Trần Thành Phú 10c17

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

TRẦN THÀNH PHÚ 10C17 – STT:28

I. Mở bài
- Dẫn dắt
- VĐBL: Mối quan hệ đặc biệt giữa con người và thiên nhiên trong bài thơ ‘Đi
Trong Hương Tràm’’ của tác giả Hoài Vũ. TRẦN THÀNH PHÚ
II. Thân bài TRẦN THÀNH PHÚ
- Dẫn dắt : Trích Trong tập thơ cùng tên
- HCST: Trở về thăm lại chốn xưa sau thời kì chiến tranh để tìm kiếm người
mình yêu nhưng đã hy sinh. TRẦN THÀNH PHÚ
- Ý Nghĩa Nhan Đề
1. LUẬN ĐIỂM 1: Cảm xúc của nhà thơ khi lần được lần nữa được quay về
chốn cũ, quay về rừng tràm của những kí ức. TRẦN THÀNH PHÚ
1.01 Trích thơ:
1.02 Lí lẽ bàn luận
1.03 CHỐT Ý
2. LUẬN ĐIỂM 2: Mối quan hệ bền chặt của con người và thiên nhiên, sự
thay đổi của con người luôn gắn với thiên nhiên, thiên nhiên là vật gắn kết,
là minh chứng cho mối quan hệ của con người mà ở đây chính là cho tình
yêu của “anh” và “em”. TRẦN THÀNH PHÚ
2.01 Trích thơ:
2.02 Lí lẽ bàn luận
2.03 CHỐT Ý
3. LUẬN ĐIỂM 3: ”, cho dù có mối quan hệ thân thiết nhưng thiên nhiên và
con người luôn tách biệt và không thể thay thế cho nhau
3.01 Trích thơ:
3.02 Lí lẽ bàn luận
3.03 CHỐT Ý
4. ĐÁNH GIÁ CHUNG TRẦN THÀNH PHÚ
- Giọng thơ
- Cách hành văn
- Thông điệp truyền tải
- Mở rộng
III. Kết Bài
- Khẳng định lại vấn đề bàn luận và nêu tác động của tác phẩm: Một bức tranh
về mối quan hệ giữa con người và tự nhiên hài hòa về tổng thể mà không chắp
vá hay đan xen một cách vô trật tự. Để lại trong lòng người đọc những suy từ
về tình yêu và con người cũng như là mất mát mà chiến tranh mang lại trường
tồn với thời gian với thời gian
BÀI LÀM
Đi trong khu vườn của vẻ đẹp thiên nhiên, ta thấy muôn hoa đua nở trước ảnh
dương ấm áp. Xuýt xoa trước những loài hoa mang mùi hương, mang sức sống, mang một vẻ
đẹp rạng rỡ đầy sắc màu mà tạo hóa ban tặng. Nhưng đâu đó ta lại thấy hương hoa tràm tỏa
ngát mang theo cơn gió của tình yêu, của một mối quan hệ đặc biệt giữa con người và thiên
nhiên trong bài thơ ‘Đi Trong Hương Tràm’’ của tác giả Hoài Vũ. TRẦN THÀNH PHÚ
Giữa cái vẻ đẹp mộc mạc và chân chất của miền sông nước Nam Bộ mà người
thi sĩ chọn làm nguồn cảm hứng để gửi gắm những cảm xúc vào trong tác phẩm của mình. Đi
Trong Hương Tràm được lấy ra từ tập thơ cùng tên được tác giả sáng tác khi trở về thăm lại
bờ sông Vàm Cỏ nơi ông đã từng là du kích trong thời kì kháng chiến chống Mỹ. Bài thơ
chính là nỗi nhớ tha thiết của một người lính du kích dành cho cố nhân, dành cho người nữ
du kích đã cưu mang bản thân khi gặp nạn. Nhưng giờ đây khi trở lại chốn cũ thì người xưa
đã không còn, làm bao nhiêu nỗi niềm muốn bài tỏ của chàng trai khi xưa trôi vào dĩ vãng.
Ngay từ chính nhan đề của bài thơ: “Đi Trong Hương Tràm” ta cũng thấy được một nỗi niềm
da diết của ông đối với người nữ du kích khi xưa, trong những cơn gió mang theo hương
Tràm, dường như ông được trở lại những ngày tháng ấy, dường như lại được “đi trong” hay
rảo bước trên con đường của kỉ niệm xưa. TRẦN THÀNH PHÚ
Đến với khổ thơ đầu tiên, ta thấy được cảm xúc của nhà thơ khi lần được lần nữa
được quay về chốn cũ, quay về rừng tràm của những kí ức. TRẦN THÀNH PHÚ
“Em gửi gì trong gió trong mây
Để sáng nay lên Vàm Cỏ Tây
Hoa tràm e ấp trong vòm lá
Mà khắp trời mây hương tỏa bay!”
