ĐỀ CƯƠNG MÔN CHÍNH SÁCH VĂN HÓA

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 16

ĐỀ CƯƠNG MÔN CHÍNH SÁCH VĂN HÓA

Câu 1: Trình bày và phân tích khái niệm chính sách, chính sách văn hóa?
Khái niệm chính sách: là hệ thống các thể chế, định hướng, quy định tạo nên những
thực hành của nhà nước đối với một đối tượng quản lí nào đó. Công cụ thực hành của
chính sách là luật pháp và các phương pháp hành chính, ngân sách và hệ thống thuế.
Các dạng tồn tại của chính sách gồm: các định hướng mang tính nguyên tắc, văn bản
thể chế, chinh sách đầu tư và thuế và các phương pháp hành chính khác
Khái niệm chính sách văn hóa: là một hệ thống nguyên tắc và thực hành của Nhà
nước trong lĩnh vực văn hóa nhằm phát triển và quản lí đời sống văn hóa theo những
quan điểm phát triển và cách thức quản lí riêng đáp ứng nhu cầu phát triển đời sống
văn hóa tinh thần của nhân dân trên cơ sở vận dụng các điều kiện vật chất và tinh
thần sẵn có của xã hội
Câu 2: Trình bày vai trò và đặc tính của chính sách văn hóa? Liên hệ thực tế?
(Vai trò: Câu 1 đc, Đặc tính: Câu 4 đc)
Câu 3: Trình bày lịch sử hình thành CSVH?
Câu 4: Trình bày và phân tích các bên liên quan trong CSVH?
- Các bên liên quan trong chính sách văn hóa dùng để chỉ tất cả các nhóm, tổ chức,
đơn vị, cá nhân có vai trò hoặc lợi ích nhất định trong quá trình ra quyết định
chính sách văn hóa
- Trong hoạch định chính sách công về văn hóa, các bên liên quan chính là các cá
nhân, nhóm, tổ chức có liên quan về mặt lợi ích, có thể hưởng lợi hay bị mất bởi
chính sách công về văn hóa đang đc xây dựng hoặc có vai trò trong quá trình
hoạch định chính sách văn hóa đó.
Câu 5: Trình bày quy trình hoạch định CSVH?
- Xác định vấn đề: Cần xác định vấn đề bất cập của văn hóa nghệ thuật cần thiết
được giải quyết. Việc xây dựng vấn đề cần phải giải quyết dựa trên những căn cứ
xác định những căn cứ xác thực, bằng chứng của thực tiễn.
- Xác định mục tiêu : mục tiêu của chính sách văn hóa là mức độ giải quyết vấn đề
thực tiễn mà Nhà nước hướng tới trong thời gian trước mắt hoặc lâu dài nhằm hạn
chế, giảm thiểu các tác động tiêu cực đối với các đối tượng chịu tác động hoặc
chịu trách nhiệm tổ chức thi hành, bảo vệ và đảm bảo các quyền lợi chính đáng
của cá nhân, tổ chức, cơ quan nhà nước.
Có mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn.
- Xây dựng các phương án chính sách văn hóa: Cần xác định các phương án khác
nhau để giải quyết các vấn đề bất cập trong lĩnh vực văn hóa nhằm đạt dduwwocj
mục tiêu đề ra. Các phương án này phải phù hợp, hiêu quả
- Lựa chọn phương án tối ưu: Cần phân tích các phương án xem phương án nào có
tính khả thi nhất, tốt nhất, trên cơ sở tham vấn ý kiến của nhiều cá nhân, tổ
chuwscm chuyên gia... Cần so sánh các phương án, các ưu, hạn chế của các
phương án, tự do có quyết định lựa chọn phương án cuối cùng
- Quyết định chính sách văn hóa: Chủ thể tiếp nhận hồ sơ đề xuất chính sách ăn hóa
và quyết định ban hành chính sách văn hóa
Câu 6: Trình bày nội dung của việc thực thi, phân tích và đánh giá chinh sách
a) Các bước tổ chức, thực thi chính sách văn hóa
- Xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện chính sách văn hóa
- Phát triển, tuyên truyền chính sách văn hóa
- Phân công, phối hợp thực hiện chính sách văn hóa
- Theo dõi, kiểm tra
- Đánh giá việc thực hiện chính sách văn hóa
b) Các bước phân tích, đánh giá chính sách văn hóa
B1: Khái quát ban hành chính sách: chủ thể ban hành chính sách văn hóa, số văn bản,
ngày tháng ban hành, tên gọi của chính sách, mục đích, mục tiêu của chính sách văn
hóa
B2: Nguyên nhân dẫn đến chính sách văn hóa, các giải pháp của chính sách văn hóa
B3: Triết lí của chính sách văn hóa: tư tưởng, ý nghĩa của chính sách văn hóa
B4: Các thể chế
B5: Các phương tiện thực hiện chính sách văn hóa: các điều kiện nhân lực, vật lực,
phương pháp quản lí, tổ chức thực thi....
B6: Tác động của chính sách
Tác động dương tính: những kết quả phù hợp với mục tiêu
Tác động âm tính: những kết quả ngược lại với mục tiêu
Tác động ngoại biên: là những kết quả nằm ngoài dự liệu của cơ quan quyết định
chinh sách vh
+ Ngoại biên dương tính: nâng cao hiệu quả
+ Ngoại biên âm tính: giảm hiệu quả
B7: Ảnh hưởng của chính sách văn hóa
- Trực tiếp
- Nối tiếp
- Kế tiếp
- Gián tiếp
B8: Phản ứng của xã hội khi chính sách văn hóa được ban hành thực thi
- Nhóm ủng hộ chính sách văn hóa
- Nhóm phản đối chính sách văn hóa
- Nhóm thờ ơ với chính sách văn hóa
- Áp lực xã hội của những nhóm trênCs
B9: Các xung đột xã hội do chính sách
- Xung đột tiềm ẩn, xung đột bộc lộ
- Cách thức xugn đột như thế nào
- Đương sự xung đột
- Bản chất của xung đột là gì
B10: Biến đổi xã hội do chính sách văn hóa
Chính sách văn hóa không chỉ tạo ra sự biến đổi nhất định trogn bản thân các vấn đề
thuộc lĩnh vực văn hóa mà còn có thể tạo ra các biến đổi khác
+ Biến đổi tập quán
+ Biến đổi lối sống
+ Biến đổi chuẩn mực
+ Biến đổi giá trị
+ Biến đổi cấu trúc xã hội
c) Các phương pháp phân tích, đánh giá chính sách văn hóa
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp văn bản học
- Phương pháp kiến tạo xã hội
- Khảo sát thực địa
- Nghiên cứu tham dự
- Phương pháp phỏng vấn, phỏng vấn sâu
- Phương pháp điều tra với các bảng hỏi
Câu 7: Trình bày chính sách văn hóa VN thời phong kiến tự chủ qua các bộ luật
chủ yếu và các văn bản luật pháp khác của Nhà nước phong kiến Việt Nam
a) Bộ “Hình thư” (1043)
- Bộ hình thư ra đời thời vua Lí Thái Tông đây là bộ luật thành văn đầu tiên, đánh
dấu mốc quan trọng trong lịch sử pháp quyền VN
- Quan tâm đến trách nhiệm xây dựng chùa chiền, tổ chức hội hè, lập các gánh hát,
múa rối, đua thuyền...
