Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 31

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA KINH TẾ & QUẢN LÝ CÔNG



BÁO CÁO GIỮA KỲ

MÔN: KINH TẾ VĨ MÔ 2

ĐỀ TÀI:

SỰ PHỤ THUỘC CỦA NỀN KINH TẾ VIỆT NAM VÀO


TRUNG QUỐC

GVHD: Phạm Văn Quỳnh

Lớp: DH21EC01

Mã lớp: 145

Nhóm: 4

Thành phố Hồ Chí Minh – 2023


Sinh viên thực hiện

1. Nguyễn Văn Dũng (NT) 2154020059

2. Nguyễn Thị Hiền 2154020116

3. Mai Thị Thu Hoa 2154020120

4. Nguyễn Thị Diệu Linh 2154020189

5. Nguyễn Văn Sang 2154020343

6. Trần Thị Mỹ Duyên 2154020056

7. Trần Thị Bích Phượng 2154020326

8. Diệp Thị Ngọc Huyền 2154020130

2
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................................5
1. Lý do nghiên cứu đề tài......................................................................................5
2. Mục tiêu nghiên cứu ..........................................................................................5
3. Nhiệm vụ nghiên cứu .........................................................................................5
4. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................5
5. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................5
6. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................6
7. Kết cấu đề tài ......................................................................................................6
CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT VỀ PHỤ THUỘC KINH TẾ ............................................7
1.1 Khái niệm sự phụ thuộc kinh tế. ........................................................................7
1.2 Phương pháp đo lường cho sự phụ thuộc kinh tế ..............................................7
CHƯƠNG 2: NGUYÊN NHÂN LÀM CHO NỀN KINH TẾ VIỆT NAM PHỤ THUỘC
VÀO TRUNG QUỐC. ....................................................................................................9
2.1 Nguyên nhân chủ quan. .........................................................................................9
2.2 Nguyên nhân khách quan ......................................................................................9
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG SỰ PHỤ THUỘC CỦA NỀN KINH TẾ VIỆT NAM
VÀO TRUNG QUỐC ...................................................................................................11
3.1 Phụ thuộc trong thương mại hàng hóa.................................................................11
3.1.1 Các mặt hàng xuất, nhập khẩu......................................................................11
3.1.2 Xuất, nhập khẩu. ...........................................................................................12
3.2 Phụ thuộc trong vốn đầu tư nước ngoài (FDI) ...................................................16
3.3 Phụ thuộc trong nguyên liệu đầu vào .................................................................19
CHƯƠNG 4: NHỮNG ẢNH HƯỞNG VÀ GIẢI PHÁP CỦA SỰ PHỤ THUỘC KINH
TẾ VIỆT NAM VÀO TRUNG QUỐC .........................................................................20
4.1 Những ảnh hưởng của sự phụ thuộc kinh tế Việt Nam vào Trung Quốc ........20
4.1.1 Ảnh hưởng từ sự phụ thuộc trong thương mại hàng hóa ............................. 20
4.1.2 Ảnh hưởng từ sự phụ thuộc trong nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI) ......20
3
4.1.3 Ảnh hưởng từ sự phụ thuộc trong nguyên liệu đầu vào. .............................. 21
4.2 Tính tất yếu của việc giảm sự phụ thuộc kinh tế Việt Nam vào Trung Quốc. 22
4.3 Một số kinh nghiệm giảm sự phụ thuộc kinh tế từ các quốc gia khác.............22
4.4 Những giải pháp hạn chế sự phụ thuộc kinh tế Việt Nam vào Trung Quốc ....23
4.4.1 Trong thương mại hàng hóa .........................................................................23
4.4.2 Trong vốn đầu tư nước ngoài .......................................................................25
4.4.3 Trong nguyên liệu đầu vào ...........................................................................26
KẾT LUẬN ...................................................................................................................29
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................30

4
PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do nghiên cứu đề tài

Quan hệ Việt Nam – Trung Quốc là mối quan hệ giữa hai nước láng giềng vì có
chung biên giới trên bộ và trên biển, hai nước có chung thể chế chính trị và có quá trình
gắn bó tương tác sâu sắc về văn hóa và lịch sử, cũng như các cuộc xung đột qua lại. Và
trong quan hệ kinh tế thương mại hai bên đã nhất trí phát triển "quan hệ đối tác hợp tác
chiến lược toàn diện".
Bỏ qua những sự kiện về chính trị, văn hóa, lịch sử thì chúng ta có thể thấy được
sự ảnh hưởng từ Trung Quốc về “Kinh tế” đối với Việt Nam. Bên cạnh sự gắn kết kinh
tế của Việt Nam với Trung Quốc đem lại nhiều cơ hội, thương mại song phương liên
tục tăng trưởng thì vấn đề mất cân bằng trong thương mại giữa hai nước đã ngày càng
bộc lộ.
Hiện nay, Sự phụ thuộc của kinh tế Việt Nam vào Trung Quốc luôn là vấn đề nóng
được bàn luận trong thời gian qua và được thể hiện ở nhiều khía cạnh. Vậy sự phụ thuộc
của nền kinh tế Việt Nam vào Trung Quốc nguyên nhân từ đâu và gây ra những ảnh
hưởng gì?
Xuất phát từ những vấn đề trên Nhóm 4 đã chọn đề tài “Sự phụ thuộc của nền kinh
tế Việt Nam vào Trung Quốc.” làm đề tài nghiên cứu cho bài báo cáo lần này.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của báo cáo: Tìm hiểu rõ nguyên nhân những ảnh hưởng và
nghiên cứu về thực trạng của “Sự phụ thuộc của nền kinh tế Việt Nam vào Trung Quốc”.
Từ đó xây dựng quan điểm và đưa ra các giải pháp cho đề tài nghiên cứu.

3. Nhiệm vụ nghiên cứu

Các nhiệm vụ nghiên cứu chính trong bài báo cáo


- Một là, đưa ra và làm rõ hơn lý thuyết về sự phụ thuộc, các phương pháp đo
lường sự phụ thuộc
- Hai là, nghiên cứu lý giải những yếu tố chủ quan và khách quan tạo thành những
nguyên nhân dẫn đến sự phụ thuộc
- Ba là, phân tích thực trạng sự phụ thuộc trong các mặt kinh tế Việt Nam vào
Trung Quốc
- Bốn là, những ảnh hưởng sự phụ thuộc trong các mặt kinh tế từ đó đưa ra những
biện pháp hạn chế sự phụ thuộc.

4. Đối tượng nghiên cứu

Sự phụ thuộc của nền kinh tế Việt Nam vào Trung Quốc.

5. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi về không gian: Phạm vi nghiên cứu của báo cáo này là Sự phụ thuộc của nền
kinh tế Việt Nam vào Trung Quốc.

5
- Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu về thực trạng Sự phụ thuộc của nền kinh tế Việt
Nam vào Trung Quốc từ năm 2018 đến năm 2022.

6. Phương pháp nghiên cứu

Để hoàn thành đề tài, các phương pháp nghiên cứu được sử dụng bao gồm:

- Phương pháp quan sát


- Phương pháp định tính
- Phương pháp luận
- Phương pháp quy nạp
- Phương pháp thu thập và xử lý thông tin

7. Kết cấu đề tài

Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của bài báo cáo được chia thành 4 chương cụ
thể như sau:

Chương 1: Lý thuyết về sự phụ thuộc kinh tế

Chương 2: Nguyên nhân làm cho nền kinh tế việt nam phụ thuộc vào trung quốc

Chương 3: Thực trạng sự phụ thuộc của nền kinh tế việt nam vào trung quốc

Chương 4: Những ảnh hưởng và giải pháp của sự phụ thuộc kinh tế việt nam vào trung
quốc

6
CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT VỀ PHỤ THUỘC KINH TẾ

Ngày nay , trên thế giới thì xu hướng toàn cầu hóa diễn ra rất lớn cùng với sự bùng
nổ rất mạnh mẽ giữa các nền kinh tế trên thế giới. Đó là quá trình toàn cầu hóa đang
diễn ra, việc chúng ta trao đổi, mua bán trở nên dễ dàng và ngày càng thuận tiện hơn.
Khi mà số lượng giao dịch ngày càng tăng lên một cách chóng mặt cũng là lúc các nền
kinh tế trên thế giới bị ảnh hưởng lẫn nhau. Tuy nhiên, thông thường, các nước kém phát
triển sẽ chịu ảnh hưởng mạnh bởi các nước phát triển gây ra sự phụ thuộc về kinh tế. Từ
đó thì ta cũng có thể thấy sự phụ thuộc của nền Kinh tế Việt Nam vào Trung Quốc đó
là một nguy cơ tiềm ẩn cũng như là thiệt hại của nước Việt Nam ta.

1.1 Khái niệm sự phụ thuộc kinh tế.

Sự phụ thuộc về kinh tế là sự phụ thuộc lẫn nhau của các thành phần trong hệ thống
kinh tế mà ở đó có sự trao đổi mua bán để có được sản phẩm mà các tổ chức không thể
tự sản xuất hiệu quả được. Mối quan hệ đó dẫn đến việc thái độ của một thành phần sẽ
ảnh hưởng đến các đối tác khác của thành phần đó và việc hủy hoại sự hợp tác đó sẽ ảnh
hưởng rất lớn.Sự tăng trưởng về thu nhập của nhà sản xuất sản phẩm A sẽ ảnh hưởng
đến nhu cầu cho sản phẩm B, C,... và nguồn thu của các nhà sản xuất, và từ đó ảnh
hưởng nhu cầu cho sản phẩm A”. Đó tình trạng chịu sự ràng buộc, chi phối của cái khác,
khó để tồn tại hoặc phát triển nếu thiếu tác động nhất định của cái khác. Từ định nghĩa
khái quát, cụ thể hóa tình trạng phụ thuộc kinh tế là khi một nền kinh tế bị tác động và
chi phối bởi một nền kinh tế khác.

