FINAL

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 65

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

KHOA KINH TẾ

BÀI TẬP LỚN

HỌC PHẦN THỰC HÀNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Chủ đề: Hỗ trợ vốn và kỹ thuật cho hộ nông dân chăn nuôi bò tại tỉnh Hòa Bình

Giảng viên: TS. Đặng Thị Thuý Duyên

Nhóm thực hiện: Nhóm 02

Hà Nội, ngày 19 tháng 04 năm 2024

DANH SÁCH THÀNH VIÊN

STT TÊN THÀNH VIÊN MÃ SINH VIÊN MỨC ĐỘ ĐÓNG GÓP


1 Trần Mai Phương

2 Nguyễn Hiệp Hòa

3 Phạm Thị Huyền

4 Phạm Thu Hà

5 Phạm Thanh Hằng

6 Nguyễn Thị Hậu

7 Nguyễn Khánh Huyền

8 Tiêu Thị Khánh Huyền

MỤC LUC
LỜI MỞ ĐẦU

Hòa Bình là một tỉnh miền núi thuộc vùng Tây Bắc Bộ có tiềm năng phát triển ngành chăn
nuôi bò vì có điều kiện tự nhiên phù hợp, nguồn nước và nguồn thức ăn dồi dào. Đàn bò ở
Hòa Bình phát triển khá tốt do được hỗ trợ vốn và kĩ thuật chăn nuôi. Nhưng bên cạnh đó có
những vùng trong tỉnh vẫn chưa phát triển về chăn nuôi, vẫn có những hộ dân khó khăn. Việc
triển khai dự án “Dự án hỗ Dự án hỗ trợ vốn và kỹ thuật cho hộ nông dân chăn nuôi bò” tại
Thành phố Hòa Bình là cần thiết. Dự án đem lại lợi ích về kinh tế cho doanh nghiệp và góp
phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động địa phương, góp phần nâng cao trình độ
kĩ thuật, hiểu biết về chăn nuôi của vùng làm dự án nói riêng và tại tỉnh Hòa Bình nói chung.

PHẦN I: GIỚI THIỆU DỰ ÁN

1. Giới thiệu chủ đầu tư

- Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Nông nghiệp Hà Nội


- Địa chỉ: Số 87 Ngụy Như Kon Tum, Phường Nhân Chính, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà
Nội, Việt Nam

- Người đại diện: Nguyễn Mạnh An

- Ngày hoạt động: 11/10/2016

Thành tựu

* Về sản xuất:

- Sản lượng và chất lượng sản phẩm nông nghiệp tăng cao, đáp ứng nhu cầu thị trường.

- Áp dụng thành công các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao hiệu quả và năng
suất.

- Xây dựng thành công thương hiệu sản phẩm uy tín trên thị trường.

* Về kinh doanh:

- Doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng đều đặn qua các năm.

- Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cả trong nước và xuất khẩu.

- Hệ thống siêu thị và cửa hàng thực phẩm VinMart, VinMart, VinMart 365 phủ sóng rộng
khắp cả nước.

* Về đầu tư:

- Thành công đầu tư vào các dự án nông nghiệp quy mô lớn, hiện đại.

- Góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp của thành phố Hà Nội.

2. Mô tả sơ bộ dự án

- Địa điểm: tỉnh Hòa Bình

- Hình thức đầu tư: Đầu tư mới


- Chủ đầu tư: Công Ty Cổ Phần Nông Nghiệp Hà Nội

- Công ty hỗ trợ toàn bộ vốn cho nông dân mua bò, tối đa hỗ trợ mỗi hộ mua 2 con.

- Tổng số lượng bò dự kiến hỗ trợ (con): 1.000 con

- Người nông dân phải trả gốc lãi hàng tháng cho ngân hàng (thông qua công ty)

- Công ty hỗ trợ giới thiệu nguồn mua bò - Công ty hỗ trợ hướng dẫn lưa chọn và nuôi trồng
nguồn thức ăn tinh bổ sung có chất lượng tốt được sản xuất từ nguyên liệu cám gạo, bột ngô...
phù hợp với thể trạng, lứa tuổi và giống bò.

- Công ty hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng, vệ sinh phòng tránh dịch bệnh trong
chăn nuôi bò sinh sản và chăn nuôi bò hướng thịt.

- Công ty tư vấn hướng dẫn cho các hộ chăn nuôi xử lý chất thải chăn nuôi

- Chịu trách nhiệm thu mua con giống bò cái và bò thịt cho dân với giá cạnh tranh thị trường,
giảm thiểu rủi ro bị tư thương ép giá.

- Bò giống sẽ được bán cho dân tại các vùng dự án mới của công ty còn bò thịt sẽ được các lò
mổ bao tiêu.

PHẦN 2: CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ

Các căn cứ
Căn cứ 1. Luật Bảo vệ môi trường 2020, số 72/2020/QH14
theo luật 2. Điều 18 Luật đầu tư 61/2020/QH14 ngày 17/6/2020 về hình thức hỗ trợ đầu

3. Điều 80 Luật chăn nuôi 2018 Ngày 19/11/2018 về trách nhiệm của ủy ban
nhân các cấp trong quá trình chăn nuôi
4. Điều 54 Luật chăn nuôi 32/2018/QH14 ngày 19/11/2018 về kê khai hoạt
động chăn nuôi

5. Khoản 1, điều 6, Luật đầu tư 2014; Ngành nghề chăn nuôi bò phục vụ
sản xuất kinh doanh không thuộc 1 trong các hoạt động bị cấm đầu tư
kinh doanh theo quy định pháp luật

6. Luật Khoa học và công nghệ ngày 18 tháng 6 năm 2013


7. Luật số 23/2012/QH13 của Quốc hội: LUẬT HỢP TÁC XÃ
8. Bộ Luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14/6/2005. Căn cứ khoản 1 Điều
194 BLDS 2005, hộ nông dân có thể sử dụng số bò do được nhà nước chuyển
giao thông qua hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật. Mặc dù hộ nông
dân không phải là chủ sở hữu số bò đó nhưng có quyền sử dụng số bò theo
đúng tính năng, công dụng, phương thức (làm giống, phục vụ hoạt động sản
xuất kinh doanh)

Căn cứ 9. Nghị định 37/2023/NĐ - CP ngày 24-06-2023 về thành lập, tổ chức và


theo các hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân. Nghị định 83/2018/NĐ-CP ngày
NĐ-CP 24/5/2018 về Khuyến nông
10. Nghị quyết số 151/NQ-HĐND ngày 25/7/ 2022 về việc điều chỉnh, bổ
sung kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh Hòa Bình
(lần thứ 2) và thống nhất danh mục dự án cho phép thực hiện thủ tục đầu
tư để bổ sung Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 tỉnh
Hòa Bình
11. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh; Số 310/NQ-HĐND ngày 11/ 11/
2020 về các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công
nguồn ngân sách địa phương giai đoạn 2021-2025 tỉnh Hòa Bình
12. Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21/01/2020 của Chính phủ hướng dẫn
chi tiết Luật Chăn nuôi. Nghị định số 98/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của
Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong
sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
13. Nghị định số 98/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ về chính sách
khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản
phẩm nông nghiệp.
14. Nghị định 83/2018/NĐ-CP ngày 24/5/2018 về Khuyến nông Nghị định
37/2023/NĐ - CP ngày 24-06-2023 về thành lập, tổ chức và hoạt động của
Quỹ Hỗ trợ nông dân.
15. Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 về cơ chế, chính sách
khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn Nghị định
số 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 của Chính phủ về phát triển ngành
chăn nuôi
16. Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 của Chính phủ về phát triển
ngành chăn nuôi Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 về chính
sách phát triển kinh tế - xã hội nông thôn
17. Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 về chính sách phát triển
kinh tế - xã hội nông thôn

Các thông 18. Thông tư Số: 03/2023/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2023 BÃI BỎ MỘT SỐ
tư THÔNG TƯ BAN HÀNH QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
TRONG LĨNH VỰC CHĂN NUÔI.
19. Thông tư số 04/2023/TT-BTC ngày 05/04/2023 của Bộ Tài chính quy
định về chính sách tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, miền
núi.

20. Thông tư số 20/2022/TT-BNNPTNT ngày 22/12/2022 của Bộ Nông


nghiệp và Phát triển nông thôn: Quy định về giám định tư pháp
trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn

21. Thông tư số 05/2022/TT-BNNPTNT ngày 21/01/2022 của Bộ Nông


nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về cơ chế, chính sách hỗ trợ xây
dựng, phát triển vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
22. Thông tư số 08/2020/TT-BNNPTNT ngày 14/04/2020 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về giống vật nuôi, thức ăn chăn
nuôi, điều kiện chăn nuôi, kiểm soát giết mổ động vật và sản phẩm động
vật: Thông tư này quy định chi tiết về giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi,
điều kiện chăn nuôi, kiểm soát giết mổ động vật và sản phẩm động vật.
23. Thông tư số 22/2019/TT-BNNPTNT ngày 30/11/2019 hướng dẫn một số
điều của luật chăn nuôi về quản lý giống và sản phẩm giống vật nuôi.
24. Thông tư số: 23/2019/TT-BNNPTNT ngày 30/11/2019 Hướng dẫn luật
chăn nuôi về hoạt động chăn nuôi. Do bộ trưởng bộ nông nghiệp và phát
triển nông thôn ban hành
25. Thông tư số 205/2015/TT-BTC ngày 23/12/2015 của Bộ Tài chính là giao
cho UBND cấp xã có trách nhiệm rà soát, tổng hợp danh sách các hộ gia
đình trực tiếp chăn nuôi (theo địa bàn xã), kiểm tra mức hỗ trợ theo quy
định (như loại giống, số lượng con giống, giá mua con giống theo hóa
đơn, kinh phí hỗ trợ; loại công trình, số công trình, giá trị công trình hoàn
thành và kinh phí hỗ trợ; loại bình Nitơ, giá mua bình Nitơ theo hóa đơn
tài chính, kinh phí hỗ trợ) gửi Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
tổng hợp, rà soát gửi Phòng Tài chính.

Các quyết 26. Quyết định số 48/2023/QĐ-UBND ngày 27 /12/2023 về ban hành Kế
định hoạch thực hiện Đề án phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa giai đoạn
2022-2025 trên địa bàn thành phố Hòa Bình. Quyết định số 150/QĐ -
TTG ngày 21/8/2022 của thủ tướng chính phủ: Phê duyệt chiến lược phát
triển nông nghiệp và nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-
2023
27. Quyết định số 44/2023/QĐ-UBND ngày 19/12/2023 về ban hành Chương
trình phát triển nông nghiệp, nông thôn thành phố Hòa Bình giai đoạn
2021-2025.
28. Quyết định số 33/2023/QĐ-UBND ngày 15/12/ 2023 về ban hành Kế
hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới
giai đoạn 2021-2025. Căn cứ Nghị quyết số 151/NQ-HĐND ngày 25/7/
2022 về việc điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn
2021 - 2025, tỉnh Hòa Bình (lần thứ 2) và thống nhất danh mục dự án cho
phép thực hiện thủ tục đầu tư để bổ sung Kế hoạch đầu tư công trung hạn
giai đoạn 2021 - 2025 tỉnh Hòa Bình
29. Quyết định số 39/2023/QĐ-UBND ngày 15/12/2023 về ban hành Kế
hoạch thực hiện Đề án phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn
2021-2025 trên địa bàn thành phố Hòa Bình. trên địa bàn thành phố Hòa
Bình. Quyết định số 48/2023/QĐ-UBND ngày 27 /12/2023 về ban hành
Kế hoạch thực hiện Đề án phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa giai
đoạn 2022-2025 trên địa bàn thành phố Hòa Bình.
30. Quyết định số 150/QĐ - TTG ngày 21/8/2022 của thủ tướng chính phủ:
Phê duyệt chiến lược phát triển nông nghiệp và nông nghiệp và nông thôn
bền vững giai đoạn 2021-2023.
31. Quyết định số 25/2022/QĐ-UBND ngày 17/07/ 2022 của Ủy ban nhân dân
tỉnh Hòa Bình về việc quy định mật độ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Hòa
Bình đến hết năm 2030: Quyết định này quy định về mật độ chăn nuôi bò
trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đến hết năm 2030.
32. Quyết định số 3117/QĐ-UBND ngày 28/12/2018 của Ủy ban nhân dân
tỉnh Hòa Bình về việc phê duyệt dự án rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát
triển chăn nuôi tỉnh Hòa Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

PHẦN 3: SƠ BỘ SỰ CẦN THIẾT


Chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh Hòa Bình đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được
Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025 thông qua, với mục tiêu Tỷ
trọng ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản trong GDP đạt 10-15%.

Hòa Bình là một tỉnh miền núi nằm ở trung tâm vùng Tây Bắc, có diện tích tự nhiên 4.800
km2, dân số trên 900.000 người. Nhiệt độ trung bình năm của tỉnh là 23,2 độ C, Nhiệt độ này
nằm trong phạm vi thích hợp cho chăn nuôi bò, giúp bò phát triển khỏe mạnh và cho năng
suất cao. Đầu tư dự án chăn nuôi bò tại tỉnh Hòa Bình là một trong những giải pháp quan
trọng nhằm phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho
nhân dân.

Sự cần thiết của đầu tư dự án chăn nuôi bò tại tỉnh Hòa Bình được thể hiện ở những điểm sau:

- Thỏa mãn nhu cầu tiêu thụ thịt bò trong nước và xuất khẩu: Hiện nay, nhu cầu tiêu thụ thịt
bò trong nước đang ngày càng tăng cao, đặc biệt là ở các thành phố lớn như Hà Nội, Thành
phố Hồ Chí Minh,... Ngoài ra, thịt bò Việt Nam cũng đang được các thị trường nước ngoài ưa
chuộng. Do đó, đầu tư dự án chăn nuôi bò sẽ góp phần đáp ứng nhu cầu tiêu thụ thịt bò trong
nước và xuất khẩu, mang lại giá trị kinh tế cao.

Tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân: Dự án cung cấp vốn và kỹ thuật cho hộ nông
dân chăn nuôi bò, giúp họ nâng cao năng suất và chất lượng chăn nuôi. Điều này dẫn đến tăng
thu nhập của hộ nông dân, cải thiện đời sống và giảm mức đói nghèo trong cộng đồng. Cũng
đồng thời tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người dân trong tỉnh. Việc mở rộng và nâng cao
chất lượng chăn nuôi bò đòi hỏi sự tham gia của nhiều người lao động, từ việc chăm sóc và
nuôi dưỡng bò đến quản lý cơ sở hạ tầng và tiếp thị sản phẩm.

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hòa Bình, tổng đàn trâu, bò
trên địa bàn tỉnh năm 2023 đạt trên 200.000 con, giải quyết việc làm cho trên 10.000 lao
động. Đầu tư dự án chăn nuôi bò sẽ tạo thêm nhiều việc làm, nâng cao thu nhập cho người
dân, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.

Góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh: Chăn nuôi bò là một ngành sản xuất nông
nghiệp mũi nhọn, có vai trò quan `trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hòa Bình.
Đầu tư dự án chăn nuôi bò sẽ góp phần tăng giá trị sản xuất nông nghiệp, thúc đẩy kinh tế - xã
hội của tỉnh phát triển.
Theo kế hoạch, công ty giới thiệu nguồn mua bò. Sau đó, Công ty hỗ trợ hướng dẫn lựa chọn
và nuôi trồng nguồn thức ăn phù hợp với thể trạng, lứa tuổi và giống bò; hướng dẫn kỹ thuật
chăm sóc, nuôi dưỡng, vệ sinh phòng tránh dịch bệnh trong chăn nuôi; tư vấn hướng dẫn cho
các hộ chăn nuôi xử lý chất thải chăn nuôi. Công ty sẽ chịu trách nhiệm thu mua con giống bò
cái và bò thịt cho dân với giá cạnh tranh thị trường, giảm thiểu rủi ro bị tư thương ép giá. Bên
cạnh đó, công ty còn mở một phòng tư vấn khách hàng tại địa phương để hỗ trợ người dân
trong việc giải đáp thắc mắc, tư vấn chăm sóc, chăn nuôi khi cần thiết.

Đối với chủ đầu tư, đây là dự án đặc biệt, có ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển ngành
chăn nuôi đặc biệt là bò tại tỉnh Hòa Bình. Qua vị thế của dự án, uy tín và thương hiệu của
công ty sẽ tăng cao, tạo một phần thu nhập từ dự án cho địa phương và có một nguồn cung
chất lượng đáp ứng các tiêu chuẩn công ty yêu cầu. Dự án hỗ trợ vốn ban đầu và kỹ thuật cho
hộ nông dân chăn nuôi bò ở tỉnh Hòa Bình là tất yếu và cần thiết, thỏa mãn được các mục tiêu
và yêu cầu phát triển của tỉnh, chính sách của nhà nước và vừa đem lại ích về kinh tế cho
doanh nghiệp và góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động địa phương, nâng
cao trình độ kỹ thuật, hiểu biết về ngành chăn nuôi.

Ngày 25/7/2017, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hòa Bình đã ban hành Nghị quyết số 15/NQ-
TU về phát triển chăn nuôi bền vững trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, giai đoạn 2017 - 2025, định
hướng đến năm 2030. Thực hiện nghị quyết này, cấp ủy đảng, chính quyền tỉnh đã chủ động
triển khai nhiều giải pháp. Trong đó, ngành nông nghiệp đã đẩy mạnh việc hỗ trợ, hướng dẫn
người dân kỹ thuật chăn nuôi, chăm sóc, phòng dịch cho đàn vật nuôi.

PHẦN 4;

I. Giống bò tại Hòa Bình:

○ Tổng đàn bò: 87.440 con (2022)

1. Bò địa phương: 70%, giá từ 20 triệu đến 35 triệu đồng/con.

Bò địa phương tại tỉnh Hòa Bình là giống bò thuộc nhóm bò vàng, có nhiều đặc điểm phù hợp
với điều kiện khí hậu và thức ăn tại địa phương.

Dưới đây là một số đặc điểm của bò địa phương tại tỉnh Hòa Bình:

Ngoại hình:
● Bò địa phương có tầm vóc nhỏ bé, với trọng lượng trưởng thành trung bình từ 200 - 300 kg
đối với con cái và 300 - 400 kg đối với con đực.

● Bò có bộ lông ngắn, màu vàng sẫm hoặc nâu đỏ.

● Da bò dày, có khả năng chống chịu tốt với điều kiện khí hậu nóng ẩm.

● Sừng bò ngắn, cong hình lưỡi liềm.

Khả năng sinh trưởng và phát triển:

● Bò địa phương có khả năng sinh trưởng và phát triển chậm, tuổi thọ trung bình từ 10 - 12
năm.

● Bò cái địa phương có tuổi động dục lần đầu từ 24 - 30 tháng tuổi, thời gian mang thai trung
bình 280 - 300 ngày.

● Bò địa phương có khả năng sản xuất sữa thấp, trung bình 500 - 700 lít sữa/lứa/305 ngày.

Khả năng thích nghi:

● Bò địa phương có khả năng thích nghi tốt với điều kiện khí hậu và thức ăn tại tỉnh Hòa
Bình.

● Bò có khả năng chống chịu tốt với bệnh tật, ít bị dịch bệnh.

Ưu điểm:

● Bò địa phương có sức đề kháng cao, ít bị bệnh.

● Bò có khả năng chịu đựng tốt với điều kiện khí hậu nóng ẩm.

● Bò có khả năng cho thịt chất lượng thơm ngon.

● Bò có khả năng thích nghi tốt với điều kiện chăn nuôi tại địa phương.

Nhược điểm:

● Bò địa phương có tầm vóc nhỏ bé, năng suất thịt thấp.
● Bò có khả năng cho sữa thấp

2. Bò lai Sind: 20%, giá từ từ 30 triệu đến 40 triệu đồng/con.

- Bò lai Sind là giống bò được lai tạo giữa bò Sind (bò Zebu) và bò địa phương tại tỉnh Hòa
Bình. Giống bò này có nhiều ưu điểm nổi trội so với bò địa phương, do vậy được bà con nông
dân ưa chuộng và nuôi dưỡng rộng rãi.

Ngoại hình:

● Bò lai Sind có tầm vóc to lớn hơn bò địa phương, với trọng lượng trưởng thành trung bình
từ 400 - 500 kg đối với con cái và 600 - 700 kg đối với con đực.

● Bò có bộ lông ngắn, màu vàng sẫm hoặc nâu đỏ.

● Da bò dày, có khả năng chống chịu tốt với điều kiện khí hậu nóng ẩm.

● Sừng bò ngắn, cong hình lưỡi liềm.

Khả năng sinh trưởng và phát triển:

● Bò lai Sind có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt, tuổi thọ cao.

● Bò cái lai Sind có tuổi động dục lần đầu từ 18 - 24 tháng tuổi, thời gian mang thai trung
bình 280 - 300 ngày.

● Bò lai Sind có khả năng sản xuất sữa tốt, trung bình 1.500 - 2.000 lít sữa/lứa/305 ngày.

Khả năng thích nghi:

● Bò lai Sind có khả năng thích nghi tốt với điều kiện khí hậu và thức ăn tại tỉnh Hòa Bình.

● Bò có khả năng chống chịu tốt với bệnh tật, ít bị dịch bệnh.

Ưu điểm:

● Bò lai Sind có sức đề kháng cao, ít bị bệnh.

● Bò có khả năng chịu đựng tốt với điều kiện khí hậu nóng ẩm.
● Bò có khả năng cho thịt chất lượng cao, tỷ lệ thịt xẻ cao.

● Bò có khả năng cho sữa tốt.

Nhược điểm:

● Bò lai Sind có giá thành cao hơn bò địa phương.

● Bò có nhu cầu dinh dưỡng cao hơn bò địa phương.

3. Bò lai 3B: 10%, giá từ từ 40 triệu đến 60 triệu đồng/con.

Bò lai 3B là giống bò được lai tạo giữa bò BBB (Bỉ) và bò cái lai Sind (Bò Zebu lai bò địa
phương) tại tỉnh Hòa Bình. Giống bò này có nhiều ưu điểm nổi trội so với bò địa phương và
bò lai Sind

Ngoại hình:

● Bò lai 3B có tầm vóc to lớn, với trọng lượng trưởng thành trung bình từ 500 - 600 kg đối
với con cái và 700 - 800 kg đối với con đực.

● Bò có bộ lông ngắn, màu vàng sẫm hoặc nâu đỏ.

● Da bò dày, có khả năng chống chịu tốt với điều kiện khí hậu nóng ẩm.

● Sừng bò ngắn, cong hình lưỡi liềm.

Khả năng sinh trưởng và phát triển:

● Bò lai 3B có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt, tuổi thọ cao.

● Bò cái lai 3B có tuổi động dục lần đầu từ 18 - 24 tháng tuổi, thời gian mang thai trung
bình 280 - 300 ngày.

● Bò lai 3B có khả năng sản xuất sữa tốt, trung bình 2.000 - 2.500 lít sữa/lứa/305 ngày.

Khả năng thích nghi:

● Bò lai 3B có khả năng thích nghi tốt với điều kiện khí hậu và thức ăn tại tỉnh Hòa Bình.
● Bò có khả năng chống chịu tốt với bệnh tật, ít bị dịch bệnh.

Ưu điểm:

● Bò lai 3B có sức đề kháng cao, ít bị bệnh.

● Bò có khả năng chịu đựng tốt với điều kiện khí hậu nóng ẩm.

● Bò có khả năng cho thịt chất lượng cao, tỷ lệ thịt xẻ cao.

● Bò có khả năng cho sữa tốt.

Nhược điểm:

Bò lai 3B có giá thành cao hơn bò địa phương và bò lai Sind.

Bò có nhu cầu dinh dưỡng cao hơn bò địa phương và bò lai Sind

II. Nhu cầu tiêu thụ thịt bò

1. Tại tỉnh Hòa Bình

Theo số liệu thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Hòa Bình:

● Dân số: Tính đến năm 2023, dân số tỉnh Hòa Bình là 822.600 người.

● Mức tiêu thụ: Mức tiêu thụ thịt bò bình quân của người dân trong tỉnh ước đạt 10
kg/người/năm.

Như vậy, tổng nhu cầu thịt bò cho tiêu dùng trong tỉnh ước tính khoảng 8.226 tấn/năm.

Tuy nhiên, sản lượng thịt bò của tỉnh chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu tiêu dùng.

● Sản lượng: Sản lượng thịt bò hơi ước đạt 15.840 tấn/năm.

● Tỷ lệ tự cung: Tỷ lệ tự cung thịt bò của tỉnh ước đạt 65%.

Số lượng thịt bò còn lại phải nhập khẩu từ các tỉnh khác.

2. Tại miền Bắc


Nhu cầu tiêu thụ thịt bò tại Miền Bắc đang có xu hướng tăng trong những năm gần đây.

Theo số liệu thống kê:

● Mức tiêu thụ bình quân đầu người: Mức tiêu thụ thịt bò bình quân đầu người tại khu vực
miền Bắc năm 2023 đạt 4,2 kg/người/năm.

● Tổng nhu cầu: Với dân số khoảng 45 triệu người, tổng nhu cầu tiêu thụ thịt bò tại Miền
Bắc ước tính khoảng 189.000 tấn/năm.

Tuy nhiên, sản lượng thịt bò của Miền Bắc mới chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu tiêu
dùng.

● Sản lượng: Sản lượng thịt bò hơi của Miền Bắc năm 2023 ước đạt 120.000 tấn/năm.

● Tỷ lệ tự cung: Tỷ lệ tự cung thịt bò của Miền Bắc ước đạt 63%.

3. Nguồn cung cấp

Thực hiện Nghị quyết số 81/NQ-HĐND của HĐND tỉnh (Thông qua đề án phát triển chăn
nuôi bền vững giai đoạn 2021 - 2025) ngành chăn nuôi của tỉnh tiếp tục phát triển theo đúng
quy hoạch, nhất là phát triển chăn nuôi tập trung quy mô công nghiệp. Đến nay, toàn tỉnh có
trên 100 trang trại chăn nuôi tập trung công nghiệp.

Trong đó có 3 trang trại chăn nuôi bò của Công ty T&T 159, 3 trang trại nuôi bò vỗ béo BBB
tại huyện Lạc Thủy; 71 trang trại chăn nuôi gia cầm; 41 trang trại chăn nuôi lợn nái, lợn hậu
bị và lợn thịt, quy mô từ 300 - 3.000 con; 14 trang trại nuôi dê quy mô 60 - 200 con…

III. Dự báo tốc độ tăng trưởng trong tương lai

1. Dự báo tốc độ tăng trưởng của dàn bò trong thời gian thực hiện dự án:

Khi được cung cấp bò giống, các hộ gia đình thực hiện chăm sóc bò giống đến độ tuổi sinh
sản (khoảng 1,5 năm tuổi với trọng lượng khoảng 170kg)

Sau quá trình chăm sóc và áp dụng các biện pháp kỹ thuật thì mỗi bò mẹ sinh được 1-2 bê
con.
Khi đã thu được lãi khi thực hiện dự án, các hộ tiếp tục sử dụng nguồn vốn này để tăng đàn,
tái đàn.