- Quan tâm đến ứng xử trong gia đình, đề cao tình nghĩa
- Đề cao Phật giáo
- Bộ luật Hình thư hiện nay không còn
- Chính sách văn hóa dưới triều các vua nhà Lý cơ bản là khoan hồng, ưu ái đạo Phật,
gần gũi với dân, duy trì các sinh hoạt văn hóa dân gian. Tuy nhiên, triều lý cũng ban
hành một số chính sách phân biệt đẳng cấp và đặc quyền, đặc lợi của nhà vua, như
năm 1130: “Xuống chiếu rằng con gái các quan không được lấy chống trước đợi sau
khi chọn vào hậu cung người napf không trúng tuyển mới đc lấy chống” hoặc năm
1131: “Cấm con gái dân gian không đc bắt chước kiểu búi đầu tóc như cung nhân”
(Theo Nguyễn Hữu Thức)
b) Bộ “Hình luật thư”
- Bộ “Hình luật thư” ra đời thời nhà Trần
- Đề cập đến nhiều vấn đề của xã hội: hành chính, tư hữu tài sản, tố tụng...
- Các điều khoản mang tính chi tiết và khung hình luật rất nghiêm khắc
- Đề cao Nho giáo, quy định chặt chẽ các vấn đề liên quan đến ứng xử, phép tắc
c) “Quốc triều hình luật” – Bộ luật Hồng Đức (Lê triều hình luật)
- Ra đời thời nhà Lê quan tâm đến thủ công nghiệp và thương nghiệp, các vấn đề giao
thương với nước ngoài
- Đề cao vai trò của giáo dục, củng cố lối sống, bảo lưu truyền thống văn hóa dân tộc
- Đề cập đến việc bảo vệ di sản văn hóa vật thể
VD: Điều 397: xử trảm những kẻ đào trộm lăng tẩm...
- Có những điều khoản khẳng định chống mê tín dị đoan
d) “Hoàng Việt luật lệ” – Bộ luật Gia Long
- Bộ luật Gia Long ra đời nhà Nguyễn
- Đề cập đến các nội dung liên quan đến bảo vệ di sản văn hóa
- Luật Gia Long có một số điều khoản quy định việc bảo vệ di sản văn hóa, như
những cột đá làm mốc giưới bảo vệ, phạt nặng kẻ ăn trộm sắc phong
- Năm 1853, ra Chỉ dụ quy định: làng nào bị mất sắc phong thì người giữ sắc cùng
lí trưởng xã đó bị đánh trượng và sắc phong bị mất chỉ đc cấp lại một lần
- Bàn luận nhiều đến sinh hoạt văn hóa, quy định về cách ứng xử trong xã hội, trong
gia đình
Câu 8: Bối cảnh VN thời kì 1858-1945? Chính sách của thực dân Pháp ở VN
thời kỳ 1858-1945?
 Bối cảnh kinh tế chính trị
 Về chính trị
- Triều Nguyễn suy thoái, mất kiểm soát
- Thực dân Pháp áp đặt chính sách cai trị thực dân, tước bỏ quyền lực đối nội và đối
ngoại của chính quyền phong kiến nhà Nguyễn
- Việt Nam bị chia thành 3 xứ: Bắc Kì, Trung Kì và Nam Kì
- Phong trào yêu nước, đấu tranh giải phóng dân tộc diễn ra mạnh mẽ
 Về kinh tế
- Thực dân Pháp tiến hành cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền, đầu tư khai thác tài
nguyên, xây dựng hệ thống đường giao thông, bến cảng phục vụ cuộc khai thác
thuộc địa của Pháp ở VN
- Xuất hiện một số ngành kinh tế mới, song kinh tế VN bị lệ thuộc vào tư bản pháp.
Người VN lần đầu biết đến các sản phẩm của phương Tây như dầu hỏa, diêm, xà
phòng, ô, sữa bò...
- Công nhân và nông dân bị bóc lột sức lao động
 Bối cảnh văn hóa xã hội
- Lúc đầu, người Pháp duy trì Nho học với chế độ khoa cử đã lỗi thời nhằm lợi
dụng nho giáo để duy trì trật tự. Sau đó, Pháp chủ trương mở trường học nhằm
chủ yếu tạo ra một đội ngũ công chức phục vụ cho nhà nước bảo hộ
- Chữ Quốc ngữ ra đời, trở thành chữ viết chính thức của Việt Nam
- Tổ chức làng xã vẫn tồn tại, người Pháp duy trì tổ chức làng xã nhằm sử dụng bộ
máy kì hào phong kiến để làm các công việc cho chính quyền thuộc địa
- Sự phát triển của các đô thị dẫn đến sự phát triển của kiến trúc đô thị, phát triển
giao thông vận tải. Kể từ cuối thế kỉ 19, đô thị VN từ mô hình đô thị cổ truyền
(chức năng làm trung tâm chính trị là chính) dần chuyển sang mô hình đô thị kiểu
phương Tây (chức năng kinh tế là chủ đạo)
- Ở các thành phố lớn hình thành tầng lớp tư sản dân tộc: nhà buôn, chủ xưởng.
Giai cấp tiểu tư sản như tiểu chủ, tiểu thương, trí thức, công chức cùng phát trển
nhanh
- Xuất hiện nhiều sản phẩm văn hóa mới: sách báo, điện ảnh, chiếu phim vui chơi
giải trí...