1.2 Phương pháp đo lường cho sự phụ thuộc kinh tế

Vì sự phụ thuộc kinh tế có thể khác nhau dựa theo thước đo và tình huống, có nhiều
biện pháp được sử dụng để đo lường mức độ phụ thuộc giữa các quốc gia và trong nội
bộ quốc gia. Dưới đây là một sớ biện pháp áp dụng trong việc đo lường tỉ lệ phụ thuộc
kinh tế:

- Phương pháp phân tầng hệ thống

Phương pháp này dựa trên châm ngôn rằng toàn cầu hóa làm gia tăng sự hội nhập
và phụ thuộc lẫn nhau của các nền kinh tế khác nhau. Phương pháp phân tầng hệ thống
được sử dụng để đo lường sự phụ thuộc kinh tế bằng cách phân tích các cụm tăng trưởng,
mối quan hệ giữa các quốc gia và sự đồng điệu về chu trình kinh tế. Mối quan hệ hay sự
tác động về kinh tế giữa các quốc gia hay khu vực. Qua đó, các xu hướng chỉ ra rằng
mức độ của sự phụ thuộc kinh tế toàn cầu đang tăng lên do sự toàn cầu hóa.

- Phương pháp địa chính trị

Một phương pháp khác để đo đạc mức độ phụ thuộc kinh tế là thông qua địa chính
trị - dựa trên niềm tin rằng sự phụ thuộc kinh tế xuất hiện do nhu cầu trao đổi hàng hóa
chuyên dụng cho các ngành công nghiệp trọng điểm và quốc phòng giữa các quốc gia.
Phương pháp địa chính trị dựa trên sự phụ thuộc cả theo chiều ngang và chiều dọc. Sự
phụ thuộc theo chiều dọc tính toán liệu rằng sự thay đổi giá của một hàng hóa ở đất nước
X sẽ ảnh hưởng đến đất nước Y như thế nào.

7
Ví dụ: trong trường hợp thương mại và dòng chảy của các nhân tố trong (thường
rất hạn chế); chúng ta có thể quan sát được sự chuyển động song song của các yếu tố
giá cả, rất có thể chỉ là do tác động của các yếu tố thị trường thể giới (ảnh hưởng đồng
thời đến tất cả các nền kinh tế)
- Phương pháp cấu trúc rút lui

Sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế có thể được coi là một yếu tố của phí rút lui có
thể xảy ra, có thể ảnh hưởng, thúc đẩy hoặc không thể tác động đến những mâu thuẫn
chính trị. Một vấn đề lớn xảy ra là cần một phương pháp hợp lý để tính toán phí rút lui
và sự phụ thuộc nhưng đồng thời vẫn giữ được sự tiếp cận theo một hệ thống với nhiều
quốc gia tham gia. Vấn đề này bằng sự tương tác của giá cả linh hoạt giữa hai bên và dữ
liệu về các hoạt động thương mại nhằm thể hiện cả hai mô hình thị trường và mức độ
của phí rút lui có thể xảy ra.

8
CHƯƠNG 2: NGUYÊN NHÂN LÀM CHO NỀN KINH TẾ VIỆT NAM PHỤ
THUỘC VÀO TRUNG QUỐC.

2.1 Nguyên nhân chủ quan.

Thứ nhất: Chính sách kinh tế của Việt Nam

Chính sách kinh tế của Việt Nam trong một thời gian dài tập trung vào việc
thu hút đầu tư nước ngoài và thúc đẩy xuất khẩu để tăng trưởng kinh tế. Điều này đã dẫn
đến sự phụ thuộc vào nguồn cung nguyên liệu và đầu vào từ các quốc gia khác, đặc biệt
là Trung Quốc.

Thứ hai: Sự thiếu hiểu biết về các nguyên liệu và công nghệ sản xuất

Một số doanh nghiệp Việt Nam thiếu hiểu biết về các nguyên liệu và công nghệ
sản xuất mới, cũng như thiếu kinh nghiệm trong đàm phán với các đối tác nước ngoài.
Do đó, việc nhập khẩu nguyên liệu và đầu vào từ Trung Quốc trở thành một lựa chọn dễ
dàng và tiết kiệm chi phí.

Thứ ba: Sự thiếu quản lý và kiểm soát thị trường

Trong một số trường hợp, việc nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc không được
kiểm soát và quản lý tốt, dẫn đến hàng giả, hàng kém chất lượng, gây ra tác động xấu
đến người tiêu dùng và nền kinh tế.

2.2 Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất: Địa vị địa lý

Việt Nam và Trung Quốc có biên giới chung dài hơn 1,000 km, việc phát triển các
mối quan hệ kinh tế với Trung Quốc là điều tất yếu và cần thiết để tăng cường quan hệ
kinh tế giữa hai nước.

Thứ hai: Sự cạnh tranh trong khu vực

Việt Nam và Trung Quốc đều là các nước có nền kinh tế phát triển nhanh trong
khu vực, và đang cạnh tranh với nhau để tăng cường vị thế kinh tế của mình. Việc phát
triển các mối quan hệ kinh tế với Trung Quốc giúp Việt Nam tiếp cận các thị trường lớn
hơn và mở rộng các cơ hội kinh doanh.

Thứ ba: Khả năng cung cấp nguyên liệu và đầu vào giá rẻ

Trung Quốc là một trong những nhà cung cấp nguyên liệu và sản phẩm giá rẻ nhất
trên thế giới. Việc phụ thuộc vào Trung Quốc để nhập khẩu các nguyên liệu đầu vào giá
rẻ giúp các doanh nghiệp Việt Nam tối ưu hóa chi phí sản xuất. Việc cạnh tranh giá cả
giữa các doanh nghiệp Trung Quốc và Việt Nam có thể làm giảm giá trị các sản phẩm
Việt Nam và làm cho nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc vào sản phẩm và dịch vụ của
Trung Quốc.

9
Thứ tư: Sự phát triển của ngành sản xuất Trung Quốc

Trung Quốc là một trong những nền kinh tế lớn nhất và có năng lực sản xuất lớn
nhất thế giới. Việc nhập khẩu nguyên liệu và đầu vào từ Trung Quốc giúp các doanh
nghiệp Việt Nam tiết kiệm chi phí và tăng năng suất sản xuất.

Thứ năm: Sự phát triển của chuỗi cung ứng toàn cầu

Việc phát triển các chuỗi cung ứng toàn cầu là một xu hướng của nền kinh tế hiện
đại. Việc phụ thuộc vào Trung Quốc trong các chuỗi cung ứng quốc tế giúp các doanh
nghiệp Việt Nam tiếp cận các thị trường lớn hơn và mở rộng quy mô sản xuất.

Thứ sáu: Sự đa dạng hóa nền kinh tế chậm

Việt Nam đang trong quá trình đa dạng hóa nền kinh tế, nhưng vẫn phụ thuộc quá
nhiều vào một số ngành kinh tế chủ chốt. Việc phụ thuộc vào Trung Quốc trong các
ngành này là hậu quả của việc đa dạng hóa nền kinh tế chậm.

Thứ bảy: Thương mại hai chiều

Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, với tổng giá trị xuất
khẩu và nhập khẩu lên tới hàng trăm tỷ USD mỗi năm. Việt Nam xuất khẩu chủ yếu là
các mặt hàng nguyên liệu và sản phẩm nông nghiệp đến Trung Quốc, trong khi Trung
Quốc xuất khẩu cho Việt Nam nhiều sản phẩm công nghiệp và dịch vụ. Sự phụ thuộc
này khiến Việt Nam dễ bị ảnh hưởng bởi các biến động của thị trường Trung Quốc.

Thứ tám: Đầu tư nước ngoài

Trung Quốc là quốc gia đầu tư nước ngoài lớn nhất vào Việt Nam, với nhiều dự
án lớn được đầu tư vào các lĩnh vực như hạ tầng, năng lượng, sản xuất, chế biến, thực
phẩm. Việc phụ thuộc vào đầu tư từ một quốc gia duy nhất có thể khiến Việt Nam dễ
bị ảnh hưởng bởi các chính sách đầu tư và biến động kinh tế của Trung Quốc.

Thứ chín: Chính sách và tham vọng của Trung Quốc

Trung Quốc có một số chính sách nhằm mở rộng vùng ảnh hưởng và tăng cường
thương mại và đầu tư với các quốc gia trong khu vực, trong đó có Việt Nam. Sự tăng
cường quan hệ với Trung Quốc có thể khiến Việt Nam phải phụ thuộc vào quốc gia này.

