Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 27

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG THƯƠNG TP. HCM


KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

MÔN HỌC: DINH DƯỠNG NGƯỜI

ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU BỆNH LOÃNG XƯƠNG

GVGD: Ths. Nguyễn Thị Thu Sang

Nhóm: 5
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Tiến Đạt MSSV: 2005220882
Hồ Tấn Hoàng MSSV: 2005221481
Nguyễn Gia Huy MSSV: 2005221656
Nguyễn Thanh Lan MSSV: 2005222192
Trần Đình Minh Nguyệt MSSV: 2005223197

TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 03 NĂM 2024


Đóng góp
Tên thành viên MSSV Nhiệm vụ
(%)
Đóng góp xây dựng đề
cương
Nguyễn Tiến Đạt 2005220882 100%
Tìm hiểu và làm chương 1
Soạn 10 câu hỏi trắc nghiệm
Đóng góp xây dựng đề
cương
Hồ Tấn Hoàng 2005221481 100%
Tìm hiểu và làm chương 1
Soạn 10 câu hỏi trắc nghiệm
Đóng góp xây dựng đề
cương
Nguyễn Gia Huy Tìm hiểu và làm chương 2,
2005221656 100%
(nhóm trưởng) 3, 4
Tổng hợp, chỉnh sửa nội
dung Word
Đóng góp xây dựng đề
Nguyễn Thanh Lan 2005222192 100% cương
Tìm hiểu và làm chương 2, 3
Đóng góp xây dựng đề
cương
Trần Đình Minh Tìm hiểu và làm chương 2, 3
2005223197 100%
Nguyệt Soạn 10 câu hỏi trắc nghiệm
Tổng hợp và làm
Powerpoint
BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC NHÓM
MỤC LỤC
MỤC LỤC.......................................................................................................................I
MỤC LỤC HÌNH ẢNH, BẢNG BIỂU..........................................................................II
LỜI MỞ ĐẦU.................................................................................................................1
LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................2
NỘI DUNG CHÍNH........................................................................................................3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ BỆNH LOÃNG XƯƠNG..........................................3
1.1. Giới thiệu về bệnh loãng xương............................................................................3
1.2. Phân loại bệnh loãng xương..................................................................................3
1.3. Nguyên nhân gây loãng xương.............................................................................4
1.4. Triệu chứng bệnh loãng xương.............................................................................4
1.5. Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh loãng xương......................................................5
1.6. Thực trạng bệnh loãng xương ở Việt Nam và thế giới..........................................6
CHƯƠNG 2: DINH DƯỠNG TRONG PHÒNG CHỐNG VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH
LOÃNG XƯƠNG...........................................................................................................6
2.1. Phương pháp phòng chống bệnh loãng xương......................................................6
2.2. Phương pháp điều trị bệnh loãng xương.............................................................10
2.2.1. Phương pháp không sử dụng thuốc..............................................................10
2.2.2. Phương pháp sử dụng thuốc.........................................................................10
2.3. Chế độ dinh dưỡng khuyến nghị.........................................................................11
2.3.1. Mục tiêu của chế độ dinh dưỡng..................................................................11
2.3.2. Chế độ dinh dưỡng dành cho người chưa mắc bệnh....................................12
2.3.3. Chế độ dinh dưỡng dành cho người đã mắc bệnh........................................14
2.3.4. Thực đơn tham khảo.....................................................................................16
CHƯƠNG 3: CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN BỆNH LOÃNG XƯƠNG....21
3.1. Trong lĩnh vực y học...........................................................................................21
3.2. Trong lĩnh vực dinh dưỡng..................................................................................21
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN.............................................................................................22
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................23
MỤC LỤC HÌNH ẢNH, BẢNG BIỂU
Hình 1. Gãy lún đốt sống...............................................................................................5
Hình 2: Nhu cầu khuyến nghị Canxi (mg/ngày)............................................................7
Hình 3. Các sản phẩm tăng cường Canxi.......................................................................7
Hình 4. Nhu cầu khuyến nghị vitamin D (g/ngày).......................................................8
Hình 5. Các chất kích thích............................................................................................9
Hình 6. Thuốc giảm đau có chứa NSAID......................................................................9
Hình 7. Sữa và các sản phẩm từ sữa.............................................................................12
Hình 8. Thịt..................................................................................................................13
Hình 9. Bắp cải và giá đỗ.............................................................................................13
Hình 10. Cá hồi............................................................................................................14
Hình 11. Trà xanh.........................................................................................................14
Hình 12. Các loại nước ngọt có gas.............................................................................15
Hình 13. Cà phê............................................................................................................16
Bảng 1. Gợi ý chế độ ăn cho người loãng xương..........................................................16
LỜI MỞ ĐẦU
Bệnh loãng xương là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng đang ngày càng trở nên phổ
biến trên khắp thế giới, đặc biệt là trong các nhóm người già. Sự suy giảm đáng kể về
khả năng chịu lực của xương gây ra bởi bệnh này không chỉ gây ra những cảm giác
đau đớn và hạn chế vận động mà còn tăng nguy cơ gãy xương và các biến chứng khác.
Trong môi trường y tế hiện nay, việc hiểu rõ về nguyên nhân, triệu chứng và cách
phòng tránh bệnh loãng xương đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc phòng ngừa
và điều trị bệnh.
Đề tài này nhằm mục đích cung cấp một cái nhìn tổng quan về bệnh loãng xương, từ
nguyên nhân, triệu chứng đến cách phòng tránh và điều trị. Chúng em sẽ tìm hiểu về
bệnh cũng như những biện pháp đơn giản mà mọi người có thể thực hiện để giảm thiểu
nguy cơ mắc bệnh và duy trì sức khỏe xương mạnh mẽ.
Thông qua việc tiếp cận đa chiều từ các phương pháp nghiên cứu y học đến những
kiến thức dân gian, hy vọng rằng đề tài này sẽ giúp mọi người có cái nhìn toàn diện về
bệnh loãng xương và khám phá ra những biện pháp thực tế để bảo vệ sức khỏe xương
của mình và gia đình.

1
LỜI CẢM ƠN
Với những kiến thức đã học được từ bộ môn Dinh dưỡng người, nhóm chúng
em đã lựa chọn đề tài “TÌM HIỂU BỆNH LOÃNG XƯƠNG” là đề tài thực hiện bài
tiểu luận. Bài tiểu luận là kết quả của quá trình học tập, tiếp thu kiến thức tại trường,
lớp và cả những tìm tòi, học hỏi của các thành viên trong nhóm và sự chỉ dạy tận tình
của cô Nguyễn Thị Thu Sang - người đã trực tiếp giảng dạy và hướng dẫn chúng em
thực hiện bài tiểu luận này. Qua đây chúng em xin phép được gửi lời cảm ơn chân
thành nhất đến cô. Trong quá trình làm bài, do kiến thức còn hạn chế và không có
nhiều kinh nghiệm trên thực tiễn nên khó tránh khỏi những thiếu sót trong bài làm.
Mong cô xem và góp ý thêm cho chúng em để bài tiểu luận của chúng em được hoàn
thiện hơn. Chúng em xin chân thành cảm ơn!