 Chính sách văn hóa của thực dân Pháp ở VN
- Thực dân Pháp đã thi hành chính sách nô dịch văn hóa, đầu độc, ngu dân, truyền
bá văn hóa và giáo dục của Pháp phục vụ cho chính sách thuộc địa của mình
- Về báo chí: cho ra đời tờ Gia Định báo phát hành bằng chữ quốc ngữ do người P
làm chánh tổng sau đó giao cho Trương Vĩnh Kì làm chủ bút. Ở Bắc Kì có Đại
Nam đồng văn nhất báo là tờ báo tiếng Việt đầu tiên xuất hiện năm 1896
- Thị trường sách, văn học xuất hiện
- Các thiết chế văn hóa ra đời như thư viện, bảo tàng....
- Cho ra đời các hoạt động văn hóa khác như phim ảnh chiếu bóng, triển lãm, mĩ
thuật, điêu khắc, các loại hình nghệ thuật nhạc kịch, thơ, tiểu thuyết...
Câu 9: Khái quát nội dung đề cương văn hóa 1943? (Câu 5 đc)
Câu 10: Nêu vai trò của Đề cương văn hóa (Câu 5 đc)
Câu 11: Bối cảnh VN thời kì 1945-1954
 Bối cảnh kinh tế chính trị
- Cách mạng tháng Tám thành công ngày 2/9/1945, Chủ tích Hồ Chí Minh đọc
Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa
- Việt Nam đối mặt với “giặc dốt”, “giặc đói”, “giặc ngoại xâm”
- Tổng tuyển cử bầu Quốc hội đầu tiên ngày 6/1/1946
- Hiến pháp đầu tiên đc Quốc hội nước VN Dân chủ Cộng hòa thông qua ngày
9/1/1946
- Thực dân Pháp tiếp tục đánh chiếm VN
- Việt Nam tiếp tục cuộc kháng chiến chống Pháp. Ngày 25/11/1945 Trung ương
Đảng ra bản chỉ thị “Kháng chiến kiến quốc”
- Thực hiện chuyển nền kinh tế tàn tích thực dân phong kiến và thấp kém thành nền
kinh tế dân chủ, độc lập, phục vụ nhu cầu kháng chiến và kiến quốc
- Thực hiện chính sách giảm tô, giảm tức, tạm thu ruộng đất của thực dân Pháp và
địa chủ bỏ chạy chia cho nông dân nghèo
- Công nghiệp và thủ công nghiệp kháng chiến đc xây dựng
- Kinh tế có nhiều khó khăn, nạn đói năm 1945 ngân sách nhà nước hầu như trống
rỗng
- Chính phủ phát động quyên góp thực hiện “tuần lễ vàng”, xây dựng “quỹ độc
lập”. Kết quả Nhà nước đã quyên góp đc 370 kg vàng, 20 triệu đồng vào quỹ độc
lập, 40 triệu cho quỹ quốc phòng
Câu 12: Trình bày chính sách VN thời kì 1945-1954
- CSVH phục vụ công cuộc 9 năm trường kỳ đánh Pháp
- CSVH phục vụ công cuộc kiến quốc, xây dựng đời sống mới
- Việc bảo vệ và phát huy giá trị của di sản văn hóa đã được Chủ tịch Hồ Chí
Minh cụ thể hóa bằng việc ban hành Sắc lệnh số 05/SL ngày 23/11/1945. Đây
là Sắc lệnh đầu tiên của VN đặt nền móng cho sự nghiệp bảo tồn di sản văn
hóa dân tộc. Sắc lệnh 05/SL khẳng định việc bảo tồn cổ tích “là việc rất cần
trong công cuộc kiến thiết nước Việt Nam” (Khái niệm “cổ tích” trong Sắc
lệnh
- Ngày 25/11/1945 Ban chấp hành trung ương ĐCS Đông Dương ra chỉ thị
“Kháng chiến kiến quốc” trong đó chủ trương chống nạn mù chữ, cải cách giáo
dục theo tinh thần mới, mở đại học và trung học, xây dựng nền văn hóa mới
theo ba nguyên tắc: khoa học hóa, dân tộc hóa, đại chúng hóa
- Ngày 3/4/1946 Chủ tịch HCM đã kí ban hành Sắc lệnh số 44 về việc lập Ban
trung ương vận động đời sống mới. Thực hành đời sống mới là một điều cần
kíp cho công cuộc cứu quốc và kiến quốc, chủ trương thực hiện lối sống cần,
kiệm, liêm, chính
- Ngày 20/8/1946 Sắc lệnh số 159 ra đời đặt ra sự kiểm duyệt các thứ ấn phẩm.
Sắc lệnh này sẽ áp dụng cho các thứ ấn loát phẩm, sách, tranh vẽ, ảnh, quảng
cáo... bất cứ in bằng cách nào dù để bán hay phát miễn phí. Trước khi ấn hành,
các nhà xuất bản, ấn loát hoặc tác giả phải đệ đơn lên Sở Kiểm duyệt
Câu 13: Bối cảnh Việt Nam thời kì 1954-1975
 Bối cảnh kinh tế, chính trị
- Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đã làm cho VN chuyển sang tình thế mới: miền
Bắc xây dựng XHCN, miền Nam tiếp tục cuộc đấu tranh chống Mỹ cứu nước
- Hiến pháp năm 1959 ra đời, trong đó có những điều quy định về kinh tế bắt đầu
thể hiện tính tập trung bao cấp
 Miền Bắc
- Hoàn thành cải cách ruộng đất, khẩu hiệu người cày có ruộng đã đc thực hiện
- Bước đầu xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội (1961-1965)
- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ ba của Đảng đc tổ chức (tháng 9/1960). Nghị
quyết của Đại hội đã soi sáng những vấn đề chủ yếu của CMVN ở cả hai miền
Nam, Bắc, hướng dẫn và thúc đẩy nhân dân hai miền hăng hái phấn đấu giành
thắng lợi trong sự nghiệp CMXHCN ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ
nhân dân ở miền Nam; thực hiện hòa bình thống nhất đất nước
- Miền Bắc thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm (1961-1965): phong trào mỗi người
làm việc bằng 2 để chi viện cho miền Nam, chiến đấu chống chiến tranh phá hoại
lần thứ nhất của Mĩ (1965-1968)
- Miền Bắc thực hiện chi viện cho miền Nam trong 4 năm (1965-1968) miền Bắc đã
đưa hơn 30 vạn cán bộ, bộ đội, hàng chục vạn tấn vũ khí, lương thực, thuốc men...