10
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG SỰ PHỤ THUỘC CỦA NỀN KINH TẾ VIỆT
NAM VÀO TRUNG QUỐC

3.1 Phụ thuộc trong thương mại hàng hóa

Việt Nam và Trung Quốc là hai nước có mối quan hệ lâu đời, truyền thống. Việt
Nam ngày càng có quan hệ sâu rộng với Trung Quốc trong hầu hết các lĩnh vực, đặc biệt
là lĩnh vực kinh tế thương mại. Kể từ khi Việt Nam và Trung Quốc bình thường hóa
quan hệ năm 1991 đến nay, quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước được khôi phục
và phát triển nhanh chóng đã mang lại lợi ích kinh tế - xã hội cho cả hai bên.
Hiện nay Trung Quốc trở thành đối tác hàng đầu của Việt Nam trong nhiều dự án
quy mô lớn. Những nhân tố thuận lợi trong quan hệ thương mại hai nước như tính bổ
sung lẫn nhau về cơ cấu kinh tế, vị trí địa lý thuận tiện cho vận chuyển hàng hóa, sự đa
dạng hóa trong hình thức trao đổi thương mại đã được phát huy hiệu quả và đem lại
những lợi ích thiết thực cho hợp tác giữa hai bên, thương mại song phương đã mang lại
nhiều lợi ích cho hai nước.
Mặc dù quan hệ hợp tác kinh tế thương mại giữa hai nước vẫn trên đà phát triển
ổn định, bền vững và thu được kết quả khả quan, đã phát huy được tiềm năng và thế
mạnh kinh tế của hai nước. Tuy nhiên, không thể phủ nhận một thực tế khách quan đó
là với tình hình thương mại của Việt Nam như hiện tại đã đặt ra một vấn đề rất lớn là
nền kinh tế thương mại của Việt Nam đang có sự phụ thuộc quá lớn vào nền kinh tế của
Trung Quốc.

3.1.1 Các mặt hàng xuất, nhập khẩu

Trong suốt những năm vừa qua, Trung Quốc luôn là một trong những thị trường
lớn nhất của nền kinh tế Việt Nam ở cả hai thị trường xuất khẩu và nhập khẩu.

Mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc có nhiều, trong đó có 14 mặt hàng đạt quy mô
lớn (trên 1 tỷ USD). Lớn nhất là máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; Máy móc,
thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác; Vải; Điện thoại và linh kiện; Sắt thép; Sản phẩm chất
dẻo, hóa chất; Nguyên phụ liệu dệt may, giày dép; Dây điện và dây cáp điện... Trong
các mặt hàng này, có những mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn trong các mặt hàng nhập khẩu
của Việt Nam như máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác, vải. Đây hầu hết là các
loại hàng hóa có tính chất rất quan trong đối với nền kinh tế nước ta vì liên quan hầu hết
đến các sản phẩm công nghệ và linh kiện kỹ thuật.

Trong năm 2022, Việt Nam đã xuất khẩu hàng hóa cho Trung Quốc trị giá
khoảng 51,8 tỷ USD, trong đó các mặt hàng chủ lực là điện thoại di động, máy tính,
máy ảnh, thiết bị điện tử, quần áo, giày dép và các sản phẩm nông nghiệp như cà phê,
điều và cao su. Điều này cho thấy Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ chính cho
nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam.

Sự phụ thuộc của Việt Nam vào Trung Quốc trong thương mại hàng hóa có thể
được thấy qua việc Việt Nam xuất khẩu chủ yếu các sản phẩm chế biến, nông sản và
đánh bắt thủy sản cho Trung Quốc, trong khi nhập khẩu chủ yếu là các sản phẩm công
nghiệp như máy móc, thiết bị điện tử, kim loại và hóa chất từ Trung Quốc.
11
Theo báo cáo của World Bank, trong năm 2022, sản xuất máy móc, thiết bị của
Việt Nam tăng trưởng chậm hơn so với các loại hàng hóa khác như sản xuất sản phẩm
hàng may mặc, giày dép, điện tử, thiết bị điện và sản phẩm kim loại. Với tốc độ giảm từ
26,6% ( so với cùng kì năm 2021) trong tháng 3 xuống chỉ còn 5,1 % trong tháng 4 (so
với cùng kì năm 2021). Ngân hàng Thế giới đánh giá, sự giảm tốc trong sản xuất máy
móc thiết bị này của Việt Nam có liên quan đến gián đoạn chuỗi cung ứng do tình trạng
phong tỏa ở Trung Quốc đã dẫn đến nhập khẩu máy móc, thiết bị từ thị trường này giảm
mạnh.
Qua đó cho thấy sự phụ thuộc của các yếu tố trong nề kinh tế Việt Nam đối với
đối tác quan trọng hàng đầu cho “đầu vào” như Trung Quốc.

3.1.2 Xuất, nhập khẩu.

Năm 2022, Trung Quốc vẫn tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất của Việt
Nam. Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc năm 2022 đạt 177,7 tỷ USD.
Thị trường Trung quốc chiếm phần lớn tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam và
tổng kim ngạch nhập khẩu vào Việt Nam. Tỷ trọng xuất nhập khẩu với Trung Quốc
trong tổng xuất nhập khẩu của Việt Nam chiếm đến 24%, cao hơn khá xa so với các thị
trường lớn thứ 2 trở xuống (Mỹ 123,7 tỷ USD, Hàn Quốc 186,7 tỷ USD, Nhật Bản 47,7
tỷ USD).

Thị trường xuất, nhập khẩu hàng hoá chủ yếu năm 2022

Trong khi đó, Việt Nam chỉ chiếm khoảng 2,6% tổng kim ngạch xuất
khẩu của Trung Quốc và 6,2% tổng kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc.
a. Nhập khẩu
Việt Nam đang phụ thuộc rất nhiều vào Trung Quốc trong việc nhập khẩu hàng
hóa, đặc biệt là trong lĩnh vực nguyên liệu, thiết bị và máy móc sản xuất.

12
Theo Tổng cục Thống kê, trong nhiều năm qua, Trung Quốc luôn là thị trường
nhập khẩu hàng hóa lớn nhất của Việt Nam. So với tổng kim ngạch nhập khẩu từ các thị
trường của Việt Nam, nhập khẩu từ Trung Quốc năm 2019 chiếm 29,8%, năm 2020
chiếm 32%, năm 2021 chiếm 33,1%, 8 tháng năm 2022 chiếm 33,1%. Đây là tỷ trọng
tăng lên và lớn hơn nhiều so với các thị trường lớn thứ 2 trở xuống (như Hàn Quốc, Nhật
Bản, Đài Loan, Mỹ, Thái Lan,…).

Trị giá xuất khẩu, nhập khẩu theo châu lục, khối nước và một số thị trường
lớn trong năm 2022 và so với năm 2021

Xuất khẩu Nhập khẩu


Thị Trị Trị
So Tỷ So Tỷ
trường giá giá
với năm trọng với năm trọng
(Tỷ (Tỷ
2021 (%) (%) 2021 (%) (%)
USD) USD)
Châu
177,26 9,5 47,7 298,03 9,6 83
Á
-
33,86 17,7 9,1 47,28 14,9 13,2
ASEAN
-
Trung 57,7 3,3 15,5 117,95 7,2 32,9
Quốc
- Hàn
24,29 10,7 6,5 62,09 10,5 17,3
Quốc
-
24,23 20,4 6,5 23,37 2,6 6,5
Nhật Bản
Châu
128,09 12,2 34,5 25,64 2,5 7,1
Mỹ

13
- Hoa
109,39 13,6 29,5 14,47 -5,2 4
Kỳ
Châu -
55,73 9,2 15 19,71 5,5
Âu 11,8
-
46,07 15 12,4 15,26 -9,5 4,3
EU(27)
Châu
Đại 6,6 20,7 1,8 11,02 26,5 3,1
Dương
Châu
3,61 0 1 4,5 -6,8 1,3
Phi
Tổng 371,3 10,5 100 358,9 7,8 100

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong năm 2022, Trung Quốc là
đối tác nhập khẩu hàng hóa lớn nhất của Việt Nam với tổng giá trị 117,95 tỷ USD, chiếm
32,9% tổng giá trị nhập khẩu của Việt Nam.
Các mặt hàng chủ lực Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc bao gồm máy móc, thiết
bị, nguyên liệu sản xuất, đồ điện tử, quần áo, giày dép, đồ chơi, đồ gia dụng... Theo số
liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam, trong năm 2022, Việt Nam nhập khẩu máy móc
và thiết bị từ Trung Quốc với giá trị 69,6 tỷ USD, tăng 16,3% so với năm 2021; nhập
khẩu nguyên liệu từ Trung Quốc với giá trị 33,3 tỷ USD, tăng 26,8% so với năm 2021.
Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, thì nhập siêu của nước ta từ Trung Quốc năm
2022 đạt xấp xỉ 50 tỷ USD (cả năm 2021 nhập siêu 54 tỷ USD) và bình quân mỗi tháng,
nước ta chi hơn 10 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa từ thị trường này.
Không chỉ giữ vị trí số 1, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc còn vượt
xa các thị trường còn lại. Chẳng hạn, so với thị trường nhập khẩu lớn thứ hai là Hàn
Quốc, nhưng kim ngạch nhập khẩu chỉ dừng ở 62,09 tỷ USD, nhập từ Asean chỉ 47,28
tỷ USD, từ Nhật Bản 23,37 tỷ USD.
Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam ở thị
trường châu Á năm 2022.
Thị trường khác ASEAN
47,28 tỷ USD
Nhật Bản
23,37 tỷ USD

Hàn Quốc
Trung Quốc
62,09 tỷ USD
117,95 tỷ USD

ASEAN Trung Quốc Hàn Quốc Nhật Bản Thị trường khác

a. Xuất khẩu

Việt Nam và Trung Quốc là hai quốc gia hàng đầu trong khu vực Đông Nam Á,
với mối quan hệ kinh tế khá chặt chẽ. Việt Nam là một trong những đối tác thương mại
quan trọng của Trung Quốc, đặc biệt trong lĩnh vực xuất khẩu. Trong suốt nhiều năm
14
qua, Trung Quốc đã trở thành một trong những thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt
Nam.