2
NỘI DUNG CHÍNH

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ BỆNH LOÃNG XƯƠNG


1.1. Giới thiệu về bệnh loãng xương
1.1.1. Khái niệm về bệnh loãng xương
Loãng xương (Osteoporosis) được định nghĩa là một bệnh với những đặc điểm
sức bền của xương (bone strength) bị suy giảm dẫn đến gia tăng nguy cơ gãy xương.
Sức bền của xương là kết hợp của hai yếu tố liên quan đến mật độ chất khoáng trong
xương và chất lượng xương. Đo mật độ xương sẽ giúp ta biết được lượng chất khoáng
trong một đơn vị diện tích/thể tích xương. Trong khi đó chất lượng xương sẽ được
đánh giá qua cấu trúc xương, tốc độ chuyển hóa của xương, mức độ tổn thương tích
lũy, độ khoáng hóa,..
1.1.2. Tác hại của bệnh loãng xương
 Gãy xương là tác hại nặng nề nhất mà bệnh gây ra đối với người bệnh, người
bệnh có thể gãy xương dù chỉ va chạm nhẹ, thậm chí chỉ vì một cơn hắt hơi.
Gãy xương thường xảy ra tại các vị trí chịu lực của cơ thể như cột sống, cổ
xương đùi, xương cổ tay... vì các vị trí quan trọng, nguy hiểm nên người bệnh
khó hồi phục phải nằm tại chỗ nhiều ngày, hoặc nằm điều trị dài ngày tại bệnh
viện.
 Bất lợi cho sức khỏe: Việc nằm tại chỗ dài ngày do gãy xương gây cản trở sinh
hoạt thường ngày của người bệnh và còn kéo theo nhiều nguy cơ bất lợi cho sức
khỏe. Người bệnh có thể bị bội nhiễm đường hô hấp, đường tiết niệu, loét mục
ở các điểm tỳ đè… Đây là nguyên nhân chính gây tàn phế và giảm tuổi thọ ở
người cao tuổi.
 Rối loạn tư thế cột sống, chuột rút: Loãng xương làm các đốt sống bị lún, xẹp
khiến người bệnh bị cong vẹo cột sống, gù lưng, giảm chiều cao, đôi khi có cảm
giác ớn lạnh, chuột rút, khó chịu.
 Đau cột sống lưng, đau nhức xương: Ở giai đoạn bệnh nặng, người bệnh thường
có triệu chứng đau nhức xương, đau đầu xương hay dọc theo các xương dài.
Cơn đau tăng nặng khi vận động mạnh, khi thời tiết thay đổi. Các cơn đau xuất
hiện ở thắt lưng hay lan sang một hoặc hai bên mạn sườn. Đi kèm với triệu
chứng đau cột sống lưng là các triệu chứng như co cứng cơ dọc cột sống, giật
cơ khi người bệnh đổi tư thế.
1.2. Phân loại bệnh loãng xương
Loãng xương nguyên phát: được định nghĩa là tình trạng mất cân bằng bệnh lý
của quá trình tiêu và tạo xương. Từ đó gây nên sự thiếu hụt khối lượng xương liên tục.
Cuối cùng dẫn đến dễ gãy xương. Có đến 95% nữ giới và 80% nam giới mắc loại bệnh
lý này. Loãng xương nguyên phát là tình trạng đặc trưng bởi sự tăng mức độ mỏng
xương. Đây là quá trình phát triển bình thường và liên quan đến thời kỳ mãn kinh cũng
như tuổi cao. Loại loãng xương này được chia làm 2 type:

3
 Loãng xương nguyên phát type 1: thường xảy ra ở phụ nữ sau mãn kinh
nguyên nhân dẫn đến bệnh lý này là do sự gia tăng hoạt động của các tế bào
hủy xương. Cùng với đó là sự suy giảm nồng độ estrogen trong máu.
 Loãng xương nguyên phát type 2: còn gọi là loãng xương do tuổi tác, ảnh
hưởng đến cả nam và nữ. Cơ chế bệnh sinh của sự suy giảm khối lượng
xương là do giảm hấp thu canxi và giảm chức năng của các tế bào tạo
xương.
Loãng xương thứ phát: được định nghĩa là khối lượng xương thấp cùng với sự
thay đổi vi kiến trúc trong xương. Loãng xương này có thể xuất hiện ở phụ nữ trước và
sau mãn kinh và ở nam giới. Có đến 30% phụ nữ sau mãn kinh và 50 đến 80% nam
giới được phát hiện có các yếu tố nguy cơ góp phần gây loãng xương thứ phát khi tiến
hành đánh giá các nguyên nhân cơ bản của bệnh. Nguyên nhân của loãng xương thứ
phát có thể do các rối loạn lâm sàng cụ thể gây ra. Nó bao gồm nhiều bệnh lý nội tiết
và bệnh di truyền gây ra mật độ chất khoáng của xương thấp. Hoặc các bệnh lý dạ dày,
bệnh gan mạn tính gây giảm hấp thu dinh dưỡng hay các bệnh lý về xương khớp, cột
sống. Ngoài ra, nhiều loại thuốc có liên quan đến những thay đổi trong quá trình tái tạo
xương. Điều này có thể dẫn đến mất chất khoáng của xương như glucocorticoid, lợi
tiểu kéo dài,….
1.3. Nguyên nhân gây loãng xương
 Tuổi tác: Tuổi tác là một trong những yếu tố nguy cơ quan trọng nhất của bệnh
loãng xương. Khi chúng ta già đi, mật độ xương của chúng ta giảm dần, khiến
xương dễ gãy hơn.
 Giới tính: nữ giới có nguy cơ mắc bệnh loãng xương nhiều hơn nam giới
 Thiếu hụt Canxi và Vitamin D: Lượng canxi cho quá trình tạo xương lúc trẻ
không được bổ sung đầy đủ và ít tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, dẫn đến việc
khi về già, cùng với sự lão hóa, quá trình tạo xương giảm xuống và quá trình
hủy xương diễn ra nhanh làm tăng nguy cơ loãng xương.
 Chế độ dinh dưỡng: chế độ ăn thiếu canxi hoặc vitamin D, dùng một số loại
thuốc như corticosteroid hoặc heparin trong thời gian dài, thường xuyên hút
thuốc, uống rượu bia...
 Thói quen sinh hoạt: lối sống sinh hoạt không hợp lí, ít vận động, thường
xuyên mang vác vật nặng, lao động vất vả...
1.4. Triệu chứng bệnh loãng xương
Tình trạng mất xương (hay còn gọi là giảm mật độ xương) do bệnh loãng xương
thường không biểu hiện triệu chứng rõ ràng. Người bệnh có thể không biết mình mắc
bệnh cho đến khi xương trở nên yếu đi, dễ gãy khi gặp những sang chấn nhỏ ví dụ như
trẹo chân, va đập hoặc té ngã.
Giảm mật độ xương khiến xương ở cột sống có thể bị xẹp (còn gọi là gãy lún).
Biểu hiện của tình trạng này bao gồm có cơn đau lưng cấp, giảm chiều cao, dáng đi
khom và gù lưng.

