Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 11

CHIẾN LƯỢC “HAI MỤC TIÊU" CỦA THỊ TRƯỜNG CARBON TẠI TRUNG

QUỐC: BƯỚC ĐI ĐỘT PHÁ VÀ ĐỀ XUẤT CHIẾN LƯỢC CHO VIỆT NAM
Tóm tắt tiếng Anh: With its massive trading volume, China's carbon market has rapidly
emerged as the world's largest carbon market and one of the most valuable markets to
learn from in terms of reducing greenhouse gas emissions and promoting green energy
development. Vietnam, China's "neighbor", shares many similarities and has the potential
to develop its own carbon market, contributing to environmental protection and
promoting a green and sustainable economy. Learning from China's experience,
combined with Vietnam's specific context, will be key to building an effective carbon
market. In particular, developing a clear legal framework, enhancing human resource
capacity, strengthening cooperation among stakeholders, and implementing pilot projects
in suitable regions are crucial steps for Vietnam to join the international carbon market
and assert its position in the global fight against climate change.
Tóm tắt tiếng Việt: Với giá trị giao dịch khổng lồ, thị trường carbon Trung Quốc đã
nhanh chóng trở thành thị trường carbon lớn nhất thế giới và là một trong những thị
trường đáng học hỏi trong việc giảm phát thải khí nhà kính và thúc đẩy phát triển năng
lượng xanh. Việt Nam, “người hàng xóm” của Trung Quốc, có nhiều nét tương đồng
cũng như tiềm năng để phát triển thị trường carbon của riêng mình, góp phần bảo vệ môi
trường và thúc đẩy nền kinh tế xanh, bền vững. Việc học hỏi kinh nghiệm từ Trung Quốc,
kết hợp với bối cảnh cụ thể của Việt Nam, sẽ là chìa khóa để xây dựng thị trường carbon
hiệu quả. Trong đó, việc phát triển khung pháp lý rõ ràng, nâng cao năng lực nguồn nhân
lực, tăng cường hợp tác giữa các bên liên quan, và triển khai thí điểm ở khu vực phù hợp
là những bước đi quan trọng để nước ta gia nhập thị trường carbon quốc tế và khẳng định
vị thế của mình trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu.
Từ khóa: Thị trường carbon; Năng lượng xanh; Thị trường carbon Việt Nam; Thị trường
carbon Trung Quốc; Chiến lược “hai mục tiêu”;
1. Đặt vấn đề
Sự biến đổi khí hậu trên thế giới hiện nay đang ngày càng trở nên trầm trọng. Nguyên
nhân chủ yếu của vấn đề này là sự phát thải quá mức khí nhà kính. Đáng tiếc, Việt Nam
lại đang là một trong bốn quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu. Đứng
trước những thách thức mà biến đổi khí hậu gây nên, các quốc gia trên thế giới đã đưa ra
sáng kiến xây dựng thị trường carbon nhằm giới hạn lượng phát thải đồng thời thúc đẩy
các quốc gia cải tiến công nghệ, hướng đến tăng trưởng xanh. Một nhu cầu cấp bách đặt
ra cho Việt Nam đó là cần sớm xây dựng và triển khai thị trường carbon trong nước. Để
đạt được mục tiêu này, Việt Nam nên nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế trong việc thí điểm
thị trường carbon. Trung Quốc, một trong những thị trường carbon tiên phong trên thế
giới, với thể chế kinh tế - chính trị tương đồng, là một trong những nước phù hợp nhất để
Việt Nam có thể nghiên cứu kinh nghiệm và rút ra bài học trong việc xây dựng và triển
khai thị trường carbon.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Giới thiệu về thị trường carbon
Thị trường carbon là hệ thống giao dịch tín chỉ carbon, trong đó các đơn vị khí thải
carbon có thể được mua, bán hoặc giao dịch giữa các bên tham gia, tạo ra một cơ chế
kinh tế để định giá và giao dịch các quyền sở hữu carbon. Trên thị trường carbon, có hai
loại hàng hóa chính là tín chỉ carbon và tín chỉ bù trừ (Bộ Công Thương, 2024).
Bằng cách trao đổi và giao dịch hạn ngạch phát thải, các doanh nghiệp tổ chức có
lượng phát thải vượt quá lượng cho phép buộc phải trả tiền để mua thêm “quyền được
phát thải” và ngược lại, các doanh nghiệp, tổ chức có lượng phát thải thấp hoặc có khả
năng lưu trữ, thu hồi khí thải sẽ nhận được thêm nguồn lợi tài chính. Điều này được gọi là
trao đổi và bù trừ tín chỉ. Cụ thể hơn, tín chỉ carbon (hạn ngạch carbon) và tín chỉ bù trừ
(bù trừ carbon) đôi khi được dùng thay thế nhau và có thể phân biệt như bảng 1.1 dưới
đây.
Bảng 1. Phân biệt tín chỉ carbon và bù trừ carbon
Tín chỉ carbon Bù trừ carbon
Chủ thể phát Cơ quan Chính phủ Doanh nghiệp tư nhân hoặc Công ty nhà
hành nước
Cách phát hành Hạn ngạch phát thải Các dự án carbon: Năng lượng tái tạo,
của chính phủ carbon rừng, khai thác khoáng sản, phục
hồi đất ngập nước,...