vào chiến trường miền Nam
 Miền Nam
- Phong trào Đồng khởi (1959-1960)
- Chống chiến lược chiến tranh đặc biệt của đế quốc Mĩ (1961-1965)
- Chiến đấu chống chiến lược chiến tranh cục bộ của Mĩ
- Chiến đấu chống “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh”
- Đấu tranh chống địch “bình định – lấn chiếm” tạo thế và lực tiến tới giải phóng
hoàn toàn miền Nam (1973-1975)
 Bối cảnh văn hóa – xã hội
 Miền Bắc
- Miền Bắc thực hiện xây dựng xã hội chủ nghĩa với nhiều phong trào phát triển
kinh tế văn hóa xã hội.
- Sự biến đổi cơ cấu xã hội diễn ra mạnh mẽ, nhiều người dân di cư các tỉnh miền
núi phía Bắc để định cư lạc nghiệp, tạo nên mối quan hệ chằng chéo, nhiều người
từ nông thôn ra đô thị học tập, sinh sống, làm cán bộ, công nhân viên chức, nhiều
gia đình lại từ đô thị sơ tán về nông thôn do chiến tranh phá hoại miền bắc của mỹ
- Đời sống văn hóa được quan tâm và đầu tư phát triển.
 Miền Nam
- Xã hội miền Nam chịu ảnh hưởng của nhiều luồng văn hóa : văn hóa trung hoa còn
rơi rớt lại, văn hóa châu Âu còn ảnh hưởng mạnh mẽ, văn hóa Mỹ bắt đầu phát huy
ảnh hưởng.
- Việc mở rộng cửa cho văn hóa nước ngoài dư nhập tự do đã làm cho nhiều lý
thuyết văn hóa học của phương Tây du nhập vào miền nam, ảnh hưởng đến đời
sống văn học ở các đo thị : chủ nghĩa hiện sinh, phân tâm học, cấu trúc luận, điều
này làm nên sự đa dạng trong sàn tác và phê bình văn trương miền nam
- Miền Nam chịu ảnh hưởng của lối sống Mỹ, văn hóa mỹ khá saau sắc…
- Về xã hội : Miền Nam phải đấu tranh chống Mỹ với tinh thần rất cao, sau cuộc đảo
chánh lật đổ chính quyền Ngô Đình Diệm, miền Nam sống trong những điều kiện
khó khăn : tình hình chính trị bất ổn, bất công xã hội, chiến tranh ngày càng ác liệt,
gây thiệt hại lớn. Chiến tranh đac tàn phá miền Nam nặng nề, đặc biệt là nông
thôn, ruộng đất bị bỏ hoang, người daan tản cư ra thành thị, Ở đô thị xã hội sa đọa,
cờ bạc, ăn chơi tàn phá…
Câu 14: Chính sách văn hóa VN thời kì 1954-1975
 Miền Bắc
a) Giai đoạn 1954-1964
- Sau khi hòa bình lập lại, miền bắc đc giải phóng hoạt động văn hóa từ vùng
kháng chiến tỏa về các thành thị mới được tiếp quản
- Năm 1955, Bộ Văn hóa đc thành lập (trên cơ sở chuyển từ Nha Thông tin tuyên
truyền)
- Trong Thư của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam gửi Đại
hội Văn nghệ toàn quốc lần thứ hai (1957), Đảng ta đã xác định tính chất của
nền văn hóa, văn nghệ mới ở nước ta là: “một nền văn nghệ XHCN về nội dung
và dân tộc về hình thức”
- Một số cơ sở văn hóa của chế độ cũ ở Thủ đô như Nhà Hát lớn, Bảo tàng, Thư
viện quốc gia, rạp chiếu phim... đc tiếp thu rồi cải tạo thành thết chế văn hóa của
chế độ mới
- Nhà nước đưa ra những chính sách đầu tư , phát triển về mặt điện ảnh , trực
tiếp cấp kinh phí sản xuất những bộ phim mang tính tuyên truyền , cổ vũ cho
cách mạng hay nói cách khác thì đó chính là các thể loại phim điện ảnh cách
mạng , phim tài liệu .
+ VD: Năm 1959 bộ phim tài liệu “ Nước về Bắc Hưng Hải” của đạo diễn Bùi
Đình Hạc đã đạt huy chương vàng ở liên hoan phim Moskva.
- Về giáo dục: “ Đẩy mạnh công tác giáo dục và đấu tranh tư tưởng nhằm phát
huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta , nâng cao không ngừng trình độ giác
ngộ XHCN tinh thần yêu nước , ý chí thống nhất tổ quốc và ý thức làm chủ nhà
nước của nhân dân ta , chống phá lại biểu hiện của tư tưởng tư sản , phê bình tư
tưởng , tiếp tục xóa bỏ tàn tích của tư tưởng phong kiến và những tư tưởng sai
lầm khác”
- Các hội văn nghệ ở Trung ương lần lượt được thành lập : Hội kiến trúc sư
( 1948 ) , Hội nhà văn ( 1957 ) , Hội mỹ thuật ( 1957 ) , Hội nghệ sĩ sân khấu
( 1957) , Hội âm nhạc ( 1957 ) , Hội nghệ sĩ nhiếp ảnh ( 1965 )
b) Giai đoạn 1965-1975
- Năm 1965 , đế quốc Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc bằng
không quân , cả nước tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Chính
sách văn hóa ở miền Bắc tập trung vào nhiệm vụ cao nhất của cả nước là “ tất cả
để chiến thắng” , với tinh thần “ cách mạng tiến công” , “ nhắm thẳng quân thù
mà bắn” . Trong thời kỳ này nổi bật với hai hoạt động văn hóa đó là “ Tiếng hát
át tiếng bom” và “ Đọc sách có hướng dẫn” đã đóng góp to lớn vào việc cổ vũ
tinh thần yêu nước , giáo dục chủ nghĩa anh hùng , lòng căm thù giặc sâu sắc .