4
Hình 1. Gãy lún đốt sống

Đau nhức đầu xương: một trong những triệu chứng loãng xương dễ nhận thấy
nhất là cảm giác đau nhức các đầu xương, người bệnh sẽ cảm thấy mỏi dọc các xương
dài, thậm chí đau nhức như bị kim chích toàn thân.
Đau ở vùng xương chịu gánh nặng của cơ thể thường xuyên như: cột sống, thắt
lưng, xương chậu, xương hông, đầu gối, những cơn đau lặp lại nhiều lần sau chấn
thương, cơn đau thường âm ỉ và kéo dài lâu. Những cơn đau sẽ tăng lên khi vận động,
đi lại, đứng ngồi lâu và sẽ thuyên giảm khi nằm nghỉ.
Đau ở cột sống, thắt lưng hoặc hai bên liên sườn, gây ảnh hưởng đến các dây
thần kinh liên sườn, dây thần kinh đùi và thần kinh tọa. Những cơn đau trở nặng khi
vận động mạnh hoặc bất ngờ thay đổi tư thế. Vì vậy, người có dấu hiệu bị loãng xương
thường rất khó thực hiện những tư thế như cúi gập người hoặc xoay hẳn người.
Đối với những người ở lứa tuổi trung niên, loãng xương thường đi kèm với các
dấu hiệu của bệnh giãn tĩnh mạch, thoái hoá khớp, cao huyết áp,…
1.5. Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh loãng xương.
Có rất nhiều yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến bệnh loãng xương. Một số yếu tố có
thể thay đổi được trong khi số khác thì không thể.
Những yếu tố nguy cơ không thể thay đổi như:
 Giới tính: ở phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ mãn kinh thì nguy cơ loãng xương tăng
cao hơn hẳn so với nam giới cùng độ tuổi do tổng khối lượng xương thấp hơn.
 Tuổi tác: độ tuổi càng cao, càng có nguy cơ loãng xương.
 Kích thước cơ thể: những phụ nữ gầy và nhỏ con có nguy cơ bị loãng xương
cao hơn.
 Tiền sử gia đình có người từng bị loãng xương hoặc gãy xương hông.
 Mãn kinh trước 45 tuổi.
 Đã từng bị gãy xương.

5
 Có các bệnh đi kèm như: bệnh nội tiết, viêm khớp dạng thấp, bệnh thận hoặc
hội chứng Cushing.
 Chủng người da trắng hoặc người châu Á.
Những yếu tố nguy cơ có thể thay đổi bao gồm:
 Nội tiết tố giới tính: nồng độ estrogen thấp do kinh nguyệt không đều hoặc thời
kỳ mãn kinh có thể gây ra bệnh loãng xương ở phụ nữ. Trong khi đó, nồng độ
testosterone thấp có thể gây ra loãng xương ở nam giới.
 Chế độ ăn ít hoặc thiếu canxi và vitamin D.
 Chán ăn tâm thần: chứng rối loạn ăn uống này có thể dẫn đến loãng xương.
 Dùng một số loại thuốc như corticosteroid hoặc heparin trong thời gian dài.
 Mức độ hoạt động: thiếu tập thể dục hoặc nghỉ ngơi tại giường lâu dài có thể
gây yếu xương.
 Hút thuốc: thuốc lá rất có hại cho xương, cũng như tim và phổi.
 Uống rượu: uống quá nhiều rượu có thể làm xương yếu đi và dễ gãy.
1.6. Thực trạng bệnh loãng xương ở Việt Nam và thế giới
Hiện nay ở nước ta chưa có một điều tra dịch tễ học đầy đủ để xác định chính
xác tỷ lệ loãng xương chung cho cả nam và nữ. Tuy nhiên, theo một số nghiên cứu, tỷ
lệ loãng xương trong dân số trên 50 tuổi vào khoảng 20 - 25% ở nam giới và 30 - 40%
ở nữ giới. Theo ước tính, số người mắc bệnh loãng xương ở Việt Nam năm 2019 có
khoảng 3,2 triệu người, trong đó có hơn 2,4 triệu phụ nữ mắc bệnh loãng xương, có
trên 190.000 trường hợp gãy xương do loãng xương, 29.000 trường hợp gãy xương
hông và số phụ nữ trên 50 tuổi bị gãy lún đốt sống chiếm khoảng 23%. Đặc biệt số
người loãng xương ở nước ta có xu hướng ngày càng tăng và ngày càng có nhiều phụ
nữ được phát hiện loãng xương trong độ tuổi còn khá trẻ. Dự báo ở nước ta sẽ có
khoảng hơn 4,5 triệu người bị loãng xương vào năm 2030, trong đó nữ giới chiếm 70 -
80%.
Trong một nghiên cứu năm 2014, ước tính tổng số người mắc bệnh loãng
xương ở một vài nước công nghiệp phát triển là 49 triệu người. Trong khi đó, tại
Trung Quốc theo dữ liệu từ năm 2003 đến 2015 tổng số người mắc bệnh loãng xương
là 20%.

CHƯƠNG 2: DINH DƯỠNG TRONG PHÒNG CHỐNG VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH


LOÃNG XƯƠNG
1.1. Phương pháp phòng chống bệnh loãng xương
1.1.1. Bổ sung Canxi và Vitamin D
Bổ sung Canxi

6
Để phòng chống bệnh loãng xương thì mỗi ngày người trưởng thành từ 18-50
tuổi cần bổ sung 1000 mg canxi. Đối với phụ nữ có thai và phụ nữ cho con bú cần bổ
sung 1300 mg canxi.

Hình 2: Nhu cầu khuyến nghị Canxi (mg/ngày)



thể bổ sung canxi cho cơ thể bằng các thực phẩm giàu canxi như sữa, phomat, các sản
phẩm khác từ sữa, rau có màu xanh thẫm, sản phẩm từ đậu (ví dụ: đậu hũ), cá cả
xương các loại có thể ăn được. Gần đây ở một số nước đã xuất hiện nhiều sản phẩm
tăng cường canxi trên thị trường như bánh mì, bánh bích quy, nước cam, ngũ cốc ăn
liền.

Hình 3. Các sản phẩm tăng cường Canxi

Ngoài ra cũng có thể bổ sung canxi cho cơ thể bằng các viên uống bổ sung
nhưng cần phải sử dụng đúng liều lượng hạn chế bổ sung canxi quá nhiều dẫn đến việc
cơ thể thừa canxi có thể mắc các bệnh như sỏi thận (nephrolithiasis), canxi máu cao
(hypercalcaemia), thận làm việc kém hiệu quả và giảm hấp thu các chất cần thiết khác.

7
Bổ sung vitamin D
Vitamin D (calciferol) gồm một nhóm seco-sterol tan trong chất béo, được tìm
thấy rất ít trong thức ăn tự nhiên. Vitamin D là chất “xúc tác” giúp cơ thể dễ dàng hấp
thụ canxi và phospho để hình thành và duy trì hệ xương vững chắc.
Để
tăng cường

