SỞ HỮU TRÍ TUỆ

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 13

MỞ ĐẦU

Nhãn hiệu là một trong những yếu tố đóng vai trò nòng cốt trong việc tạo dựng thương
hiệu cũng như khẳng định vị thế của một doanh nghiệp trên thị trường. Nhãn hiệu giúp
khách hàng phân biệt được hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp này với doanh nghiệp
khác. Điều này góp phần bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và thúc đẩy sự cạnh tranh
lành mạnh trên thị trường. Để được pháp luật bảo hộ, nhãn hiệu phải đáp ứng một số yêu
cầu nhất định. Vậy một trong những yêu cầu đó thì yêu cầu nào là quan trọng nhất?
Chính là khả năng phân biệt của nhãn hiệu. Dấu hiệu phân biệt hay dấu hiệu nhận biết là
những yếu tố tạo nên khả năng phân biệt của nhãn hiệu - giúp người tiêu dùng dễ dàng
nhận biết và ghi nhớ thương hiệu.
Bài luận này em sẽ trình bài một cách chi tiết về “Dấu hiệu phân biệt của nhãn hiệu theo
pháp luật Việt Nam” bao gồm: khái niệm, yêu cầu, trường hợp không được bảo hộ, ý
nghĩa và giải pháp bảo vệ.
NỘI DUNG
1. Khái niệm và chức năng của nhãn hiệu:
1.1 Khái niệm về nhãn hiệu:
Theo khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ đã định nghĩa rằng: “Nhãn hiệu là dấu hiệu
dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.” Loại nhãn hiệu
này được coi là nhãn hiệu thông thường, ngoài ra pháp luật còn quy định các loại nhãn
hiệu khác như nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu liên kết và nhãn hiệu
nổi tiếng.
1.2 Phân loại nhãn hiệu:
Theo Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ quy định:
 Nhãn hiệu tập thể: Là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của
các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hóa, dịch
vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó. (Khoản
17)
 Nhãn hiệu chứng nhận: Là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép
tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân
đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức
sản xuất hàng hóa, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác,
độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu.
(Khoản 18)
 Nhãn hiệu liên kết: Là các nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký, trùng
hoặc tương tự nhau dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự
nhau hoặc có liên quan với nhau. (Khoản 19)
 Nhãn hiệu nổi tiếng: Là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi
trên toàn lãnh thổ Việt Nam. (Khoản 20)
2. Chức năng của nhãn hiệu:
 Giúp khách hàng và doanh nghiệp dễ dàng nhận ra sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ của
một công ty cụ thể nhằm phân biệt chúng với các sản phẩm tương tự từ các đối thủ cạnh
tranh.
 Nhãn hiệu còn có vai trò quan trọng cho chiến dịch quảng cáo và tiếp thị nhằm xây dựng,
duy trì hình ảnh công ty cũng như mức độ uy tín trong mắt người tiêu dùng.
 Tạo động lực giúp công ty đẩy mạnh cũng như duy trì chất lượng sản phẩm nhằm đảm
bảo sản phẩm mang nhãn hiệu có uy tín tốt.
3. Yêu cầu đối với dấu hiệu phân biệt của nhãn hiệu:
 Tại khoản 1 Điều 74 Luật Sở hữu trí tuệ có ghi “Nhãn hiệu được coi là có khả năng phân
biệt nếu được tạo thành từ một hoặc một số yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ hoặc từ nhiều
yếu tố kết hợp thành một tổng thể dễ nhận biết, dễ ghi nhớ và không thuộc các trường
hợp quy định tại khoản 2 Điều này."
 Dấu hiệu phân biệt của nhãn hiệu là những yếu tố của nhãn hiệu giúp người tiêu dùng
phân biệt được hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp này với hàng hóa, dịch vụ của doanh
nghiệp khác.Dấu hiệu phân biệt của nhãn hiệu là những yếu tố của nhãn hiệu giúp người
tiêu dùng phân biệt được hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp này với hàng hóa, dịch vụ
của doanh nghiệp khác. Dấu hiệu phân biệt có thể bao gồm:
o Nhãn hiệu chữ: chữ cái, từ ngữ. Chúng ta thường thấy là Tên thương hiệu, Khẩu
hiệu, Mô tả sản phẩm,…
o Nhãn hiệu hình: bao gồm hình vẽ, ảnh chụp, biểu tượng, hình khối (hình không
gian ba chiều),… Ví dụ như là Logo, Biểu tượng, Hình ảnh sản phẩm,…
o Nhãn hiệu hỗn hợp: dưới dạng kết hợp các yếu tố hình và chữ,…. Ví dụ như là
Logo kết hợp với khẩu hiệu, bao bì sản phẩm có in hình ảnh và tên thương hiệu.