- Giáo dục: thực hiện chính sách điều động giáo viên vào hỗ trợ miền nam
 Miền Nam
- Ngay sau 1954 đã có sự hiện diện và can thiệp của Mỹ vào chiến trường miền
Nam, sau đó, sự có mặt của đông đảo quân Mỹ đã làm cho miền Nam chịu ảnh
hưởng của lối sống Mỹ, văn hóa Mỹ khá sâu sắc.
- Trong phiên họp ngày 10/6/1969 chính phủ cách mạng lâm thời cộng hòa miền
nam Việt Nam đã đửaa các chính sách lớn nhằm đẩy mạnh cuộc kháng chiến
chống Mỹ cứu nước cũng như các chính sách ở nhieeuf lĩnh vực khác nhau,
trong đó có chính sách văn hóa. Chủ trương chính sách đào tạo các cán bộ trong
lĩnh vực văn hóa – văn nghệ , báo chí nhằm đẩy mạnh công tác tư tưởng cổ vũ
một cách mạnh mẽ đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang . Tiêu biểu ở miền
Nam trong giai đoạn này có phong trào “ Hát cho đồng bào tôi nghe”, văn học bị
ảnh hưởng nhiều từ tư tưởng Mác – xít .
Câu 15: Bối cảnh Việt Nam thời kì 1975-1985
- Năm 1975, cuộc cách mạng dân tộc dân chủ của dân tộc VN dưới sự lãnh đạo của
ĐCSVN kết thúc thắng lợi, miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước,
cả nước tiến vào thời kì CMXHCN
- Năm 1976, cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội
- Năm 1980, Hiến pháp mới đã đc Quốc hội khóa VI thông qua
- Những năm đầu thập kỉ 80, kinh tế và xã hội VN rơi vào tình trạng khủng hoảng
- Sự vận hành của nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp đã bộc lộ hết những điểm
yếu kém và cản trở sự phát triển
- Thu nhập bình quân tính theo đầu người thấp
Câu 16: Chính sách văn hóa thời kì 1975-1985
- Năm 1976, Đại hội Đảng lần thứ IV đã định ra đường lối cách mạng XHCN ở
nước ta nói chung và đường lối về văn hóa nói riêng: “Đường lối cách mạng tư
tưởng và văn hóa”
- Quan điểm: cách mạng tư tưởng và văn hóa là một bộ phận hữu cơ của toàn bộ sự
nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta
- Văn kiện Đại biểu toàn quốc lần thứ IV và V của Đảng luôn quan tâm, chỉ đạo văn
hóa văn nghệ: 9 luận điểm của Đảng về văn hóa – văn nghệ:
+ Văn hóa – văn nghệ là bộ phận của sự nghiệp cách mạng do Đảng lãnh đạo
+ Quan điểm dân tộc trong xây dựng văn hóa – văn nghệ
+ Quan điể nhân dân trong xây dựng văn hóa; văn nghệ
+ Tính giai cấp và tính đảng cộng sản trong văn hóa, văn nghệ
+ Văn nghệ cần gắn bó với cuộc sống, tính hiện thực của văn nghệ XHCN
+ Quan điểm về xây dựng con người mới XHCN
+ Quan điểm về vị trí, vai trò, chức năng của văn hóa văn nghệ
+ Quan điểm về tự do sáng tạo của văn nghệ sĩ
+ Quan điểm về tổ chức xây dựng đời sống văn hóa cơ sở
- Xây dựng mạng lưới thiết chế văn hóa theo 4 cấp. Ngoài ra còn rất nhiều các thiết
chế văn hóa của các lực lượng vũ trang, tổ chứ Đoàn, hội cũng ra đời
- Mọi hoạt động văn hóa đều tập trung vào nhiệm vụ xây dựng CNXH theo khẩu
hiệu: “Tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên CNXH”
- Vấn đề xây dựng văn hóa mới, con người mới đc đặt ra trong khuôn khổ của
“cách mạng tư tưởng và văn hóa”, gắn liền với “cách mạng quan hệ sản xuất” và
“cách mạng khoa học – kỹ thuật”
Câu 17: Trình bày bối cảnh kinh tế chính trị VN thời kì đổi mới
- Chính sách đổi mới kinh tế xã hội chính thức bắt đầu từ Đại hội Đảng Cộng sản
Việt Nam lần thứ VI (1986)
- Nền kinh tế chuyển sang sản xuất kinh doanh hàng hóa nhiều thành phần có sự
quản lí của Nhà nước theo định hướng XHCN
- Các kì đại hội Đảng lần VII, VIII, IX, X, XI, XII, XIII đã có nhiều định hướng,
sách lược về phát triển kinh tế xã hội theo từng giai đoạn
- Quá trình chuyể đổi kinh tế sang nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế là yếu
tố quan trọng ảnh hưởng đến nhiều mặt đời sống xã hội ở VN hiện nay
- Việt Nam tham gia rất nhiều các tổ chức trong khu vực toàn cầu như WTO, Liên
hợp quốc.
Câu 18: Trình bày bối cảnh văn hóa xã hội VN thời kì đổi mới (Cô cho ghi
nhưng quên đ chụp)
Câu 19: Trình bày đường lối của Đảng về văn hóa thời kì đổi mới (Câu 15 đc)
Câu 20: Phân tích nội dung và vai trò của Nghị quyết trung ương 5, khóa VIII
của Đảng về văn hóa
1. Văn hóa là nền tảng tinh thần xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy
sự phát triển kinh tế - xã hội
Chăm lo văn hoá là chăm lo củng cố nền tảng tinh thần của xã hội. Thiếu nền tảng
tinh thần tiến bộ và lành mạnh, không quan tâm giải quyết tốt mối quan hệ giữa phát
triển kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội thì không thể có sự phát triển kinh tế -
xã hội bền vững.

Xây dựng và phát triển kinh tế phải nhằm mục tiêu văn hoá, vì xã hội công bằng, văn
minh, con người phát triển toàn diện. Văn hoá là kết quả của kinh tế đồng thời là
động lực của sự phát triển kinh tế. Các nhân tố văn hoá phải gắn kết chặt chẽ với đời
sống và hoạt động xã hội trên mọi phương diện chính trị, kinh tế, xã hội, pháp luật,
kỷ cương,…biến thành nguồn lực nội sinh quan trọng nhất của phát triển.