Nơi giao dịch Thị trường bắt buộc Thị trường tự nguyện

Chủ thể thẩm Chính phủ Bên thứ ba độc lập


định
Tiêu chuẩn thẩm CDM GS, VSC, Plan Vivo,...
định
Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp thông tin từ Trang thông tin CarbonCredit.Com và
Carbon Offset Guide
Tín chỉ carbon (Hạn ngạch carbon) là chứng nhận được phép giao dịch thương mại
hay phát thải một tấn khí thải CO2 ra ngoài bầu khí quyển. Tín chỉ carbon di chuyển theo
chiều dọc, tức là từ cơ quan chính phủ phát hành và thẩm định, xuống các doanh nghiệp,
đơn vị và cuối cùng là các cấp quản lý. Khi một doanh nghiệp kết thúc giao dịch bằng dư
thừa hoặc thiếu tín chỉ carbon có thể trao đổi ngang bằng với nhau, được gọi là giao dịch
bù trừ carbon, bù trừ này sẽ di chuyển theo chiều ngang giữa các doanh nghiệp, đơn vị
với nhau.
Hiện nay, trên thế giới có 3 hình thức vận hành chính thức thị trường carbon là bắt
buộc, tự nguyện và tuân thủ theo Điều 6 Thỏa thuận Paris. Trong đó, thị trường bắt buộc
và tự nguyện tương đối phổ biến hơn. Theo kết quả nghiên cứu của CIFOR, trong tương
lai, các quốc gia trên thế giới đều phải phát triển và hướng tới cả hai thị trường này.
Thị trường carbon bắt buộc được bắt nguồn và nằm dưới sự quản lý của các hiệp
định, thỏa thuận giảm phát thải carbon quốc gia và quốc tế. Vì vậy, trong thị trường bắt
buộc, sản phẩm có tính đảm bảo nhất định, cả về số lượng và chất lượng. Hiện nay, thị
trường carbon bắt buộc vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm, cần có sự quan sát và thống
nhất lâu dài giữa các nước lớn. Tuy nhiên, tiềm năng phát triển thị trường carbon toàn cầu
được đánh giá là vô cùng lớn.
Thị trường carbon tự nguyện hoạt động bên ngoài thị trường carbon bắt buộc, cho
phép các doanh nghiệp, đơn vị trao đổi, giao dịch thương mại các tín chỉ carbon và tín chỉ
bù trừ. Thị trường carbon tự nguyện có tính năng động nhất định, và cũng vì sự không bắt
buộc đó, thị trường carbon tự nguyện sẽ thiếu những quy định kiểm soát chất lượng, từ
đó dẫn đến việc sản xuất các tín chỉ mang chất lượng thấp (Mai Kim Liên và cộng sự,
2020). Nếu trong thị trường carbon bắt buộc, nhu cầu được tạo ra bởi một công cụ quản
lý, thì tại thị trường tự nguyện, nhu cầu là mong muốn tự nguyện, nên khối lượng giao
dịch sẽ nhỏ hơn rất nhiều. Nhu cầu thấp hơn dẫn đến các tiêu chuẩn chất lượng không
được thiết lập rộng rãi và duy nhất, nên giá các tín chỉ carbon trên thị trường tự nguyện
thường rẻ hơn trên thị trường bắt buộc.

