Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 5

Đoàn thuyền đánh cá rời bến vào lúc hoàng hôn.

Phía ấy mặt trời như một hòn lửa đỏ rực đang lặn dần vào lòng đại dương mênh

mông. Màn đêm buông xuống, kết thúc một ngày.


Chính vào thời điểm ấy ngư dân bắt tay vào công việc quen thuộc của mình: ra
khơi đánh cá. Mặt biển đêm không lạnh lẽo mà ấm áp hẳn lên bởi tiếng hát âm
vang náo nức, thể hiện niềm vui to lớn của con người lao động được giải
phóng...
1. LIÊN HỆ PHẦN MỞ BÀI:
“Chàng Huy Cận khi xưa hay sầu lắm,
……………………………………….
Nỗi nhớ thương không biết đã tan chưa?
Hay lòng chàng vẫn tủi nắng, sầu mưa
Cùng đất nước và nặng buồn sông núi?”

Huy Cận là nhà thơ đã tạo dấu ấn cho riêng mình trên dòng sông thi ca dân tộc.
Ta hãy lắng mình về quá khứ để cảm, để hiểu và trân trọng một hồn thơ tiêu
biểu của phong trào Thơ mới Việt Nam (1932- 1945). Thơ Huy Cận trước Cách
mạng có giọng buồn ảo não, vì vậy ông thường tìm đến thiên nhiên để “vui
chung vũ trụ nguôi sầu trần gian”. Xuất hiện lần đầu tiên trong thi đàn văn
chương, ta bắt gặp một giọng thơ mang nỗi sầu nhân thế của : “Một chiếc linh
hồn nhỏ/ Mang mang thiên cổ sầu” (Lửa thiêng- 1940). Cách mạng tháng Tám
thành công, dường như đã đem tới một luồng gió mới cho hồn thơ Huy Cận.
Những trang viết của ông được tưới tắm những hơi thở mới, những khát vọng
mới, sự hòa hợp giữa con người và thiên nhiên để tạo nên vẻ đẹp văn chương
thời kì cả đất nước đi lên CNXH. Một trong những minh chứng tiêu biểu đó
chính là thi phẩm “Đoàn thuyền đánh cá” được viết vào năm 1958 đã thể hiện
rõ nét niềm vui hứng khởi của con người lao động mới trong nhưng giây phút
chinh phục biển cả, chinh phục thiên nhiên đát trời.

2. LIÊN HỆ CÂU THƠ:


Mặt trời, rực rỡ như một quả cầu lửa khổng lồ thả những tia nắng đỏ rực dệt
trên mặt biển xanh thẫm, nung cả đất, cả trời, cả đại dương mênh mông trong
cái gam màu đỏ mạnh mẽ và ấn tượng ấy. Thật nhanh! Hoàng hôn ùa xuống,
lan rộng, xâm chiếm cả mặt biển bao la, cẩn thận cài lại những then cửa sóng
dập dềnh của căn nhà đại dương vĩ đại. Và trong một khoảnh khắc ngắn ngủi,
nhỏ nhoi, màn đêm sập mạnh, nhanh đến nỗi ta còn ngẩn ngơ tự hỏi: Vào lúc
nào thế nhỉ? Chiều tà mới đây thôi mà bóng đêm đã bao trùm vạn vật rồi. Màn
đêm lanh lẹ nhanh kéo theo cả những sợi nắng loang lổ nuối tiếc nằm vắt mình
trên bãi biển, thu lại, cuộn đi cả lớp lụa mỏng manh màu đỏ rực, chỉ trong giây
lát, cả vũ trụ dần im ắng chìm vào giấc ngủ sâu. Với các âm “cửa”, “lứa”, rồi
lại “sập”, cảnh hoàng hôn trên biển diễn ra thật nhanh, thật mạnh, đầy sự dứt
khoát và đột ngột, bất ngờ. Và trong trí tưởng tượng phong phú của Huy Cận,
cảnh biển được phác họa ra, sao mà hoành tráng đến thế, rạo rực khúc ca mặt
trời đến thế, trong như một bức tranh lung linh sắc màu và đầy ấn tượng. Hồn
thớ ấy cũng rất khác cái hoàng hôn nhuộm đầy, ướt đẫm giọt nước mắt đau
thương, ai oán của kẻ xa quê:
“Buồn trong cửa bể chiều hôm,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa”.
(Nguyễn Du - Truyện Kiều)
Cả vũ trụ dần thiếp đi, một ngày kết thúc. Chính thời khắc đó lại là điểm bắt
đầu của đoàn thuyền đánh cá:
“Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,
Câu hát căng buồm cùng gió khơi.”
Đoàn thuyền ra đi, cùng với bao niềm lạc quan vững chắc, bao hi vọng tin yêu,
với khí thế lao động hăng say. Chữ “lại” vừa khẳng định nhịp điệu lao động ổn
định của người dân chài ngày qua ngày, vừa thể hiện sự đối lập giữa sự nghỉ
ngơi của đất trời và sự lao động của con người. Tác giả đã tạo ra một hình ảnh
khỏe, lạ mà vẫn đậm chất hiện thực. Người đánh cá căng buồm và cất câu hát
lên, thế nhưng nhà thơ có cảm giác như chính câu hát đó đã làm căng cánh
buồm. Câu hát mang theo niềm vui, sự phấn chấn của người lao động trở thành
sức mạnh cùng với gió biển làm căng cánh buồm để con thuyền lướt sóng ra
khơi. Nghệ thuật ẩn dụ trong hình ảnh thơ lãng mạn này đã góp phần thể hiện
một hiện thực. Đó là tâm trạng nao nức, niềm vui phơi phới, tinh thần lạc quan
của người dân chài khi ra khơi. Họ ra khơi trong tâm trạng đầy hứng khởi…