Từ năm 1995 đến năm 2010, top 10 thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam
luôn chỉ có hai cái tên ở vị trí số một là Nhật Bản và Hoa Kỳ. Tuy nhiên, kể từ năm
2010, Trung Quốc bắt đầu bắt kịp Nhật Bản về nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam. Và
năm năm sau, năm 2015 thì bức tốc ngày càng bỏ lại Nhật đằng sau ở vị trí thứ ba.
Trung Quốc cũng là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam, chiếm tỷ trọng
lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Năm 2016 là 21,97 tỷ USD, chiếm 12,4%; năm
2017 là 35,46 tỷ USD, chiếm 16,8%; năm 2018 là 41,37 tỷ USD, chiếm 17%; năm 2019
là 41,46 tỷ USD, chiếm 15,7%; năm 2020 là 48,91 tỷ USD, chiếm 17,3%; năm 2021 là
56,01 tỷ USD, chiếm 16,7%; 8 tháng năm 2022 là 35,63 tỷ USD, chiếm 14,1%.

Các mặt hàng mà Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc rất đa dạng, trong đó có
một số mặt hàng có kim ngạch lớn (trên 1 tỷ USD) như điện thoại và linh kiện, máy tính,
sản phẩm điện tử và linh kiện, máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác, giày dép, thủy
sản, cao su. Một số mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn (cao hơn tỷ trọng của Trung Quốc trong
tổng xuất khẩu mặt hàng tương ứng của Việt Nam), như rau quả, gạo, sắn và sản phẩm
sắn, cao su, Clanhke và xi măng…

15
Xuất / Nhập khẩu và nhập siêu của Việt Nam với
Trung Quốc
(Đơn vị: Tỷ USD)
120 109.87

100 91.16
84.19
75.47
80
56.01 53.86
60 48.91 49.94
41.46 41.22
34.01 35.28
40

20

0
Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 9 tháng 2022

Xuất khẩu Nhập khẩu Nhập siêu

Nguồn: Tổng cục Hải quan.

So với cùng kỳ năm 2021, năm 2022 tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt
Nam với Trung Quốc, tuy tăng thấp hơn tốc độ tăng chung của cả nước (10,2% so với
15%), nhưng mức tăng tuyệt đối vẫn chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng mức chung của
cả nước (16,8%), cao hơn tỷ trọng của nhiều nước (chỉ thấp thua Mỹ 16,3 tỷ USD, chiếm
22,4% tổng số. Ước cả năm đạt 177,5 tỷ USD, tăng 7% so với năm trước.

3.2 Phụ thuộc trong vốn đầu tư nước ngoài (FDI)

Trong những năm gần đây, vốn đầu tư từ Trung Quốc đổ vào Việt Nam đã tăng
đáng kể. Sự gia tăng này có thể được giải thích bởi những lợi ích kinh tế mà Việt Nam
có thể cung cấp cho các nhà đầu tư Trung Quốc, cùng với các chính sách và thỏa thuận
thương mại giữa hai nước.
Các nhà đầu tư Trung Quốc có thể tìm kiếm cơ hội để mở rộng kinh doanh của
mình qua các lĩnh vực chủ yếu như: sản xuất (Trung Quốc đầu tư vào các nhà máy sản
xuất các mặt hàng như giày dép, quần áo, đồ gia dụng, thiết bị điện tử... để xuất khẩu
sang các thị trường khác), bất động sản (Trung Quốc đã đầu tư mạnh vào lĩnh vực bất
động sản tại Việt Nam trong vài năm qua, đặc biệt là tại các thành phố lớn như Hà Nội,
TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng.), các ngành công nghiệp liên quan đến điện, điện tử và
thông tin (Trung Quốc đầu tư vào các công ty sản xuất thiết bị điện tử, máy tính, điện
thoại di động, thiết bị viễn thông và các sản phẩm công nghệ cao khác.)... Đây là các
lĩnh vực có tỷ trọng cá nhất trong tổng số vốn đăng ký đầu tư trực tiếp của Trung Quốc
vào Việt Nam.
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê Việt Nam, tính đến tháng 8/2021, tổng số
vốn đăng ký đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam là hơn 16,1 tỷ USD, trong
đó tỉ lệ đầu tư vốn vào các ngành chính như sau:

Tổng số vốn
Lĩnh vực đầu tư (tỷ USD) Tỉ lệ (%)
Sản xuất 5,2 32,1
Bất động sản 3,8 23,5

16
Công nghiệp liên quan đến
1,7 10,6
điện, điện tử và thông tin
Năng lượng tái tạo 1 6,4
Thực phẩm 0,7 4,3
Dược phẩm 0,2 1,2
Logistics 0,2 1,2
Các lĩnh vực khác 3,3 20,3
Tổng 16,1 100

Về quy mô đầu tư: Giai đoạn 1991-2001, vốn FDI của Trung Quốc vào Việt Nam
chỉ mang tính chất thăm dò, số dự án và lượng vốn đầu tư vào Việt Nam còn khiêm tốn
so với tổng lượng vốn FDI vào Việt Nam trong giai đoạn này. Thống kê cho thấy, tính
đến tháng 12/2001, Trung Quốc có 110 dự án đầu tư tại Việt Nam với tổng số vốn đăng
ký theo giấy phép là 221 triệu USD. Quy mô đầu tư nhỏ kéo theo tình trạng hầu hết các
dự án đầu tư của Trung Quốc có công nghệ thấp, chủ yếu đáp ứng nhu cầu tiêu dùng
phổ thông. Trong giai đoạn 2001-2010, FDI của Trung Quốc vào Việt Nam tăng cả về
số lượng dự án, cũng như quy mô vốn (khoảng 2,5 triệu USD/dự án), xuất hiện khá
nhiều dự án từ 1-10 triệu USD. Trong giai đoạn từ 2011 đến nay, vốn FDI của Trung
Quốc vào Việt Nam có sự thay đổi rõ rệt và bắt đầu thể hiện nhiều vấn đề đáng quan
tâm. Kể từ khi Việt Nam bắt đầu mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế để thu hút vốn FDI,
Trung Quốc hầu như không có tên trong top 10 quốc gia đầu tư vào Việt Nam. Tuy
nhiên, từ năm 2011 trở lại đây, vốn FDI Trung Quốc vào Việt Nam có sự thay đổi đáng
kể, liên tục vươn lên trong vị trí xếp hạng, tăng về quy mô, thay đổi về hình thức, lĩnh
vực, mở rộng về địa bàn. Kết thúc năm 2019, tổng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam từ
Trung Quốc tiếp tục tăng mạnh, gần gấp đôi mức của năm 2018 (với 683 dự án đăng ký
mới và tổng vốn 2,3 tỷ USD).

Về lĩnh vực đầu tư: Nếu như các giai đoạn trước FDI của Trung Quốc chỉ tập
trung vào các lĩnh vực khách sạn, nhà hàng và sản xuất hàng tiêu dùng với quy mô nhỏ
là chủ yếu, thì thời gian gần đây đã có sự chuyển dịch mạnh, thay đổi đáng kể trong lĩnh
vực đầu tư. Dòng vốn FDI của Trung Quốc thường tập trung vào những lĩnh vực như:
Dệt may, da giày, xơ sợi, nhiệt điện, khai thác khoáng sản... Tuy nhiên, đây là những
ngành có nguy cơ gây ô nhiễm cao. Các nhà đầu tư (NĐT) Trung Quốc phần lớn đầu tư
theo hình thức trực tiếp (100% vốn) và các hợp đồng BOT, BT, BTO…