2. Giá trị thu mua

- Giá nhập bò giống sinh sản thực hiện dự án không quá 18.400.000/con/hộ, chi phí đào tạo
huấn luyện các hộ dân chăm sóc bò được hỗ trợ 100%

- Dự kiến sau 1 chu kỳ của dự án thì mỗi hộ gia đình sẽ cung cấp cho công ty khoảng 1-2
con bò và sau khi trừ chi phí dự kiến thu về khoảng 13.500.000đ/con và mỗi hộ còn một bò
mẹ để tiếp tục chăm sóc và sinh sản

IV. Các loại hình dự án tương tự

Dự án “Ngân hàng bò” được triển khai tại huyện Yên Thủy tỉnh Hòa Bình vào năm

2014 bởi Trung ương Hội Chữ thập đỏ VN, Hội Chữ thập đỏ tỉnh Hòa Bình. Dự án
giúp 14 gia đình khó khăn được hỗ trợ bò giống với trị giá 14tr/con. Dự án “Ngân
hàng bò” giúp cho mỗi hộ nghèo một con bò sinh sản và khi bò sinh con bê đầu tiên sẽ
được trao cho một hộ ngheoef khác (nếu là bê đực thì sẽ được giao cho Hội chữ thập
đỏ huyện bán, sau đó mua bê cái tiếp tục trao hộ nghèo). Sau lứa sinh đầu tiên, con bò
giống sinh sản sẽ thuộc sở hữu của gia đình đó, nhờ vậy khuyến khích được người dân
chăm chỉ lao động, chăm sóc vật nuôi để được hưởng lợi từ dự án. Nguồn:

Dự án Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo thuộc chương trình mục
tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2023 hỗ trợ bò giống tại xã phú lai, huyện
Yên Thủy tỉnh hòa bình. Năm 2023, xã Phú lai được nhận 11 con bò sinh sản từ dự án
và số bò này được giao cho 22 hộ nghèo và cận nghèo chăm sóc trong đó 11 hộ nuôi
trước và đến khi bò sinh sản sẽ chuyển tiếp cho các hộ còn lại. Các hộ nhận bò đều
được hỗ trợ đào tạo tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi và phòng, chống bệnh.
Hiện nay đàn bò phát triển tốt, nhiều con đang ở giai đoạn sinh sản. Từ khi nhận được
bò, các gia đình đều rất vui mừng và tập trung chăm sóc để bò phát triển tốt, tạo nguồn
phát triển kinh tế ổn định cho gia đình.

Dự án chăn nuôi bò sinh sản - Trao “cần câu”, tạo sinh kế bền vững. Dự án chăn nuôi
bò sinh sản thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững huyện Lạc
Sơn vào trung tuần tháng 10 tại xã Ngọc Lâu cảm nhận niềm phấn khởi, hồi hộp của
những hộ nghèo, cận nghèo các xóm khi được trao tay một gia sản lớn. Dự án mô hình
nhân rộng giảm nghèo bền vững giai đoạn trước cũng đã hỗ trợ cho các nhóm hộ gia
đình về con giống nhưng là giống bò tầm vóc thấp, hiệu quả giảm nghèo chưa cao.
Nay chúng tôi được nhận giống bò lai Sind to khỏe, lại được hướng dẫn đầy đủ kỹ
thuật nên rất yên tâm. Được nhận bò như được trao "cần câu” để nỗ lực vươn lên thoát
nghèo. Dự án chăn nuôi bò sinh sản thuộc Dự án 2 đa dạng hóa sinh kế - Chương trình
mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Được phép chuyển nguồn kinh phí năm
2022, dự án vừa bàn giao bò tại 3 xã Ngọc Lâu, Ngọc Sơn, Chí Đạo với 90 con bò,
180 hộ hưởng lợi, tổng nguồn dành cho dự án gần 3 tỷ đồng, thời gian thực hiện dự án
36 tháng. Trong đó, kinh phí được phê duyệt theo quyết định cụ thể: xã Ngọc Lâu
(984,2 triệu đồng); xã Ngọc Sơn (hơn 984,4 triệu đồng), xã Chí Đạo (984,2 triệu
đồng).

V. Giải pháp đưa sản phẩm tới ng tiêu dùng

Phát triển thị trường nội địa: Tạo ra các chiến dịch quảng cáo, khuyến mãi, và hợp tác với các
cửa hàng, siêu thị, và nhà hàng để đưa sản phẩm chăn nuôi bò đến gần hơn với người tiêu
dùng trong và ngoài tỉnh Hòa Bình.

Xây dựng thương hiệu và chất lượng: Đảm bảo sản phẩm chăn nuôi bò đạt chất lượng cao và
tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm. Xây dựng thương hiệu uy tín để người tiêu dùng
tin tưởng và lựa chọn sản phẩm của nhóm.

Hợp tác với các đối tác phân phối: Thiết lập mạng lưới phân phối với các đối tác đáng tin cậy
như các nhà máy chế biến thịt, các cửa hàng thực phẩm, và các nhà hàng để đưa sản phẩm
chăn nuôi bò đến tay người tiêu dùng.

Chế biến sâu và đa dạng hóa sản phẩm: Tạo ra các sản phẩm chế biến từ thịt bò như xúc xích,
hamburger, bò lúc lắc, beefsteak

Chiến dịch quảng cáo để đưa sản phẩm chăn nuôi bò tới người tiêu dùng tại tỉnh Hòa Bình có
thể được thực hiện bằng cách sử dụng các kênh truyền thông và phương tiện sau:
Quảng cáo truyền hình và radio: Tạo các quảng cáo truyền hình và radio với thông điệp về
chất lượng sản phẩm, nguồn gốc, và lợi ích sức khỏe. Sử dụng các kênh truyền thông địa
phương để đưa thông điệp đến người tiêu dùng.

Quảng cáo trực tuyến: Tạo các quảng cáo trực tuyến trên các nền tảng như Facebook, Google
Ads, và các trang web địa phương. Sử dụng hình ảnh và video để minh họa sản phẩm và tạo
sự tò mò cho người tiêu dùng.

Quảng cáo ngoài trời: Đặt bảng quảng cáo tại các vị trí quan trọng trong tỉnh Hòa Bình, như
trung tâm thành phố, các tuyến đường chính, và các khu vực dân cư đông đúc.

Hợp tác với các nhà hàng và khách sạn: Hợp tác với các nhà hàng và khách sạn để đưa sản
phẩm chăn nuôi bò vào thực đơn hoặc cung cấp cho khách hàng khi họ đặt món.

Tham gia triển lãm và sự kiện địa phương: Tham gia triển lãm chăn nuôi, hội chợ thực phẩm,
và các sự kiện địa phương để trưng bày sản phẩm và tạo cơ hội gặp gỡ khách hàng.

Tạo nội dung truyền thông xã hội: Sử dụng các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram,
và TikTok để chia sẻ câu chuyện về sản phẩm, hình ảnh của trang trại, và lợi ích của việc sử
dụng sản phẩm chăn nuôi

PHẦN 4. MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ

II. Điều kiện tự nhiên của xã hòa bình, thành phố hòa bình

1. Vị trí địa lý
Hòa Bình là một tỉnh miền núi thuộc vùng Tây Bắc Bộ, Việt Nam. Tỉnh Hòa Bình có
diện tích lớn thứ 29 trong 63 tỉnh thành của Việt Nam và là đơn vị hành chính Việt
Nam đông thứ 49 về số dân (năm 2018), tỉnh lỵ là thành phố Hòa Bình nằm cách trung
tâm thủ đô Hà Nội 73 km.

Tỉnh Hòa Bình nằm giáp ranh giữa ba khu vực: Tây Bắc Bộ, đồng bằng sông Hồng và
Bắc Trung Bộ của Việt Nam, có vị trí địa lý:

● Phía bắc giáp tỉnh Phú Thọ


● Phía đông giáp tỉnh Hà Nam, tỉnh Ninh Bình và thủ đô Hà Nội
● Phía tây giáp tỉnh Sơn La
● Phía nam giáp tỉnh Thanh Hóa.
Các điểm cực của tỉnh Hòa Bình:

● Điểm cực bắc tại: xóm Nghê, xã Nánh Nghê, huyện Đà Bắc.
● Điểm cực tây tại: xã Cun Pheo, huyện Mai Châu.
● Điểm cực đông tại: thôn Ngọc Lâm, xã Đồng Tâm, huyện Lạc Thủy.
● Điểm cực nam tại: xóm Hổ, xã Ngọc Lương, huyện Yên Thủy.
Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 4.662.5 km²,[11] chiếm 1,41% tổng diện tích tự nhiên
của Việt Nam.

Đặc điểm vị trí địa lý xã hòa bình, thành phố hòa bình:

Xã Hòa Bình nằm ở phía tây thành phố Hòa Bình, có vị trí địa lý:

● Phía đông giáp các phường Hữu Nghị, Phương Lâm, Tân Hòa, Tân
Thịnh
● Phía tây giáp huyện Đà Bắc
● Phía nam giáp phường Thái Bình
● Phía bắc giáp xã Yên Mông.
Xã Hòa Bình có diện tích 27,72 km², dân số năm 2018 là 3.030 người, mật độ dân số
đạt 109 người/km².

2. Địa hình
Hòa Bình có địa hình núi trung bình, chia cắt phức tạp, độ dốc lớn và theo hướng tây
bắc - đông nam, phân chia thành 2 vùng: vùng núi cao nằm về phía tây bắc có độ cao
trung bình từ 600 – 700m, địa hình hiểm trở, diện tích 212.740 ha, chiếm 44,8% diện
tích toàn vùng; vùng núi thấp nằm ở phía đông nam, diện tích 262.202 ha, chiếm
55,2% diện tích toàn tỉnh, địa hình gồm các dải núi thấp, ít bị chia cắt, độ dốc trung
bình từ 20 – 250, độ cao trung bình từ 100 – 200 m.

Tỉnh Hòa Bình có 11 đỉnh núi cao từ 1.011m đến 1.373m

Tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh là 4.662 km2, đất có rừng trên 173.000 ha, chiếm
37% diện tích, đất nông nghiệp trên 65.000 ha, chiếm 14% diện tích. Đất chưa sử dụng
trên 170.000 ha. Với những tiềm năng đó, tương lai, Hòa Bình có thể phát triển mạnh
về sản xuất nông, lâm nghiệp .

Hòa bình có 2 con sông chính:


- Sông Đà bắt nguồn từ Trung Quốc chảy qua các tỉnh tây Bắc Việt Nam ra Việt
Trì nhập và sông Hồng, dài 151km
- Sông Bôi bắt nguồn từ Kỳ Sơn chảy qua huyện Kim Bôi, Lạc Thủy ra Nho
Quan- Ninh Bình, dài 60km
3. Khí hậu
Hoà Bình nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với các đặc trưng: nóng, ẩm, có
mùa đông lạnh. Nhiệt độ trung bình trong năm 230C; lượng mưa trung bình 1.800
mm/năm; độ ẩm tương đối 85%; lượng bốc hơi trung bình năm 704 mm. Khí hậu trong
năm chia làm hai mùa rõ rệt:

Mùa hè: bắt đầu từ tháng 4, kết thúc vào tháng 9. Nhiệt độ trung bình trên 250C, có
ngày lên tới 430C. Lượng mưa trung bình trong tháng trên 100mm, thời điểm cao nhất
là 680mm (năm 1985). Mưa thường tập trung vào tháng 7, 8. Lượng mưa toàn mùa
chiếm 85 - 90% lượng mưa cả năm.

Mùa đông: bắt đầu từ tháng 10 năm trước, kết thúc vào tháng 3 năm sau. Nhiệt độ
trung bình trong tháng dao động trong khoảng 16 - 20 độ. Ngày có nhiệt độ xuống thấp
là 30C. Lượng mưa trong tháng 10 - 20mm.

Do đặc điểm địa hình, Hòa Bình còn có các kiểu khí hậu Tây Bắc với mùa đông khô
và lạnh, mùa hè nóng ẩm (ở vùng núi cao phía Tây Bắc); kiểu khí hậu đồng bằng Bắc
Bộ thời tiết ôn hoà hơn (ở vùng đồi núi thấp).

4. Thủy văn
Mùa nóng: Trùng với mùa mưa lũ, nên có tính nóng - ẩm. Thường bắt đầu từ trung
tuần tháng IV đến hết tháng X. Tổng lượng mưa mùa mưa trung bình hàng năm dao
động trong khoảng: 1600 - 1700 mm, chiếm khoảng 90% tổng lượng mưa cả năm.

Vùng mưa lớn với tổng lượng mưa mùa, cũng như từng đợt và ngày mưa lớn nhất
thường xảy ra ở 3 khu vực: Kim Bôi, Chi Nê và Yên Thuỷ. Ngược lại khu vực Mai
Châu, Kỳ Sơn, thường xảy ra mưa ít hơn với lượng mưa thường nhỏ hơn. Còn các khu
vực khác lượng mưa và diện mưa khá đều và ổn định.

Mùa lạnh: Trùng với mùa khô kiệt, nên mang tính lạnh - khô. Thường bắt đầu từ tháng
XI năm trước đến tháng IV năm sau, tổng lượng mưa thời kỳ này chỉ đạt khoảng: 150 -
250 mm, chiếm khoảng 10 % tổng lượng mưa năm. Đặc biệt, trong các tháng chính
đông (tháng XII, I và II) tổng lượng mưa qua từng tháng và hầu khắp các nơi chỉ đạt
xấp xỉ 30 mm. Thậm chí có những năm vào thời kỳ này một số nơi có từ 1 tháng đến 1
tháng rưỡi liên tục không mưa, hoặc chỉ có mưa nhỏ lượng không đáng kể (Mai Châu,
Lạc Sơn). Đây cũng là thời kỳ khô hạn nhất trong năm.

Mạng lưới sông, suối ở Hòa Bình tương đối dày, bao gồm sông Đà, sông Bôi, sông
Bưởi, sông Bùi, sông Lạng… Trữ lượng nước mặt rất lớn và lưu lượng dòng chảy cao
do đặc điểm địa hình tương đối dốc.

Hòa Bình có nguồn tài nguyên nước rất dồi dào, tổng lượng nước hàng năm của các
sông suối trong tỉnh đạt hơn 60 tỷ m3. Ngoài ra trong tỉnh ta cũng có lượng hồ chứa
khá lớn, ngoài hồ chứa Hòa Bình do có đập thuỷ điện Hòa Bình, còn có 335 hồ chứa
lớn nhỏ. Chỉ tính riêng hồ chứa có diện tích mặt nước trung bình từ 5 ha trở lên thì đã
có 135 hồ phân bố ở khắp các huyện thị trong tỉnh.

II. Kinh tế Thành phố Hòa Bình

Thành phố Hòa Bình nằm trong vùng động lực kinh tế của tỉnh. Nửa đầu nhiệm kỳ
2020-2025, kinh tế thành phố có bước phát triển khá, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển
dịch đúng hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông, lâm nghiệp
và thủy sản. Công tác quy hoạch, xây dựng, quản lý, phát triển đô thị chuyển biến tích
cực. Bộ mặt đô thị và nông thôn có nhiều đổi mới.