3. LIÊN HỆ CÂU THƠ:


Cả vũ trụ dần thiếp đi, một ngày kết thúc. Chính thời khắc đó lại là điểm bắt
đầu của đoàn thuyền đánh cá:
“Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,
Câu hát căng buồm cùng gió khơi.”
Đoàn thuyền ra đi, cùng với bao niềm lạc quan vững chắc, bao hi vọng tin yêu,
với khí thế lao động hăng say. Nếu như nhịp thở ở hai câu đầu nhanh, mạnh và
gấp, dồn dập thì nhịp thơ hai câu sau được kéo giãn ra dần, nghe sao nhẹ nhàng
và êm ái đến thế. Tiếng hát vút cao, cùng gió khơi căng chiếc buồm lên. Tiếng
hát say mê, tiếng hát yêu đời, tiếng hát hăng hái. Những người dân lao động
chân chất, hiền lành đã biến tiếng hát thành một sức mạnh diệu kì đưa đẩy đoàn
thuyền đè lên muôn ngàn ngọn sóng bạc ra khơi, nâng bổng họ qua bao nỗi khó
khăn, vất vả, gian truân. Cái khí thế lao động tưng bừng, nhộn nhịp, hòa chung
với câu hát dân dã như tan ra, theo dòng huyết quản đỏ tươi tuôn trào trong cơ
thể, phơi phới. Đoàn thuyền đánh cá băng băng lướt đi, phấn khởi, sung sướng
trong khí thế lao động sôi sục, ôm ấp một niềm hi vọng cháy bỏng, một niềm
tin vững chắc. Đó cũng là khí thế của những con người mới đứng lên xây dựng
đất nước:
“Đi ta đi, khai phá rừng hoang
Hỏi núi non cao đâu sắt đâu vàng
Hỏi biển khơi xa đâu luồng cá chạy
Sông Đà, sông Lô, sông Hồng, sông Chảy
Hỏi đâu thác chảy cho điện quay chiều?”
(Tố Hữu - Bài ca xuân 61)
3. LIÊN HỆ CÂU THƠ:
Nếu đoàn thuyền ra đi trong tiếng hát, thì một lần nữa, sự trở về trong tiếng hát
reo vui:
“Mặt trời đội biển nhô màu mới
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.”
(Huy Cận)
Chiến thắng đó phải không! Ta trở về trên con thuyền nặng cá, đó là kết quả, là
thành quả của cả một đêm miệt mài lao động. Mặt trời lên, ánh nắng sáng soi
lên những đôi mắt cá! Long lanh! Óng ánh! Rực rỡ! Những mặt trời bé con!
Hạnh phúc! Ta cảm nhận được nụ cười rạng rỡ trên khuôn mặt tươi tắn của
những người dân. Nụ cười mãn nguyện, nụ cười trong sung sướng, trong khúc
hát dặm trường đã mệt mỏi. Mỗi con người đang mở toang cánh cửa lòng để
đón ánh sáng, ngày mới sáng lên và lòng người cũng rực sáng! Lao động! Lao
động đem đến cho con người niềm vui cuộc sống! Lao động là vinh quang!
Đáng yêu quá đổi! Và ta biết họ là những con người chiến thắng dẫu không
chiến đấu, xông pha. Bởi:
“Từ chiến trường ta xốc tới công trường
Người chiến thắng là người xây dựng mới.”
(Tố Hữu)
Chính sự lao động tưởng chừng như bình thường ấy đã góp phần làm nên cuộc
sống mới, cuộc sống đầy hoa và tình yêu. Cuộc sống tốt đẹp vì con người đoàn
kết, nắm tay, nương tựa vào nhau:
“Đời vui đó tiếng ca đoàn kết