2.2. Chiến lược “Hai mục tiêu” của thị trường carbon Trung Quốc
Năm 2009, Trung Quốc lần đầu tiên cam kết tại Copenhagen rằng đến năm 2020,
cường độ carbon của nước này sẽ giảm 40% - 45% so với năm 2005. Năm 2015, trước
Hội nghị các Bên tham gia Công ước Khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu
(COP) lần thứ 21 tại Paris, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã tuyên bố rằng năm 2030,
cường độ carbon của Trung Quốc sẽ giảm 60% - 65% so với năm 2005 và muộn nhất là
2030, cường độ carbon sẽ chính thức đạt đỉnh (Hoàng Hà, 2015). Mùa thu năm 2020
(22/9), Chủ tịch Tập Cận Bình tuyên bố tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc rằng Trung
Quốc sẽ toàn lực phấn đấu đạt mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2060 (Theo phát biểu
tại phiên thảo luận chung cấp cao của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc khóa 75). Chủ tịch
Tập Cận Bình khẳng định: “Trung Quốc sẽ mở rộng quy mô Những đóng góp được xác
định trên toàn quốc bằng cách áp dụng các chính sách và biện pháp mạnh mẽ hơn”.
Chiến lược “Hai mục tiêu carbon” là gọi tắt của 2 mục tiêu giới chức Trung
Quốc đề ra: Đạt đỉnh phát thải carbon vào năm 2030 và Đạt mức độ trung hòa carbon vào
năm 2060:
Bảng 2. Các cam kết khí hậu quốc gia tương ứng với các chính sách giảm phát thải
carbon chủ yếu trong nước
Năm Cam kết khí hậu quốc gia – Chính sách chủ yếu
cam Mục tiêu và thời gian biểu giảm
kết lượng khí thải carbon
2009 Năm 2020, cường độ carbon sẽ Đề xuất mục tiêu giảm phát thải CO 2 cấp
giảm 40% - 45% so với năm quốc gia và cấp tỉnh, mục tiêu hiệu quả
2005 năng lượng công nghiệp và thị trường
carbon
2014 Năm 2030, cường độ carbon sẽ Thí điểm thị trường carbon khu vực, thị
giảm 60% - 65% so với năm trường carbon quốc gia (dựa trên cường
2005, cường độ carbon đạt đỉnh độ), hỗ trợ triển khai và tích hợp năng
vào năm 2030 lượng tái tạo
2020 Năm 2060, đạt mức độ trung hòa Thị trường giao dịch carbon quốc gia (dựa
carbon trên tổng lượng), tiêu chuẩn danh mục
năng lượng tái tạo, hỗ trợ R&D cho các
nguồn năng lượng carbon thấp, tiêu chuẩn
kỹ thuật (KNK không chứa CO2)
Nguồn: Dự án Hiệp định Khí hậu Harvard, 2021
Để thực hiện hóa chiến lược “Hai mục tiêu carbon”, Trung Quốc đã thành lập Ban
chỉ đạo công tác “Hai mục tiêu carbon”, đồng thời ban hành hệ thống các chính sách
đồng bộ nhằm quán triệt, thực hiện quan điểm phát triển mới hướng tới “2 mục tiêu
carbon” trong các cấp, các ngành và toàn xã hội; nhất là thúc đẩy việc điều chỉnh cơ cấu
ngành công nghiệp và năng lượng; tập trung vào phương hướng phát triển năng lượng tái
tạo, năng lượng sạch, nỗ lực đảm bảo đồng bộ cả phát triển kinh tế và chuyển đổi xanh.
Các chính sách của Ban chỉ đạo công tác “Hai mục tiêu carbon” được đề ra nhanh
chóng và đã sớm nhận được sự phê duyệt của chính phủ. Khi các mục tiêu của chính sách
được đề ra rõ ràng, thì việc hành động không còn tồn tại quá nhiều khó khăn. Đặc biệt là
khi thị trường carbon Trung Quốc đã có một giai đoạn sơ khai (2002-2012) làm tiền đề và
cơ sở phát triển cho các chính sách vào giai đoạn sau. Về cụ thể, các chính sách nhằm đạt
được chiến lược “hai mục tiêu” được phân định như sau:
2.1. Chính sách thí điểm carbon khu vực (2014-2020)
Thị trường giao dịch phát thải carbon lần lượt được triển khai thí điểm ở một số
địa phương. Ngoài giao dịch bằng hạn ngạch carbon, CCERs cũng có thể được sử dụng
để bù trừ lượng khí thải carbon, từ đó hình thành thị trường chứng chỉ giảm phát thải
KNK Trung Quốc. Thị trường carbon của Trung Quốc được xây dựng dựa trên kinh
nghiệm của 7 chương trình thí điểm giao dịch khí thải carbon triển khai năm 2013-2014.
0.33

