Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

BỘ GIÁO DỤC VÀO ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM


KHOA CƠ KHÍ CHẾ TẠO MÁY
---------------------------------

TIỂU LUẬN MÔN HỌC


BẢO TRÌ BẢO DƯỠNG TRONG CÔNG NGHIỆP
CHỦ ĐỀ:
BẢO TRÌ ĐỘNG CƠ ĐIỆN

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: TS. PHAN CÔNG BÌNH


SVTH: MSSV
Nguyễn Thanh Duy
Hoàng Phương Đông
Nguyễn Duy Việt
Trương Tấn Đạt
Võ Trung Tính

TP.HCM – Ngày 13, Tháng 11, Năm 2024


MỤC LỤC
I. GIỚI THIỆU VỀ ĐỘNG CƠ ĐIỆN....................................................................3
1. Định nghĩa về động cơ điện...............................................................................3
2. Công dụng của động cơ điện.............................................................................3
II. NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG VÀ PHÂN LOẠI ĐỘNG CƠ ĐIỆN..................3
1. Nguyên lý hoạt động..........................................................................................3
2. Phân loại động cơ điện......................................................................................4
III. CÁC ĐIỀM CẦN KIỂM TRA.........................................................................4
1. Bụi bẩn................................................................................................................4
2. Kiểm tra nhiệt độ...............................................................................................4
3. Kiểm tra rung động...........................................................................................5
4. Kiểm tra điện.....................................................................................................5
IV. MỘT SỐ LỖI HƯ HỎNG THƯỜNG GẶP VÀ CÁCH SỬA CHỮA ĐỘNG
CƠ ĐIỆN.......................................................................................................................6
1. Motor có tiếng kêu khác thường......................................................................6
2. Motor rung động mạnh.....................................................................................6
3. Tủ điện điều khiển motor hư hỏng...................................................................6
4. Motor lúc chạy lúc dừng hoặc không quay.....................................................6
5. Motor có mùi khét, khói bốc lên, có lửa, tiếng nổ...........................................6
V. KẾT LUẬN............................................................................................................7
I. GIỚI THIỆU VỀ ĐỘNG CƠ ĐIỆN
1. Định nghĩa về động cơ điện
Động cơ điện (còn gọi là motor điện) là thiết bị cơ khí chuyển đổi năng lượng
điện thành năng lượng cơ bằng cách tạo ra chuyển động xoay tròn và đồng tâm.
Cấu tạo động cơ điện:
- Rotor: Rotor là bộ phận chuyển động của động cơ, chức năng chính của nó là
quay trục để tạo ra cơ năng. Rotor bao gồm các dây dẫn được đặt để mang
dòng điện và giao tiếp với từ trường của stator.
- Bạc đạn (Vòng bi): Các ổ trục trong động cơ cung cấp lực hỗ trợ cho rotor để
kích hoạt trục của nó.
- Stator: Stator là phần không hoạt động của mạch điện từ. Nó bao gồm nam
châm vĩnh cửu hoặc cuộn dây và giúp giảm tổn thất năng lượng.
- Khoảng hở không khí: Khe hở không khí là khoảng không giữa stator và rotor.
Nó ảnh hưởng đến hệ số công suất thấp của động cơ điện.
- Dây quấn: Dây quấn trong động cơ điện là dây được đặt bên trong cuộn dây,
thường bọc xung quanh lõi từ bằng sắt dẻo để tạo ra các cực từ khi được cung
cấp năng lượng bằng dòng điện.
2. Công dụng của động cơ điện
Thông qua chuyển động xoay tròn đồng tâm giúp chuyển hóa điện năng thành cơ
năng, công dụng của động cơ điện được áp dụng rộng rãi ở nhiều lĩnh vực sau:
- Trong xây dựng: máy trộn bê tông để xây nhà, máy khoan tường để tạo ra các
lỗ đóng đinh rồi treo các vật trang trí,...
- Trong nông nghiệp: bơm nước từ ao hồ vào ruộng lúa, máy tuốt lúa, máy xay
gạo,...
- Trong công nghiệp: máy xay thịt để làm giò chả, máy trộn bột mì để làm bánh,
máy mài để mài các mắt kính,...
- Trong đời sống hàng ngày: quạt gió khi trời nóng, máy đu quay trẻ em trong
vườn trẻ, máy đánh sữa trứng, máy xay sinh tố, máy tạo gió để sấy tóc,...
Nhờ những ứng dụng đa dạng của động cơ điện mà việc sản xuất lương thực, thực
phẩm,... cũng được thực hiện một cách thuận tiện, nhanh chóng, hiệu quả và đặc biệt
là tiết kiệm chi phí hơn.

II. NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG VÀ PHÂN LOẠI ĐỘNG CƠ ĐIỆN


1. Nguyên lý hoạt động
Phần chính của động cơ điện gồm phần đứng yên (stator) và phần chuyển động
(rotor) được quấn nhiều vòng dây dẫn hay có nam châm vĩnh cửu Khi cuộn dây trên
roto và stato được nối với nguồn điện, xung quanh nó tồn tại các từ trường sự tương
tác từ trường của rotor và stator tạo ra chuyển động quay của rotor quanh trục hay 1
mômen.

2. Phân loại động cơ điện

III. CÁC ĐIỀM CẦN KIỂM TRA


1. Bụi bẩn
Phương pháp kiểm tra:
Sử dụng phương pháp kiểm tra trực quan bằng mắt, tai hoặc qua hệ thống cảm
biến theo dõi quá trình hoạt động của động cơ từ đó đưa ra phương án cho quá trình vệ
sinh bảo trì tiếp theo
Dụng cụ kiểm tra:
Máy đo bụi
Tiêu chuẩn kiểm tra:
Động cơ hoạt động bình thường theo đúng thông số tốc độ, công suất,.. của nhà
sản xuất
2. Kiểm tra nhiệt độ
Phương pháp kiểm tra :
Sử dụng phương pháp kiểm tra trực quan bằng mắt,tai, xúc giác hoặc qua hệ thống
cảm biến nhiệt độ được lắp trên máy
Dụng cụ kiểm tra:
Có nhiều dụng cụ kiểm tra như: Nhiệt kế, camera nhiệt hồng ngoại, máy chụp ảnh
nhiệt
Tiêu chuẩn kiểm tra:
Nhiệt độ làm việc không vượt quá 104 oC
3. Kiểm tra rung động
Phương pháp kiểm tra :
Sử dụng phương pháp kiểm tra trực quan bằng mắt,tai, xúc giác hoặc qua hệ
thống cảm biến độ rung được lắp trên máy
Dụng cụ kiểm tra:
Có nhiều dụng cụ kiểm tra như: Máy đo động rung, cảm biến đo độ rung
Tiêu chuẩn kiểm tra:
Đối với rung động thẳng đứng( Trục Oz) không quá 0,086m/s2
Đối với rung động ngang( Trục OX hoặc OY) không quá 0,06m/s2
4. Kiểm tra điện
Phương pháp kiểm tra :
Sử dụng phương pháp truyền thống hoặc thông qua hệ thống công nghệ tích
hợp
Dụng cụ kiểm tra:
Có nhiều dụng cụ kiểm tra như: Bút thử điện,đồng hồ vạn năng, ampe kìm,..
Tiêu chuẩn kiểm tra:
IV. MỘT SỐ LỖI HƯ HỎNG THƯỜNG GẶP VÀ CÁCH SỬA CHỮA ĐỘNG CƠ
ĐIỆN
1. Motor có tiếng kêu khác thường
Nguyên nhân có thể xảy ra: Motor đang hoạt động quá tải, motor quấn bị lệch
vòng, quạt làm mát ma sát mạnh vào hộp bảo vệ. Rotor cọ sát vào stator, vòng bi có
dấu hiệu rơ lắc, hư hỏng, khớp lệch tâm. Gối đỡ bôi trơn không hoạt động đúng, thiếu
dầu bôi trơn ở gối đỡ,
Sửa chữa:
2. Motor rung động mạnh
Nguyên nhân có thể xảy ra: motor bị quá tải, bulong siết các chân motor bị lỏng.
Các mối lắp ghép motor bị lỏng, quạt làm mát cọ vào hộp bảo vệ, vòng bi bị rơ lắc hư