Hình 4. Nhu cầu khuyến nghị vitamin D (g/ngày)

vitamin D có thể bổ sung bằng cách tắm nắng, thường xuyên hoạt động ngoài trời. Các
nghiên cứu chỉ ra rằng, ánh nắng mặt trời là nguồn cung cấp năng lượng có khả năng
cung cấp vitamin D rất tốt cho con người. Tuy nhiên, không nên tiếp xúc quá lâu với
ánh nắng mặt trời, bởi trong nó có chứa tia cực độc UVA và UVB, là tác nhân gây tổn
hại cho làn da, thậm chí nguy hiểm hơn là ung thư da.
Ngoài ra cũng nên kết hợp với chế độ ăn uống bổ sung các thực phẩm giàu
vitamin D như một số dầu gan cá, hải sản, lòng đỏ trứng, sữa, chế phẩm từ đậu nành,
ngũ cốc và yến mạch,…
1.1.2. Tập thể dục thường xuyên với cường độ phù hợp
Thường xuyên tập thể dục cũng là một biện pháp hiệu quả để phòng ngừa bệnh
loãng xương vì khi tập luyện xương sẽ chịu áp lực và sẽ kích thích các tế bào tạo
xương hoạt động mạnh mẽ hơn, dẫn đến việc hình thành xương mới và tăng mật độ
xương. Ngoài ra, tập thể dục thường xuyên cũng sẽ giúp làm chậm quá trình loãng
xương do luyện tập sẽ giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp, giúp giảm áp lực lên xương
nên quá trình loãng xương sẽ diễn ra chậm hơn. Vì thế, mỗi ngày nên dành ra 30 phút
cho việc tập luyện thể dục bằng các bài tập như chạy bộ, đi bộ, đạp xe đạp, dưỡng
sinh, yoga, aerobic,… để giúp phòng chống bệnh loãng xương.
1.1.3. Không sử dụng các chất kích thích
Khi phòng ngừa bệnh loãng xương tốt nhất không sử dụng các chất kích thích
như rượu, bia, thuốc lá,… Vì nicotine trong thuốc lá gây ảnh hưởng đến quá trình hấp
8
thu canxi của cơ thể. Bên cạnh đó, rượu bia có thể làm giảm hấp thụ canxi qua ruột,
ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa vitamin D, điều này dễ gây tác động đến mật độ
xương. Đặc biệt, uống rượu bia quá mức còn làm tăng nguyên cơ mất tế bào tạo xương
và nguyên bào xương, suy giảm nghiêm trọng sức khỏe xương khớp và bị mắc một số
các bệnh khác.

Hình 5. Các chất kích thích


1.1.4. Tránh
lạm dụng thuốc giảm đau, thuốc viêm xương khớp
Trong quá trình lao động, tập luyện hằng ngày chắc hẳn sẽ gây cho chúng ta
những cơn đau nhức ê ẩm rất khó chịu, nên phần lớn người sẽ sử dụng các loại thuốc
giảm đau, thuốc viêm xương khớp để giảm đi các cơn đau nhức ấy nhưng họ lại không
biết rằng cơ chế của corticosteroid và NSAID có trong 2 loại thuốc ấy lại gây nguy cơ
mắc bệnh loãng xương. Do corticosteroids có thể làm giảm hoạt động của các tế bào
tạo xương và tăng hoạt động của các tế bào hủy xương, dẫn đến việc giảm mật độ
xương. Còn NSAID có thể ức chế hoạt động của các tế bào tạo xương dẫn đến việc
giảm hình thành xương mới. Vì vậy không nên lạm dụng 2 loại thuốc này quá nhiều vì
sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương và một số các bệnh khác như tim mạch, tai
biến mạch máu não,…

Hình 6. Thuốc giảm đau có chứa NSAID


9
1.1.5. Thận trọng trong sinh hoạt hạn chế té ngã
Khi phòng ngừa bệnh loãng xương nên thận trọng trong sinh hoạt hạn chế té
ngã vì khi té ngã có thể dẫn đến các biến chứng làm tăng nguy cơ loãng xương và gãy
xương. Vì khi té ngã, đặc biệt là ở những người có xương yếu sẽ bị gãy xương hoặc
tổn thương xương. Điều đó có thể gây ra tình trạng mất xương và làm yếu hệ thống
xương, nên rất dễ mắc bệnh loãng xương trong tương lai. Ngoài ra, sau khi té ngã và
gãy xương, người bệnh thường sẽ trải qua giai đoạn phục hồi rất mất thời gian. Trong
thời gian này, người bệnh có thể bị giảm hoạt động vật lý, dẫn đến giảm mạnh việc sử
dụng cơ bắp và sẽ tăng tải trọng lên xương. Điều này có thể làm mất xương nhanh
chóng và tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương.
Để hạn chế té ngã cần lưu ý:
 Không nên di chuyển trên nền đất trơn trượt, nhiều đá, sỏi, gập ghềnh.
 Đảm bảo tất cả các khu vực trong nhà luôn đủ ánh sáng.
 Sàn nhà nên khô ráo, sạch sẽ, gọn gàng.
 Lắp thêm tay vịn ở cầu thang và nhà tắm
 Nên đi giày có đế chống trượt
1.1.6. Kiểm tra đánh giá mật độ xương định kỳ
Kiểm tra đánh giá mật độ xương định kỳ là một phần quan trọng của việc phòng
chống bệnh loãng xương vì việc này sẽ giúp phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh
loãng xương trước khi tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn. Đồng thời kiểm tra đánh
giá mật độ xương định kỳ cũng giúp theo dõi tiến triển của bệnh và đề xuất các biện
pháp phòng ngừa thích hợp với từng đối tượng.
1.2. Phương pháp điều trị bệnh loãng xương
1.2.1. Phương pháp không sử dụng thuốc
Chế độ ăn uống: người bệnh nên bổ sung nguồn thức ăn giàu canxi theo nhu
cầu của cơ thể (1.000-1.500mg hằng ngày, từ các nguồn: thức ăn, sữa và dược phẩm)
và tránh uống rượu bia, hút thuốc lá. Ngoài ra, bạn cũng nên kiểm soát tốt cân nặng,
tránh tình trạng thừa cân hoặc thiếu cân.
Chế độ sinh hoạt: Bạn nên vận động cơ thể thường xuyên để tăng sự dẻo dai
cho cơ bắp. Ngoài ra, người bệnh cần cẩn trọng trong sinh hoạt để phòng tránh té ngã.
Có thể sử dụng những dụng cụ, nẹp chỉnh hình giảm sự tỳ đè lên cột sống, đầu
xương, xương vùng hông.
1.2.2. Phương pháp sử dụng thuốc
a. Các thuốc bổ sung nếu chế độ ăn không đủ (dùng hằng ngày trong suốt
quá trình điều trị).
 Canxi: cần bổ sung canxi 500 – 1500mg hàng ngày.