2. Nền văn hoá mà chúng ta xây dựng là nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc
dân tộc
Tiên tiến là yêu nước và tiến bộ mà nội dung cốt lõi là lý tưởng độc lập dân tộc và
chủ nghĩa xã hội theo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nhằm mục tiêu
tất cả vì con người, vì hạnh phúc và sự phát triển phong phú, tự do, toàn diện của con
người trong mối quan hệ hài hoà giữa cá nhân và cộng đồng, giữa xã hội và tự nhiên.
Tiên tiến không chỉ về nội dung tư tưởng mà cả trong hình thức biểu hiện, trong các
phương tiện chuyển tải nội dung.
Bản sắc dân tộc bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa của cộng đồng các
dân tộc Việt Nam được vun đắp nên qua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước
và giữ nước. Bảo vệ bản sắc dân tộc phải gắn kết với mở rộng giao lưu quốc tế, tiếp
thụ có chọn lọc những cái hay, cái tiến bộ trong văn hoá các dân tộc khác. Giữ gìn
bản sắc dân tộc phải đi liền với chống lạc hậu, lỗi thời trong phong tục, tập quán, lề
thói cũ.
3. Nền văn hoá Việt Nam là nên văn hoá thống nhất mà đa dạng trong cộng
đồng các dân tộc Việt Nam
Hơn 50 dân tộc sống trên đất nước ta đều có những giá trị và sắc thái văn hoá riêng.
Các giá trị và sắc thái đó bổ sung cho nhau, làm phong phú nền văn hoá Việt Nam và
củng cố sự thống nhất dân tộc là cơ sở để giữ vững sự bình đẳng và phát huy tính đa
dạng văn hoá của các dân tộc anh em.

4. Xây dựng và phát triển văn hoá là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo,
trong đó đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng

Mọi người Việt Nam phấn đấu vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh
đều tham gia sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hoá nước nhà. Công nhân,
nông dân, trí thức là nền tảng khối đại đoàn kết toàn dân, cũng là nền tảng của sự
nghiệp xây dựng và phát triển văn hoá dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà
nước. Đội ngũ trí thức gắn bó với nhân dân giữ vai trò quan trọng trong sự nghiệp
xây dựng và phát triển văn hoá.

5. Văn hoá là một mặt trận; xây dựng, phát triển văn hoá là một sự nghiệp cách
mạng lâu dài, đòi hỏi phải có ý chí cách mạng và sự kiên trì, thận trọng
Bảo tồn và phát huy những di sản văn hoá tốt đẹp của dân tộc, sáng tạo nên những giá
trị văn hoá mới, xã hội chủ nghĩa, làm cho những giá trị ấy thấm sâu vào cuộc sống
của toàn xã hội và mỗi con người, trở thành tâm lý và tập quán tiến bộ, văn minh là
một quá trình cách mạng đầy khó khăn, phức tạp, đòi hỏi nhiều thời gian. Trong công
cuộc đó, “xây” đi đôi với “chống”, lấy “xây” làm chính. Cùng với việc giữ gìn và
phát triển những di sản văn hoá quí báu của dân tộc, tiếp thụ những tinh hoa văn hoá
thế giới, sáng tạo, vun đắp nên những giá trị mới, phải tiến hành kiên trì cuộc đấu
tranh bài trừ các hủ tục, các thói hư tật xấu, nâng cao tính chiến đấu, chống mọi mưu
toan lợi dụng văn hoá để thực hiện “diễn biến hoà bình”.

 Nghị quyết trung ương 5 đã đánh dấu bước tiến quan trọng trong quá trình phát triển,
hoàn thiện lý luận về văn hóa của Đảng, định hướng phát triển văn hóa trong điều
kiện đất nước hội nhập quốc tế, phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN
Câu 21: Trình bày các chính sách về văn hóa của Nhà nước thời kì đổi mới
1. Chính sách đầu tư
- Trước năm 1988, đầu tư cho văn hóa kể cả những lĩnh vực xã hội khác theo cơ chế
tập trung và bao cấp
- Các cơ sở hoạt động trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật trên cơ sở nguồn tài chính
từ nhà nước cấp
- Từ Hội nghị trung ương 6 (khóa VI) đã xác định tư tưởng đổi mới tập trung hơn
vào phát huy quyền chủ động sáng tạo của các đơn vị nhà nước
- Giai đoạn 1989-1997 phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động
theo cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước
- Việc đầu tư ngân sách cho hoạt động văn hóa nhìn chung còn thấp
- Định hướng: Nhà nước hỗ trợ tài chính cho các hoạt động văn hóa nghệ thuật bằng
hình thức đầu tư nguồn ngân sách nhà nước, chuyển các đơn vị nghệ thuật chuyên
nghiệp của nhà nước sang hoạt động theo cơ chế tự hạch toán thu chi
- Giao quyền tự chủ văn hóa đôi với cơ quan, trao toàn quyền chủ động về tài chính
và nhân sự cho các đơn vị
- Cho phép cổ phần hóa 1 số tổ chức nghệ thuật thuộc công lập
- Nhà nước đầu tư cơ sở vật chất ban đầu cho các loại hình thuộc dịch vụ văn hóa
công cộng (Nhà hát, rạp chiếu phim...)
2. Chính sách về nghệ thuật biểu diễn
3. Chính sách về di sản
4. Chính sách trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa
Câu 22: Trình bày các chính sách văn hóa về bảo tồn và phát huy di sản văn
hóa? Liên hệ thực tế (Câu 9 đc)
Câu 23: Trình bày chính sách văn hóa trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa? Liên
hệ thực tế?

Theo đó, Việt Nam chuyển dịch sang mô hình công nghiệp hóa, hiện đại hóa dựa trên
nền tảng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo gắn với yêu cầu tăng trưởng xanh,
phát triển bền vững và bao trùm. Bên cạnh đó, công nghiệp công nghệ số sẽ giữ vai
trò là động lực, then chốt của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong giai đoạn
đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Trưởng ban Kinh tế Trung ương nhấn mạnh, cần chú trọng nâng cao nội lực của nền
kinh tế, hình thành năng lực sản xuất mới có tính tự chủ và khả năng thích ứng,
chống chịu cao thông qua đẩy mạnh học tập, cải tiến, làm chủ về công nghệ thông tin
và truyền thông, cơ điện tử, công nghệ mới trong lĩnh vực năng lượng, trí tuệ nhân
tạo, công nghệ sinh học, điện tử y sinh; chú trọng ưu tiên phát triển lực lượng doanh
nghiệp số trong nước lớn mạnh.