hỏng. Khớp lai bị lệch tâm, rotor cọ sát vào stator, gối đỡ bôi trơn không tốt, thiếu dầu
bôi trơn gối đỡ, motor quấn bị lệch vòng.
Sửa chữa:
3. Tủ điện điều khiển motor hư hỏng
Nguyên nhân có thể xảy ra: Có thể chưa bật nguồn điện, mất nguồn điện vào tủ,
nguồn điện bị mất pha. Dây nguồn bị hư hỏng, đấu sai sơ đồ hệ thống, thiết bị điện bị
hư hỏng. Thiết bị bảo vệ bị nhảy, cháy cầu chì bảo vệ
Sửa chữa:
4. Motor lúc chạy lúc dừng hoặc không quay
Nguyên nhân có thể xảy ra: Có thể motor mất nguồn, mất pha, tiếp điểm của CB,
công tắc tơ không tốt. Đấu nối sai mạch điện điều khiển, đầu nối dây điện vào motor
không tốt. Đấu sai nguồn điện, đấu sai dây, motor đang quá tải, motor bị kẹt, motor bị
bó vòng bi. Bị vỡ vòng bi, vỡ bạc đạn, bó trục, bó gối đỡ, thiết bị lai bị kẹt và bó cứng
Sửa chữa:
5. Motor có mùi khét, khói bốc lên, có lửa, tiếng nổ
Nguyên nhân có thể xảy ra: Motor bị chập điện, bị cháy tiếp điểm của CB. Công tắc
tơ không tốt, bó cháy vòng bi, bó cháy gối trục, cháy cuộn xông sấy motor …
Sửa chữa:
V. KẾT LUẬN
Bảo trì bảo dưỡng động cơ điện có ý nghĩa vô cùng quan trọng:
 Đảm bảo hoạt động ổn định: Bảo trì và bảo dưỡng định kỳ giúp đảm bảo rằng
động cơ điện hoạt động ổn định. Các công việc như kiểm tra cách điện, làm sạch
bộ làm mát, và thay dầu bôi trơn giúp duy trì hiệu suất và độ tin cậy của động cơ.
 Kéo dài tuổi thọ: Bằng cách thực hiện bảo dưỡng định kỳ, chúng ta có thể kéo dài
tuổi thọ của động cơ. Thay bạc đạn, kiểm tra các bộ phận cơ khí, và thay dầu đều
giúp động cơ hoạt động lâu dài hơn.
 An toàn cho người sử dụng: Động cơ điện không được bảo trì đúng cách có thể
gây nguy hiểm cho người sử dụng. Kiểm tra cách điện định kỳ giúp phát hiện sớm
các vấn đề tiềm ẩn và tránh hỏng hóc đột ngột.
 Hiệu suất và tiết kiệm năng lượng: Động cơ điện được bảo trì đúng cách sẽ hoạt
động hiệu quả hơn. Hiệu suất quay và hiệu suất điện cần được kiểm tra để đảm
bảo tiết kiệm năng lượng và giảm thiểu lãng phí.
 Duy trì sản xuất và kinh doanh: Trong môi trường công nghiệp, động cơ điện
đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất và kinh doanh. Bất kỳ sự cố nào
với động cơ có thể ảnh hưởng đến quá trình sản xuất và gây thiệt hại kinh tế.
Tóm lại, việc bảo trì và bảo dưỡng động cơ điện không chỉ đảm bảo hiệu suất và an
toàn, mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của các ngành công nghiệp và hệ
thống điện.

You might also like