Về địa bàn đầu tư: Đến nay, các nhà đầu tư Trung Quốc đã có mặt trên hầu hết
các tỉnh, thành phố của Việt Nam, trong đó tập trung chủ yếu tại các tỉnh ven biển (22/28
tỉnh ven biển) và các thành phố, khu vực đông dân cư, có sức thu hút lao động mạnh, có
cơ sở hạ tầng tốt, thuận lợi cho xuất nhập khẩu hàng hóa cũng như đi lại giữa Trung
Quốc và Việt Nam. Những điểm đến hấp dẫn của các NĐT Trung Quốc gồm: TP. Hồ
Chí Minh, Bình Thuận, Hà Tĩnh, Đồng Nai, Bình Dương, Lào Cai, Hải Phòng, Quảng
Ninh…
Những năm qua, Việt Nam đã có sự phát triển mạnh mẽ trong thu hút vốn đầu tư
nước ngoài từ nhiều quốc gia trong vài năm qua, không chỉ phụ thuộc vào Trung Quốc.
Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn là một trong những nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam.
Cụ thể, theo thông tin từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam, năm 2018 thì tổng vốn
đầu tư từ Trung Quốc vào Việt Nam là 2,137 tỷ USD và đứng ở vị trí thứ 6 ( xếp sau
17
các nước như Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan ( Trung Quốc), và
Hồng Kông (Trung Quốc). Qua đến các năm 2019, 2020, 2021 thì tổng đầu tư của Trung
Quốc vào Việt Nam vươn lên ở vị trí thứ tư ( vượt qua Đài Loan và Hồng Kông) với
tổng vốn đầu tư ở năm 2019, 2020 lần lượt là 2,89 USD và 2,2 USD.
Theo số liệu nghiên cứu thị trường, tính đến hết tháng 11 năm 2020 Trung Quốc
đứng ở vị trí thứ 4 trong các quốc gia đầu tư vào Việt Nam với tổng số vốn đầu tư 2,2
tỷ USD.
Luỹ kế đến tháng 11/2020, Trung Quốc đầu tư tổng cộng 18 tỷ USD vào Việt Nam
với khoảng 3.087 dự án. FDI của Trung Quốc có mặt tại hầu hết các tỉnh, thành Việt
Nam nhưng chủ yếu tập trung tại các tỉnh biên giới có khu kinh tế cửa khẩu, ven biển,
các thành phố đông dân, có sức thu hút lao động mạnh, có cơ sở hạ tầng tốt, thuận lợi
cho xuất, nhập khẩu hàng hóa cũng như đi lại giữa hai nước.
Tuy nhiên theo đánh giá của các chuyên gia nghiên cứu thị trường, số vốn đầu tư
của Trung Quốc vào Việt Nam còn lớn hơn nhiều lần số liệu thống kê, lý do là các nhà
đầu tư Trung Quốc và nguồn vốn đầu tư liên doanh liên kết, góp vốn (bằng tiền hoặc
công nghệ, máy móc…) ở trong các doanh nghiệp Việt Nam trong đủ mọi lĩnh vực là
rất nhiều.

Tình hình dòng vốn FDI từ Trung Quốc đến tháng 10/2020
Trong thập kỷ qua, Trung Quốc đã chiếm tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
vào Việt Nam khoảng 14,1 tỷ USD, tương đương với hơn 16% tổng vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài vào Việt Nam. Điều này cho thấy Trung Quốc vẫn đóng vai trò quan trọng
trong việc đóng góp vốn đầu tư nước ngoài cho Việt Nam.
Tuy nhiên, Việt Nam cũng đã thu hút được vốn đầu tư từ nhiều quốc gia khác như
Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, châu Âu và các nước ASEAN. Theo số liệu mới
nhất, năm 2020, Singapore đã đứng đầu về tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào
Việt Nam, tiếp đến là Nhật Bản và Hàn Quốc. Do đó, có thể nói rằng Việt Nam đang
ngày càng đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư nước ngoài, không chỉ phụ thuộc vào Trung
Quốc.

18
3.3 Phụ thuộc trong nguyên liệu đầu vào

Như các quốc gia khác trên thế giới, nền kinh tế của Việt Nam cũng phụ thuộc vào
các nguyên liệu đầu vào để sản xuất các sản phẩm xuất khẩu và đáp ứng nhu cầu sản
xuất trong nước. Trung Quốc là một trong những nhà cung cấp quan trọng nhất của Việt
Nam về nguyên liệu đầu vào.
Việt Nam phụ thuộc vào Trung Quốc trong nhiều nguyên liệu đầu vào khác nhau,
nhưng một số nguyên liệu chủ chốt bao gồm quặng sắt, hóa chất, bột nhựa, phân bón và
các linh kiện điện tử.

Nguyên liệu đầu vào Việt Nam nhập khẩu từ


Trung Quốc năm 2020.
(Đơn vị: Triệu tấn.)
18
16
16
14
12
10
7.6
8
6 4.5
4
1.5
2
0
Quặng sắt Hóa chất Bột nhựa Phân bón

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong năm 2020, Việt Nam đã nhập khẩu
khoảng 16 triệu tấn quặng sắt từ Trung Quốc, chiếm hơn 80% tổng lượng quặng sắt
nhập khẩu . Đây là nguyên liệu đầu vào chủ yếu để sản xuất thép, một trong những sản
phẩm chủ lực của Việt Nam. Nhập khẩu hơn 4,5 triệu tấn hóa chất từ Trung Quốc, chiếm
gần 50% tổng lượng hóa chất nhập khẩu . Các hóa chất này được sử dụng trong nhiều
lĩnh vực sản xuất như dệt may, sản xuất bia và sản xuất thực phẩm.
Và Việt Nam đã nhập khẩu hơn 1,5 triệu tấn bột nhựa, 7,6 triệu tấn phân bón từ
Trung Quốc (chiếm khoảng 40% tổng lượng phân bón nhập khẩu của Việt Nam) từ
Trung Quốc. Đây hầu hết là các nguyên liệu đầu vào quan trọng những ngành kinh tế
quan trọng của Việt Nam.
Ngoài ra, năm 2020 Việt Nam còn nhập khẩu các loại linh kiện điện tử và các loại
thiết bị y tế với tổng giá trị lần lượt là 36 tỷ USD (chiếm gần 35% tổng giá trị nhập khẩu)
và 2 tỷ USD (chiếm khoảng 35% tổng giá trị nhập khẩu) từ Trung Quốc.
Tóm lại, Việt Nam vẫn phụ thuộc vào Trung Quốc đối với một số loại nguyên liệu
đầu vào trong ngành công nghiệp sản xuất và chế biến. Đây là một thực tế đang diễn ra
và không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, chính phủ Việt Nam đã
đẩy mạnh chương trình khuyến khích các doanh nghiệp trong nước phát triển các nguồn
nguyên liệu thay thế và nâng cao giá trị gia tăng của các sản phẩm xuất khẩu để giảm
độ phụ thuộc vào Trung Quốc.

19
CHƯƠNG 4: NHỮNG ẢNH HƯỞNG VÀ GIẢI PHÁP CỦA SỰ PHỤ THUỘC
KINH TẾ VIỆT NAM VÀO TRUNG QUỐC

4.1 Những ảnh hưởng của sự phụ thuộc kinh tế Việt Nam vào Trung Quốc

Sự phụ thuộc của Việt Nam vào Trung Quốc cũng đồng nghĩa với những rủi ro khi
kinh tế Trung Quốc bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài như dịch bệnh hay chiến
tranh thương mại. Việc phụ thuộc vào một đối tác thương mại duy nhất cũng có thể gây
ra sự bất ổn trong nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt là khi mối quan hệ Việt Nam - Trung
Quốc có sự bất đồng về chủ quyền trên Biển Đông.

4.1.1 Ảnh hưởng từ sự phụ thuộc trong thương mại hàng hóa

- Tăng cường tính không độc lập trong kinh tế

Với việc phụ thuộc vào Trung Quốc trong việc mua và bán hàng hóa, Việt Nam đã
trở nên phụ thuộc vào một quốc gia khác, làm giảm tính độc lập của kinh tế trong quá
trình phát triển.

- Sự cạnh tranh giá cả

Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam đến Trung quốc đều là những mặt
hàng có giá trị gia tăng thấp và cạnh tranh mạnh trên thị trường quốc tế. Với sự tăng
cường thương mại với Trung Quốc, Việt Nam đã phải đối mặt với sự cạnh tranh về giá
cả từ hàng hóa Trung Quốc, đặc biệt là các sản phẩm đơn giản, bất động sản, và dịch
vụ. Điều này gây ra áp lực lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam và làm giảm lợi nhuận
của họ.

- Nguy cơ về an ninh quốc gia

Việt Nam phải đối mặt với nguy cơ an ninh quốc gia khi phụ thuộc vào Trung
Quốc trong kinh tế. Nếu Trung Quốc thay đổi chính sách thương mại hoặc quan hệ đối
ngoại, Việt Nam có thể bị ảnh hưởng tiêu cực.

- Tạo ra không gian mở rộng cho các thương nhân Trung Quốc

Sự phụ thuộc vào Trung Quốc trong thương mại hàng hóa cũng đưa đến việc mở
rộng không gian cho các thương nhân Trung Quốc đến Việt Nam, và đưa đến sự cạnh
tranh với các doanh nghiệp Việt Nam.

4.1.2 Ảnh hưởng từ sự phụ thuộc trong nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI)

Sự phụ thuộc của kinh tế Việt Nam vào Trung Quốc trong vốn đầu tư nước ngoài
- FDI (Foreign Direct Investment) đã gây ra nhiều ảnh hưởng đối với Việt Nam, bao
gồm:

20
- Sự phụ thuộc vào các nhà đầu tư Trung Quốc

Với sự tăng cường đầu tư từ Trung Quốc, Việt Nam đã trở nên phụ thuộc vào các
nhà đầu tư Trung Quốc, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất và chế biến các sản phẩm
xuất khẩu. Điều này giảm tính độc lập của kinh tế Việt Nam và đưa đến nguy cơ mất
kiểm soát về quản lý và giám sát các hoạt động đầu tư.

- Sự cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước

Với sự đầu tư của các doanh nghiệp Trung Quốc vào Việt Nam, các doanh nghiệp
trong nước đối mặt với sự cạnh tranh về giá cả và chất lượng sản phẩm. Điều này có thể
làm giảm lợi nhuận của các doanh nghiệp trong nước và giảm tính cạnh tranh của họ
trên thị trường.