Sau gần 3 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố, nhiệm kỳ 2020-
2025, tốc độ giá trị sản xuất bình quân đạt 17,3%, đạt 91,05% so với chỉ tiêu Nghị
quyết đề ra. Thu nhập bình quân đầu người đạt 65,4 triệu đồng/người/năm. Tổng thu
ngân sách Nhà nước thực hiện 425,9 tỷ đồng, bằng 71,98% dự toán tỉnh. Năm 2022, tỷ
lệ hộ nghèo chiếm 1,38%, dự kiến thành phố sẽ hoàn thành chỉ tiêu giảm nghèo.

Hạ tầng kinh tế- xã hội khu vực nông thôn phát triển, nhất là hệ thống đường giao
thông, trường học, các thiết chế văn hóa- thể thao được quan tâm xây dựng, sửa chữa.
Tính đến tháng 6/2023, thành phố có 6/7 xã đạt chuẩn nông thôn mới, xã đạt chuẩn
nông thôn mới nâng cao. Bình quân tiêu chí nông thôn mới của thành phố đạt 17,57
tiêu chí/xã. Thành phố đã được UBND tỉnh công nhận thêm 12 sản phẩm OCOP, nâng
tổng số sản phẩm OCOP lên 18 sản phẩm. Hiện thành phố đang tiếp tục triển khai các
giải pháp, huy đông nhiều nguồn lực để thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm
OCOP.

❖ Nông nghiệp:
Cây trồng chủ lực: lúa, cây ăn quả (cam, bưởi, chuối), cây công nghiệp (chè, mía)

Chăn nuôi: gia súc, gia cầm, thủy sản

❖ Công nghiệp:
Sản xuất công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp tiếp tục tăng trưởng khá. Các sản phẩm tập
trung chủ yếu vào may mặc, phụ kiện, linh kiện điện tử. Các ngành nghề truyền thống
của địa phương tiếp tục được duy trì phát triển theo từng năm. Trên địa bàn thành phố
hiện đã có 3 cụm công nghiệp được quy hoạch, với tổng diện tích 214,72 ha.

❖ Thương mại, dịch vụ


Thương mại, dịch vụ tiếp tục phát triển cả về quy mô và ngành nghề, chất lượng dịch
vụ ngày càng nâng cao. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng
tăng bình quân 15%/năm. Các hình thức hạ tầng thương mại hiện đại như: Siêu thị,
trung tâm thương mại tiếp tục phát triển. Đồng thời phát triển các sàn thương mại điện
tử, bán hàng trực tuyến. Nhờ đó, hàng hóa trên địa bàn được lưu thông thông suốt, giá
cả ổn định, chất lượng đảm bảo.

III. Lực lượng lao động của Thành phố Hòa Bình

Bên cạnh nhiệm vụ phát triển kinh tế, thành phố luôn quan tâm đến công tác tạo nghề,
giải quyết việc làm, giảm nghèo bền vững đạt nhiều kết quả tích cực, thực hiện đồng
bộ, toàn diện các chính sách về an sinh xã hội. Trong năm, thành phố giải quyết việc
làm cho 4.393 lao động, đạt 105,8% kế hoạch giao; phối hợp các doanh nghiệp tuyển
dụng lao động, giải quyết việc làm mới cho 3.621 lao động trong nước ở các lĩnh vực:
nông - lâm - ngư nghiệp, công nghiệp - xây dựng, dịch vụ - du lịch; giúp 653 lao động
tự tạo việc làm có thu nhập ổn định; giúp 124 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo
hợp đồng.

Năm 2023, thành phố phối hợp thực hiện đào tạo mới, đào tạo lại cho 2.653 lao
động trình độ sơ cấp và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác. Tổ chức 49 lớp
đào tạo nghề với tổng số 1.005 học viên tại các phường, xã. Trong đó, Đề án đào tạo
nghề và giải quyết việc làm tổ chức 16 lớp với 329 học viên; Chương trình mục tiêu
quốc gia (CTMTQG) phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
28 lớp với 576 học viên; CTMTQG giảm nghèo bền vững 5 lớp, 100 học viên.

Đến cuối năm 2023, toàn thành phố còn 375 hộ nghèo, chiếm 1,06%; tỷ lệ lao động
qua đào tạo đạt 71%, cao hơn mức trung bình của tỉnh. Năm 2024, thành phố tập trung
thực hiện chuyển dịch dần cơ cấu lao động sang lĩnh vực công nghiệp, lao động phi
nông nghiệp là chủ lực. Theo đó, đẩy mạnh công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân
lực, đào tạo các ngành nghề phù hợp với nguyện vọng NLĐ và nhu cầu phát triển của
địa phương, phối hợp, liên kết với DN trong đào tạo nghề gắn với đảm bảo đầu ra;
khuyến khích, hỗ trợ tạo sinh kế, việc làm cho NLĐ thông qua hỗ trợ vốn, khoa học kỹ
thuật phát triển sản xuất, kinh tế gia đình; thông tin tuyên truyền, tuyển dụng lao động
cho DN trong, ngoài tỉnh...

Các chính sách ưu đãi, chăm lo đời sống người có công với cách mạng, gia đình chính
sách, hộ nghèo, cận nghèo, đối tượng Bảo trợ xã hội, người thiệt hại do thiên tai,
Covid-19 được các cấp, các ngành quan tâm và thực hiện đầy đủ.

IV. Hiện trạng khu đất dự kiến xây dựng dự án

1. Hiện trạng sử dụng đất


Tổng diện tích tự nhiên thành phố là 34.865 ha. Trong đó:

- Diện tích đất dân dụng khoảng 2.063ha, chiếm 5,92% tổng diện tích thành phố, đạt
chỉ tiêu 193,77m2/người.

- Diện tích đất ngoài dân dụng khoảng 3.423ha, chiếm 9,82% tổng diện tích thành phố.

- Đất nông nghiệp và các chức năng khác chiếm 29.354ha, chiếm 84,20%

diện tích thành phố.

Bảng Tổng hợp hiện trạng sử dụng đất thành phố Hòa Bình năm 2022
2. Về hệ thống giao thông
Hòa Bình là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Hòa Bình. Thành phố Hòa Bình nằm ở phía bắc
tỉnh Hòa Bình, dọc theo hai bên bờ sông Đà, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 73 km về
phía bắc. Tổng diện tích của thành phố này là 348,65 km².

Hiện nay, trên địa bàn thành phố Hòa Bình có 2 cây cầu bắc qua sông Đà là cầu Hòa
Bình và cầu Hòa Bình 3. Quốc lộ 6 chạy theo hướng đông bắc - tây nam, từ huyện
Lương Sơn sang địa phận thành phố rồi men theo bờ sông Đà xuống phía nam thành
phố. Tỉnh lộ 446 nối quốc lộ 21A và quốc lộ 6 có điểm đầu gần cầu Vai Réo thuộc địa
phận xã Phú Cát, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội và điểm cuối tại ngã ba Bãi Nai
thuộc địa phận xã Mông Hóa. Đường cao tốc Hòa Lạc - Hòa Bình đi qua địa bàn các
xã, phường Quang Tiến, Mông Hóa, Kỳ Sơn và kết thúc tại phường Trung Minh.

Về hệ thống giao thông đối ngoại, giao thông đường bộ: Là trục giao thông đường cao
tốc Hòa Lạc - Thành phố Hòa Bình và đường tránh quốc lộ 6 mới. Giao thông đường
sắt nội vùng: Kết nối từ trung tâm Thủ đô Hà Nội qua đô thị Hòa Lạc và đi lên Hỏa
Bình; chạy song song hành lang đại lộ Thăng Long, hành lang đường cao tốc Hòa Lạc-
thành phố Hòa Bình, kết thúc tại khu vực Quỳnh Lâm. Giao thông đường thủy: Giao
thông đường thủy nối liền Hòa Bình, Phú Thành, Hà Nội. Sơn La (dọc theo sông Đà)
với các luồng tuyến vận tải thủy chính; Việt Trì - Hòa Bình dài (57 km); hồ Hòa Bình -
Vạn Yên (dài 95 km).

Về hệ thống giao thông đô thị, thiết kế tận dụng tối đa mạng lưới đường hiện trạng,
phát triển cấu trúc mạng lưới đường trong đồ án được duyệt năm 2001, mỗi khu vực
nêu trên có các trục đường chính đô thị với chức năng kết nối giao thông và chức năng
tạo cảnh quan đô thị. Mạng đường cơ bản được thiết kế dạng lưới ô vuông, chú trọng
thiết kế các trục đường chính liên kết 2 bờ sông Đà và liên kết giữa các khu đô thị mới
như Yên Mông, Chăm Mát, Trung Minh với đô thị trung tâm.

3. Về cấp nước:
Nguồn nước: Hiện nay, nguồn nước cấp cho thành phố Hòa Bình được lấy chủ yếu từ
nguồn nước mặt sông Đà và một phần từ nguồn nước ngầm phía bờ trái sông Đà.

- Các công trình đầu mối:


+ Nguồn nước mặt Sông Đà thông qua 2 nhà máy nước Ba Vành (công suất hiện trạng
30.000 m3) và Ông Tượng (công suất hiện trạng 14.000m3).

+ Nguồn nước ngầm thông qua giếng khoan gồm 2 nhà máy Thịnh Minh (công suất
hiện trạng 2.500m3) và Núi De (công suất hiện trạng 3.000m3).

+ Ngoài ra còn 1 nhà máy cấp nước Vinaconex tại xã Thịnh Minh với công suất giai
đoạn 1 là 300.000m3, cung cấp nước cho Hà Nội và các vùng lân cận. Nguồn nước
chính lấy từ đường dẫn trực tiếp từ Sông Đà

4. Về cấp điện: Thành phố hòa bình


Nguồn điện: Trải qua 25 năm không ngừng đầu tư, nâng cấp, đến nay, Điện lực TP
Hòa Bình đang quản lý, vận hành gần 110 km đường dây trung áp 22 KV và 35 KV,
trên 320 km đường dây hạ thế 0,4 KV, 1 trạm biến áp dung lượng 1.000 KVA và gần
240 trạm BTS phân phối tổng dung lượng 70.000 KVA. Hệ thống lưới điện làm nhiệm
vụ truyền tải nguồn điện cung cấp cho nhu cầu sinh hoạt, SX-KD thiết yếu của hơn
33.600 khách hàng.

Quy hoạch phát triển nguồn điện và lưới điện truyền tải ở cấp điện áp từ 220 kV trở
lên, công nghiệp và dịch vụ về năng lượng tái tạo, năng lượng mới trên lãnh thổ Việt
Nam thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến nãm 2050, bao gồm cả các công trình liên kết
lưới điện với các quôc gia láng giềng.

5. Về thông tin liên lạc:


Chuyển mạch: Hệ thống chuyển mạch khu vực thành phố Hòa Bình được xử lý tín
hiệu theo cấp tổng đài: Tổng đài điều khiển (Host) - Tổng đài vệ tinh –Điểm truy nhập
thuê bao. Khu vực nghiên cứu nằm trong hệ thống của trạm điều khiển Hòa Bình.

- Hiện trạng hệ thống truyền dẫn:

+ Hệ thống truyền dẫn liên tỉnh (Viễn thông Hòa Bình và Viettel mỗi doanh nghiệp có
2 tuyến truyền dẫn liên tỉnh. Truyền dẫn quang thuộc vòng Ring: Hà Nội – Hòa Bình –
Sơn La – Điện Biên – Yên Bái – Phú Thọ – Hà Nội; Hòa Bình- Hà Nội- Hà Nam-
Nam Định - Ninh Bình- Thanh Hóa- Nghệ AN- Hà Tĩnh);
+ Mạng truyền dẫn nội tỉnh: Chủ yếu do Viễn thông Hòa Bình, Chi nhánh Viettel Hòa
Bình đầu tư xây dựng, quản lý và sử dụng, các doanh nghiệp khác thuê lại đường
truyền hoặc trao đổi hạ tầng mạng.

- Hiện trạng hệ thống mạng ngoại vi: Mạng ngoại vi trên địa bàn chủ yếu là cáp đồng
đường kính 0,4mm trở trở lên và sử dụng dây đôi.

-Hiện trạng hệ thống thông tin di động: Hạ tầng mạng thông tin di động trên địa bàn
tỉnh hiện tại được xây dựng, phát triển theo 2 công nghệ chính: 3G và 4G.

V. Nhận xét chung

● Điều kiện tự nhiên: Hòa Bình có điều kiện tự nhiên đa dạng và phong phú, với
địa hình núi non, thung lũng, sông suối và hồ nước. Điều này tạo điều kiện
thuận lợi cho việc phát triển chăn nuôi bò..
● Thị trường và hạ tầng: Trước khi đầu tư vào dự án chăn nuôi bò tại Hòa Bình,
cần xem xét thị trường tiêu thụ thịt bò và các sản phẩm liên quan. Hạ tầng giao
thông, điện, nước cũng cần được đánh giá và trang bị đầy đủ để đảm bảo việc
vận chuyển và quản lý chăn nuôi hiệu quả.
● Quản lý và kỹ thuật: Việc thực hiện dự án chăn nuôi bò cần có kế hoạch quản
lý, kiến thức về chăn nuôi, và sự hỗ trợ từ các cơ quan chức năng nhằm đảm
bảo an toàn, hiệu quả và bền vững cho dự án.
Tóm lại, Dự án chăn nuôi bò tại Hòa Bình có tiềm năng phát triển, nhất là khi kết hợp
với việc áp dụng quy trình chăn nuôi hiệu quả và tận dụng điều kiện tự nhiên của tỉnh.

PHẦN 5. QUY MÔ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

I. Phạm vi hoạt động


Phạm vi hoạt động dự án ở Xã Hòa Bình nằm ở phía tây thành phố Hòa Bình, có vị trí
địa lý:

● Phía đông giáp các phường Hữu Nghị, Phương Lâm, Tân Hòa, Tân Thịnh
● Phía tây giáp huyện Đà Bắc
● Phía nam giáp phường Thái Bình
● Phía bắc giáp xã Yên Mông.

