Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

B2: Tổng quan tình hình nghiên cứu:

Sự ra đời của Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence – AI) đã trở
thành một lĩnh vực nhận được nhiều sự quan tâm trong nhiều lĩnh vực
khác nhau, và giáo dục không phải là một ngoại lệ. Trí tuệ nhân tạo đã
tác động đến mọi mặt của ngành giáo dục, từ cách giảng dạy, kiểm tra
đến vai trò của người thầy giáo, nó đã thay đổi cách học tập và nghiên
cứu của sinh viên. Ảnh hưởng của trí tuệ nhân tạo đến hiệu suất học tập
của sinh viên là một vấn đề được quan tâm và đang là chủ đề thảo luận,
nghiên cứu ở Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới. Vấn đề này được
đề cập đến trong nhiều bài báo, tạp chí khoa học, đề tài nghiên cứu khoa
học trong và ngoài nước.
Trong nghiên cứu “Sử dụng Hệ thống Hỗ trợ Học tập Trực tuyến
dựa trên Trí tuệ nhân tạo để Nâng cao Hiệu suất Học tập của sinh viên”
(Chen et al., 2020), tác giả đã đánh giá mức độ hiệu quả của hệ thống hỗ
trợ học tập trực tuyến dựa trên trí tuệ nhân tạo (AI) đối với hiệu suất học
tập của sinh viên đại học. Một cuộc nghiên cứu đã được thực hiện trên
120 sinh viên đại học học môn Toán, các nhà nghiên cứu đã chia sinh
viên thành hai nhóm. Nhóm thứ nhất là nhóm thí nghiệm, nhóm này
được cung cấp hệ thống hỗ trợ học tập dựa trên AI. Nhóm thứ hai là
nhóm đối chứng, nhóm này không sử dụng hệ thống hỗ trợ học tập. Hệ
thống hỗ trợ học tập dựa trên AI được cung cấp gồm những tính năng
như lộ trình học tập cá nhân, bài tập và bài kiểm tra, sửa lỗi và hướng
dẫn. Sau quá trình học cả hai nhóm đều được cho tham gia các bài kiểm
tra trước và sau khi sử dụng hệ thống. Kết quả chỉ ra rằng sinh viên
thuộc nhóm sử dụng hệ thống hỗ trợ học tập dựa trên AI có điểm trung
bình cao hơn so với nhóm sinh viên không sử dụng và họ cũng đánh giá
mức độ hài lòng cao hơn với trải nghiệm học tập của họ. Nghiên cứu này
đã cung cấp những bằng chứng cho thấy việc sử dụng hệ thống hỗ trợ
học tập dựa trên AI đã nâng cao hiệu suất học tập cho sinh viên đại học.
Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ được thực hiện ở phạm vi nhỏ và chỉ
nghiên cứu tập trung vào một môn học nên chưa thực sự xác nhận được
hiệu quả lâu dài của hệ thống hỗ trợ học tập dựa trên AI này.
Nghiên cứu “Tác động của Hệ thống Đánh giá Tự động dựa trên Trí
tuệ nhân tạo đối với Hiệu suất Học tập và Phản hồi của Sinh viên”
(Baker et al., 2019) được tiến hành trên 300 sinh viên đại học học môn
Văn để thu thập những tác động cho thấy tiềm năng của AI trong việc hỗ
trợ đánh giá học tập và cải thiện hiệu quả học tập của sinh viên. Các mục
tiêu của cuộc khảo sát là để xem hiệu quả và tìm năng của Hệ thống
đánh giá tự động dựa trên AI. Kết quả cho thấy hệ thống này có thể cải
thiện được hiệu suất học tập và sinh viên cũng có những phản hồi tích
cực và cho thấy sự hữu ích và giá trị của hệ thống.
Nghiên cứu “Trí tuệ nhân tạo trong Giáo dục: Một Phân tích Tổng
hợp của Văn học” (Chaudhary et al., 2021) được thực hiện để cung cấp
cái nhìn tổng quan về tiềm năng và thách thức trong việc sử dụng Trí tuệ
nhân tạo trong giáo dục. Tác giả đã thực hiện phân tích tổng hợp 112
nghiên cứu về Trí tuệ nhân tạo trong giáo dục được xuất bản từ năm
2000 đến 2020. Nghiên cứu đã được thực hiên trên các khía cạnh của
giáo dục như mức độ áp dụng Trí tuệ nhân tạo trong các lĩnh vực khác
nhau của giáo dục, tác động của nó đến hiệu suất học tập của sinh viên,
lợi ích và thách thức của việc sử dụng Trí tuệ nhân tạo trong giáo dục,
các vấn đề đạo đức và chính sách liên quan. Kết quả của nghiên cứu cho
thấy Trí tuệ nhân tạo được áp dụng rộng rãi trên nhiều lĩnh vực của giáo
dục với nhiều mục đích khác nhau, nó cũng chỉ ra được những tác động
tích cực đến hiệu suất học tập của sinh viên trong những lĩnh vực đòi hỏi
tư duy và sáng tạo. Tuy nhiên tác giả đã nêu ra những mối đe dọa liên
quan đến việc sử dụng Trí tuệ nhân tạo trong giáo dục đó là về quyền
riêng tư và bảo mật. Nghiên cứu này cung cấp một cái nhìn tổng quan
toàn diện về tiềm năng và thách thức của việc sử dụng trí tuệ nhân tạo
trong giáo dục. Trí tuệ nhân tạo có tiềm năng to lớn để cải thiện thành
tích của học sinh và làm cho giáo dục hiệu quả hơn. Tuy nhiên, cần
nhiều nghiên cứu và đầu tư hơn để giải quyết những thách thức liên quan
đến việc sử dụng trí tuệ nhân tạo trong giáo dục và đảm bảo rằng việc sử
dụng nó là có đạo đức và có trách nhiệm.
Hầu hết các nghiên cứu cho thấy Trí tuệ nhân tạo có một tiềm năng
rất lớn trong việc cải thiên hiệu suất học tập của sinh viên và nó cũng có
những ảnh hưởng tích cực đến giáo dục. Tuy nhiên, những nghiên cứu
này chưa hướng đến việc đầu tư và giải quyết những mối đe dọa mà Trí
tuệ nhân tạo mang đến trong giáo dục, cũng như nhận thức để sử dụng
nó.
Danh mục tài liệu tham khảo:

(Tuomi, 2018)Tuomi, I. (2018). The Impact of Artificial Intelligence on Learning, Teaching, and
Education: Policies for the Future. https://doi.org/10.2760/12297

(Hooda et al., 2022)Hooda, M., Rana, C., Dahiya, O., Rizwan, A., & Hossain, M. S. (2022).
Artificial Intelligence for Assessment and Feedback to Enhance Student Success in Higher
Education. Mathematical Problems in Engineering, 2022, 1–19.
https://doi.org/10.1155/2022/5215722

(Shafique et al., 2023)


Shafique, R., Aljedaani, W., Rustam, F., Lee, E., Mehmood, A., & Choi, G. S. (2023). Ro

You might also like