- Sự ảnh hưởng đến an ninh quốc gia

Việc phụ thuộc vào đầu tư của các doanh nghiệp Trung Quốc cũng đưa đến nguy
cơ về an ninh quốc gia. Nếu Trung Quốc có ý định sử dụng các doanh nghiệp đó để áp
đặt thế chân trên kinh tế và chính trị của Việt Nam, điều này sẽ đe dọa đến an ninh quốc
gia của Việt Nam.

- Sự lấn át thị trường

Đầu tư của các doanh nghiệp Trung Quốc cũng có thể lấn át thị trường và đưa đến
sự tăng cường sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp của
Trung Quốc. Điều này có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam nếu các doanh nghiệp
trong nước không đủ mạnh để cạnh tranh.

4.1.3 Ảnh hưởng từ sự phụ thuộc trong nguyên liệu đầu vào.
- Sự phụ thuộc vào nguồn cung nguyên liệu từ Trung Quốc

Việt Nam phụ thuộc vào Trung Quốc để nhập khẩu nhiều loại nguyên liệu đầu vào
quan trọng, chẳng hạn như kim loại, hóa chất, vật liệu xây dựng và nguyên liệu nông
nghiệp. Điều này có thể khiến kinh tế Việt Nam dễ bị ảnh hưởng bởi các thay đổi trong
chính sách thương mại và năng lực sản xuất của Trung Quốc.

- Giá thành sản phẩm tăng cao

Vì phải nhập khẩu nhiều nguyên liệu từ Trung Quốc, Việt Nam đối mặt với sự tăng
giá của nguyên liệu đầu vào. Điều này có thể dẫn đến giá thành sản phẩm tăng cao và
làm cho các sản phẩm của Việt Nam khó cạnh tranh hơn trên thị trường quốc tế.

- Sự cạnh tranh với các đối thủ sản xuất khác

Khi phụ thuộc vào nguồn cung nguyên liệu từ Trung Quốc, các doanh nghiệp Việt
Nam còn phải cạnh tranh với các đối thủ sản xuất khác trên thị trường quốc tế, bao gồm
cả các doanh nghiệp Trung Quốc. Điều này có thể làm giảm lợi thế cạnh tranh của các
doanh nghiệp Việt Nam.

21
- Sự thiếu hụt nguyên liệu

Nếu Trung Quốc thay đổi chính sách thương mại hoặc ngưng cung cấp nguyên
liệu đầu vào cho Việt Nam, đó có thể gây ra sự thiếu hụt nguyên liệu đối với các doanh
nghiệp trong nước và làm giảm sản lượng và năng suất.

4.2 Tính tất yếu của việc giảm sự phụ thuộc kinh tế Việt Nam vào Trung
Quốc.

Việt Nam và Trung Quốc là hai đối tác thương mại quan trọng của nhau. Trong
những năm gần đây, sự phụ thuộc của Việt Nam vào Trung Quốc đã tăng lên, đặc biệt
là trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu. Tuy nhiên, việc giảm sự phụ thuộc kinh tế của
Việt Nam vào Trung Quốc là tất yếu để đảm bảo sự bền vững và độc lập của nền kinh
tế Việt Nam.
Trước hết, việc giảm sự phụ thuộc kinh tế vào Trung Quốc giúp tăng tính đa dạng
hóa trong thị trường xuất khẩu của Việt Nam. Nếu Việt Nam chỉ tập trung vào việc xuất
khẩu sang Trung Quốc, nó sẽ trở nên quá phụ thuộc vào thị trường này và sẽ rất dễ bị
ảnh hưởng bởi những biến động của thị trường này. Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu
giúp Việt Nam giảm thiểu rủi ro và đồng thời tăng cường năng lực cạnh tranh của các
sản phẩm Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Thứ hai, giảm sự phụ thuộc kinh tế vào Trung Quốc cũng giúp tăng cường sức bền
kinh tế của Việt Nam. Khi phụ thuộc nhiều vào một quốc gia trong lĩnh vực sản xuất và
xuất khẩu, nếu có bất kỳ biến động nào xảy ra tại quốc gia đó, nền kinh tế của Việt Nam
sẽ bị ảnh hưởng đáng kể. Nếu Việt Nam có thể giảm sự phụ thuộc kinh tế vào Trung
Quốc và phát triển các ngành kinh tế khác, nó sẽ tăng cường được sức bền kinh tế của
mình và giảm thiểu những rủi ro tiềm ẩn.
Cuối cùng, việc giảm sự phụ thuộc kinh tế vào Trung Quốc cũng giúp Việt Nam
tăng khả năng đàm phán và thương lượng trong các hiệp định thương mại quốc tế. Việt
Nam sẽ có khả năng đàm phán tốt hơn trong việc ký kết các thỏa thuận thương mại với
các đối tác khác, nếu nó có thể giảm sự phụ thuộc kinh tế vào một quốc gia đơn lẻ như
Trung Quốc.
Vì vậy, việc giảm sự phụ thuộc kinh tế của Việt Nam vào Trung Quốc là tất yếu
và cần thiết để đảm bảo sự bền vững và độc lập của nền kinh tế Việt Nam.
Việc giảm sự phụ thuộc kinh tế vào Trung Quốc cần được thực hiện bền vững và
dần dần để tránh gây ra những tác động tiêu cực đến nền kinh tế và đảm bảo rằng Việt
Nam có thể duy trì mức độ phụ thuộc hợp lý trong các quan hệ thương mại quốc tế.

4.3 Một số kinh nghiệm giảm sự phụ thuộc kinh tế từ các quốc gia khác

Việc giảm sự phụ thuộc kinh tế vào một quốc gia hay một thị trường là một mục
tiêu quan trọng của nhiều quốc gia trên thế giới. Việc giảm sự phụ thuộc này giúp giảm
thiểu rủi ro kinh tế và đảm bảo sự ổn định trong tương lai. Để học hỏi và áp dụng các
kinh nghiệm của các quốc gia khác, Việt Nam có thể tham khảo các ví dụ như Nhật Bản,
Hàn Quốc và Đài Loan.
Để giảm sự phụ thuộc kinh tế vào Trung Quốc, Nhật Bản đã đẩy mạnh sản xuất
nội địa và tăng cường đầu tư từ các quốc gia khác, đặc biệt là từ các công ty Mỹ. Ngoài
ra, việc tăng cường quan hệ đối tác kinh tế với các quốc gia khác như châu Âu và các

22
nước Đông Nam Á cũng là một yếu tố quan trọng trong việc giảm sự phụ thuộc của
Nhật Bản vào Trung Quốc.
Tương tự, Hàn Quốc đã đẩy mạnh các ngành công nghệ cao như điện tử, ô tô và
robot để giảm sự phụ thuộc vào các ngành kinh tế truyền thống. Họ cũng đã thúc đẩy
đầu tư từ các quốc gia khác như Mỹ và châu Âu, cũng như tăng cường hợp tác với các
nước Đông Nam Á.
Đài Loan đã thành công trong việc giảm sự phụ thuộc của nền kinh tế của họ vào
Trung Quốc bằng cách thúc đẩy xuất khẩu đến các thị trường khác như Mỹ, châu Âu và
các nước Đông Nam Á. Họ cũng đã đẩy mạnh sản xuất nội địa và tăng cường đầu tư từ
các quốc gia khác.
Việt Nam có thể học hỏi và áp dụng các kinh nghiệm này bằng cách đẩy mạnh sản
xuất nội địa, thúc đẩy xuất khẩu đến các thị trường khác, đẩy mạnh các ngành công nghệ
cao và tăng cường đầu tư từ các quốc gia khác. Ngoài ra, Việt Nam cũng nên tìm kiếm
hợp tác với các quốc gia khác để giảm sự phụ thuộc của mình vào một thị trường duy
nhất. Việc giảm sự phụ thuộc kinh tế của Việt Nam vào Trung Quốc là một mục tiêu
quan trọng, đặc biệt là trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đang gây ra những tác động
lớn đến nền kinh tế toàn cầu. Việc giảm sự phụ thuộc này không chỉ giúp Việt Nam đảm
bảo sự ổn định kinh tế, mà còn giúp tăng cường quan hệ đối tác kinh tế với các quốc gia
khác, từ đó đóng góp vào sự phát triển bền vững của nền kinh tế Việt Nam.
Tuy nhiên, để giảm sự phụ thuộc kinh tế vào Trung Quốc là một quá trình dài và
phức tạp, đòi hỏi sự nỗ lực của toàn xã hội. Việt Nam cần có chính sách hỗ trợ và khuyến
khích các doanh nghiệp trong nước và quốc tế đầu tư vào các ngành kinh tế mới, đặc
biệt là các ngành công nghệ cao. Ngoài ra, Việt Nam cũng cần đẩy mạnh công tác đào
tạo và nâng cao năng lực cạnh tranh cho nguồn nhân lực, từ đó tạo ra sự chuyển đổi và
nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm, dịch vụ.
Trong tương lai, Việt Nam cần tiếp tục tìm kiếm các cơ hội hợp tác kinh tế với các
quốc gia khác, đặc biệt là các quốc gia có thị trường tiêu thụ lớn và tiềm năng phát triển.
Việc tăng cường quan hệ đối tác kinh tế này không chỉ giúp Việt Nam giảm sự phụ thuộc
vào một thị trường duy nhất, mà còn tạo ra những cơ hội mới để mở rộng thị trường và
nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam trên trường quốc tế.