4. Các trường hợp không được coi là dấu hiệu phân biệt của nhãn hiệu:
4.1 Quy định của luật sở hữu trí tuệ về các trường hợp không được coi là dấu
hiệu phân biệt của nhãn hiệu:
Tại khoản 2 Điều 74 Luật Sở hữu trí tuệ đã nêu rõ:
“Nhãn hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt nếu nhãn hiệu đó là dấu hiệu thuộc một
trong các trường hợp sau đây:
a) Hình và hình hình học đơn giản, chữ số, chữ cái, chữ thuộc các ngôn ngữ
không thông dụng, trừ trường hợp các dấu hiệu này đã được sử dụng và thừa nhận
rộng rãi với danh nghĩa một nhãn hiệu;
b) Dấu hiệu, biểu tượng quy ước, hình vẽ hoặc tên gọi thông thường của hàng
hoá, dịch vụ bằng bất kỳ ngôn ngữ nào đã được sử dụng rộng rãi, thường xuyên,
nhiều người biết đến;
c) Dấu hiệu chỉ thời gian, địa điểm, phương pháp sản xuất, chủng loại, số lượng,
chất lượng, tính chất, thành phần, công dụng, giá trị hoặc các đặc tính khác mang
tính mô tả hàng hoá, dịch vụ, trừ trường hợp dấu hiệu đó đã đạt được khả năng
phân biệt thông qua quá trình sử dụng trước thời điểm nộp đơn đăng ký nhãn
hiệu;
d) Dấu hiệu mô tả hình thức pháp lý, lĩnh vực kinh doanh của chủ thể kinh doanh;
đ) Dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hoá, dịch vụ, trừ trường hợp dấu hiệu
đó đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi với danh nghĩa một nhãn hiệu hoặc
được đăng ký dưới dạng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận quy định
tại Luật này;

e) Dấu hiệu không phải là nhãn hiệu liên kết trùng hoặc tương tự đến mức gây
nhầm lẫn với nhãn hiệu đã được đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương
tự trên cơ sở đơn đăng ký có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn trong
trường hợp đơn đăng ký được hưởng quyền ưu tiên, kể cả đơn đăng ký nhãn hiệu
được nộp theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành
viên;
g) Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người
khác đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc
tương tự từ trước ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên trong trường hợp đơn được
hưởng quyền ưu tiên;
h) Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người
khác đã đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự mà đăng ký nhãn hiệu
đó đã chấm dứt hiệu lực chưa quá năm năm, trừ trường hợp hiệu lực bị chấm dứt
vì lý do nhãn hiệu không được sử dụng theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 95
của Luật này;
i) Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được coi là
nổi tiếng của người khác đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự với
hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng hoặc đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ
không tương tự, nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể làm ảnh hưởng đến khả năng
phân biệt của nhãn hiệu nổi tiếng hoặc việc đăng ký nhãn hiệu nhằm lợi dụng uy
tín của nhãn hiệu nổi tiếng;
k) Dấu hiệu trùng hoặc tương tự với tên thương mại đang được sử dụng của người
khác, nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về
nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ;
l) Dấu hiệu trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ nếu việc sử
dụng dấu hiệu đó có thể làm cho người tiêu dùng hiểu sai lệch về nguồn gốc địa
lý của hàng hoá;
m) Dấu hiệu trùng với chỉ dẫn địa lý hoặc có chứa chỉ dẫn địa lý hoặc được dịch
nghĩa, phiên âm từ chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ cho rượu vang, rượu mạnh
nếu dấu hiệu được đăng ký để sử dụng cho rượu vang, rượu mạnh không có
nguồn gốc xuất xứ từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý đó;
n) Dấu hiệu trùng hoặc không khác biệt đáng kể với kiểu dáng công nghiệp của
người khác được bảo hộ trên cơ sở đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp có ngày
nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn so với ngày nộp đơn, ngày ưu tiên của đơn
đăng ký nhãn hiệu.”
4.2 Ví dụ làm rõ vấn đề:
 Dấu hiệu gây nhầm lẫn với tên thương mại của người khác.Tại sao lại không được
chấp nhận, vì dấu hiệu này có thể khiến người tiêu dùng, khách hàng khi sử dụng
dịch vụ hoặc mua sản phẩm sẽ nhầm lẫn về nguồn gốc, chủ sở hữu của hàng hóa,
dịch vụ.
Ví dụ: "Công ty Cổ phần Điện tử Samsung" và "Công ty TNHH MTV
Điện tử Sumsang".
 Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu nổi tiếng của
người khác. Dấu hiệu có thể ảnh hưởng đến danh tiếng, uy tín của nhãn hiệu nổi
tiếng, gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu đó.
Ví dụ: "Coca-Cola" và "Cocola".
5. Thực trạng việc sử dụng “Dấu hiệu phân biệt của nhãn hiệu theo pháp luật
Việt Nam”:
5.1 Mặt tích cực:
 Nhiều doanh nghiệp đã chú trọng việc lựa chọn và sử dụng Dấu hiệu phân biệt
hiệu quả, góp phần tạo dựng thương hiệu mạnh và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
 Việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ngày càng được quan tâm, thể hiện qua số lượng
hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tăng cao.
 Cục Sở hữu trí tuệ đã tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về sở
hữu trí tuệ, góp phần nâng cao nhận thức của doanh nghiệp và người tiêu dùng về
tầm quan trọng của Dấu hiệu phân biệt.
5.2 Mặt hạn chế:
 Vẫn còn nhiều doanh nghiệp chưa quan tâm đúng mức đến việc lựa chọn và sử
dụng Dấu hiệu phân biệt, dẫn đến tình trạng sử dụng Dấu hiệu phân biệt không
hiệu quả, thậm chí vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ.
 Nạn xâm phạm nhãn hiệu vẫn còn phổ biến, ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp
của doanh nghiệp và gây thiệt hại cho người tiêu dùng.
5.3 Một số trường hợp vi phạm:
5.3.1 Vụ kiện thương hiệu cà phê Trung Nguyên:
 Giới thiệu về vụ việc
o Năm 2017: Trung Nguyên Group khởi kiện Cà phê chồn Trung
Nguyên Legend (Công ty TNHH MTV Sản xuất Thương mại và
Dịch vụ Cà phê Trung Nguyên Legend) vì sử dụng logo và tên
thương hiệu tương tự thương hiệu cà phê Trung Nguyên đã được
đăng ký bảo hộ.
o Kết quả: Tòa án Nhân dân Tối cao đã ra phán quyết buộc Cà phê
chồn Trung Nguyên Legend phải ngừng sử dụng logo và tên
thương hiệu vi phạm, bồi thường thiệt hại cho Trung Nguyên
Group và thay đổi tên thương hiệu.
 Phân tích cụ thể:
o Hành vi vi phạm: Cà phê chồn Trung Nguyên Legend đã sử dụng
logo và tên thương hiệu có nhiều điểm tương đồng với thương hiệu
cà phê Trung Nguyên đã được đăng ký bảo hộ, gây nhầm lẫn cho
người tiêu dùng.
o Quy định pháp luật vi phạm: Quy định tại khoản 2 Điều 74 Luật
Sở hữu trí tuệ về trường hợp nhãn hiệu bị coi là không có khả năng
phân biệt do trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn
hiệu đã được đăng ký cho hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự.
o Hậu quả pháp lý: Cà phê chồn Trung Nguyên Legend phải chịu các
biện pháp xử lý như ngừng sử dụng logo và tên thương hiệu vi
phạm, bồi thường thiệt hại và thay đổi tên thương hiệu.
5.3.2 vụ kiện giữa Acecook Việt Nam và Vinafood 1 về thương hiệu mì gói Hảo
Hảo:
 Giới thiệu vụ việc:
o Năm 2015: Công ty Acecook Việt Nam (Chủ sở hữu thương hiệu
mì gói Hảo Hảo) đã khởi kiện Công ty TNHH MTV Sản xuất
Thương mại Dịch vụ Vinafood 1 (sản xuất mì gói Hảo Hạng) vì vi
phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu "Hảo Hảo, mì tôm
chua cay, hình".
o Lý do khởi kiện: Acecook cho rằng Vinafood 1 đã sử dụng logo,
bao bì và tên thương hiệu "Mì Hảo Hạng" có nhiều điểm tương
đồng với thương hiệu "Mì Hảo Hảo" đã được đăng ký bảo hộ của
Acecook, gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng.
 Phân tích cụ thể:
o Các yếu tố vi phạm:
 Logo: Logo "Mì Hảo Hạng" của Vinafood 1 sử dụng hình
ảnh tô mì, sợi mì và màu sắc chủ đạo tương tự như logo
"Mì Hảo Hảo" của Acecook.
 Bao bì: Bao bì mì "Mì Hảo Hạng" sử dụng phông chữ, bố
cục và màu sắc tương tự như bao bì mì "Mì Hảo Hảo".