0.47

1.3
3.88

1.6

Đ ơ n v ị: tỷ tấ n
1.6

3.24

Quảng Đông 2014 Hồ Bắc 2014 Thượng Hải 2013 Thiên Tân 2014

Trùng Khánh 2014 Bắc Kinh 2013 Thâm Quyến 2013

Hình 1. Tổng hạn ngạch của các dự án thí điểm tại Trung Quốc giai đoạn 2013-
20141
Nguồn: 宁金彪 (Ninh Kim Bưu), Sách xanh về thị trường carbon Trung Quốc, 2014
Theo thông báo từ Tổng Văn phòng Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia ( 国家
发展改革委办公厅, 2014), các dự án thí điểm buôn bán khí thải carbon tại 7 tỉnh, thành
phố đã triển khai gần 3.000 đơn vị phát thải trọng điểm, các thành phố và công viên thí
điểm này sẽ tích cực thực hiện các trách nhiệm chính của mình, thúc đẩy sự phát triển
kinh tế và xã hội của khu vực theo hướng chuyển đổi xanh toàn diện và tập trung chủ lực
để đạt được mục tiêu đạt đỉnh carbon. Cuối năm 2017, thị trường carbon quốc gia Trung
Quốc đã hoàn thiện thiết kế tổng thể và chính thức ra mắt. Thị trường này sẽ lấy ngành
sản xuất điện làm điểm đột phá và tiến lên vững chắc theo từng giai đoạn. Thị trường thí
điểm ở giai đoạn này là một bước đệm hoàn hảo để tích lũy kinh nghiệm quý báu cho
việc xây dựng thị trường carbon quốc gia. Dựa trên tiền đề đó, từ năm 2018 đến 2019, thị
trường carbon Trung Quốc chủ yếu thực hiện công tác xây dựng cơ sở hạ tầng cơ bản.
Bảy thị trường thí điểm tiếp tục hoạt động để chuẩn bị cho quá trình chuyển đổi sang thị
trường carbon quốc gia. Tính đến cuối năm 2019, khối lượng giao dịch hạn ngạch carbon
tích lũy tại bảy thị trường thí điểm đạt 483 triệu tấn và khối lượng giao dịch đạt 8.622 tỷ
RMB (số liệu theo CEEP-BIT, 2020). Dự án thí điểm 7 tỉnh là sự kiện quan trọng đánh
dấu bước đầu hình thành của thị trường carbon Trung Quốc. Nhưng không dừng lại, trên
cở sở phát triển đó, năm 2016, trung tâm thương mại khí thải carbon tỉnh Phúc Kiến
1
Các số liệu năm 2014 được tham chiếu từ năm 2013
chính thức được đưa vào triển khai, trở thành thị trường thứ 8 được đưa vào thí điểm. Kể
từ khi ra đời và vận hành, lượng giao dịch phát thải của tỉnh Hồ Bắc vẫn giữ vị trí cao,
thêm một lần nữa chứng minh sự quan tâm và tập trung nghiên cứu của Chính phủ Trung
Quốc trong chính sách thí điểm này.
2.2. Chiến lược vận hành thị trường carbon quốc gia
Sau 10 năm thực hiện dự án thí điểm, thị trường giao dịch carbon Trung Quốc
chính thức ra mắt sàn giao dịch trực tuyến vào ngày 16/07/2021, hiện nay mới chỉ tập
trung ở ngành điện, với 2.162 công ty sản xuất điện được đưa vào đợt đầu tiên, và tổng
lượng khí thải mỗi năm trung bình đạt khoảng 4,5 tỷ tấn (Bộ Sinh thái và Môi trường,
2022 ), và tổng lượng phát thải khí C02 đạt khoảng 4,5 tỷ tấn/năm. Thị trường carbon tại
Trung Quốc trở thành thị trường giao ngay carbon với quy mô lớn nhất toàn cầu.
Kể từ khi mở cửa thị trường, các giao dịch diễn ra thường xuyên ở nhiều thị
trường thí điểm khác nhau, với tổng quy mô giao dịch vượt quá 1.147 tỷ RMB (RMB)
(747 triệu RMB trên thị trường sơ cấp và hơn 400 triệu RMB trên thị trường thứ cấp) (Ủy
ban Cải cách và Phát triển Quốc gia, 2021).
Hạn ngạch tại nhiều thị trường thí điểm đã tăng đáng kể so với giá mở cửa. Đặc
biệt, Thâm Quyến có mức tăng cao nhất, đạt 110%.

