[6]. Phạm Lan Oanh & Nguyễn Hoàng, Hướng dẫn quản lý, tổ chức lễ hội
truyền thống ở cơ sở, NXB CTQG - ST, Hà Nội, 2015.

[7]. PGS.TS Phạm Văn Linh, Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên
tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Đường dẫn: http://hdll.vn/vi/nghien-cuu---trao-doi/xay-
dung-va-phat-trien-nen-van-hoa-viet-nam-tien-tien-dam-da-ban-sac-dan -toc.html

24
[8]. PGS, TS Nguyễn Viết Thông, Đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi
mới. Đường dẫn: https://nhandan.com.vn/chinh-tri-hangthang/day-manh-toan-
dien-dong-bo-cong- cuoc-doi-moi-606015/

[9]. Thiện Văn & Hà Hoàng, Phòng, chống sự tha hóa con người và những lệch
chuẩn văn hóa. Đường dẫn: http://www.xaydungdang.org.vn/Home/giai_bua_
liem__vang/2020/13604/Phong-chong-su-tha-hoa-con-nguoi-va-nhung-lech-chuan-van.aspx

[10]. Thành Nam, Đừng làm xấu hình ảnh đất nước và con người Việt Nam.
Đường dẫn: https://nhandan.com.vn/binh-luan-phe-phan/dung-lam-xau-hinh-
anh-dat-nuoc-va-con- nguoi-viet-nam-259435

[11]. Tư liệu văn kiện Đại hội Đảng. Đường dẫn: https://tulieuvankien.dangcongsan.
vn/ban-chap-hanh-trung-uong-dang/dai-hoi-dang

[12]. V.I.Lênin: "Toàn tập", Nxb Tiến bộ, Matxcova, 1981.

[13]. Wikipedia. (2016). Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam.
Đường dẫn: https://vi.wikipedia.org/wiki/Đại_hội_Đại_biểu_toàn_quốc_Đảng
_Cộng_sản_Việt_ Nam

25

You might also like