4.4 Những giải pháp hạn chế sự phụ thuộc kinh tế Việt Nam vào Trung
Quốc

4.4.1 Trong thương mại hàng hóa

Việt Nam và Trung Quốc là hai quốc gia có mối quan hệ thương mại lớn nhất trong
khu vực Đông Á. Tuy nhiên, sự phụ thuộc vào Trung Quốc đang gây ra nhiều rủi ro cho
nền kinh tế Việt Nam. Để giảm sự phụ thuộc này, Việt Nam cần thực hiện các giải pháp
sau:
- Tăng cường quan hệ thương mại với các đối tác khác

Việc tăng cường quan hệ thương mại với các đối tác khác là một giải pháp quan
trọng để giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc trong thương mại hàng hóa. Việt Nam cần
mở rộng thị trường xuất khẩu và nhập khẩu của mình để tăng cường khả năng cạnh tranh
trên thị trường quốc tế. Việt Nam cũng cần tìm kiếm các đối tác khác như châu Âu, Mỹ,
Nhật Bản, Hàn Quốc để tăng cường nguồn cung ứng và đầu tư trong các ngành kinh tế
khác nhau.
23
- Phát triển sản xuất trong nước

Việc phát triển sản xuất trong nước là một giải pháp quan trọng để giảm sự phụ
thuộc vào Trung Quốc trong thương mại hàng hóa. Việt Nam cần tăng cường sản xuất
các sản phẩm trong nước để đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu.
Đồng thời, Việt Nam cũng cần phát triển các ngành kinh tế mới như công nghệ thông
tin, sản xuất đồ chơi, dược phẩm,.. để tăng cường sức cạnh tranh với Trung Quốc.

- Nâng cao năng lực kỹ thuật

Việc nâng cao năng lực kỹ thuật là một giải pháp quan trọng để giảm sự phụ thuộc
vào Trung Quốc trong thương mại hàng hóa. Việt Nam cần đầu tư vào đào tạo và phát
triển năng lực kỹ thuật để tăng cường khả năng sản xuất các sản phẩm trong nước và
giảm sự phụ thuộc vào các sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc.

- Tìm kiếm nguồn cung ứng thay thế

Việc tìm kiếm nguồn cung ứng thay thế là một giải pháp quan trọng để giảm sự
phụ thuộc vào Trung Quốc trong thương mại hàng hóa. Việt Nam cần tìm kiếm các
nguồn cung ứng thay thế từ các đối tác khác như ASEAN, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc,
châu Âu và Mỹ để giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc. Việc tìm kiếm các đối tác cung
ứng khác cũng sẽ giúp giảm bớt rủi ro liên quan đến việc phụ thuộc vào một nguồn cung
ứng duy nhất

- Thúc đẩy đầu tư vào sản xuất nội địa

Việc thúc đẩy đầu tư vào sản xuất nội địa là một giải pháp quan trọng để giảm sự
phụ thuộc vào Trung Quốc trong thương mại hàng hóa. Việt Nam cần tăng cường đầu
tư vào các lĩnh vực sản xuất trong nước như sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, năng
lượng tái tạo, phát triển công nghệ thông tin,...để tăng cường sức cạnh tranh với các sản
phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc.

- Tăng cường quản lý nhập khẩu và xuất khẩu

Việc tăng cường quản lý nhập khẩu và xuất khẩu là một giải pháp quan trọng để
giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc trong thương mại hàng hóa. Việt Nam cần tăng
cường giám sát, kiểm tra và đánh giá chất lượng sản phẩm nhập khẩu và xuất khẩu để
đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và giảm rủi ro từ các sản phẩm nhập khẩu không rõ
nguồn gốc.

- Tăng cường đầu tư vào nghiên cứu và phát triển sản phẩm

Việc tăng cường đầu tư vào nghiên cứu và phát triển sản phẩm sẽ giúp Việt Nam
có thể sản xuất được các sản phẩm có giá trị gia tăng cao và đáp ứng được nhu cầu của
thị trường trong nước và quốc tế.

- Khuyến khích đầu tự vào các ngành công nghiệp hỗ trợ

24
Việc khuyến khích đầu tư vào các ngành công nghiệp hỗ trợ như ngành sản xuất
linh kiện phụ tùng máy móc thiết bị sẽ giúp Việt Nam giảm phụ thuộc vào Trung Quốc
trong việc nhập khẩu các sản phẩm này.

- Đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm có giá trị gia tăng cao

Việc đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm có giá trị gia tăng cao như điện từ phần
mềm dịch vụ công nghệ thông tin sẽ giúp Việt Nam tăng cường năng lực cạnh tranh và
giảm phụ thuộc vào Trung Quốc.

- Tăng cường đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Việc tăng cường đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong các ngành công nghiệp
có tiềm năng sẽ giúp Việt Nam có thể sản xuất được các sản phẩm có giá trị gi g cao và
giảm phụ thuộc vào Trung Quốc.

4.4.2 Trong vốn đầu tư nước ngoài

Việc giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc trong nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI)
là một vấn đề quan trọng mà Việt Nam đang cố gắng giải quyết. Dưới đây là một số giải
pháp có thể giúp Việt Nam giảm sự phụ thuộc này:

- Tăng cường quan hệ với các nước và tổ chức khác

Việt Nam nên mở rộng quan hệ đối tác đầu tư với các nước và tổ chức khác như
Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, EU, ASEAN... Những đối tác này đều có tiềm năng và nhu
cầu đầu tư vào Việt Nam, giúp Việt Nam đa dạng hóa nguồn FDI.

- Tăng cường xây dựng hệ thống pháp lý vững chắc


Việt Nam nên tăng cường xây dựng và cải thiện hệ thống pháp lý, bao gồm các
quy định về đầu tư, quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư nước ngoài.
Điều này sẽ giúp tăng tính cạnh tranh của Việt Nam và thu hút nguồn FDI đa dạng hơn
từ các quốc gia khác.

- Tăng cường đào tạo nhân lực

Việt Nam nên tăng cường đào tạo và phát triển nhân lực để đáp ứng nhu cầu của
các nhà đầu tư. Việc này sẽ tăng tính cạnh tranh của Việt Nam trong việc thu hút FDI.

- Nâng cao chất lượng hạ tầng

Việt Nam cần nâng cao chất lượng hạ tầng để thu hút đầu tư. Đặc biệt, cần tập
trung vào các lĩnh vực như giao thông, điện lực, viễn thông, xử lý nước thải,... để tăng
tính cạnh tranh và thu hút nguồn FDI từ các quốc gia khác.

- Thúc đẩy nghiên cứu và phát triển

25
Việt Nam cần thúc đẩy nghiên cứu và phát triển để tạo ra sản phẩm và dịch vụ có
giá trị gia tăng cao. Điều này sẽ giúp Việt Nam thu hút được các nhà đầu tư chuyên môn
và các công ty có kinh nghiệm đầu tư vào các dự án nghiên cứu và phát triển mới.

- Tăng cường quảng bá thương hiệu Việt Nam

Việt Nam cần tăng cường quảng bá thương hiệu của mình trên thị trường quốc tế
để thu hút sự chú ý và quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài. Việc này có thể được
thực hiện thông qua các chiến dịch quảng bá thương hiệu, sự kiện quốc tế và các hoạt
động truyền thông khác.

- Tăng cường tư vấn đầu tư

Việt Nam nên tăng cường tư vấn đầu tư cho các nhà đầu tư nước ngoài để họ hiểu
rõ hơn về quy trình đầu tư và lợi ích khi đầu tư vào Việt Nam. Điều này sẽ giúp tăng
tính khả thi và thu hút nguồn FDI đa dạng hơn.

- Phát triển các ngành công nghiệp mới

Việt Nam cần phát triển các ngành công nghiệp mới có tiềm năng phát triển cao,
nhưng chưa được khai thác hoặc khai thác chưa đủ. Các ngành này có thể bao gồm công
nghệ thông tin, năng lượng tái tạo, dược phẩm, đồ chơi thông minh,... Những ngành này
có tiềm năng thu hút các nhà đầu tư nước ngoài và giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc.

- Tăng cường quản lý đầu tư nước ngoài

Việt Nam cần tăng cường quản lý đầu tư nước ngoài để đảm bảo các dự án đầu tư
đúng với quy định pháp luật, bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư Việt Nam và nước ngoài,
tránh những rủi ro và mất an ninh quốc gia.

- Khuyến khích đầu tư từ các doanh nghiệp Việt Nam:

Chính phủ cần tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào
các lĩnh vực mới đặc biệt là trong lĩnh Vực công nghệ cao sản xuất hàng hóa có giá trị
gia tăng Cao.
- Đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển công nghệ

Việt Nam cần đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển công nghệ để tăng cường năng
lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước. Điều này sẽ giúp Việt Nam có thể sản xuất
được các sản phẩm có giá trị gia tăng cao giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc.

4.4.3 Trong nguyên liệu đầu vào

Để hạn chế sự phụ thuộc vào Trung Quốc trong nguyên liệu đầu vào, Việt Nam có
thể thực hiện các giải pháp sau đây:

- Phát triển nông nghiệp


26
Việc phát triển nông nghiệp là một trong những giải pháp hiệu quả để giảm sự phụ
thuộc vào Trung Quốc trong nguyên liệu đầu vào. Việt Nam có tiềm năng phát triển
nông nghiệp với diện tích đất trồng lớn, khí hậu thuận lợi và đa dạng các loại cây trồng.
Việc đầu tư vào nông nghiệp sẽ giúp tăng sản lượng và chất lượng các loại nguyên liệu
như lúa, ngô, đậu nành, cà phê, cao su,...đáp ứng nhu cầu sản xuất trong nước và cả xuất
khẩu.