6.5 Thâm Quyến


110% Quảng Đông Bắc Kinh Thượng Hải Thiên Tân Hồ Nam Thâm Quyến
110% Quảng Đông Bắc Kinh Thượng Hải Thiên Tân Hồ Nam
5.866 6
5.7
5.5 G 2.8 6 5 2.7 2.8 2.1 90%
i 5.096 5 79%
4.8
á 70%
4.5
m 50%
3.5 ở
2.8 2.7 2.8 30%
c
2.5 ử 14% 2.035 2.1 2.254
10%
a 5%
1.5
-10%
( -15%
R -27%
0.5 -30%
M
B
Thâm Quyến Quảng Đông Bắc Kinh Thượng Hải Thiên Tân Hồ Nam Thâm Quyến Quảng Đông Bắc Kinh Thượng Hải Thiên Tân Hồ Nam
)
G 5.866 5.096 5.7 4.8 2.035 2.254
G 2.8 6 5 2.7 2.8 2.1
i
i
á
á
đ Đơn vị: Trăm nghìn tấn
m
ó

n
g
c

c
a

a
(
R
(
M
R
B
M
)
B
)
G 5.866 5.096 5.7 4.8 2.035 2.254
i
B 110% -15% 14% 79% -27% 5%
á
i
ê
đ
n
ó
n
đ
g