Xã Hòa Bình có diện tích 27,72 km², dân số năm 2018 là 3.030 người, mật độ dân số
đạt 109 người/km²

Trong thời gian qua, các cấp chính quyền đã có những hoạt động thu hút đầu tư
vào các dự án chăn nuôi. Ngoài ra, còn quan tâm đến công tác nghiên cứu và ứng dụng
khoa học kỹ thuật và thực hiện nhiều chính
sách thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển.

II. Sản phẩm


- 1000 con bò giống lai sind
ii. Đặc điểm chọn bò
giống lai sind
- Con cái, Trong khoảng 8-12 tháng
tuổi, ~ 130kg/con
- Đặc điểm thân hình: Bầu sữa thâm,
khung xương không bị cong, thô
2 Giá 1 con: 15-20tr đồng

III. Chỉ tiêu giải pháp kỹ thuật

1. Làm chuồng cho bò

- Nền chuồng: có độ dốc 3-4% và không trơn trượt, có mùng để tránh ruồi muỗi.
- Diện tích chuồng cần cho 2 con bò: bò cái: 12-16m2
- Hướng chuồng: Đông-Đông Nam, nên lắp túi Biogas gần chuồng nuôi, lấy khí
đốt dùng cho sinh hoạt gia đình, hạn chế ô nhiễm môi trường.
Tổng chi phí cho việc làm chuồng và trang bị đầy đủ vật dụng cho 2 bò lai Sind có thể
dao động từ 5 (tùy nhu cầu các hộ gia đình)

Vật liệu Diện tích Giá thành Tổng chi phí


(m²) (VNĐ/m²) (VNĐ)

Gỗ (cột) 16 60.000 960.000

Gạch, xi măng (cây bờ 16 100.000 1.600.000


tường)

Tôn (làm mái) 16 150.000 2.400.000

2 Kỹ thuật nuôi bò cái lai sind

2.1. Thức ăn bò tiêu thụ trước khi sinh


Để cho bò phát triển khỏe mạnh và năng suất nhất cần phải đảm bảo nguồn năng lượng
cao được ăn vào hàng ngày là 2,5% trọng lượng cơ thể. Đơn giản như nếu trọng lượng
cơ thể bò là 130kg thì cần phải cung cấp khoảng 20kg Cỏ tươi cắt, Rơm 2kg, Thóc
mầm 1.2kg, 1kg thức ăn tinh (bắp, cám), 20gr đá liếm.

Khẩu phần bảo đảm đủ thức ăn thô và xanh. Đối với mỗi con bò trước khi nhân giống
tiền thức ăn tốn khoảng 13.000đ/ngày

2.2. Thức ăn bò tiêu thụ trong lúc mang thai

Cần cho ăn uống đầy đủ, không cho bò làm những công việc sản xuất nặng như cày
kéo (Đặc biệt cần chú ý đến tháng cuối). Tỷ lệ ăn uống mỗi ngày của bò lai sind trong
thời kỳ sinh sản: 25 đến 30kg cỏ tươi, 2 kg rơm ủ, 1 - 1,5 kg thức ăn tinh (bắp, cám,
…), 30 - 40 gr bột xương, 25 gr đá liếm. Khoáng đa lượng, vitamin: Ure, Vitamin A,
D, khoáng đa lượng như Ca, P, Na,... Thường bổ sung dưới dạng premix vitamin,
premix khoáng 1 - 2% trong khẩu phần thức ăn tinh cho bò.

2.3. Chăm sóc nuôi dưỡng bò mẹ và bê con:

a. Nuôi dưỡng bò mẹ: Cần phải đảm bảo đủ nhu cầu dinh dưỡng cho bò mẹ nuôi con
(tiết sữa cho con). Khẩu phần dinh dưỡng cho 1 con mẹ sinh sản tính như sau:
- 15-20 ngày đầu sau khi đẻ cho bò mẹ ăn 1,0-1,5 kg thức ăn tinh/con/ngày và 25 - 30g
muối ăn, 30 - 40g bột xương, lượng thức ăn thô xanh bổ sung tại chuồng từ 12 - 15
kg/con/ngày và rơm ủ với Urê 4% từ 2 - 3 kg /con/ngày.

- Những ngày sau, trong suốt thời gian nuôi con, một ngày cho bò mẹ ăn 30 kg cỏ tươi,
2-3 kg rơm ủ, 1 - 2 kg cám hoặc thức ăn tinh hỗn hợp để bò mẹ phục hồi sức khoẻ,
nhanh động dục lại để phối giống.

b. Nuôi bê con:

- Từ sơ sinh đến 30 ngày tuổi bê được nuôi ở nhà, cạnh bò mẹ. Luôn giữ ấm cho bê,
tránh gió lùa, chỗ bê nằm khô, sạch. Cho bê bú trực tiếp sữa mẹ 4 - 5 lần/ngày, chăn
thả theo mẹ.

- Trên 1 tháng tuổi, giảm bú sữa mẹ, chăn thả theo bò mẹ ở bãi gần chuồng, tập cho bê
ăn cỏ non và thức ăn tinh.

- Từ 01 tháng tuổi trở lên, tiêm 01 mũi vắc xin phòng bệnh Viêm da nổi cục. Mức thu
39.800 đồng/con (Trong đó: tiền vắc xin 35.000 đồng, phí tiêm phòng 4.800 đồng)

- Từ 3 - 6 tháng tuổi: cho 5 - 10 kg cỏ tươi và 0,2 kg thức ăn tinh hỗn hợp. Tập cho bê
ăn cỏ khô. Nên cai sữa bê vào khoảng 6 tháng tuổi.

- Từ 6 - 22 tháng tuổi: chăn thả là chính (7 - 8 giờ/ngày), mỗi ngày cho ăn thêm 10 -
20 kg cỏ tươi, ngọn mía, cây bắp non, 1 - 2 kg thức ăn tinh hỗn hợp, cho bò liếm đá
liếm tự do. Mùa thiếu cỏ có thể cho ăn thêm 2 - 4 kg cỏ khô một ngày. Cung cấp đầy
đủ nước nhưng phải đảm bảo sạch, không có hoá chất độc hại.

- Từ 6 tháng tuổi trở lên, tiêm 02 mũi vắc xin Tụ huyết trùng và Lở mồm long móng.
Trong đó vắc xin LMLM không thu tiền chỉ thu phí tiêm phòng và tiền vắc xin Tụ
huyết trùng, mức thu 9.800 đồng/con (Trong đó: tiền vắc xin 5.000 đồng, phí tiêm
phòng 4.800 đồng). Tổng 2 mũi là 14.600đ

- Từ 22 - 24 tháng tuổi: nuôi vỗ béo với khẩu phần 30 - 40 kg cỏ tươi, 1 - 2 kg rơm,


0,5 - 1kg thức ăn tinh, đá liếm. Giai đoạn này: tăng trọng nhanh, tích mỡ, thịt ngon.

2.4. Cách chế biến thức ăn


- Cỏ tươi: Cỏ tươi nên được cắt vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát, khi cỏ còn non và
nhiều nước. Cỏ sau khi cắt nên được rửa sạch và cho bò ăn ngay.

- Thức ăn tinh (gồm: cám gạo, cám bắp, khô dầu đậu nành, bột ngô,..). Thức ăn tinh
nên được trộn với rơm rạ hoặc cỏ khô để bò dễ tiêu hóa. Có thể cho bò ăn thức ăn tinh
vào buổi sáng và buổi chiều.

- Rơm rạ: Rơm rạ nên được phơi khô và băm nhỏ trước khi cho bò ăn. Có thể cho bò
ăn rơm rạ vào buổi tối.

- Muối khoáng: Muối khoáng nên được đặt ở nơi khô ráo, thoáng mát để bò liếm tự do.

2.5. Thuê nhân công cắt cỏ, Hoặc thuê máy cắt cỏ và ngô
Việc quyết định thuê nhân công cắt cỏ hoặc thuê máy cắt cỏ và cắt ngô khi nuôi bò lai
Sind phụ thuộc vào:

- Nếu quy mô đàn bò nhỏ (dưới 10 con):

+ Thuê nhân công cắt cỏ có thể là lựa chọn phù hợp hơn vì tiết kiệm chi phí đầu tư
máy móc. Tuy nhiên, hộ nông dân có thể tự cắt cỏ mà không cần thuê nhân công hay
máy cắt cỏ

+ Chi phí thuê nhân công cắt cỏ dao động từ 100.000 - 200.000 đồng/ngày.

+ Chi phí thuê nhân công cắt ngô dao động từ 200.000 - 300.000 đồng/ngày.

- Đàn bò lớn (trên 10 con):

+ Thuê máy cắt cỏ sẽ giúp tiết kiệm thời gian và công sức lao động.

+ Giá thuê máy cắt ngô dao động từ 300.000 - 500.000 đồng/ngày

+ Giá mua máy cắt ngô dao động từ 2 triệu - 5 triệu đồng/máy.

IV. chăm sóc sức khỏe cho bò giống ( các loại vacxin phải tiêm)

1 Vắc xin tụ huyết trùng:

- Vắc xin dạng keo phèn, phòng bệnh tụ huyết trùng cho đàn bò, tạo miễn dịch
sau tiêm 14 ngày và thời gian bảo hộ trong 6 tháng
- Cách dùng: tiêm liều 2ml/con, tiêm ở bắp cổ sau tai, tiêm cho bò khỏe mạnh
trên 6 tháng tuổi. Nên tiêm phòng 1 tháng trước mùa mưa
- Gia VẮC-XIN: 65.000 vnđ
2. Vắc xin lở mồm long móng:

- Vắc xin dạng nhũ dầu, tiêm phòng bệnh lở mồm long móng, tạo miễn dịch sau
tiêm 21 ngày và thời gian bảo hộ được 12 tháng.
- Cách tiêm: liều 2ml/con, tiêm bắp cổ sau tai, tiêm cho vật nuôi khỏe mạnh
- Thời gian sử dụng: dùng hết trong 24 giờ sau khi mở lọ và ngưng sử dụng 28
ngày trước ngày giết mổ
● Với vùng có nguy cơ nhiễm bệnh
Tiêm phòng lần đầu với bê được sinh từ bò mẹ chưa được tiêm phòng: tiêm toàn đàn
lúc 14 ngày tuổi: 2 mũi cách nhau 4 - 5 tuần. Tái chủng mỗi 6 tháng 1 lần.

Tiêm phòng lần đầu cho bê được sinh từ bì mẹ đã được tiêm phòng: tiêm toàn đàn lúc
2,5 tháng tuổi: 2 mũi cách nhau 4 - 5 tuần. Tái chủng 6 tháng 1 lần.

● Với vùng có nguy cơ nhiễm bệnh cao


Tiêm phòng lần đầu với bê được sinh từ bò mẹ chưa tiêm phòng: tiêm toàn đàn từ 14
ngày tuổi, 2 mũi cách nhau 4-5 tuần, tái chủng mỗi 4 tháng 1 lần.

Tiêm phòng lần đầu cho bê được sinh từ bò mẹ đã được tiêm phòng: tiêm toàn đàn từ
2 tháng tuổi, 2 mũi cách nhau 4-5 tuần, tái chủng mỗi 4 tháng 1 lần.
3. Vắc xin viêm da nổi cục Lumpy Vac

- Vắc xin viêm da nổi cục tiêm cho đàn trâu bò tạo miễn dịch sau tiêm 21 ngày
và thời gian bảo hộ được 12 tháng
- Cách tiêm: tiêm 2ml/con, tiêm dưới da cổ sau tai, tiêm cho trâu bò khỏe mạnh
trên 2 tháng tuổi. Chú ý không tiêm đồng thời hoặc kết hợp với vắc xin khác,
khoảng cách giữa các lần tiêm tối thiểu là 7 ngày; không tiêm cho bò mang thai
ở giai đoạn thời kỳ đầu và thời kỳ cuối; phải dùng hết trong 6 giờ sau khi ở lọ

4. Bệnh nhiệt thán: hiện tại ở VN khi bò mắc bệnh ở thể nặng thì hầu như không có
cách chữa trị cho con vật khỏi bệnh. Do đó phải chú ý khâu phòng bệnh bằng cách khử
trùng chuồng trại bằng một số loại thuốc sát trùng đặc trị như: BIOKON, BIOXIDE.
Ngoài ra có thể dùng vắc xin phòng bệnh:

- Vắc xin nha bào nhiệt thán Pasteur tiêm cho gia súc, tạo miễn dịch sau 15 ngày
tiêm và có thời gian bảo hộ hơn 1 năm
- Vắc xin nhược độc nha bào nhiệt thán tiêm cho gia súc ở những vùng có dịch
Liều dùng cho bò trên 1 năm tuổi: tiêm 1 ml/con

Liều dùng cho bò 6 tháng đến 1 tuổi: tiêm 0,5 ml/con


Cách sử dụng và bảo quản vắc xin

Bảo quản vắc xin: Ở nhiệt độ 2 - 8 oC, tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp, còn hạn sử
dụng. Không để đóng băng, ngăn đá.

- Lưu ý khi sử dụng vắc xin:


+ Chỉ tiêm cho gia súc, gia cầm khỏe mạnh, đúng độ tuổi; không tiêm cho gia súc, gia
cầm nghi ốm, nhiễm bệnh hoặc yếu.

+ Không sử dụng khi bao bì bị hỏng trong quá trình bảo quản, khi có dị vật
trong lọ vắc xin hoặc khi mầu vắc xin bị phân lớp hoặc vón cục.

+ Trước khi sử dụng để vắc xin về nhiệt độ phòng, lắc đều trước khi tiêm. +
Khi tiêm phải dùng bơm kim tiêm khử trùng, đầu kim phải được thay kịp thời, tốt nhất
dùng loại kim tiêm một lần.

+ Phải dùng hết trong 24h sau khi mở lọ vắc xin.

- Ngưng sử dụng 28 ngày trước ngày giết mổ.

- Chai lọ đã sử dụng, vắc xin còn sót lại và các dụng cụ phải được khử trùng
hoặc hủy bỏ theo quy định.

- Phải áp dụng các biện pháp an toàn cần áp dụng khi tiêm vắc xin.

- Tổ chức tiêm tại thời điểm thích hợp, thuận lợi. Có phương án, biện pháp đảm bảo an
toàn dịch bệnh cho người tham gia công tác tiêm phòng. Vệ sinh, tiêu độc, khử trùng
trước và sau khi tiêm phòng tại điểm tiêm theo quy định.