- Tìm kiếm nguồn cung ứng thay thế

Việc tìm kiếm nguồn cung ứng thay thế cho Trung Quốc là một giải pháp cần thiết.
Việt Nam có thể tìm kiếm các nguồn cung ứng từ các quốc gia khác như Thái Lan, Ấn
Độ, Indonesia,.. hoặc mở rộng quan hệ thương mại với các nước trong khối ASEAN để
tăng cường nguồn cung ứng trong nước và đầu tư sản xuất các nguyên liệu đầu vào.

- Thúc đẩy sản xuất trong nước

Việc thúc đẩy sản xuất trong nước là một giải pháp quan trọng để giảm sự phụ
thuộc vào Trung Quốc. Việt Nam có thể tăng cường đầu tư vào các ngành sản xuất trong
nước, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất nguyên liệu đầu vào và phát
triển chuỗi cung ứng trong nước.

- Đào tạo và nâng cao năng lực kỹ thuật

Việc đào tạo và nâng cao năng lực kỹ thuật cho người lao động là một giải pháp
quan trọng để cải thiện năng suất sản xuất và giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc trong
nguyên liệu đầu vào. Việt Nam cần tập trung đào tạo các chuyên gia, kỹ thuật viên có
năng lực cao trong các lĩnh vực sản xuất, công nghệ và quản lý để tăng cường khả năng
sản xuất và phát triển các ngành kinh tế trong nước.

- Thúc đẩy đầu tư nghiên cứu và phát triển


Việc thúc đẩy đầu tư nghiên cứu và phát triển là một giải pháp quan trọng để cải
thiện chất lượng sản phẩm và giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc. Việt Nam cần đầu tư
vào nghiên cứu và phát triển công nghệ sản xuất để tăng cường khả năng cạnh tranh của
các sản phẩm trong nước và đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước cũng như quốc
tế.

- Tăng cường hợp tác với các đối tác khác

Việc tăng cường hợp tác với các đối tác khác là một giải pháp cần thiết để giảm sự
phụ thuộc vào Trung Quốc trong nguyên liệu đầu vào. Việt Nam cần mở rộng quan hệ
với các đối tác khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, châu Âu để tăng cường nguồn cung
ứng đầu vào và đầu tư sản xuất các nguyên liệu khác nhau.

- Xây dựng chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước

Việc xây dựng chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước là một
giải pháp quan trọng để giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc. Chính sách này có thể bao
gồm các khoản tài trợ, ưu đãi thuế, giảm chi phí vận chuyển, hỗ trợ vốn đầu tư,.. để tạo
27
điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước phát triển và tăng cường
khả năng cạnh tranh.
Để giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc trong nguyên liệu đầu vào, Việt Nam cần
thực hiện các giải pháp như phát triển nông nghiệp, tìm kiếm nguồn cung ứng thay thế,
thúc đẩy sản xuất trong nước, đào tạo và nâng cao năng lực kỹ thuật, thúc đẩy đầu tư
nghiên cứu và phát triển, tăng cường hợp tác với các đối tác khác và xây dựng chính
sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước.

28
KẾT LUẬN
Có thể thấy, trong hơn 200 quốc gia, vùng lãnh thổ có mối quan hệ ngoại thương
kinh tế với Việt Nam, Trung Quốc là đối tác thương mại kinh tế lớn nhất.
Tuy nhiên, trong mối quan hệ này, Việt Nam luôn là nước bị thâm hụt với tình
trạng ngày càng nghiêm trọng. Sự phụ thuộc nền kinh tế Việt Nam vào Trung quốc là
kết quả của quá trình toàn cầu hóa nền kinh tế, mở cửa thực hiện trao đổi hàng hóa. Toàn
cầu hóa là một điều tất yếu để nền kinh tế phát triển và chính quyền Việt Nam cần có
những biết tiến và hoạt động để bảo vệ nền kinh tế nước nhà.
Qua các phân tích, chúng ta có thể thấy nhiều vấn đề từ sự phụ thuộc về kinh tế
của Việt Nam vào Trung quốc. Nhưng bên cạnh đó, với vị thế là một nước có nền kinh
tế lớn thứ hai trên thế giới, Trung Quốc cũng đã tạo điều kiện cho nước Việt Nam xuất
khẩu các mặt hàng trong nước, gia tăng thu nhập của mình. Thương mại kinh tế Việt
Nam - Trung Quốc đã đạt được nhiều thành tựa trong những năm vừa qua. Những nhân
tố thuận lợi trong quan hệ hai nước như tính bổ sung lẫn nhau về cơ cấu kinh tế, vị trí
địa lý gần gũi thuận tiện cho vận chuyển hành hóa, sự đa dạng hóa trong hình thức trao
đổi thương mại đã được phát huy hiệu quả và đem lại những lợi ích thiết thực cho hợp
tác giữa hai bên. Xét trên phương diện tổng quát theo hướng tích cực hơn, các mặt hàng
chất lượng từ Trung Quốc phải kể đến như điện thoại, máy tính, sản phẩm điện tử, linh
kiện, máy móc, thiết bị và dụng cụ…cũng đã đáp ứng rất nhiều nhu cầu tiêu dùng trong
nước.

Sự phụ thuộc kinh tế của Việt Nam vào Trung Quốc là không thể phủ nhận, cũng
như không thể hoàn toàn loại bỏ trong thời gian ngắn. Tuy nhiên chúng ta có thể nhìn
nhận lại mối quan hệ này và suy nghĩ về các biện pháp hạn chế sự phụ thuộc quá mức.
Cơ hội là vô kể và chúng nên là động lực cho Việt Nam nỗ lực hơn nữa trong quá trình
giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc. Đi kèm theo nó là những thách thức đòi hỏi Việt
Nam phải vượt qua để có thể đạt được mục tiêu.

29
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Như Tâm, (2016, 08 30). Quan hệ thương mại Việt Nam - Trung Quốc:
thực trạng, vấn đề và giải pháp. Retrieved from ĐẠI HỌC VĂN HIẾN:
https://vhu.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/qlkh/3%20Le%20Dang%20Mi
nh.pdf

2. Thấy rõ sự phụ thuộc của Việt Nam trong quan hệ thương mại với Trung Quốc,
(2022, 01 25). Retrieved from SPUTNIK:
https://sputniknews.vn/20220125/thay-ro-su-phu-thuoc-cua-viet-nam-trong-
quan-he-thuong-mai-voi-trung-quoc-13447051.html

3. Tình hình xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tháng 02 và 2
tháng/2023, (2023, 03 16). Retrieved from HẢI QUAN VIỆT NAM:
https://www.customs.gov.vn/index.jsp?pageId=442&tkId=6185&group=Ph%C
3%A2n%20t%C3%ADch&category=undefined

4. Sự phụ thuộc của nền kinh tế Việt Nam vào Trung Quốc, (2020, 08 01). Retrieved
from 123DOC: https://123docz.net/document/6593847-tieu-luan-kinh-te-vi-mo-
2-su-phu-thuoc-cua-nen-kinh-te-viet-nam-vao-trung-quoc.htm

5. Đỗ Văn Huân, (2022, 11 02). Trung Quốc: Thị trường xuất, nhập khẩu lớn nhất
của Việt Nam. Retrieved from TẠP CHÍ ĐIỆN TỬ: https://vneconomy.vn/trung-
quoc-thi-truong-xuat-nhap-khau-lon-nhat-cua-viet-nam.htm

6. Top 10 thị trường xuất nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam trong 8 tháng đầu năm
2022, (2022, 09 10). Retrieved from CAFEF: https://cafef.vn/top-10-thi-truong-
xuat-nhap-khau-lon-nhat-cua-viet-nam-trong-8-thang-dau-nam-2022-
20220910091006166.chn

7. Kinh tế Việt Nam cần tránh phụ thuộc vào Trung Quốc, (2022, 05 13). Retrieved
from SPUTNIK: https://sputniknews.vn/20220513/kinh-te-viet-nam-can-tranh-
phu-thuoc-vao-trung-quoc-15178053.html

8. Xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam - Thành tựu năm 2022 và thách thức
năm 2023, (2023, 01 03). Retrieved from TẠP CHÍ CON SỐ SỰ KIỆN:
https://consosukien.vn/xuat-nhap-khau-hang-hoa-cua-viet-nam-thanh-tuu-nam-
2022-va-thach-thuc-nam-2023.htm

9. Tình hình dòng vốn đầu tư từ Trung Quốc vào Việt Nam. Retrieved from
INVESRVIETNAM: https://investvietnam.gov.vn/vi/tin-tuc.nd/tinh-hinh-dong-
von-dau-tu-tu-trung-quoc-vao-viet-nam.html

10. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ Trung Quốc vào Việt Nam và một số kiến nghị,
(2020, 11 23). Retrieved from SỞ CÔNG THƯƠNG BÌNH DƯƠNG:
http://socongthuong.binhduong.gov.vn/xem-chi-tiet/thu-hut-von-au-tu-truc-
tiep-tu-trung-quoc-vao-viet-nam-va-mot-so-kien-nghi

30
31

You might also like