c
t

ă
a
n
g
(
R
g
M
i
B
á
)
B 110% -15% 14% 79% -27% 5%
i
ê
n

đ

t
ă
n
g

g
i
á

Hình 2. Tình hình giao dịch hạn ngạch carbon tại Trung Quốc
Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp số liệu từ ICAP, 2021
Bên cạnh đó, Chính phủ Trung Quốc cũng không ngừng cải thiện trong các nỗ lực
hoàn thiện thị trường carbon. Nhận thấy còn nhiều điều hạn chế về lĩnh vực, ngành nghề
trong công tác triển khai, Chính phủ Trung Quốc đưa mục tiêu tiếp tục mở rộng quy mô
thị trường làm ưu tiên.
Ngày 7/2/2023, Tổng cục Bộ Sinh thái và Môi trường đã ban hành “Thông báo về
việc quản lý Báo cáo phát thải KNK đối các doanh nghiệp ngành sản xuất điện giai đoạn
2023-2025”. Cũng trong năm 2023, ngày 15/3, Bộ Sinh thái và Môi trường Trung Quốc
tiếp tục ban hành “Kế hoạch thực hiện việc thiết lập và phân bổ hạn ngạch mua bán phát
thải carbon quốc gia giai đoạn 2021-2022 (Ngành công nghiệp phát điện)” nhằm giảm
bớt áp lực hoạt động của một số doanh nghiệp phát điện bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, đảm
bảo cung cấp năng lượng,… Vào ngày 21/4/2023, 11 cơ quan trong đó có Ủy ban Tiêu
chuẩn Quốc gia đã ban hành “Hướng dẫn về việc xây dựng Hệ thống Tiêu chuẩn Trung
hòa Carbon và Đỉnh Carbon”, nhằm đề xuất tập trung vào việc xây dựng và sửa đổi các
tiêu chuẩn về tính toán và xác minh lượng phát thải carbon, quản lý và đánh giá lượng
carbon thấp cũng như công bố thông tin về carbon (Ủy ban Tiêu chuẩn Quốc gia, 2023).
Các tiêu chuẩn và quy định về việc phân bổ, điều chỉnh, quyết toán và bù đắp hạn ngạch
phát thải carbon sẽ được xây dựng và sửa đổi, điều này nhằm đưa định
Các ngành vật liệu xây dựng, thép và hóa dầu là những ngành công nghiệp sẽ sớm
được đưa vào thị trường carbon Trung Quốc, vào tháng 06 năm 2023, các cuộc họp làm
việc đầu tiên về việc đưa các ngành công nghiệp này vào nghiên cứu đặc biệt về thị
trường carbon lần lượt được tổ chức. Theo đó, dự kiến xi măng có thể sẽ là lĩnh vực đầu
tiên ngành vật liệu xây dựng được đưa vào hoạt động tại thị trường giao dịch khí thải
carbon của nước này. Là một trong số những ngành công nghiệp trọng điểm để Trung
Quốc đạt được mục tiêu trung hòa carbon, sản xuất tiêu thụ xi măng của Trung Quốc
chiếm hơn một nửa thị trường toàn cầu…., lượng khí thải carbon chiếm 13% tổng lượng
khí thải của cả nước (Hiệp hội Xi măng Trung Quốc (CCA, 2023).
2.3. Đề xuất chiến lược cho Việt Nam
Việc tổ chức và phát triển thị trường carbon tại Việt Nam được quy định cụ thể
nhất tại Nghị định 06/2022/NĐ-CP về Quy định giảm nhẹ phát thải KNK và bảo vệ tầng
ô-dôn.
Ngoài việc được trao đổi tín chỉ carbon, các tổ chức cũng có thể đấu giá tín chỉ
carbon, cũng như có thể vay mượn hoặc chuyển giao tín chỉ carbon trong 2 năm liên tiếp
trong cùng một giai đoạn cam kết.
Trong Nghị định số 06/2022/NĐ-CP, các tổ chức có thể sử dụng tín chỉ carbon thu
được từ các dự án theo cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon nhằm mục đích bù đắp lượng
phát thải vượt quá hạn ngạch trong 1 giai đoạn cam kết. Tuy nhiên, lượng bù đắp cũng
không được vượt quá 10% tổng hạn ngạch phát thải được phân bổ. Quy định này nhằm
tránh các cơ sở dám đánh đổi để phát thải thêm khi giá của tín chỉ carbon thấp hơn tiền
phạt. Cuối mỗi giai đoạn cam kết, các cơ sở sẽ phải nộp tiền phạt trên lượng phát thải
vượt quá hạn ngạch được phân bổ sau khi đã bù trừ. Lượng phát thải vượt quá này cũng
được trừ vào hạn ngạch được phân bổ cho cơ sở trong giai đoạn cam kết sau đó. Đây là
một chế tài khắt khe nhằm buộc các cơ sở phải giảm mức phát thải trong năm thấp nhất
có thể.
Nghị định số 06/2022/NĐ-CP còn quy định lộ trình phát triển của thị trường
carbon ở Việt Nam bao gồm 3 giai đoạn: chuẩn bị, thí điểm và vận hành. Giai đoạn chuẩn
bị bắt đầu từ năm 2021 và kết thúc vào năm 2027. Trong giai đoạn này, Chính phủ và các
cơ quan liên quan sẽ xây dựng các quy định quản lý tín chỉ carbon, đồng thời tiến hành
đo đạc, tính toán, thẩm định cũng như chuẩn bị cho sự hình thành của sàn giao dịch tín
chỉ carbon. Đến năm 2025, sàn giao dịch tín chỉ carbon sẽ được vận hành thí điểm tại một
số khu vực. Từ năm 2028, sàn giao dịch này sẽ được vận hành chính thức.