Trong giai đoạn tới, để công nghiệp công nghệ số và "make in Việt Nam" trở thành
động lực phát triển kinh tế số, xã hội số, tạo việc làm và góp phần hoàn thành các
mục tiêu về công nghiệp hóa, hiện đại hóa đặt ra đến năm 2030 và 2045, cần có thể
chế cho phát triển kinh tế số tốt hơn. Theo đó, Việt Nam cần có hệ thống giải pháp,
chính sách đồng bộ, thống nhất từ lý luận đến thực tiễn để huy động nguồn lực và
phát huy thế mạnh cho phát triển kinh tế số, trọng tâm là công nghiệp công nghệ số,
nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm công nghệ số trên thị trường toàn cầu.
Trong đó, một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm là nghiên cứu, xây dựng và ban hành
Luật về công nghiệp công nghệ số; ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ,
thúc đẩy chuyển đổi số, nhất là tự động hóa, thông minh hóa, xanh hóa ngành công
nghiệp; nâng cao năng lực tự chủ về công nghệ số và sản xuất công nghiệp; xây
dựng, triển khai các chương trình thúc đẩy nghiên cứu, thiết kế, sáng tạo, sản xuất tại
Việt Nam...

Đặc biệt, để lãnh đạo, chỉ đạo thành công quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa,
góp phần thực hiện thành công mục tiêu Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2021-
2030 đã được Đại hội XIII thông qua, cần thiết phải ban hành một Nghị quyết của
Ban Chấp hành Trung ương về công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm
2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Trưởng ban Kinh tế Trung ương nhấn mạnh, Bộ Thông tin và Truyền thông đóng vai
trò hết sức quan trọng trong quá trình thể chế hóa cơ chế, chính sách cũng như tổ
chức triển khai thực hiện; đồng thời bày tỏ tin tưởng rằng, các nội dung được trao đổi
tại buổi làm việc sẽ góp phần đề xuất những quan điểm mới, nhiệm vụ trọng tâm, giải
pháp đột phá, kiến nghị phù hợp về chủ trương, chính sách công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước giai đoạn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045.

Câu 24: Trình bày chính sách văn hóa trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn? Liên
hệ thực tế
1. Quan niệm về quản lý nhà nước với hoạt động biểu diễn nghệ thuật
Nghệ thuật biểu diễn bao gồm nhiều loại hình nghệ thuật khác nhau vì vậy đến nay
chưa có một khái niệm đầy đủ, chính xác. Mỗi khái niệm đưa ra chỉ bao hàm được
một khía cạnh nào đó. Tác giả Đình Quang quan niệm rằng nghệ thuật biểu diễn
là nghệ thuật tổng hợp, là một công trình tập thể. Tổng hợp vì nó bao gồm cả giá
trị văn học, hội họa, âm nhạc, vũ đạo; thể hiện ra trong câu ca, nhạc nền, điệu
bộ, dáng múa, phục trang, ánh sáng... Tập thể vì đây là công sức góp lại của nhiều
người, từ đạo diễn, tác giả, diễn viên đến nhạc sĩ... Tác giả Trần Trí Trắc thì cho rằng
nghệ thuật biểu diễn là sự thể hiện sáng tạo của nghệ sỹ trước khán giả, là tiếng nói từ
trái tim đến trái tim, từ tình cảm đến với tình cảm và trở thành một bảo tàng sống của
dân tộc. Trong hệ thống văn bản luật của nhà nước cũng nêu rõ biểu diễn và tổ chức
biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp là hoạt động đưa chương trình, tiết mục, vở diễn
đến với công chúng qua sự trình diễn của diễn viên chuyên nghiệp, thể hiện hình
tượng nghệ thuật, phản ánh cuộc sống thông qua tác phẩm sân khấu, ca, múa, nhạc...
Quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật là “một quá trình đi từ chỗ nắm được, nắm
đúng cái hiện có; thấy được, thấy đúng cái cần có và biết tìm mọi biện pháp khả thi,
tối ưu để đưa từ cái hiện có lên cái cần có” (2). Quản lý nhà nước đối với hoạt động
biểu diễn nghệ thuật là tổng lực của nhà nước trong các phạm vi, nhằm tác động
phù hợp với quy luật phát triển ngành nghệ thuật biểu diễn trong những nhiệm
vụ, mục đích cụ thể.
Các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật
Những hạn chế trong hoạt động nghệ thuật biểu diễn hiện nay ngoài sự tác động
khách quan của nền kinh tế thị trường còn phải nói đến vai trò chủ quan của công tác
quản lý. Nguyên nhân sâu xa là sự thiếu nghiêm minh, khoa học ở ba khâu: quản lí
hoạt động cấp phép, quản lý đơn vị tổ chức và quản lý đội ngũ nghệ sĩ, diễn viên.
Vấn đề đặt ra cho các chủ thể quản lý là phải căn cứ tình trạng thực tế, dựa trên cơ sở
các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước đề ra các biện pháp
có tính chiến lược nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật.
Quy hoạch lại mạng lưới các đoàn nghệ thuật biểu diễn
Tùy theo điều kiện của từng địa phương và thực tế của các đơn vị nghệ thuật để
sắp xếp, quy hoạch theo hướng giảm dần các đoàn nghệ thuật công lập, tránh
chồng chéo về loại hình hoạt động. Ở cấp trung ương cần giữ nguyên các đơn vị
nghệ thuật truyền thống song song với việc đầu tư phát triển một số đơn vị nghệ thuật
hiện đại, thực hiện tốt cơ chế tự hạch toán theo phương thức khoán chi hành chính và
từng bước thực hiện chính sách xã hội hóa. Ở các thành phố lớn như Hà Nội và
TP.HCM cần giữ nguyên và tiếp tục đầu tư cho các đơn vị hoạt động hiệu quả,
đúng phương hướng; chuyển dần các đơn vị hoạt động kém hiệu quả sang hình
thức bán công hoặc dân lập. Đối với các tỉnh, thành phố khác thì cần tập trung xây
dựng một đơn vị nghệ thuật truyền thống tiêu biểu của địa phương hoăc xây dựng
đơn vị nghệ thuật tổng hợp đối với vùng đông dân cư
Đầu tư cho sáng tác và dàn dựng tiết mục
Muốn có những tác phẩm đạt chất lượng cao, xứng đáng với tầm vóc của đất nước,
phù hợp với xu thế thời đại, đáp ứng nhu cầu của công chúng, cần tập trung mở các
cuộc vận động sáng tác, các cuộc thi có mục đích và nội dung cụ thể. Trên cơ sở kết
quả của các cuộc vận động này, đầu tư kinh phí cho những tác phẩm xuất sắc, giao
cho một số đơn vị nghệ thuật và nghệ sỹ có uy tín để dàn dựng.