10
 Vitamin D: 800 – 1000 UI hằng ngày (hoặc chất chuyển hóa của vitamin D
là Calcitriol 0,25 – 0,5 mcg, thường chỉ định cho các bệnh nhân lớn tuổi
hoặc suy thận vì không chuyển hóa được vitamin D).
b. Các thuốc chống hủy xương: Làm giảm hoạt tính tế bào hủy xương
 Nhóm Bisphotphonat: Hiện là nhóm thuốc được lựa chọn đầu tiên trong
điều trị các bệnh lý loãng xương (người già, phụ nữ sau mãn kinh, nam giới,
do corticosteroid). Chống chỉ định: phụ nữ có thai và cho con bú, dưới 18
tuổi (cần xem xét từng trường hợp cụ thể), suy thận với mức lọc cầu thận
(GFR) < 35ml/ phút.
 Alendronat 70mg hoặc Alendronat 70mg + Cholecalciferol 2800UI uống
sáng sớm, khi bụng đói, một tuần uống một lần, uống kèm nhiều nước. Sau
uống nên vận động, không nằm sau uống thuốc ít nhất 30 phút. Tác dụng
phụ chủ yếu của bisphosphonate dạng uống: Kích ứng đường tiêu hóa như
viêm thực quản, loét dạ dày, nuốt khó,…
 Zoledronic acid 5mg truyền tĩnh mạch một năm chỉ dùng một liều duy nhất.
Thuốc có khả dụng sinh học vượt trội hơn đường uống, không gây kích ứng
đường tiêu hóa và cải thiện được sự tuân thủ điều trị của người bệnh. Chú ý
cần bổ sung đầy đủ nước, calci và vitamin D trước khi truyền. Có thể dùng
acetaminophen (paracetamol) để làm giảm các phản ứng phụ sau truyền
thuốc (như đau khớp, đau đầu, đau cơ, sốt…).
 Calcitonin (chiết xuất từ cá hồi) 100UI tiêm dưới da hoặc 200UI xịt qua
niêm mạc mũi hằng ngày. Chỉ định ngắn ngày (2 – 4 tuần) trong trường hợp
mới gãy xương, đặc biệt khi có kèm triệu chứng đau. Không dùng dài ngày
trong điều trị loãng xương, khi bệnh nhân giảm đau, điều trị tiếp bằng nhóm
Bisphosphonat (uống hoặc truyền tĩnh mạch).
 Liệu pháp sử dụng các chất chống hormon: Chỉ định đối với phụ nữ sau
mãn kinh có nguy cơ cao hoặc có loãng xương sau mãn kinh.
 Raloxifene, chất điều hòa chọn lọc thụ thể Estrogen (SERMs): 60mg uống
hằng ngày, trong thời gian ≤ 2 năm.
c. Thuốc có tác dụng kép:
 Strontium ranelate: Thuốc vừa có tác dụng tăng tạo xương vừa có tác dụng
ức chế hủy xương, đang được coi là thuốc có tác động kép phù hợp hoạt
động sinh lý của xương. Liều dùng 2g uống ngày một lần vào buổi tối (sau
bữa ăn 2 giờ, trước khi đi ngủ tối). Thuốc được chỉ định khi bệnh nhân có
chống chỉ định hoặc dung nạp nhóm bisphosphonates.
 Thuốc ức chế osteocalcin: Menatetrenon (vitamin K2).
d. Các nhóm thuốc khác có thể phối hợp trong những trường hợp cần thiết:
 Thuốc làm tăng quá trình đồng hóa: Deca Durabolin và Durabolin.
1.3. Chế độ dinh dưỡng khuyến nghị
1.3.1. Mục tiêu của chế độ dinh dưỡng

11
Mục tiêu của chế độ dinh dưỡng cho bệnh loãng xương là tối ưu hóa sức khỏe
của xương và ngăn chặn sự suy giảm mật độ xương. Đầu tiên, chế độ này tập trung
vào việc cung cấp đủ lượng canxi và vitamin D, hai dưỡng chất quan trọng để duy trì
sự mạnh mẽ và cấu trúc của xương. Ngoài ra, việc tăng cường protein trong chế độ
dinh dưỡng cũng là một mục tiêu quan trọng để hỗ trợ tái tạo và duy trì sức khỏe
xương. Hạn chế tiêu thụ natri và các chất kích thích như rượu bia và thuốc lá cũng là
mục tiêu quan trọng để ngăn chặn mất canxi từ xương. Cuối cùng, mục tiêu của chế độ
dinh dưỡng còn bao gồm việc thúc đẩy vận động thể chất đều đặn giúp duy trì sự linh
hoạt nhằm hạn chế té ngã để giảm thiểu tối đa các nguy cơ gây gãy xương và loãng
xương.
1.3.2. Chế độ dinh dưỡng dành cho người chưa mắc bệnh
Tăng thêm các thức ăn giàu canxi
Sữa và các chế phẩm từ sữa như phomat (nên dùng các loại sữa có ít chất
béo). Ở một số nước, người ta tăng cường canxi vào bánh mì. Tốt nhất là nên ăn
những thức ăn giàu canxi được coi như một nguồn thức ăn giàu canxi cho bữa ăn.
Người già cần nhiều hơn khi còn trẻ vì khả năng hấp thu canxi của họ kém hơn.
Những người dưới 50 tuổi cần dùng 1000mg canxi mỗi ngày, người trên 50 tuổi cần
dùng 1200 mg mỗi ngày.
Nếu bản thân lo ngại về lượng đường trong sữa và các sản phẩm từ sữa thì cũng
có thể sử dụng các sản phẩm ít đường hoặc không đường cũng đem lại lợi ích tương
tự. Một số loại sữa cung cấp canxi giúp phòng bệnh loãng xương: Anlene, Ensure, sữa
bột Nuti Obilac,…

Hình 7. Sữa và các sản phẩm từ sữa


Lượng protein trong khẩu phần nên vừa phải
Ăn nhiều đạm nhất là thịt phải đảm bảo đủ canxi vì chế độ ăn nhiều đạm làm
tăng bài xuất canxi theo nước tiểu.
Việc ăn quá nhiều thịt sẽ làm thất thoát canxi, dẫn đến bệnh loãng xương. Khi
vào cơ thể, các protein của thịt gây axit hóa máu. Để trung hòa, xương phóng thích
các ion canxi và magie (có tính kiềm), khiến xương trở nên giòn và dễ gãy. Lượng
thịt tiêu thụ càng nhiều, lượng canxi mất đi càng lớn.
Theo khuyến cáo của các nhà dinh dưỡng, để phòng loãng xương, chỉ nên ăn
mỗi ngày 1g thịt cho 1kg thể trọng; chẳng hạn, những người nặng 60kg chỉ nên ăn
60g thịt/ngày.

12
Ăn nhiều rau và trái cây, các thứcHình
ăn có8. chứa
Thịt nhiều oestrogen thực vật

Vitamin K có nhiều trong rau xanh đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình
thành xương, khiến xương đậm đặc hơn. Những loại rau giàu vitamin K bao gồm súp
lơ xanh, bắp cải, cải Brussel, cải xoắn...
Giá đỗ, các loại cây rau như mùi tây, bắp cải, cà chua, dưa chuột, tỏi cũng làm
giảm mất xương và làm tăng chất khoáng trong xương. Trong giá đỗ có chứa phyto-
oestrogen (hormone oestrogen thực vật), đặc biệt là isoflavon giúp giảm nguy cơ loãng
xương, nhất là ở giai đoạn mãn kinh, khi xương mỏng đi nhanh chóng và gia tăng
nguy cơ gãy xương.

thời gian
hoạt
động

Hình 9. Bắp cải và giá đỗ

ngoài trời nhất định để tăng thêm các thức ăn giàu vitamin D
Vitamin D có vai trò quan trọng trong việc hấp thu canxi. Hầu hết nhu cầu
vitamin D của cơ thể được đáp ứng nhờ ánh sáng mặt trời chiếu vào da. Vì vậy, bạn
nên ra ngoài nhiều hơn vào buổi sáng sớm. Ngoài ra, có thể bổ sung chất này từ các
thực phẩm như cá trích hun khói, cá mòi, cá hồi,… Cá hồi là loại cá có hàm lượng
vitamin D dồi dào (khoảng 12-20mg trong 100g cá) nên rất có lợi cho sự tái tạo mật độ
xương. Cá hồi là 1 trong 6 thực phẩm giúp phòng tránh bệnh loãng xương tốt nhất.
Nên ăn cá hồi 2 lần/tuần để đảm bảo nhu cầu vitamin D cho cơ thể.