Mở đầu đoạn thơ đầu tiên, tác giả đã đặt ra một câu hỏi tu từ mà qua đó ta cảm nhận được sự
bồi hồi của một “người cũ” quay lại nơi cố hương, choáng ngợp và xúc động trước thiên
nhiên hùng vĩ “khắp trời mây”, một không gian rộng lớn của đất trời cùng với hương tràm
thơm ngát “tỏa bay trong gió”. Mà khi ấy thiên nhiên và “em” dường như hóa lại thành một
thể gửi vào “trong gió trong mây” cho “hoa tràm e ấp trong vòm lá”, e ấp những yêu thương,
những nỗi lòng chưa thể bày tỏ vì xa cách, e ấp cho hương tràm tỏa ngát chào đón “anh”
quay trở về. Một hình ảnh mới lạ mà từ đó ta thấy được tài năng thuần túy trong ngòi bút của
Hoài Vũ gợi ra được những cảm xúc chân thật của con người choáng ngợp trước cảnh vật
thiên nhiên vốn lạ mà quen trong ngày trở lại chốn xưa, và cũng như là mối quan hệ đặc biệt
giữa con người và thiên nhiên khi mà rừng tràm cũng chính là “em”, là mùi hương gợi ra
những kí ức đã ngủ sâu bên trong. TRẦN THÀNH PHÚ
Từ những dòng cảm xúc được gợi ra từ bức tranh thiên nhiên vừa bồi hồi lại choáng
ngợp, người thi sĩ lại đưa người đọc tới một lời khẳng định rõ ràng về tình yêu của mình qua
3 câu đầu của khổ thơ thứ 2: TRẦN THÀNH PHÚ
“Dù đi đâu và xa cách bao lâu
Dù gió mây kia đổi hướng thay màu
Dù trái tim em không trao anh nữa”
Ba mệnh đề phủ định được tác giả gợi ra cho ta cảm nhận được sâu sắc sự thay đổi về
không gian và thời gian “xa cách bao lâu” hay “đi đâu”, song song với sự thay đổi của thiên
nhiên “ gió mây kia đổi hướng thay màu” , cũng như là của con người trong tình yêu “trái tim
em không trao anh nữa” cùng với điệp từ “Dù” giúp nhấn mạnh và tạo nên một sự liên kết
giữa bốn sự thay đổi khác nhau từ không gian thời gian và thiên nhiên đất trời đi tới sự thay
lòng đổi dạ của con người trong tình yêu, ta thấy một mối quan hệ vững chắc giữa con người
và tự nhiên để rồi đúc kết lại: TRẦN THÀNH PHÚ
“Một thoáng hương tràm cho ta bên nhau”
Hương tràm là mối thứ gắn kết tình yêu giữa “anh” và “em”, dù chỉ là “một thoáng”. Từ
những câu thơ da diết người thi nhân càng khẳng định rõ ràng mối quan hệ bền chặt của con
người và thiên nhiên, sự thay đổi của con người luôn gắn với thiên nhiên, thiên nhiên là vật
gắn kết, là minh chứng cho mối quan hệ của con người mà ở đây chính là cho tình yêu của
“anh” và “em”. TRẦN THÀNH PHÚ
Để rồi đến với khổ thơ thứ ba, ta lại một lần nữa phải choáng ngợp trước cảnh vật
thiên nhiên trong mùa hoa tràm có một nét rất “riêng’’.
“Gió Tháp Mười đã thổi, thổi rất sâu
Có nỗi thương đau có niềm hi vọng
Bầu trời thì cao, cánh đồng thì rộng”
Mở đầu đoạn thơ ta thấy những cơn gió tại nơi đồng bằng phù sa rộng lớn được Hoài Vũ gợi
ra mang một sự tha thiết đến tuyệt vọng, gió “đã thổi” nhưng lại còn “rất sâu” cuốn theo cơn
gió ấy “có nỗi thương đau” mà cũng “có niềm hy vọng”, điệp từ “có” phần nào giúp khẳng
định được sự khắc khoải trong cái nỗi niềm mong nhớ của thi sĩ đối với “em”. Một sự tương
phản trong cảm xúc con người được gợi ra giữa các tính từ như “nỗi thương đau” và “niềm hi
vọng”, qua đó cho ta thấy được cảm xúc đan xen lẫn lộn khó tả giữa phong cảnh thiên nhiên
choáng ngợp và mang một nét lãng mạn của hoa tràm cùng với sự tương phản giữa đất trời,
giữa bầu trời và cánh đồng, giữa “cao” và “rộng”.Bước ra từ trong những dòng thơ ấy, ta có
thể thấy bức tranh thiên nhiên của mùa hoa tràm được vẽ nên bằng ngòi bút của xúc cảm và
thiên nhiên qua sự đối lập được gợi ra khéo léo trong thơ. TRẦN THÀNH PHÚ
Và rồi giữa bức tranh thiên nhiên được tô vẽ bằng tâm trạng chất chứa đầy tâm tư ấy
ta lại thấy một nỗi cô quạnh và thiếu vắng bóng hình mà nhà thơ hằng mong nhớ.
