Bai Doc Nhom 1

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Ngừng phát hành tín phiếu - tín hiệu mới của chính sách tiền tệ

Theo TBKTSG

Ngày 17/4 vừa qua, Ngân hàng Nhà nước đã ngừng gọi thầu tín phiếu. Nguyên nhân được cho là do
lãi suất liên ngân hàng vẫn neo cao đang ảnh hưởng tới các mục tiêu vĩ mô nên việc dừng hút vốn
trên thị trường mở là điều cần thiết để củng cố thanh khoản cho hệ thống.
Tin đọc nhiều

 Sân bay, casino... hun nóng Bà Rịa - Vũng Tàu


 Cao ốc dày đặc, 'bóp nghẹt' phố biển Nha Trang
Kênh tín phiếu đang chi phối đáng kể xu hướng dòng tiền

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) bắt đầu phát hành tín phiếu kỳ hạn bảy ngày với lãi suất 3% vào giữa
tháng 3, khi thanh khoản trở nên dồi dào sau Tết Nguyên đán, với mục tiêu kiểm soát và tạo một
“mặt sàn” cho lãi suất liên ngân hàng (LNH) quanh mức tín phiếu. Tuy nhiên, lãi suất đã bật tăng
trở lại từ cuối tháng 3 đến nay khiến mục tiêu này của NHNN gặp nhiều khó khăn, đồng thời ảnh
hưởng nhiều tới các chính sách, mục tiêu vĩ mô khác.

Thanh khoản căng thẳng vốn là vấn đề trên thị trường LNH trong suốt thời gian qua. Lãi suất tăng
bất thường, neo cao như thời điểm cận Tết gắn liền với những đợt rút tiền khỏi hệ thống của Kho
bạc Nhà nước (KBNN) khiến thị trường liên tục chao đảo. Lãi suất LNH các kỳ hạn qua đêm, một
tuần thường giao dịch quanh ngưỡng 4,2-4,6%, cách khá xa lãi suất tín phiếu song những đợt phát
hành của NHNN lại trúng thầu với khối lượng tương đối lớn, khoảng từ 3-5 ngàn tỷ đồng. Điều này
được cho là do “khẩu vị rủi ro” của nhiều ngân hàng trước lo ngại về rủi ro từ việc cho vay của các
định chế tài chính khác.

Khi lãi suất neo cao, ngân hàng buộc phải tìm các kênh đầu tư với lãi suất cao hơn chi phí đi vay,
điển hình như tín dụng, trái phiếu tổ chức tín dụng và kinh tế đi kèm với mức rủi ro tín dụng cao
hơn. Vì vậy, lãi suất tăng đã khiến nhiều ngân hàng dư vốn chấp nhận mua tín phiếu NHNN với lãi
suất thấp hơn thay vì cho vay trên thị trường.

Cần lưu ý rằng, NHNN đã liên tục bơm ròng nội tệ thông qua việc mua dự trữ đô la Mỹ khi tỷ giá ổn
định, thường xuyên dưới mức 23.200 (giá NHNN mua đô la Mỹ). Lũy kế từ đầu năm đến nay NHNN
đã mua ròng được khoảng 5 tỉ đô la Mỹ, tương đương khoảng 115.000 tỉ đồng cung ra hệ thống.
Tuy nhiên, việc KBNN rút tiền “đột xuất”, lãi suất tăng cao khiến tâm lý lo ngại rủi ro bao trùm. Thị
trường có lẽ không thiếu vốn nhưng sự xuất hiện của kênh tín phiếu gần như phi rủi ro đang chi
phối đáng kể xu hướng dòng tiền.

Phát hành tín phiếu ảnh hưởng tới các mục tiêu vĩ mô
Trụ sở Ngân hàng Nhà nước tại Hà Nội. Ảnh: Quang Phúc/VNEconomy

Thứ nhất là mục tiêu hạ mặt bằng lãi suất của Chính phủ. Lãi suất tăng cao vốn đi ngược với chủ
trương “hạ lãi suất, hỗ trợ doanh nghiệp và nền kinh tế” của Chính phủ. Chủ trương này đã được
đưa ra từ những năm trước, song chưa có năm nào Việt Nam có điều kiện để thực hiện như năm
nay.

Việc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) trì hoãn việc tăng lãi suất, Trung Quốc liên tục nới lỏng tiền tệ,
tỷ giá nhân dân tệ/đô la Mỹ giảm suốt từ đầu năm cùng với diễn biến lạc quan từ chiến tranh
thương mại đang ủng hộ cho một môi trường vĩ mô ổn định; áp lực lên tỷ giá, lãi suất giảm mạnh so
với năm trước. Hạ lãi suất sẽ giúp nền kinh tế tiết kiệm chi phí và tạo đà cho GDP tăng trưởng.