13
Uống
trà
Với
hàm Hình 10. Cá hồi
lượng flavonoid (chất chống oxy hóa) phong phú trong lá trà góp phần giảm nguy cơ
loãng xương.
Tuy nhiên, ở một số người, uống quá nhiều nước trà còn có thể gây đau đầu,
thở gấp cũng như rối loạn tầm nhìn hay khó khăn về tiêu hóa, trà tuy có chứa chất
vôi nhưng chất chát trong trà nếu ở liều lượng cao, lại là nhân tố ngăn cản sự hấp
thu canxi qua niêm mạc đường tiêu hoá. Vì thế nên, tránh uống trà ít nhất 30 phút
trước và sau bữa ăn.

Dùng
nhiều Hình 11. Trà xanh magie
Magie
đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành xương, giúp xương đậm đặc hơn. Magie
có nhiều trong rau lá xanh, quả hạnh, các loại hạt và đậu.
1.3.3. Chế độ dinh dưỡng dành cho người đã mắc bệnh
Thực phẩm nên dùng
Xương ống động vật: Các loại xương ống động vật như: lợn, bò, gà, đều cung
cấp collagen, các protein, canxi, phospho, các muối khoáng, nguyên tố vi lượng (sắt,
kiềm, đồng, niken…). Mỗi tuần nên dùng 2 lần những xương này hầm nhừ sẽ là nguồn
bổ sung các nguyên tố vi lượng rất tốt cho việc phục hồi các khớp xương.

14
Các loại cua, cá nhỏ: Người ta thường nghĩ phải những con cá to, đắt tiền, quý
hiếm mới có giá trị dinh dưỡng và tốt cho xương khớp. Nhưng không nhất thiết phải
dùng chúng, mà thay vào đó là những loại cua, cá, tôm nhỏ, xương mềm, để chúng ta
có thể xay, ăn cả xương sẽ cung cấp canxi, phospho, các muối khoáng, protein,…
Các loại rau quả chứa vitamin K: Vitamin K giúp tăng mật độ xương và ngăn
ngừa sự rạn xương hông. Một số loại rau, hoa quả chứa nhiều vitamin K như chuối,
bắp cải, khoai tây,… Ăn uống kết hợp với tập luyện, lao động vừa phải là những yếu tố
cần thiết để phòng và chữa bệnh.
Thực phẩm chức năng: Bên cạnh việc sử dụng các loại thực phẩm giàu canxi
thì các sản phẩm thực phẩm chức năng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc làm
chậm tiến trình phát triển của bệnh như: Tảo xoắn Spirilina + Calcium, nấm agricus,…
Thực phẩm không nên dùng
Thực đơn có nhiều muối
Những phụ nữ mãn kinh nếu ăn nhiều muối sẽ tăng nguy cơ gây tổn thất các
khoáng chất cao hơn so với những người trẻ và cũng do ăn mặn nên nhiều phụ nữ
trung niên, cao tuổi phải bổ sung rất nhiều canxi. Mọi người chỉ nên giới hạn 2,300mg
muối/ngày là đủ, mức này tương ứng với 1 thìa cà phê nhưng trong thực tế có nhiều
người ăn tới 4,000mg/ngày. Nếu tiêu thụ 2,300mg natri thì mức tổn thất canxi qua
đường nước tiểu ước tính khoảng 40mg/ngày.
Thức uống
Một số loại thức uống như nước ngọt có gas, các loại nước soda,… là thức uống
chứa nhiều acid phosphoric, làm tăng quá trình bài tiết canxi vào trong nước tiểu và
hầu hết những loại nước ngọt đều không chứa canxi nên không có lợi cho cơ thể. Để
khắc phục, có thể thay bằng những thức uống khác có lợi như nước ép hoa quả tăng
cường vitamin và canxi hay sữa đã tách béo. Bên cạnh đó rượu không chỉ gây thất
thoát canxi mà hầu như tất cả khoáng chất, vì vậy cần hạn chế sử dụng để không ảnh
hưởng xấu cho sức khỏe.

Hình 12. Các loại nước ngọt có gas

Thực đơn chứa nhiều caffein

15
Nhóm thực phẩm này chủ yếu là thức uống, nó có thể làm nghèo canxi của
xương và qua nghiên cứu, người ta phát hiện thấy mỗi ngày tiêu thụ 100mg caffein
sẽ làm mất đi khoảng 6mg canxi. Mức tổn thất này không bằng tác hại của muối
nhưng ở phụ nữ khi không cung cấp đủ canxi thi caffein lại càng gây hại. Cà phê là
thức uống chứa nhiều caffein nhất, ví dụ: 1 tách cà phê 500g chứa tới 320mg
caffein, một lon soda có tới 80mg caffein. Tuy nhiên, chè cũng có chứa caffein
nhưng lại không gây hại, thậm chí còn có lợi, làm tăng tỷ trọng xương cho phụ nữ.
50% thành phần cấu tạo của xương trong cơ thể là protein, nên xương cũng rất cần
protein, bên cạnh canxi và vitamin D để phục hồi và phát triển, nhất dưới dạng acid
amin. Đại đa số chúng ta đều được cung cấp đủ nguồn protein nhưng nhóm trung
niên, cao tuổi lại thiếu hụt nguồn dưỡng chất này.

Hình 13. Cà phê

Thực đơn quá nhiều đậu nành


Khi ăn quá nhiều đậu nành thì hợp chất oxalate có trong đậu nành làm vô
hiệu hóa tác dụng của canxi. Thậm chí có nghiên cứu cho rằng đậu nành gây ảnh
hưởng đến độ cứng của xương. Những ai có thói quen ăn nhiều đậu nành thì mỗi
ngày chỉ cần bổ sung thêm khoảng 100mg canxi là đủ.
Tổng kết: Mỗi loại thực phẩm cung cấp giá trị dinh dưỡng khác nhau, tuy nhiên các
thực phẩm nói trên có chứa một số thành phần dinh dưỡng không thích hợp cho
bệnh loãng xương, vì vậy chúng ta nên chú ý đến hàm lượng của chúng trong khẩu
phần ăn hằng ngày, phải phù hợp, không nên quá lạm dụng.
1.3.4. Thực đơn tham khảo
Bảng 1: Gợi ý chế độ ăn cho người loãng xương
Thứ Hai

Bữa sáng Bữa trưa Bữa xế Bữa tối

(7h00) (11h00) (15h00) (19h00)

16
Món ăn – Bánh mì bơ – 1 và 1/2 bát – 1 hộp sữa – 1 và 1/2 bát
trứng cơm chua không cơm
(2 lát bánh mì – 100 g gà xào đường – 150 g cá hồi
nguyên cám + sả ớt – 50 g việt áp chảo sốt bơ
1/2 quả bơ + 1 quất tỏi
quả trứng luộc – 150 g canh
+ sốt khoai mỡ – 140 g canh
mayonnaise) rau cải nấu thịt
– 100 g táo băm
– 200 ml sữa
tươi không
đường

Cơ cấu khẩu – Năng lượng: 1608 kcal


phần
– Đạm: 76 g

– Đường bột: 263 g

– Béo: 28 g

Thứ Ba

Bữa sáng Bữa trưa Bữa xế Bữa tối

(7h00) (11h00) (15h00) (19h00)