Bên cạnh đó, phải đầu tư cho tác giả, đạo diễn đi thực tế để tác phẩm của họ mang
hơi thở cuộc sống, đáp ứng được mong mỏi của công chúng. Tổ chức giao lưu, trao
đổi kinh nghiệm, tổ chức hội thảo và tọa đàm nhằm đánh giá, rút kinh nghiệm, tạo
hướng mới cho sáng tác. Mở các lớp tập huấn sáng tác, kỹ thuật dàn dựng... để nâng
cao tri thức cho đội ngũ đạo diễn và kỹ thuật viên...
Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật
Cả nước hiện có khoảng 130 đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp, hơn 200 đoàn nghệ
thuật xã hội hóa, hơn 42.000 đội văn nghệ cấp xã, phường, hàng trăm đội thông tin
tuyên truyền và gần 200 câu lạc bộ nghệ thuật tư nhân. Tuy nhiên, hầu như hệ thống
cơ sở vật chất của các đơn vị không đáp ứng được những yêu cầu về công năng biểu
diễn chuyên nghiệp và nhu cầu hưởng thụ văn hóa nghệ thuật của công chúng.
Xuất phát từ thực tế đó, các cơ quan quản lý nhà nước cần xem xét, định hướng xây
dựng, cải tạo các rạp, điểm biểu diễn nghệ thuật. Đối với các đơn vị nghệ thuật truyền
thống dân tộc, đảm bảo đầu tư 100% trang thiết bị phục vụ biểu diễn và đầu tư tối
thiểu 70% cho các loại hình nghệ thuật hiện đại.
Cải thiện chế độ, chính sách đối với nghệ sĩ, diễn viên
Những bất cập về chế độ, chính sách, đào tạo nguồn nhân lực đối với nghệ sĩ đang
ảnh hưởng tới sức sáng tạo và sự phát triển của ngành nghệ thuật biểu diễn. Đặc biệt,
đối với đội ngũ nghệ sĩ, diễn viên, thang lương hiện nay gồm 3 hạng, 26 bậc không
phù hợp với đặc thù của hoạt động nghệ thuật. Bên cạnh đó, mức phụ cấp nghề
nghiệp thấp cũng chưa bù đắp được công sức luyện tập nặng nhọc, phải thường
xuyên di chuyển và hoạt động của người nghệ sĩ. Cần có chính sách ưu tiên cụ thể
cho họ như điều chỉnh lại mức lương, rút ngắn số thang bậc để nghệ sĩ có quỹ thời
gian phấn đấu trong quá trình công tác; điều chỉnh chế độ phụ cấp, chế độ ưu đãi với
các nghệ sĩ, diễn viên có nhiều cống hiến và đạt danh hiệu cao.
Đổi mới công tác quản lý
Phải tăng cường phối hợp quản lý giữa Cục nghệ thuật biểu diễn và các cấp, ngành
trong việc sản xuất và chuyển tải các sản phẩm đến với công chúng. Xác lập một hệ
thống cơ quan quản lý thống nhất từ trung ương đến địa phương. Cơ quan quản lý
nhà nước các cấp chủ động xây dựng văn bản phục vụ công tác quản lý.
Nâng cao hiệu quả hoạt động của các đơn vị nghệ thuật biểu diễn và năng lực
đội ngũ cán bộ, nghệ sĩ
Thực tế cho thấy hoạt động biểu diễn nghệ thuật còn xảy ra nhiều tiêu cực. Ngoài lý
do công tác quản lý thiếu hiệu quả thì một phần không nhỏ là do năng lực của đội ngũ
cán bộ quản lý còn yếu kém về chuyên môn, đội ngũ nghệ sĩ, diễn viên thiếu sáng
tạo, chưa nhanh nhạy nắm bắt thực tế...
Để khắc phục tình trạng này, bên cạnh sự cố gắng của các cơ quan quản lý nhà nước
thì bản thân các đơn vị hoạt động biểu diễn nghệ thuật phải có biện pháp, hướng đi
riêng. Chủ động trong việc quản lý, đào tạo nghệ sĩ, diễn viên thuộc đơn vị mình,
nắm rõ năng lực từng người để bố trí công việc đúng vị trí, khả năng. Chủ động tạo
nguồn kinh phí cho hoạt động nghệ thuật từ các nguồn đầu tư, viện trợ. Đặc biệt, các
đơn vị hoạt động biểu diễn nghệ thuật nên chú trọng mở rộng việc tuyển chọn các tài
năng nghệ thuật trẻ có năng lực, từng bước trẻ hóa đội ngũ nghệ sĩ, diễn viên, tạo sức
sống cho ngành nghệ thuật biểu diễn Việt Nam.
Biểu diễn nghệ thuật không chỉ giữ vai trò đặc biệt trong đời sống xã hội mà còn là
một bộ phận của nền kinh tế thị trường, phát triển trong năng động, sáng tạo. Nhưng
những mặt trái của kinh tế thị trường và xu thế toàn cầu hóa đang đẩy nghệ thuật biểu
diễn vào tình trạng lộn xộn, gây tác hại về văn hóa, chính trị, tư tưởng... Trước tình
hình đó, hơn bất kỳ biện pháp nào, quản lý nhà nước chính là cách thức hiệu quả
nhất. Sự quản lý kết hợp giữa mềm dẻo, năng động với kỷ cương, kỷ luật; giữa thuyết
phục và cưỡng chế; giữa tập trung và dân chủ sẽ tạo ra sự ổn định và phát triển cho
nghệ thuật biểu diễn Việt Nam.

Câu 25: Trình bày chính sách đầu tư của Nhà nước VN cho một lĩnh vực cụ thể,
phân tích ưu điểm và hạn chế của chính sách này? (Câu 18 đc)

You might also like