V. Các giải pháp Kỹ thuật khác cho việc nuôi bò giống

1. Thuê văn phòng đại diện cho dự án

Địa điểm để trao đổi với hộ dân chăn nuôi bò các vấn đế phát sinh trong suốt quá trình
làm dự án

- Mặt bằng tầng 1, mặt đường lớn


- Diện tích 20m2
- Giá thuê khoảng 2-3tr/tháng
2 thuê cán bộ tập huấn

Thuê 3 cán bộ thay nhau tập huấn

lương 5tr/1ng

Tập huấn trong 7 Ngày, mỗi ngày 2 buổi. Tập huấn tại nhà văn hóa xã

Nội dung tập huấn bao gồm:


Giới thiệu loại bò

Đặc điểm sinh sản của bò

Công tác giống và kỹ thuật chọn giống,

Cách làm chuồng trại,

Cách chăm sóc nuôi dưỡng bò mang thai, bò đẻ, bê, bò đực giống,

Vỗ béo bò, các loại thức ăn,

Kỹ thuật trồng cỏ, chế biến và dự trữ thức ăn đặc biệt là phương pháp ủ rơm với urê, ủ
chua cỏ xanh,

Phương pháp phòng, trị một số bệnh thông thường xảy ra trên bò.

Thời gian tiêm vacxin phòng bệnh và các loại vacxin

Nêu một số cách tiêu hủy chất thải

3 Các cách tiêu hủy chất thải bò

a. Xử lý chất thải bằng ủ phân hữu cơ (Compost).


Sử dụng chủ yếu bã phế thải , phân của bò tạo nên phân bón hữu cơ giàu chất dinh
dưỡng cung cấp cho cây trồng. Chọn chỗ đất không ngập nước, trải một lớp rác hoặc
bã phế thải trồng trọt dầy khoảng 20cm, sau đó lót một lớp phân bò khoảng 20-50% so
với rác (Có thể tưới nếu phân lỏng, mùn hoai), tưới nước để có độ ẩm đạt 45-50% rồi
lại trải tiếp một lớp rác, bã phế thải trồng trọt lên trên… đến khi đống ủ đủ chiều cao
(Không sử dụng cỏ tranh, cỏ gấu để ủ). Dùng tấm ni lông, bạt… đủ lớn để che kín
đống phân ủ. Cứ khoảng một tuần đảo đều đống phân ủ và bổ xung nước cho đủ độ ẩm
khoảng 45-50%, che nilon, bạt kín lại như cũ. Ủ phân bằng phương pháp này hoàn
toàn nhờ sự lên men tự nhiên, không chất thải bằng hữu cơ (Compost) là sử dụng chủ
yếu (Tuy nhiên nếu được bổ xung men vào đống ủ thì tốt hơn).Nhờ quá trình lên men
và nhiệt độ tự sinh của đống phân ủ sẽ tiêu diệt được phần lớn các mầm bệnh nguy
hiểm. Trong phân ủ có chứa chất mùn làm đất tơi xốp, tăng dung lượng hấp thụ
khoáng của cây trồng, đồng thời có tác dụng tốt đến hệ vi sinh vật có ích trong đất.
Phân ủ còn có tác dụng tốt đối với tính chất lý hoá học và sinh học của đất, không gây
ảnh hưởng xấu đến người, động vật và giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường
sinh thái.

b. Xử lý chất thải chăn nuôi bằng hầm Biogas (Hệ thống khí sinh học).
Hiện nay, việc sử dụng hầm Biogas đang được người chăn nuôi quan tâm vì vừa bảo
vệ được môi trường vừa có thể thay thế chất đốt .Công trình khí sinh học góp phần
giảm phát thải theo 3 cách sau:

Thứ nhất: Giảm phát thải khí metan từ phân chuồng;

Thứ hai: Giảm phát thải khí nhà kính do giảm sử dụng chất đốt truyền thống;

Thứ ba: Giảm Phát thải khí nhà kính do sử dụng phân từ phụ phẩm KSH thay thế
phân bón hóa học.

Như vậy nhờ có công trình khí sinh học và lượng lớn chất thải chăn nuôi trong nông
hộ sẽ được xử lý tạo ra chất đốt và chính điều đó sẽ góp phần giảm phát thải khí nhà
kính rất hiệu quả.

VI. Dự đoán

1 Xác suất đẻ của 1000 con bò

a. Các tiêu chí đánh giá khả năng sinh sản ở bò cái
- Tuổi đẻ lứa đầu của bò cái: Khi bò tơ sinh sản muộn thì phải mất thêm chi phí
cho thức ăn và chăm sóc. Số bê sinh ra trong một đời bò cũng ít hơn so với số
bò tơ sinh sản sớm. Chăm sóc nuôi dưỡng tốt để bò tơ đẻ sớm là điều hết sức
quan trọng.
- Khoảng cách lứa đẻ: Là khoảng cách giữa hai lần đẻ thành công. Bò mang thai
trung bình 280 ngày. Để đạt được một năm bò đẻ một bê thì bò phải phối giống
thụ thai trong khoảng từ 60-85 ngày sau khi đẻ.
- Động dục lần đầu sau khi đẻ: Thời gian từ sau khi đẻ đến động dục lần đầu có ý
nghĩa quan trọng đến khoảng cách từ khi đẻ đến đậu thai lại. Nhiều bò cái sinh
sản có giai đoạn “mở” kéo dài lý do chính là bò chậm động dục lại sau khi đẻ.
Thông thường bò khoẻ mạnh sẽ động dục lại sau khi đẻ 40-45 ngày. Tuy nhiên,
động dục lần đầu thường khó phát hiện vì dấu hiệu động dục yếu.
- Phối giống lần đầu sau khi đẻ: Để đạt được khoảng cách lứa đẻ 365 ngày thì bò
phải được phối giống đậu thai lại sau khi đẻ trước 85 ngày. Về lý thuyết ta phải
phối giống cho bò càng sớm càng tốt vì có những con bò phải phối nhiều chu
kỳ mới đậu thai. Trên thực tế, bò ở trạng thái bình thường có thể phối giống sau
khi đẻ 50 ngày. Bò có năng suất sữa cao, bò gầy ốm nên phối giống muộn hơn
- Khoảng cách giữa hai lần động dục: Chu kì động dục bình thường ở bò trung
bình là 21 ngày, nếu bò không thụ thai sẽ động dục lại. Chu kỳ động dục lần
đầu sau khi đẻ thường ngắn hơn và không nma theo quy luật, tuỳ thuộc vào
chức năng thể vàng.
- Khoảng cách từ khi đẻ đến lúc thụ thai: Độ dài khoảng cách từ khi đẻ đến lúc
thụ thai phụ thuộc vào hai yếu tố đó là từ khi đẻ đến lần phối giống đầu tiên và
khoảng cách từ lần phối giống đầu tiên đến lần phối giống thụ thai
- Tỷ lệ thụ thai: khi xác định tỷ lệ thụ thai cho một đàn lớn, ta có thể áp dụng
công thức như sau:
[Tỷ lệ phối giống đậu thai (%) = 100 x số bò có chửa/tổng số lần phối giống]

- Số lần phối giống thụ thai: Do không phải tất cả số bò được phối giống đều có
thai lần sau lần phối giống đầu tiên nên số lần phối tính cần phải cao hơn số bò
cái trong đàn
- Tỷ lệ đẻ: Tỷ lệ đẻ của một đàn được tính bởi số bê sinh ra trong đàn so với bò
cái có khả năng sinh sản
b. Dự đoán tỷ lệ đẻ của 1000 con bò

Giả sử: 1000 con bò trong dự án chăn nuôi bò tại tp Hoà Bình đều có trạng thái bình
thường và không có bất kỳ vấn đề khó khăn nào trong sinh sản. Số liệu phối giống ghi
nhận như sau:

Sau 1000 lần phối giống lần 1 có 850 con thụ thai (còn 150 con chưa thụ thai)

Sau 150 lần phối giống lần 2 có 130 con thụ thai (còn 30 con chưa thụ thai)

Sau 30 lần phối giống lần 3 có 20 con thụ thai (còn 10 con chưa thụ thai)

Sau 10 lần phối giống lần 4 có 6 con thụ thai (còn 4 con chưa thụ thai)

Sau 4 lần phối giống lần 5 có 3 con thụ thai (còn 1 con vẫn không thụ thai sau 5 lần
phối giống)

- Tỷ lệ thụ thụ thai sau lần 1 phối giống: 850/1000 x 100%= 85%
- Tỷ lệ thụ thụ thai sau lần 2 phối giống: 86.67%
- Tỷ lệ thụ thụ thai sau lần 3 phối giống: 66.67%
- Tỷ lệ thụ thụ thai sau lần 4 phối giống: 60%
- Tỷ lệ thụ thụ thai sau lần 5 phối giống: 75%
Tổng cộng có 999 bò thụ thai, vậy tỷ lệ thụ thai cuối cùng là 99,9%

Tổng cộng số lần phối giống = 1000 + 150 + 30 + 10 + 4 = 1194


Trung bình số lần phối giống thụ thai = 1194/999 = 1,17 lần

Suy ra tỷ lệ đậu thai trung bình là: (999/1194) x 100 = 83.67%

2. Số lượng bê con cai sữa thành công trước khi xuất chuồng

- Giả sử tỷ lệ sống sót của bê con sau khi được sinh ra là 90% thì số lượng bê con
có thể cai sữa khoẻ mạnh trước khi xuất chuồng là:
1000 bò cái x 83.67% tỷ lệ đậu thai trung bình x 90% tỷ lệ sống sót của bê con = 753
bê con cai sữa thành công

PHẦN 6. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

I. Các loại chất thải từ bò

Chất thải:

● Phân bò là loại chất thải phổ biến nhất, chiếm khoảng 80% tổng lượng chất thải
từ chăn nuôi bò.
● Nước thải từ chuồng trại, bao gồm nước tiểu, nước rửa chuồng, nước thải từ
khu vực giết mổ.
● Chất thải rắn khác như xác động vật chết, thức ăn thừa, vỏ bao bì thức ăn
Quy định của Bộ Nông nghiệp và PTNT về hàm lượng tối đa một số nguyên tố khoáng
và kim loại nặng (tính bằng mg/1kg thức ăn hoàn chỉnh cho gia súc, gia cầm - Quyết
định số 104/2001/QĐ/BNN, ngày 31/10/2001) như sau:

STT Tên nguyên tố Hàm lượng tối đa (mg/kg thức ăn)


cho Bò

1 Kẽm (Zn) 250

2 Đồng (Cu) 50

3 Mangan (Mn) 250

4 Thủy ngân (Hg) 0,1


5 Cadimi (Cd) 0,5

6 Asen (As) 2

7 Chì (Pb) 5

II. Dự án nuôi bò có thể tác động tới môi trường, bao gồm:
1. Ảnh hưởng tích cực
1.1 Cải thiện chất lượng đất:

● Phân bò là nguồn phân bón hữu cơ dồi dào dinh dưỡng, giúp cải thiện cấu trúc
đất, tăng khả năng giữ nước và cung cấp vi sinh vật có lợi cho đất.
● Việc sử dụng phân bò giúp giảm thiểu sử dụng phân bón hóa học, góp phần bảo
vệ môi trường và sức khỏe con người.
1.2. Tăng cường đa dạng sinh học:

● Bò có thể giúp duy trì và phát triển các hệ sinh thái đồng cỏ, cung cấp môi
trường sống cho nhiều loài động thực vật khác nhau.
● Việc chăn thả bò hợp lý có thể góp phần bảo tồn các loài động vật hoang dã và
các khu vực bảo tồn thiên nhiên.
1.3. Giảm thiểu khí thải nhà kính:

● Một số dự án nuôi bò áp dụng các phương pháp chăn nuôi tiên tiến như:
○ Sử dụng thức ăn chăn nuôi có hiệu quả
○ Quản lý chất thải hiệu quả
○ Sử dụng năng lượng tái tạo
● Những phương pháp này có thể giúp giảm thiểu khí thải nhà kính, đặc biệt là
khí mê-tan từ bò, góp phần bảo vệ môi trường và chống biến đổi khí hậu.
1.4. Tái sử dụng phụ phẩm nông nghiệp:

● Bò có thể sử dụng các phụ phẩm nông nghiệp như rơm rạ, thân cây ngô, mía...
làm thức ăn, giúp giảm thiểu lãng phí và bảo vệ môi trường.
1.5. Hỗ trợ phát triển nông nghiệp:

● Bò có thể giúp cày xới đất, tạo điều kiện cho cây trồng phát triển tốt hơn.
● Việc chăn thả bò kết hợp với trồng trọt có thể giúp tăng cường hệ sinh thái nông
nghiệp, tạo ra hệ thống canh tác bền vững.