Món ăn – Bánh mì – 1 và 1/2 bát – 150 g sữa – 1 và 1/2 bát


trứng ốp la cơm chua Hy Lạp cơm
(2 lát bánh mì – 70 g thịt lợn ngũ cốc mật – 100 g súp lơ
đen + 1 quả luộc ong xanh xào tôm
trứng gà + xà
lách, cà chua – 60 g tôm xào – 150 g súp gà
bi) hẹ ngô nấm

– 1 quả chuối – 100 g canh – 70 g rau


cải bó xôi muống luộc

– 50 g việt
quất

Cơ cấu khẩu – Năng lượng: 1620 kcal


phần
– Đạm: 68 g

17
– Đường bột: 283 g

– Béo: 24 g

Thứ Tư

Bữa sáng Bữa trưa Bữa xế Bữa tối

(7h00) (11h00) (15h00) (19h00)

Món ăn – Salad bơ – 1 và 1/2 bát – 150 g sữa – 1 và 1/2 bát


trứng cơm chua không cơm
(1/2 quả bơ + – 1 con cua đường – 75 g đậu
2 quả trứng hấp nước dừa – 1 quả chuối nhồi thịt sốt cà
luộc + xà lách, chua
bắp cải, cà – 70 g salad
chua bi + dầu tôm rau củ – 150 g canh
ô liu, nước mướp đắng
chanh, mật – 70 g lê
ong)

– 200 ml sữa
hạnh nhân

Cơ cấu khẩu – Năng lượng: 1613 kcal


phần
– Đạm: 72 g

– Đường bột: 266 g

– Béo: 29 g

Thứ Năm

Bữa sáng Bữa trưa Bữa xế Bữa tối

(7h00) (11h00) (15h00) (19h00)

Món ăn – Súp đậu hũ – 1 và 1/2 bát – 150 g khoai – 1 và 1/2 bát


tôm sườn cơm lang luộc cơm
(100 g đậu hũ – 100 g gà kho – 70 g thịt
+ 50 g tôm + gừng sườn ram
50 g sườn heo)
– 150 g canh

18
– 200 ml nước cải bó xôi nấu – 150 g canh
cam tôm mây (trứng +
đậu hũ + cà
– 100 g táo chua)

Cơ cấu khẩu – Năng lượng: 1635 kcal


phần
– Đạm: 77 g

– Đường bột: 280 g

– Béo: 23 g

Thứ Sáu

Bữa sáng Bữa trưa Bữa xế Bữa tối

(7h00) (11h00) (15h00) (19h00)

Món ăn – Cháo thịt – 1 và 1/2 bát – 1 hộp sữa – 1 và 1/2 bát


băm cơm chua không cơm
(50 g gạo tẻ + – 130 g cá thu đường – 150 g nghêu
20 g thịt nạc + sốt cà chua – 70 yến mạch hấp sả
1 gói bột ngũ
cốc dinh – 70 g bí đỏ – 100 g canh
dưỡng canxi) hấp rau củ sen hầm
sườn heo
– 100 g lê

Cơ cấu khẩu – Năng lượng: 1612 kcal


phần
– Đạm: 71 g

– Đường bột: 269 g

– Béo: 28 g

Thứ Bảy

Bữa sáng Bữa trưa Bữa xế Bữa tối

(7h00) (11h00) (15h00) (19h00)

Món ăn – Salad tôm – 1 và 1/2 bát – 200 ml sữa – 1 và 1/2 bát

19
rau củ cơm tươi tách béo cơm
(60 g tôm + – 70 g thịt – 100 g cá quả
150 g xà lách, chân giò luộc kho tộ
cà rốt, bắp cải,
củ đậu + sốt – 130 g mướp – 150 g canh
mè rang) đắng xào trứng cua rau đay

– 200 ml sinh – 100 g dưa


tố việt quất hấu

Cơ cấu khẩu – Năng lượng: 1601 kcal


phần – Đạm: 80 g

– Đường bột: 273 g

– Béo: 21 g

Chủ Nhật

Bữa sáng Bữa trưa Bữa xế Bữa tối

(7h00) (11h00) (15h00) (19h00)

Món ăn – Phở gà – 1 và 1/2 bát – 200 ml nước – 1 và 1/2 bát


(60 g bánh cơm ép dưa hấu cơm
phở tươi + 30 – 150 g phi lê – 150 g sườn
g thịt gà) cá hồi áp chảo xào chua ngọt

– 100 g canh – 100 g canh


khoai tây bầu nấu nghêu

– 50 g việt
quất

Cơ cấu khẩu – Năng lượng: 1635 kcal


phần
– Đạm: 73 g

– Đường bột: 274 g

– Béo: 27 g

CHƯƠNG 3: CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN BỆNH LOÃNG XƯƠNG
1.4. Trong lĩnh vực y học

20
Mối liên quan giữa hội chứng chuyển hóa và loãng xương ở phụ nữ trên 50
tuổi
Nghiên cứu này nói về việc người phụ nữ trên 50 tuổi nếu mắc hội chứng
chuyển hóa ở tình trạng béo trung tâm sẽ là điều kiện thuận lợi tăng nguy cơ dẫn đến
việc mắc bệnh loãng xương ở tại cổ xương đùi. Nghiên cứu nhằm vô cùng có ích cho
các bác sĩ lâm sàng có thêm góc nhìn trong việc chẩn đoán và điều trị cho bệnh nhân.
Nghiên cứu mật độ xương, kháng insulin và các yếu tố nguy cơ loãng xương
ở phụ nữ 45 tuổi thừa cân, béo phì.
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định mật độ xương, tình trạng kháng
insulin và nguy cơ loãng xương ở phụ nữ trên 45 tuổi thừa cân, béo phì nhằm giúp các
thầy thuốc lâm sàng có kế hoạch phòng ngừa và điều trị loãng xương ở những bệnh
nhân nữ trên 45 tuổi thừa cân, béo phì. Đồng thời đánh giá mối liên quan giữa mật độ
xương với các yếu tố nguy cơ loãng xương, kháng insulin, dự báo tỷ lệ gãy cổ xương
đùi sau và gãy xương toàn thân trong 10 năm theo mô hình FRAX để giúp các bác sĩ
lâm sàng biết được nhóm có nguy cơ gãy xương cao, nhằm can thiệp sớm cho những
đối tượng này
1.5. Trong lĩnh vực dinh dưỡng
Veganism, vegetarianism, bone mineral density, and fracture risk: a
systematic review and meta-analysis
Nghiên cứu này thực hiện việc đánh giá và phân tích tổng hợp nhằm mục đích
nghiên cứu tác động của chế độ ăn chay và thuần chay đến mật độ khoáng xương
(BMD) và nguy cơ gãy xương. Nghiên cứu này cho thấy rằng chế độ ăn chay có BMD
thấp hơn so với người ăn tạp tại vị trí cổ xương đùi và cột sống thắt lưng còn người có
chế độ ăn chay trường có BMD thấp hơn người ăn tạp tại vị trí cổ xương đùi và nguy
cơ gãy xương cao hơn. Từ những số liệu đó có lời khuyên cho những người có chế độ
ăn chay và thuần chay nên có kế hoạch kỹ càng để tránh những hậu quả nghiêm trọng
đối với sức khỏe của xương.
Nutritional Approaches as a Treatment for Impaired Bone Growth and
Quality Following the Consumption of Ultra-Processed Food
Nghiên cứu này nhằm đánh giá tác động của thực phẩm chế biến sẵn lên xương
đồng thời khám phá những phương pháp dinh dưỡng để khắc phục những tác động tiêu
cực này. Nghiên cứu này sử dụng chuột để tiến hành thí nghiệm. Sau thí nghiệm cho
thấy chế độ ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn gây ra sự suy giảm phát triển và chất
lượng xương ở chuột và khi bổ sung vitamin, khoáng chất và chuyển sang chế độ ăn
cân bằng thì trong một thời gian có thể phục hồi hoàn toàn sự phát triển và chất lượng
xương. Vì thế nên hạn chế sử dụng các loại thực phẩm chế biến sẵn chỉ dùng trong các
trường hợp bất khả kháng, còn bình thường thì nên có chế độ ăn cân bằng hợp lý để
bảo vệ sức khỏe xương.