Hình 3. Giai đoạn hình thành thị trường carbon tại Việt Nam
Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp số liệu từ Báo Con người và Thiên nhiên, 2023
Tại Hội nghị Thượng Đỉnh về BĐKH của Liên Hợp Quốc năm 2021 (COP26),
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã công bố những cam kết mạnh mẽ của Việt Nam trong
việc ứng phó với biến đổi khí hậu. Theo đó, Việt Nam cam kết giảm 30% lượng phát thải
khí metan gây hiệu ứng nhà kính vào năm 2030, giảm phát thải ròng về 0 vào năm 2050
(Mục tiêu Net Zero).
Để đạt được mục tiêu đó, Việt Nam bước đầu đã có những nghị định, thể chế rõ
ràng trong việc xây dựng lộ trình cho thị trường carbon. Trong Nghị định số
06/2022/NĐ-CP, Chính phủ Việt Nam đã đề ra ba giai đoạn hình thành và phát triển thị
trường carbon ở nước ta. Với bối cảnh và tiềm năng hiện có, việc chia thành ba giai đoạn
là hoàn toàn phù hợp để nước ta hình thành một thị trường carbon hoạt động hiệu quả và
bền vững. Tuy nhiên, cần đặt ra mục tiêu cụ thể chung cũng như cho từng giai đoạn để có
thể có những chính sách và chiến lược phù hợp trong từng giai đoạn.
Cụ thể, về mục tiêu chung, cần xây dựng thị trường carbon hiệu quả, minh bạch
và công bằng, góp phần giảm phát thải khí nhà kính, bảo vệ môi trường và thúc đẩy phát
triển bền vững, hướng tới nền kinh tế carbon thấp.
Về mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn:
Giai đoạn 1 (2021 – 2027): Hoàn thiện khung khổ pháp lý và thể chế, xây dựng hệ
thống MRV và triển khai thí điểm thị trường carbon trong một số ngành phát thải cao,
như ngành năng lượng tái tạo và các ngành có tiềm năng sẵn có lớn, như carbon rừng.
Bên cạnh việc ban hành luật thị trường carbon và các văn bản hướng dẫn liên quan
cũng như thành lập cơ quan quản lý thị trường carbon, Chính phủ cũng cần phát triển hệ
thống MRV cho các nguồn phát thải chính và lên kế hoạch lựa chọn các ngành phát thải
cao để triển khai thí điểm thị trường carbon. Trong quá trình xây dựng thị trường carbon,
Chính phủ Việt Nam cũng cần xây dựng quy định quản lý tín chỉ carbon, hoạt động trao
đổi hạn ngạch phát thải KNK và tín chỉ carbon, để đảm bảo có một cơ sở quy chế chắc
chắn cho việc vận hành sàn giao dịch carbon ở giai đoạn sau. Đồng thời, xây dựng hệ
thống giao dịch tín chỉ carbon cùng với triển khai các chương trình giáo dục và truyền
thông về thị trường carbon và chú trọng nâng cao năng lực cho các bên liên quan.
Giai đoạn 2 (2025 – 2027): Thành lập và thí điểm vận hành sàn giao dịch carbon.
Căn cứ vào danh sách các doanh nghiệp kiểm kê khí nhà kính cũng như thống kê
về tiềm năng ở một số khu vực, Chính phủ có thể chọn thí điểm một số lĩnh vực có lượng
phát thải khí nhà kính lớn và tiềm năng phát triển thị trường cao. Hơn nữa, cũng cần áp
dụng cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực thí điểm.
Cuối cùng, cần triển khai theo dõi, đánh giá hiệu quả hoạt động thí điểm và điều chỉnh
chính sách để phù hợp với điều kiện và bối cảnh của đất nước.
Điển hình có thể kể đến một số thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí
Minh và khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam. Đây là những khu vực có tập trung nhiều
nguồn phát thải khí nhà kính, tạo ra nhu cầu cao về tín chỉ carbon, đồng thời có nền tảng
hạ tầng và nguồn nhân lực sẵn có cho hoạt động giao dịch carbon và có nhu cầu cao về
tín chỉ carbon từ các ngành công nghiệp nặng như xi măng, thép, hóa chất. Bên cạnh đó,
Chính phủ cũng có thể triển khai thí điểm thị trường carbon ở Khu vực Đồng bằng sông
Cửu Long. Đây là nơi có tiềm năng lớn về phát triển rừng và nông nghiệp bền vững, tạo
nguồn cung tín chỉ carbon dồi dào. Lợi thế này giúp tạo ra cơ hội thu hút đầu tư vào các
dự án giảm phát thải khí nhà kính, thúc đẩy phát triển kinh tế xanh ở khu vực này. Bên