Tuy nhiên lãi suất LNH neo cao, gây áp lực lãi suất trên thị trường 1, trong giai đoạn tín dụng đang
có xu hướng tăng mạnh ở quý II, sẽ gây ra tác động tiêu cực cho nền kinh tế. Tuy lạm phát mới là
mục tiêu tiên quyết của NHNN chứ không phải lãi suất, song để lãi suất neo quá cao, ảnh hưởng
đến tiềm lực tăng trưởng kinh tế thì phần nào lại có lỗi của NHNN.

Tiếp đến là mục tiêu phát hành trái phiếu của KBNN. Trong khi kênh mua bán kỳ hạn giấy tờ có giá
đã hết số dư từ lâu, thì việc NHNN hút ròng qua tín phiếu đã phát đi tín hiệu về mục tiêu thắt chặt
tiền tệ trong bối cảnh lạm phát đang chịu nhiều áp lực từ việc điều chỉnh tăng giá xăng, điện, cùng
với giá năng lượng trên thế giới có dấu hiệu phục hồi trong quý I.

Điều này ảnh hưởng lớn tới thị trường trái phiếu chính phủ thứ cấp. Lãi suất tăng cao cùng dự tính
về chính sách tiền tệ thiên về thắt chặt đã làm gia tăng tâm lý bán ròng, đẩy lợi suất trái phiếu tăng
mạnh. Thị trường thứ cấp tăng điểm vô hình trung khiến KBNN gặp khó trong việc phát hành trên
thị trường sơ cấp khi mức lợi suất yêu cầu của chủ đầu tư cao hơn nhiều so với mức chấp nhận của
KBNN.

Các phiên đấu thầu kỳ hạn 10 năm đã liên tục rớt thầu hoặc trúng với tỷ lệ thấp trong thời gian qua,
tác động không nhỏ tới kế hoạch huy động vốn của Bộ Tài chính. Nhìn một cách tổng thể, đây có
thể xem là sự phối hợp thiếu “ăn ý” giữa tài khóa và tiền tệ.

Tín hiệu mới trong Chính sách tiền tệ

Cần nhìn nhận việc phát hành tín phiếu với mục tiêu cơ sở là “trục vớt” nội tệ dư thừa, duy trì lãi
suất không dưới và xoay quanh ngưỡng 3%. Vì vậy, khi thanh khoản eo hẹp thì việc phát hành là
không cần thiết và khiến mục tiêu chính sách tiền tệ trở nên không rõ ràng.

Đây là tín hiệu lạc quan cho thị trường. Việc ngừng gọi thầu tín phiếu, đồng nghĩa sẽ có thêm
13.000 tỷ đồng quay lại hệ thống do tín phiếu đáo hạn đến giữa tuần sau. Thị trường trái phiếu
chính phủ cũng có phản ứng tốt, khi nhu cầu mua trái phiếu được cải thiện, lợi suất liên tục giảm
sau ngày tín hiệu được phát đi, tạo thuận lợi cho các đợt phát hành trái phiếu chính phủ sắp tới.

Một khía cạnh nữa cần lưu ý, đó là định hướng giảm lãi suất này liệu có tác động tới mục tiêu lạm
phát hay không khi lạm phát đang chịu áp lực từ việc tăng giá điện, xăng từ cuối quý I. Thực tế,
việc tăng giá này đã có thông tin từ đầu tháng 3, trùng với khoảng thời gian NHNN lần đầu gọi thầu
tín phiếu lãi suất 3%. Như vậy, ngưỡng lãi suất này có lẽ đã hàm chứa các tính toán vĩ mô của
NHNN về lạm phát do đây là biến số mục tiêu nhất của cơ quan này. Và việc kéo lãi suất đang cao
về mức mục tiêu có lẽ không tác động nhiều tới lạm phát.

Hơn nữa, tín dụng đang trong thời điểm tăng nhanh, việc hạ lãi suất hỗ trợ chi phí cho nền kinh tế
dường như cần thiết hơn. Năm nay, cả tín dụng ngoại tệ lẫn nội tệ đều bị siết chặt, vì vậy áp lực về
nguồn cung nội tệ, ngoại tệ, cũng như tăng trưởng cung tiền là thấp hơn mọi năm. Mục tiêu lạm
phát hoàn toàn có thể xem xét lại trong quý III và IV khi có số liệu lạm phát các tháng trong quý II
và tác động từ việc tăng giá kể trên đã phản ánh đầy đủ vào lạm phát.

You might also like