2. Tác động tiêu cực


2.1 Ảnh hưởng tới môi trường chung

Chất thải và rác thải trong chăn nuôi có thể gây ra nhiều vấn đề đối với môi trường và
sức khỏe con người, bao gồm:

● Ô nhiễm môi trường: Chất thải từ chăn nuôi và nước thải từ trại chăn nuôi có
thể chứa các chất gây ô nhiễm như nitrat, phosphat, và vi khuẩn gây bệnh. Khi
chúng xâm nhập vào môi trường, chúng có thể gây ra ô nhiễm nước và đất, ảnh
hưởng đến hệ sinh thái tự nhiên.
● Ảnh hưởng đến sức khỏe con người: Vi khuẩn và các chất gây ô nhiễm từ chất
thải chăn nuôi có thể lây lan qua nước uống, thực phẩm và không khí, gây ra
các vấn đề sức khỏe như tiêu chảy, viêm ruột, và các bệnh truyền nhiễm khác.
● Mùi hôi và ô nhiễm không khí: Chất thải từ chăn nuôi thường phát ra mùi hôi
khó chịu và các khí độc hại như amoniac và metan, gây ra ô nhiễm không khí
và ảnh hưởng đến chất lượng không khí trong khu vực xung quanh.
● Sự suy giảm nguồn nước sạch: Việc xả thải từ chăn nuôi có thể gây ra ô nhiễm
nước ngầm và nguồn nước sạch, ảnh hưởng đến nguồn nước uống và sinh hoạt
của cộng đồng.
2.2. Nguồn phát sinh khí thải của dự án

- Khi thực hiện dự án, nguồn phát sinh khí thải bắt nguồn từ khí metan từ dạ cỏ
của bò - từ hoạt động nhai lại, khí CH4 và N2O của phân động vật. Trung bình
một con bò thịt có thể thải ra 20kg khí metan mỗi năm từ quá trình lên men của
dạ cỏ, mỗi ngày một con bò “xả” vào bầu khí quyển khoảng 250-300 lít metan.
Khí thải từ miệng của một con bò gây hại cho môi trường tương đương khí thải
của một chiếc xe hơi phân khối lớn.
● Biện pháp giảm phát thải khí của dự án:
- Giảm thiểu phát thải khí metan qua dinh dưỡng: có nhiều cách để giảm thải khí
metan từ bò: thay đổi con đường trao đổi chất, thay đổi tổ hợp vi sinh vật dạ cỏ
hay tác động để thay đổi sinh lý tiêu hóa dạ cỏ.
+ Giảm protein trong chế độ cho ăn: thực hiện bằng cách cân bằng lượng
acid amin trong khẩu phần và cho ăn theo giai đoạn nuôi
+ Chất lượng khẩu phần: thay thế thức ăn thô bằng thức ăn tinh. Nhiều
nghiên cứu đã cho thấy rằng tỷ lệ thức ăn tinh cao trong khẩu phần làm
giảm CH4. Tuy nhiên việc đánh giá thay đổi dựa theo khẩu phần ăn khá
khó. Nếu nuôi bò trên đồng cỏ thì CH4 tăng do quá trình lên men ở
đường tiêu hóa với khẩu phần chủ yếu là thức ăn hạt. Cách chăn nuôi
trên đồng cỏ cũng làm thay đổi cách quản lý phân vì hầu hết phân bò rải
rác trên đồng cỏ
+ Chất lượng khẩu phần và loại thức ăn ủ chua: cải tiến thành phần thức ăn
sẽ làm giảm nito, giảm ảnh hưởng đến sự phì dinh dưỡng đất (NO3) và
axit hóa (NH3) từ đó làm giảm khí nhà kính. Hạt ngũ cốc tạo ra ít khí
nhà kính hơn phế phụ phẩm có nhiều chất xơ
3. Nguồn phát sinh nước thải

- Chăn nuôi bò gây ra ô nhiễm môi trường nước chủ yếu từ các nguồn chất thải
rắn và lỏng. Các chất thải này bao gồm phân, nước tiểu, và nước rửa chuồng
trại. Việc xả thẳng ra môi trường hoặc không qua xử lý gây ô nhiễm nghiêm
trọng.
- Nhiều trang trại chăn nuôi bò hàng ngày thải ra một lượng lớn chất thải không
được xử lý và đổ trực tiếp vào hệ thống thoát nước, kênh mương trong vùng
làm nhiều hộ dân không có nước sinh hoạt (nước giếng trong vùng có váng,
mùi hôi tanh), tỷ lệ người dân bị mắc bệnh tiêu chảy, mẩn ngứa và ghẻ lở cao.
- Môi trường bị ô nhiễm lại tác động trực tiếp vào sức khoẻ vật nuôi, phát sinh
dịch bệnh, gây khó khăn trong công tác quản lý dịch bệnh, giảm năng suất
không thể phát triển bền vững.Ô nhiễm do chất thải chăn nuôi không chỉ ảnh
hưởng nặng tới môi trường sống dân cư mà còn gây ô nhiễm nguồn nước, tài
nguyên đất và ảnh hưởng lớn đến kết quả sản xuất chăn nuôi. Các hoạt động
gây ô nhiễm do chăn nuôi vẫn đang tiếp tục diễn ra ở nhiều nơi trên cả nước.
Tình trạng chăn nuôi thả rông, chăn thả trên đất dốc, đầu nguồn nước v.v... còn
khá phổ biến đã làm tăng diện tích đất xói mòn, suy giảm chất lượng nước,
giảm thiểu khả năng sản xuất nông nghiệp trên vùng rộng lớn.
- Giải pháp: Để giảm tác động của chăn nuôi bò đến môi trường nước, cần tăng
cường việc xử lý nước thải, kiểm soát chất thải, và duy trì an toàn sinh học. Các
biện pháp quản lý, thiết kế chuồng trại, và quản lý dịch bệnh cũng đóng vai trò
quan trọng
III. Biện pháp giảm thiểu tác động của dự án tới môi trường

1. Xử lý chất thải rắn

Chất thải rắn trong chăn nuôi thường gồm phân, chất độn, lông, chất hữu cơ tại các lò
mổ... và thường được xử lý bởi các phương pháp sau (kết hợp cả men, vi sinh vật). Đối
với chất thải rắn từ chăn nuôi thì phương pháp ủ phân và công nghệ khí sinh học là 2
phương pháp phổ biến nhất hiện nay ở Việt Nam. Đối với dự án, biện pháp xử lý chất
thải rắn được nhóm dự án áp dụng rộng rãi, nhằm giải quyết vấn đề về môi trường,
đồng thời giúp người dân có thể phân bón phục vụ cho nông nghiệp.

2. Xử lý chất thải lỏng

Chất thải lỏng gồm nước tiểu, nước rửa chuồng, tắm rửa gia súc, vệ sinh lò mổ, các
dụng cụ…Các phương pháp xử lý chất thải lỏng cơ bản trong chăn nuôi gồm:

a) Hồ sinh học (hồ tạo oxy hóa): Gồm các loại hồ ổn định chất thải hiếu khí, hồ ổn
định chất thải kỵ khí và hồ ổn định chất thải tùy nghi.

b) Sử dụng cánh đồng lọc, cánh đồng tưới (là những khu đất chia ô nhỏ bằng phẳng
được quy hoạch để xử lý nước thải).

c) Sử dụng các sinh vật thủy sinh: gồm các nhóm nổi (bèo tấm, lục bình, ...); nhóm nửa
chìm nửa nổi (sậy, lau, thủy trúc, ...); nhóm chìm (rong xương cá, rong đuôi chó, ...).

d) Hầm khí sinh học Biogas.

Theo khảo sát sơ bộ trong thực tế, nước thải lỏng trong chăn nuôi thường được xử lý
như sau:

- Khoảng 30% qua hầm Biogas.

- 30% bằng hồ sinh học.

- 40% dùng trực tiếp để tưới hoa màu, nuôi cá hoặc đổ thẳng vào các hệ thống thoát
nước chung của cộng đồng.

Dự án cũng sử dụng đồng thời các biện pháp trên tùy theo địa hình và nhu cầu từng hộ
gia đình tại Hoà Bình

PHẦN 7. TIẾN ĐỘ NHÂN SỰ

Tổng thời gian của dự án là 2 năm (24 tháng)

Tổng nhân sự cần dùng:

- Giai đoạn chuẩn bị (1/2/2024 - 30/6/2024)


- Giai đoạn vận hành (1/7/2024 - 1/2/2026)
❖ Giai đoạn chuẩn bị (1/2/2024 - 30/6/2024)
Nhân sự chính cho giai đoạn này là: 8 người

STT Tên công việc Số lượng Chi phí nhân Thời gian sử dụng
nhân sự công dự kiến nhân công
(người)

1 Xác định mục tiêu, 4 nhân sự 200.000/ 1/2/2024


phạm vi hoạt động, chính người/ngày 28/2/2024
thời gian của dự án và (28 ngày)
số lượng bò cần nuôi

2 Tìm hiểu về giống bò


phù hợp, các phương
pháp nuôi bò hiệu quả

3 Xác định các yêu cầu


về chất lượng thức
ăn , điều kiện sống, y
tế và chăm sóc sức
khỏe bò

4 Lập kế hoạch và xác


định nguồn vốn cho
việc mua bò, xây
dựng chuồng trại,
mua thức ăn, các vật
dụng cần thiết

5 Xác định các bên liên


quan như các nhà
cung cấp thức ăn,
cung cấp vật chất

6 Thiết lập hệ thống


quản lý dự án

- Xác định công


cụ và phương
pháp quản lý
dự án
- Đảm bảo rằng
hệ thống được
triển khai và
hoạt động hiệu
quả 1/2/2024 -
200.000/
2 nhân sự 28/2/2024
7 Thu thập thông tin và người/ngày
(28 ngày)
tài liệu:

- Xác định các


tài liệu, thông
tin cần thiết
cho dự án.
- Thu thập dữ
liệu về yêu
cầu, kế hoạch,
và các thông
tin liên quan
khác.

8 Xác định nguồn lực 2 nhân sự 200.000/ 1/2/2024 -


và kế hoạch tài chính: người/ngày 31/3/2024

Đánh giá nguồn lực (28 Ngày)


cần thiết (nhân công,
thiết bị, vật liệu, v.v.).

Lập kế hoạch tài


chính để đảm bảo có
đủ vốn cho giai đoạn
chuẩn bị.

9 Chi phí thuê văn 1/2/2024-


phòng 2.000.000
1/2/2026
đồng/tháng
(24 tháng)

10 Tìm nguồn bò giống


1/4/2024 -
từ các trang trại, và từ
4 nhân sự 30/6/2024
các cơ sở chăn nuôi
(60 ngày)
của hộ nông dân

Giai đoạn vận hành (1/7/2024 - 1/2/2026)

Nhân sự chính là 8 nhân sự chính + 5 cán bộ thú y + 2 thợ xây

STT Tên công số lượng nhân sự chi phí nhân Thời gian
việc công sự kiến

1 Dạy bà con 5 chuyên gia - 7 300.000/ng/ngày 1/7/2024 - 7/7/2024


cách chăm ngày - hỗ trợ dạy (7 ngày)
sóc bò bà con các kiến
thức cơ bản về
cách chăm sóc
cho bò giống và
phổ biến khẩu
phần ăn hợp lý
dành cho bò, …
2 Phân bổ số 8 nhân sự chính 300.000/ng/ngày 8/7/2024 -
lượng bò - phân bố bò 10/7/2024
đến từng hộ theo từng hộ gia (3 ngày)
theo như kế đình theo như kế
hoạch hoạch đã được
triển khai từ
trước

3 Xây dựng hệ 2 Thợ xây 500.000 1/7/2024 -


thống xử lý đồng/người/ngày 30/9/2024
chất thải
(61 ngày)
(tùy theo
nhu cầu hộ
dân)

4 Theo dõi, 3 nhân sự - từ 30.000/người 11/7/2024 -


cập nhật tình khi bắt đầu bàn /ngày 1/2/2026
hình nuôi giao bò cho đến
dưỡng, khi bê con được
chăm sóc bò 6th tuổi
của các hộ
gia đình

5 Hỗ trợ phối 4 nhân sự - hỗ 100.000/hộ Trong suốt thời


giống cho bò trợ cho những gian nuôi bò
của những hộ có bò động
hộ gia đình dục trong 24h
đến thời kỳ
động dục
6 Hỗ trợ kỹ 2 cán bộ thú y - 100.000/hộ Trong thời gian hộ
thuật cho hỗ trợ các hộ gđ dân có bò sinh
những hộ có bò sinh sản
gia đình có trong 2 ngày
bò đến ngày
sinh

7 Hỗ trợ tiêm 2 cán bộ thú y 1.000.000/ đợt Tùy giai đoạn bê


vắc xin cho tiêm phòng - tổ tiêm con sinh ra để thuê
bê mới sinh chức tiêm theo
đợt dựa theo số
bê được sinh -
mỗi đợt khoảng
2 ngày

PHẦN 8: TỔNG MỨC ĐẦU TƯ DỰ ÁN

I. Cơ sở lập tổng mức đầu tư

Tổng mức đầu tư cho “Dự án hỗ trợ vốn và kỹ thuật cho nông dân chăn nuôi bò” dựa
trên các căn cứ sau:

- Theo Điều 4 Nghị định 10/2021/NĐ-CP quy định về việc xác định, thẩm định, phê
duyệt sơ bộ tổng mức đầu tư xây dựng

- Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 10/2021/NĐ-CP về nội dung xây dựng tổng mức đầu

- Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 Ngày 03 tháng 06 năm 2008

- Nghị định số 49/2022/NĐ-CP ngày 29/07/2022 bổ sung một số điều của nghị định số
209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế
giá trị gia tăng
- Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 của Chính Phủ về quản lý chất lượng,
thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng (thay thế Nghị định 46/2015/NĐ-CP)

- Thông tư 78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014 của Bộ Tài Chính hướng dẫn thi hành
Luật thuế thu nhập doanh nghiệp

- Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/03/2021 của Chính phủ về việc Quản lý dự án
đầu tư.

- Thông tư số 45/2013/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành ngày 25/04/2013 hướng dẫn
chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định.

- Các văn bản khác của Nhà nước liên quan đến lập Tổng mức đầu tư, tổng dự toán và
dự toán công trình.