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN


Loãng xương (Osteoporosis) là một bệnh với những đặc điểm sức bền của
xương (bone strength) bị suy giảm dẫn đến gia tăng nguy cơ gãy xương. Sức bền của
xương là kết hợp của hai yếu tố liên quan đến mật độ chất khoáng trong xương và chất

21
lượng xương. Đo mật độ xương sẽ giúp ta biết được lượng chất khoáng trong một đơn
vị diện tích/thể tích xương. Trong khi đó chất lượng xương sẽ được đánh giá qua cấu
trúc xương, tốc độ chuyển hóa của xương, mức độ tổn thương tích lũy, độ khoáng
hóa,..
Loãng xương sẽ đem lại các tác hại như: gãy xương, rối loạn tư thế cột sống,
chuột rút đau cột sống lưng, đau nhức xương,…
Loãng xương gồm có 2 loại: loãng xương nguyên phát và loãng xương thứ phát.
Trong loãng xương nguyên phát sẽ có thêm 2 loại: loãng xương nguyên phát
type 1 và loãng xương nguyên phát type 2.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh loãng xương nhưng những cơ bản nhất
vẫn là do tuổi tác, giới tính, thiếu hụt Canxi và Vitamin D, chế độ dinh dưỡng, thói
quen sinh hoạt.
Khi bị loãng xương sẽ có các triệu chứng như mất xương, giảm mật độ xương,
đau nhức đầu xương, đau ở cột sống, thắt lưng hoặc hai bên liên sườn, thoái hoá khớp.
Để phòng chống bệnh loãng xương nên sử dụng các loại thực phẩm cung cấp
nhiều Canxi và Vitamin D, luyện tập thể dục với cường độ vừa phải, không sử dụng
các chất kích thích, tránh lạm dụng thuốc giảm đau, hạn chế té ngã trong sinh hoạt, và
thường xuyên đi kiểm tra xương định kỳ.
Để điều trị bệnh loãng xương có thể sử dụng biện pháp không dùng thuốc kết
hợp với biện pháp sử dụng thuốc. Đồng thời nên có một thực đơn dinh dưỡng hợp lý
nhằm nâng cao tối đa khả năng phục hồi cho người bệnh và hạn chế sử dụng các chất
kích thích và các đồ uống như nước ngọt có gas và cà phê vì chúng sẽ làm chậm quá
trình hồi phục và làm tăng khả năng bị loãng xương.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1] Bộ Y tế - Viện Dinh dưỡng, Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị của người Việt
Nam, 2016, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội

22
[2] Ths. Bs. Hồ Phạm Thục Lan (2011), Cẩm nang chuẩn đoán và điều trị loãng
xương, Nhà xuất bản Y học, TP. Hồ Chí Minh, 51-107
[3] PGS. TS. Đoàn Văn Đệ (2016), Phòng và chữa bệnh loãng xương, Nhà xuất bản
Phụ nữ, Hà Nội
[4] Hồng Yến (2006), Thực đơn dinh dưỡng cho người bệnh loãng xương, Nhà xuất
bản Văn hóa – Thông tin, Hà Nội
[5] Lê Minh Thùy, Tăng Kim Hồng, Lê Minh Trung (2021), Mối liên quan giữa hội
chứng chuyển hóa và loãng xương ở phụ nữ trên 50 tuổi, Tạp Chí Nghiên cứu Y học,
143(7), 108-114
[6] Lưu Ngọc Giang (2019), Nghiên cứu mật độ xương, kháng isullin và các yếu tố
nguy cơ loãng xương ở phụ nữ trên 45 tuổi thừa cân, béo phì, Luận văn tiến sĩ y học,
Khoa Nội Khoa, Trường Đại học Y dược, Đại học Huế
[7] Bạch, T. H. D., & Nguyễn, Đình T. (2020). Nghiên cứu tỷ lệ loãng xương và một
số yếu tố liên quan đến loãng xương trên bệnh nhân đái tháo đường típ 2. Vietnam
Journal of Diabetes and Endocrinology, (39), 66-71
[8] Lại Thủy Dương, Nguyễn Thị Thanh Mai, Nghiên cứu thực trạng loãng xương ở
phụ nữ sau mãn kinh đến khám tại khoa khám bệnh theo yêu cầu của bệnh viện Bạch
Mai, Tạp chí Y học Việt Nam (530).
[9] Quyết định số 361/QĐ-BYT ngày 25 tháng 01 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế,
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh cơ xương khớp, Bộ Y tế, 169-174.
[10] Nguyễn Văn Tuấn (2019), Loãng xương ở nam giới, Viện nghiên cứu y khoa
Garvan, Sydney, Australia
[11] Hồ Phạm Thục Lan, Nguyễn Văn Tuấn (2011), Sinh lý học loãng xương, Thời
sự y học (62).
[12] Iguacel, Isabel; Miguel-Berges, María L; Gómez-Bruton, Alejandro; Moreno,
Luis A; Julián, Cristina (2019), Veganism, vegetarianism, bone mineral density, and
fracture risk: a systematic review and meta-analysis, Nutrition Reviews, 77(1), 1–18.
[13] Shelley Griess-Fishheimer, Janna Zaretsky, Tamara Travinsky-Shmul, Irina
Zaretsky, Svetlana Penn, Ron Shahar and Efrat Monsonego-Ornan (2022),
Nutritional Approaches as a Treatment for Impaired Bone Growth and Quality
Following the Consumption of Ultra-Processed Food, Int J Mol Sci, 23(2), 841
[14] Wade, S. W., et al. "Estimating prevalence of osteoporosis: examples from
industrialized countries." Archives of osteoporosis 9 (2014): 1-10.
[15] Chen, Peng, Zhanzhan Li, and Yihe Hu. "Prevalence of osteoporosis in China: a
meta-analysis and systematic review." BMC public health 16 (2016): 1-11.
[16] Chế độ ăn cho người loãng xương và gọi ý mẫu thực đơn (2023), địa chỉ:
https://nutrihome.vn/che-do-an-cho-nguoi-loang-xuong/
[17] Loãng xương nguyên phát và loãng xương thứ phát là g? (2022), địa chỉ:
https://hical.vn/loang-xuong-nguyen-phat.html
[18] Loãng xương: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị (2019), địa chỉ:
https://www.vinmec.com/vi/benh/loang-xuong-3027

23

You might also like