“Hương tràm bên anh, mà em đi đâu”
Giữa không gian mênh mông được bao phủ bởi hương tràm, ta lại thấy một sự lạc lõng, một
sự cô quạnh khi mà người xưa vốn đã không còn nơi đây, khi mà chỉ có “Hương tràm bên
anh” còn hình bóng “em” vốn chỉ còn là dĩ vãng cuốn theo cơn gió mang hương tràm đến bên
“anh”. Qua đó cho ta thấy được sự thất vọng cùng hụt hẫng trong lòng của “anh” khi mà
hương tràm cho dù là sự gắn kết, là vật chứa đựng, là thứ mang “em” quay về bên “anh”
nhưng vẫn không thể thay thế được sự có mặt của “em” bên “anh”, cho dù có mối quan hệ
thân thiết nhưng thiên nhiên và con người luôn tách biệt và không thể thay thế cho nhau .
Sau khi đi qua những mạch cảm xúc đầy thăng trầm và biến động của chính bản thân.
Hoài Vũ đã dùng khổ thơ cuối cùng như là tia sáng phía cuối đường hầm mở ra một hi vọng
về tương lai tươi sáng cũng như là bỏ lại những kí ức đã qua.
“Dù đi đâu và xa cách bao lâu
Anh vẫn có bóng em, giữa bóng tràm bát ngát
Anh vẫn thấy mắt em trên lá tràm xanh ngát
Anh vẫn nghe tình em trong hương tràm xôn xao.”
Mở đầu khổ ba chính là một sự khẳng định cho lòng chung thủy của tác giả đối tình yêu của
mình cho dù “đi đâu” hay “xa cách bao lâu”, cho dù phải chịu khó khăn và mặt khoảng cách
hay thời gian làm phai nhòa đi kí ức, nhưng “anh” vẫn chung thủy với “em”, với tràm. Điệp
ngữ “anh vẫn” nhấn mạnh lên sự cam kết về lòng chung thủy ấy, lại càng nhấn mạnh về mối
quan hệ giữa thiên nhiên và con người hay ở đây chính là giữa tràm và “em”, giữa “bóng em”
và “bóng tràm”, giữa “mắt em” và “lá tràm” cũng như là tình cảm mà “em” gửi gắm trong
“hương tràm xôn xao”, những mối quan hệ hết sức đặc biệt giữa con người và thiên nhiên
cũng như là một cách sự cảm nhận tinh tế mà lại độc đáo khi mà người thi nhân lại nghe được
cái “xôn xao” trong hương tràm phảng phất trong gió. Sau khi dừng bước sau những câu thơ
cuối cùng ấy, dường như hương tràm cho ta biết qua những câu thơ mà ông gợi ra không chỉ
là sự cam kết về lòng thủy chung đối với thiên nhiên đất nước mang mối quan hệ đặc biệt với
con người mà còn là một niềm hi vọng mới, bỏ lại những nỗi hụt hẫng và buồn bã sau lưng
để bước tiếp. TRẦN THÀNH PHÚ
Xuyên suốt bài thơ là một mạch cảm xúc liền mạch không đứt quãng hay như là lời
tâm sự của một con người nhỏ bé trước cảnh vật thiên nhiên hùng vĩ của đất nước, giữa rừng
tràm mang theo hình bóng của người thương. Những sự tương phản trong cách dùng từ được
tác giả sử dụng một cách hài hòa mà không hỗn loạn, đan xen giữa cảm xúc con người và
phong cảnh sông nước Nam Bộ cùng với giọng thơ trữ tình mà tha thiết tạo nên một bản nhạc
trữ tình như điệu hò Nam Bộ và da diết lại có một nỗi buồn man mác. Qua bài thơ ta thấy
được sự gắn kết giữa thiên nhiên và con người, là một mối quan hệ không thể tách rời, cũng
như chảy theo những dòng thơ, ta thấy “hoa tràm” và “hương tràm” ít khi được người thi
nhân gợi ra qua vẻ đẹp thuần túy mà tạo hóa ban tặng cho “tràm”. Mà nó được gợi ra như là
một minh chứng cho tình yêu giữa “anh” và “em”, là vật chứa đựng mang hình bóng “em” về
bên “anh”. Bên cạnh đó tình yêu dành cho “tràm” còn là sự thủy chung đối với thiên nhiên
đất nước, đối với con người và quê hương, đối với mảnh đất chứa đựng kỉ niệm.
Đúc kết lại đi “Đi trong hương tràm” chính là một làn gió mới lạ thổi đến khu
vườn văn học Việt Nam, khi mà vẻ đẹp của thiên nhiên giờ đây được gắn với con người, gắn
với những cảm xúc và suy tư của người thi sĩ mà không phải là một vẻ đẹp “thuần tạo hóa”
của tràm. Có thể nói Hoài Vũ là nhành cọ tài hoa tạo nên một bức tranh về mối quan hệ giữa
con người và tự nhiên hài hòa về tổng thể mà không chắp vá hay đan xen một cách vô trật tự.
Để lại trong lòng người đọc những suy từ về tình yêu và con người cũng như là mất mát mà
chiến tranh mang lại trường tồn với thời gian với thời gian. TRẦN THÀNH PHÚ

You might also like