Tay năm tay nhau xây lại đời ta.”
(Tố Hữu)
4. LIÊN HỆ CÂU THƠ:
Dưới sự hình dung và tưởng tượng bay bổng, hình ảnh con thuyền đánh cá hiện
lên thật đẹp, thật độc đáo, mang tầm vóc vũ trụ: người lái thì là gió trời; cánh
buồm thì là vầng trăng và con thuyền đang bay giữa không trung (lướt giữa
mây cao), như có thể chạm vào mây trời. Nó khác hẳn với con thuyền cô đơn,
nhỏ bé, lạc lõng giữa không cùng trời đất mênh mang trong bài thơ "Tràng
Giang" trước cách mạng:
Sóng gợn Tràng giang buồn điệp điệp
Con thuyền xuôi mái nước song song
Thuyền về nước lại sầu trăm ngả
Củi một cành khô lạc mấy dòng.
Còn ở đây, con thuyền không hề nhỏ bé, đơn độc mà lại rất lớn lao, như vươn
tới sao trời trước biển rộng bao la. Bức tranh không gian của biển cả được mở
rộng ra ba chiều: chiều cao của mây, chiều sâu của bụng biển và chiều rộng của
biển khơi có tác dụng tôn thêm tầm vóc lớn lao của con thuyền và con người
lao động. Từ “lướt” đặc tả cảnh đoàn thuyền ra khơi với vận tốc nhanh; thiên
nhiên cũng góp sức với con người trên hành trình lao động và khám phá. Tư thế
ra khơi nhẹ nhàng, thoải mái, đầy khí thế đó chỉ có ở những con người vừa
thoát khỏi kiếp sống nô lệ, được làm chủ sản xuất, làm chủ đất trời, làm chủ
biển cả. Chiếc thuyền đi, dường như không bằng sức người nữa mà như đang
lái giữa bốn bề gió lộng. Ngọn gió mềm mại đẩy chiếc thuyền đi, trương cánh
buồm lên, căng tròn, cong cong tựa như vầng trăng. Huy Cận đã hái mặt trăng
trên trời cao xuống, lồng vào cánh buồm căng lên hả hê đón gió trời:
“Nước bay thẳng xuống ba nghìn thước,
Tưởng dải Ngân Hà tuột khỏi mây.”
(Lí Bạch - Xa ngắm thác Núi Lư)
5. LIÊN HỆ CÂU THƠ:
Một đời lao động và dâng hiến, họ chăm chỉ như chú ong miệt mài góp mật cho
cuộc sống. Hình ảnh họ lúc nào cũng đẹp, cũng sáng như dụi vào lòng ta những
cảm xúc bềnh bồng, yêu quý. Bởi nhờ sự lao động nghiêm túc ấy mà mỗi ngày
qua, ta sống tốt đẹp hơn, sáng hơn:
“Nước Việt nghìn năm Đinh, Lý, Trần, Lê
Thành nước Việt nhân dân trong mát suối
Mái rạ nghìn năm hông thay sắc ngói
Những đời thường cũng có bóng hoa che.”
(Chế Lan Viên)
Cám ơn ánh sáng của Cách mạng đã soi đường dẫn lối, cám ơn những con
người trong trẻo, say mê, cám ơn độc lập, tự do, hòa bình, yên ấm. Tất cả làm
cuộc sống này thêm đáng yêu nhiều lắm. Hình ảnh họ hiện lên những con
người mới hăng say, nhiệt thành, chăm chỉ. Trên cánh đồng văn chương đại
ngàn, bát ngát, một góc nhỏ trong trái tim ta vẫn hát mãi về họ. Bài hát cuộc
sống tin yêu, bài ca cuộc đời rộng mở, khúc hát hăng say lao động mới – cuộc
sống mới – con người mới – dáng đứng, tư thế, tầm vóc mới.

You might also like