cạnh đó, việc xây dựng thị trường carbon ở Đồng bằng sông Cửu Long còn góp phần bảo
vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Giai đoạn 3 (Từ 2028 trở đi): Mở rộng phạm vi thị trường carbon sang các ngành
phát thải khác và kết nối với thị trường carbon quốc tế.
Chính phủ có thể mở rộng phạm vi thị trường carbon sang các ngành phát thải
khác như giao thông vận tải, xây dựng, rác thải,… Đồng thời, song song với với việc mở
rộng trên phạm vi ngành, khi tiến hành triển khai chính thức, Việt Nam nên có những
hướng dẫn cụ thể đối với các tổ chức tham gia thị trường, công bố những kinh nghiệm và
kết quả giao dịch từ giai đoạn thí điểm để khuyến khích, thu hút các tổ chức tham gia
hơn. Bên cạnh đó, việc phát triển cơ chế liên kết thị trường carbon trong nước với thị
trường carbon quốc tế cùng hoàn thiện hệ thống MRV và giám sát thị trường carbon cũng
cần được chú trọng.
3. Kết luận
Trong quá trình hình thành thị trường carbon từ đầu những năm 2000, Chính phủ
Trung Quốc đã có những bước đi đúng đắn xác định mục tiêu và hành động cho mỗi giai
đoạn. Sự nỗ lực đó đã được chứng minh thông qua việc giảm lượng khí thải carbon và
đẩy mạnh sự phát triển năng lượng tái tạo. Qua việc đánh giá và quản lý khí thải, Trung
Quốc đã đạt được một số mục tiêu quan trọng trong việc giảm ô nhiễm môi trường và
tăng cường bảo vệ môi trường. Bằng cách hoàn thiện hệ thống pháp lý và thể chế, xây
dựng hệ thống MRV, tạo ra cơ chế vận hành thị trường linh hoạt, tăng cường sự tham gia
của các tổ chức tài chính,… những biện pháp đi trước của Trung Quốc sẽ là những bài
học giá trị cho Việt Nam trên con đường xây dựng một thị trường carbon hiệu quả và bền
vững, trong nỗ lực nhằm giảm thiểu khí phát thải quốc gia và toàn cầu. Nhưng bên cạnh
đó, sự phát triển và mở rộng thị trường carbon cũng đòi hỏi sự hợp tác đa phương giữa
các bên liên quan, đồng thời cần có sự cam kết bền vững từ chính phủ và các doanh
nghiệp để đảm bảo tiếp tục tiến bộ trong việc giảm khí thải carbon và chống lại biến đổi
khí hậu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. CarbonCredits.Com (n.d.). The Ultimate Guide to Understanding Carbon Credits.
Truy cập lần cuối ngày 01/04/2024 tại https://carboncredits.com/the-ultimate-
guide-to-understanding-carbon-credits/.
2. Carbon Offset Guide (n.d.). What is carbon offset?. Truy cập lần cuối ngày
01/04/2024 tại What is a Carbon Offset? - Carbon Offset Guide
3. Nghiệp, N.T.; Hà, N.H. (2023). Tín chỉ carbon và Thị trường carbon theo pháp
luật Việt nam, VTNnPartners.
4. Hoàng Hà (2015). Thỏa thuận Paris 2015 tìm kiếm sự đồng thuận toàn cầu, Báo
Nhân Dân – cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Việt Nam. Truy cập lần cuối
ngày 03/04/2024 tại Thỏa thuận Paris 2015 tìm kiếm sự đồng thuận toàn cầu
(nhandan.vn)
5. Bộ Sinh thái và Môi trường (2022). Báo cáo chu kỳ hoạt động đầu tiên của thị
trường giao dịch khí thải carbon quốc gia. Truy cập lần cuối ngày 28/03/2024 tại
https://www.mee.gov.cn/ywgz/ydqhbh/wsqtkz/202212/P02022123079953232959
4.pdf
6. 宁金彪 (Ninh Kim Bưu) (2014). 中国碳市场报告 (Báo cáo Thị trường carbon
Trung Quốc), Sách xanh về Thị trường carbon.
7. Tổng cục Bộ Sinh thái và Môi trường (2023). Thông báo quản lý báo cáo phát
thải KNK đối với các doanh nghiệp ngành sản xuất điện giai đoạn 2023 – 2025.
Truy cập lần cuối ngày 28/03/2024 tại
https://www.mee.gov.cn/xxgk2018/xxgk/
xxgk06/202302/†20230207_1015569.html
8. Chính phủ Việt Nam (07/01/2022). Nghị định số 06/2022/NĐ-CP của Chính phủ
quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn.
9. Tổng cục Bộ Sinh thái và Môi trường (2023). Kế hoạch thực hiện xây dựng và
phân bổ tổng hạn ngạch mua bán phát thải carbon quốc gia năm 2021 và 2022
(ngành sản xuất điện). Truy cập lần cuối ngày 30/03/2024 tại
https://www.gov.cn/zhengce/2023-03/16/content_5747108.htm.

You might also like