 Tên thương hiệu: Tên thương hiệu "Mì Hảo Hạng" có chứa
từ "Hảo Hảo" - thành phần chính của thương hiệu được bảo
hộ của Acecook.
o Quy định pháp luật vi phạm: Khoản 2 Điều 74 Luật Sở hữu trí tuệ:
Nhãn hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt nếu trùng hoặc
tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã được đăng ký
cho hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự.
o Kết quả vụ kiện:
 Tòa án Nhân dân tỉnh Bình Dương: Xác định Vinafood 1
đã vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của Acecook.
 Yêu cầu Vinafood 1: Chấm dứt hành vi vi phạm; Đăng báo
xin lỗi công khai; Bồi thường thiệt hại cho Acecook.

6. Ý nghĩa của việc xác định dấu hiệu phân biệt của nhãn hiệu
Việc nhà nước đưa ra quy định về "Dấu hiệu phân biệt của nhãn hiệu" đóng vai trò quan
trọng trong việc bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp và người tiêu dùng, góp phần thúc
đẩy phát triển kinh tế thị trường. Cụ thể:
6.1. Bảo vệ quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp:
 Giúp doanh nghiệp tạo dựng thương hiệu độc đáo, dễ nhận biết và ghi nhớ, từ đó
phân biệt sản phẩm, dịch vụ của mình với sản phẩm, dịch vụ của đối thủ cạnh
tranh.
 Bảo vệ quyền sở hữu đối với thương hiệu của doanh nghiệp, ngăn chặn các hành
vi xâm phạm nhãn hiệu như sử dụng trái phép, giả mạo nhãn hiệu.
 Tạo điều kiện cho doanh nghiệp khẳng định vị thế trên thị trường, thu hút khách
hàng và tăng khả năng cạnh tranh.
6.2. Bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng:
 Giúp người tiêu dùng dễ dàng phân biệt được hàng hóa, dịch vụ chính hãng với
hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng.
 Bảo đảm quyền lợi của người tiêu dùng trong việc lựa chọn sản phẩm, dịch vụ
phù hợp với nhu cầu và sở thích của mình.
 Góp phần thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh trên thị trường, nâng cao chất lượng sản
phẩm, dịch vụ.
6.3. Thúc đẩy phát triển kinh tế thị trường:
 Tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, minh bạch, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư,
sáng tạo và phát triển thương hiệu.
 Thu hút đầu tư nước ngoài, thúc đẩy xuất khẩu và hội nhập kinh tế quốc tế.
 Góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, tạo dựng hình ảnh quốc gia uy
tín trên thị trường quốc tế.
KẾT LUẬN
Dấu hiệu phân biệt đóng vai trò quan trọng trong việc tạo dựng thương hiệu, bảo vệ quyền sở
hữu trí tuệ và thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh trên thị trường. Doanh nghiệp cần lựa chọn và sử
dụng Dấu hiệu phân biệt hiệu quả để bảo vệ thương hiệu của mình và tránh vi phạm quyền của
người khác.
Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần lưu ý một số vấn đề sau:
 Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu: Việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu giúp doanh nghiệp bảo vệ
quyền sở hữu đối với Dấu hiệu phân biệt của mình.
 Theo dõi và giám sát việc sử dụng nhãn hiệu: Doanh nghiệp cần theo dõi và giám sát việc
sử dụng nhãn hiệu của mình trên thị trường để kịp thời phát hiện và xử lý các hành vi vi
phạm.
 Sử dụng Dấu hiệu phân biệt một cách hiệu quả: Doanh nghiệp cần sử dụng Dấu hiệu
phân biệt một cách hiệu quả để tạo dựng thương hiệu và thu hút khách hàng.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. (No date) Các Quy định VỀ Nhãn Hiệu Trong Luật sở Hữu Trí Tuệ Tại Việt Nam.
Available at: https://luatminhkhue.vn/cac-quy-dinh-ve-nhan-hieu-trong-luat-so-
huu-tri-tue-tai-viet-nam.aspx (Accessed: 25 April 2024).
2. Thuvienphapluat.vn (2024) Luật sở Hữu Trí Tuệ 2005 SỐ 50/2005/QH11 Mới
Nhất, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Available at: https://thuvienphapluat.vn/van-
ban/So-huu-tri-tue/Luat-So-huu-tri-tue-2005-50-2005-QH11-7022.aspx
(Accessed: 26 April 2024).
3. VnExpress (2015) Mì Hảo Hảo Kiện mì Hảo Hạng, vnexpress.net. Available at:
https://vnexpress.net/mi-hao-hao-kien-mi-hao-hang-3209188.html (Accessed: 26
April 2024).

You might also like