1. Vốn đầu tư dự án

Số vốn góp Tỷ lệ (%)

Vốn tự có 5,877,201,000 30%

Vốn nhà nước hỗ trợ 13,713,469,000 70%

II. Nội dung tổng mức đầu tư:

2.1. Tổng mức đầu tư ban đầu

đơn Đơn
VNĐ Giá Số lượng Thành tiền
vị vị

15,000,000,000
1 Chi phí nhập bò giống 15,000,000 đ 1000 con
đ

Chi phí tư vấn lập dự


2 20,000,000 đ 20,000,000 đ
án
1 bàn, 6 ghế,
Chi phí trang thiết bị
1 tủ thuốc,
3 văn phòng (bàn, ghế, 10,000,000 đ 10,000,000 đ
chi phí vận
tủ thuốc, vận chuyển)
chuyển

Chi phí làm chuồng


4 5,000,000 đ 500 hộ 2,500,000,000 đ

Chi phí thuốc tiêm,


5 145,000 đ 1000 con 145,000,000 đ
vac xin cho bò

Chi phí thuê chuyên


6 300,000 đ 7 người 14,700,000 đ
gia

Chi phí thuê cán bộ


7 100,000 đ 500 hộ 50,000,000 đ
thú y đến tiêm phòng

Chi Phí thuê cán bộ


8 100,000 đ 500 hộ 50,000,000 đ
thú y đỡ đẻ cho bò

Chi phí thức ăn khi


9 20,000 đ 1000 con 20,000,000 đ
nhập bò

17,809,700,000
đ

2.2. Chi phí vận hành

đơn
vị VNĐ Giá Số lượng Đơn vị Thành tiền

I Chi phí nhân sự


1 Trưởng ban dự án 240,000,000 đ 240,000,000 đ

2 Thành viên dự án

2.1 Nguyễn Hiệp Hòa 24,300,000 đ 24,300,000 đ

2.2 Phạm Thị Huyền 28,700,000 đ 28,700,000 đ

2.3 Phạm Thu Hà 21,500,000 đ 21,500,000 đ

2.4 Tiêu Khánh Huyền 21,500,000 đ 21,500,000 đ

2.5 Phạm Thanh Hằng 28,420,000 đ 28,420,000 đ

2.6 Nguyễn Thị Hậu 22,820,000 đ 22,820,000 đ

Nguyễn Khánh
2.7 Huyền 23,670,000 đ 23,670,000 đ

tổng chi phí nhân sự


(24 tháng) 410,910,000 đ

II. Chi phí khi bắt đầu dự án (1 năm)

Chi phí điện văn 100


1 phòng 3,000 đ 100 số/tháng 3,600,000 đ

2
Chi phí nước văn thùng /
2 phòng 150,000 đ 2 tháng 3,600,000 đ

Chi phí di chuyển, đi


3 lại 2,000,000 đ 2,000,000 đ
Tổng chi phí trong
lúc vận hành 420,110,000 đ

2.3. Doanh thu dự án

số
Giá lượng Đơn vị Tổng doanh thu

Doanh thu từ việc


bán bò giống 24,000,000 753 con 18,072,000,000 đ

Doanh thu từ việc


bán bò thịt 21,000,000 đ 247 đ con 5,187,000,000 đ

Doanh thu từ việc


bán phân bò 5,000,000 500 hộ 2,500,000,000 đ

Tổng doanh thu 25,759,000,000 đ

PHẦN 9. HIỆU QUẢ KINH TẾ - TÀI CHÍNH

I. Hiệu quả tài chính

1 Các giả định kinh tế và cơ sở tính toán

Các thông số giả định trên dùng để tính toán hiệu quả kinh tế:

- Thời gian hoạt động của dự án là 2 năm, bắt đầu từ 1/2/2024 cho đến 1/2/2026

- Nguồn vốn: vốn tự có 30%, vốn nhà nước hỗ trợ là 70%, vốn vay ngân hàng
- Khấu hao thiết bị trong 2 năm, cuối năm 2 thanh lý thu được 5.000.000

- Doanh thu của dự án: 25,759,000,000đ/năm


- Thuế TNDN 15%

- WACC = 10%

2 Bảng ngân lưu dự án

Khoản mục 0 1 2

Dòng tiền vào 0 25,759,000,000 25,764,000,000

Doanh thu 25,759,000,000 25,759,000,000

Thu thanh lý sau thuế 5,000,000

Dòng tiền ra 19,590,670,000 4,219,655,000 4,219,655,000

Chi phí đầu tư ban đầu 19,590,670,000

Chi phí nhân sự 205,455,000 205,455,000

Chi phí điện văn phòng 3,600,000 3,600,000

Chi phí nước văn


phòng 3,600,000 3,600,000

Chi phí di chuyển, đi


lại 2,000,000 2,000,000

Chi phí thức ăn cho bò


mẹ 2,500,000,000 2,500,000,000

Chi phí thức ăn cho bò


con 1,500,000,000 1,500,000,000

Chi phí khấu hao 5,000,000 5,000,000


Lợi nhuận trước thuế -19,590,670,000 21,539,345,000 21,544,345,000

Thuế 3,230,901,750 3,231,651,750

LNST -19,590,670,000 18,308,443,250 18,312,693,250

Dòng ngân lưu sau


thuế chưa chiết khấu -19,590,670,000 18,313,443,250 18,317,693,250

NPV 11,087,731,123.22

IRR 54%

Dựa vào kết quả ngân lưu vào và ra, ta tính được các chỉ số tài chính, và kết quả cho
thấy: Dự án có suất sinh lời nội bộ cũng như hiệu quả đầu tư khác tốt.

Qua quá trình hoạch định, phân tích và tính toán ta thấy dự án mang lại lợi nhuận
khá tốt cho nhà đầu tư, suất sinh lời nội bộ cũng cao hơn sự kỳ vọng và khả năng thu
hồi vốn năm trong thời gian hoạt động của dự án.

II. Đánh giá ảnh hưởng kinh tế- xã hội

3.1. Hiệu quả kinh tế

Dự án “Hỗ trợ vốn và kỹ thuật cho hộ nông dân chăn nuôi bò tỉnh Hòa Bình” đã
đóng góp vào quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế của tỉnh nói chung và hộ nông
dân nuôi bò nói riêng

- Dự án tạo ra nguồn thu Ngân sách cho nhà nước từ thuế thu nhập doanh nghiệp 15%
= 6,462,553,500

- Tạo ra được thêm 500 việc làm cho người dân xã Hòa Bình

- Tăng thu nhập cho người nông dân: Nhờ có nguồn vốn hỗ trợ và được tập huấn kỹ
thuật chăn nuôi khoa học, hiệu quả, người nông dân tỉnh Hòa Bình có thể tăng năng
suất đàn bò, giảm thiểu dịch bệnh, từ đó nâng cao thu nhập cho gia đình. (khoảng
3tr/hộ)

- Giảm nghèo bền vững: Chăn nuôi bò là một ngành kinh tế có tiềm năng phát triển
mạnh ở Việt Nam, đặc biệt là ở khu vực tỉnh thành phố Hòa Bình. Dự án đã góp phần
tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, từ đó giúp họ thoát nghèo bền vững.

- Phát triển kinh tế địa phương: Chăn nuôi bò cũng góp phần thúc đẩy phát triển kinh
tế tỉnh Hòa Bình. Ngành chăn nuôi bò tạo ra nhu cầu về thức ăn, thuốc thú y, dịch vụ
vận chuyển,... từ đó thúc đẩy các ngành nghề khác phát triển.

3.2. Lợi ích xã hội

- Nâng cao đời sống người dân: Nhờ có thu nhập cao hơn, người dân có điều kiện cải
thiện đời sống vật chất và tinh thần. Họ có thể xây dựng nhà cửa khang trang, mua sắm
các vật dụng cần thiết cho sinh hoạt, cho con em đi học hành,...

- Bảo vệ môi trường: Chăn nuôi bò theo hướng khoa học, an toàn giúp bảo vệ môi
trường. Dự án đã tập huấn cho người dân về cách quản lý chất thải, xử lý nước thải,...
góp phần bảo vệ nguồn nước và môi trường sống.

- Ngoài ra, dự án còn góp phần nâng cao nhận thức của người dân trên địa bàn tỉnh về
tầm quan trọng của khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi, tạo điều kiện cho họ tiếp cận
với các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, góp phần xây dựng nền nông nghiệp bền vững

Một số kiến nghị trong lĩnh vực chăn nuôi bò:

Tăng cường nghiên cứu và phát triển: Đầu tư vào nghiên cứu khoa học để phát triển
các phương pháp chăm sóc động vật hiệu quả hơn, cải thiện chất lượng thức ăn, và
giảm các vấn đề sức khỏe.

Đổi mới công nghệ: Sử dụng công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo để giám sát và quản
lý chăn nuôi một cách hiệu quả hơn. Công nghệ này có thể giúp giảm chi phí vận hành
và tăng cường sản xuất.
Tăng cường giáo dục và đào tạo: Cung cấp đào tạo chuyên sâu cho người chăn nuôi về
các phương pháp nuôi trồng và quản lý đàn, cũng như về các chuẩn môi trường và y tế
động vật.

Thúc đẩy bền vững: Đẩy mạnh các phương pháp nuôi trồng bền vững để giảm thiểu
tác động tiêu cực đến môi trường, bảo vệ nguồn lợi và cải thiện điều kiện sống cho
động vật.

Hỗ trợ tài chính: Cung cấp các chương trình hỗ trợ tài chính cho các nông dân và nhà
chăn nuôi nhằm giảm bớt rủi ro và khuyến khích đầu tư vào cơ sở hạ tầng và công
nghệ mới.

Tăng cường quản lý rủi ro và khủng hoảng: Xây dựng các kế hoạch ứng phó với các
tình huống khẩn cấp như dịch bệnh hoặc thảm họa tự nhiên để bảo vệ sản xuất và
nguồn thu nhập của người chăn nuôi.

Tăng cường hợp tác giữa các bên liên quan: Xây dựng mạng lưới hợp tác giữa các nhà
chăn nuôi, chính phủ, tổ chức phi chính phủ và các chuyên gia để chia sẻ thông tin và
kinh nghiệm, cũng như để giải quyết các vấn đề cụ thể trong ngành.

Khuyến khích đa dạng hóa: Hỗ trợ các nông dân và nhà chăn nuôi trong việc đa dạng
hóa sản phẩm và dịch vụ của họ, từ việc nuôi trồng hỗn hợp đến việc phát triển các sản
phẩm chăn nuôi chất lượng cao để tạo ra giá trị gia tăng.
KẾT LUẬN

Trong thời đại kinh tế công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước như ngày nay, việc tổ
chức thực hiện các dự án hỗ trợ kinh tế của các đơn vị kinh tế cho người dân các tỉnh,
thành phố trên cả nước luôn là một trong những hoạt động được Nhà nước cũng như
người dân ủng hộ. Mặc dù tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo của nước ta đã được cải thiện rất
đáng kể nhưng với các tỉnh miền núi, vùng sâu vùng xa, vẫn còn đó nhiều hộ gia đình
có nhiều hoàn cảnh khó khăn cần sự giúp đỡ để có thể có cơ hội thoát nghèo. Chính vì
đó, dự án “Hỗ trợ vốn và kỹ thuật cho hộ nông dân chăn nuôi bò tỉnh Hòa Bình” được
thực hiện với mục tiêu góp phần xóa đói giảm nghèo tại tỉnh Hòa Bình. Các thành viên
của nhóm dự án đã nỗ lực hết sức mình để lập ra kế hoạch cụ thể, chi tiết những hoạt
động sẽ được triển khai trong thời gian tới. Nhóm dự án mong rằng dự án sẽ được các
bên liên quan cũng như người dân địa phương ủng hộ và sẽ có được nhiều thành công,
đem lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân địa phương tham gia dự án.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Tên dự án đầu tư: Trang trại nuôi bò thịt công nghệ cao

xã bình giang, huyện thăng bình, tỉnh quảng nam

http://moitruongkinhdoanh.com/du-an-dau-tu/du-an-dau-tu-trang-trai-chan-nuoi/du-
an-dau-tu-trang-trai-chan-nuoi-bo-thit-67.html

2.Tên dự án: Dự án đầu tư trang trại bò thịt, bò giống Phú Lâm

Địa điểm: Tại xã Quảng Nghĩa, thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh

http://quanlydautu.org/san-pham-dich-vu-dau-tu/du-an-dau-tu-da-hoan-thanh/du-an-
dau-tu-trang-trai-chan-nuoi-bo-giong-bo-thit-phu-lam.html

3. dự án trang trại chăn nuôi bò sữa bò thịt asian stars Việt Nam
địa điểm: xã Quang Sơn- thị xã Tam Điệp- tỉnh Ninh Bình

http://minhphuongcorp.com/san-pham-hoan-thien/du-an-dau-tu-mau/du-an-dau-tu-
trang-trai-chan-nuoi-bo-sua-bo-thit-asia.html

4.dự án nuôi bò ở lai châu

https://www.slideshare.net/slideshow/thuyt-minh-d-n-chn-nui-b-sinh-sndocx/
267191194

Quyết định 1335/QĐ-UBND 2021 VỀ VIỆC BAN HÀNH ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN CHĂN
NUÔI BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM
2030

https://r.search.yahoo.com/
_ylt=AwrKFZq52ShmRdMKyXprUwx.;_ylu=Y29sbwNzZzMEcG9zAzEEdnRpZAM
Ec2VjA3Ny/RV=2/RE=1713982010/RO=10/RU=https%3a%2f
%2fthuvienphapluat.vn%2fvan-ban%2fLinh-vuc-khac%2fQuyet-dinh-1335-QD-
UBND-2021-De-an-phat-trien-chan-nuoi-ben-vung-tinh-Son-La-den-nam-2025-
483528.aspx/RK=2/RS=1MnQd6mZiP1STUbAIIpKho_5u4I-

1.Dự án tổ hợp chăn nuôi bò thịt 500 triệu USD - Một dự án hợp tác giữa Vinamilk, Vilico và
Tập đoàn Sojitz Nhật Bản

(https://www.vietnam.vn/dong-tho-du-an-to-hop-chan-nuoi-bo-thit-500-trieu-usd/)

2. Nghị định hướng dẫn Luật Chăn nuôi - Văn bản hợp nhất 01/VBHN-BNNPTNT 2023
hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi

(https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Linh-vuc-khac/Van-ban-hop-nhat-01-VBHN-
BNNPTNT-2023-Nghi-dinh-huong-dan-Luat-Chan-nuoi-558520.aspx)

3. Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam - Cung cấp thông tin về thị trường, thống kê và kiến thức chăn
nuôi

(https://nhachannuoi.vn/)
4.Chăn nuôi bò thịt tại Việt Nam: Hiện trạng và giải pháp

(https://trungtambocobavi.com/chan-nuoi-bo-thit-tai-viet-nam-hien-trang-va-giai-
phap/)

5. Dự án chăn nuôi - chế biến thịt bò Việt - Nhật và chuỗi cung ứng hiện đại, công nghệ cao

(https://vlr.vn/du-an-chan-nuoi-che-bien-thit-bo-viet-nhat-va-chuoi-cung-ung-hien-dai-
cong-nghe-cao-10914.html)

6. Chăn nuôi bò thịt: Kỹ thuật, mô hình và giống bò phù hợp với điều kiện Việt Nam

(https://www.vietstock.org/tin-nganh/ky-thuat-chan-nuoi-bo-thit/)

You might also like