Ly Thuyt HC TP Xa Hi

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 4

Lý thuyết học tập xã hội

1. Tác giả
Albert Bandura (sinh ngày 4 tháng 12 năm 1925) là một nhà tâm lý học người
Canada. Trong suốt sáu thập kỷ qua, ông đã có nhiều đóng góp nền tảng trong
nhiều lĩnh vực của tâm lý học, bao gồm lý thuyết về nhận thức, trị liệu, tâm lý
học nhân cách và là người có ảnh hưởng trong sự chuyển đổi từ chủ nghĩa hành
vi tới tâm lý học nhận thức. Ông được biết đến là người sáng tạo ra lý thuyết
học tập xã hội và lý thuyết về sự tự tin vào năng lực bản thân (self-efficacy) và
là người đã thực hiện thí nghiệm búp bê Bobo nổi tiếng năm 1961.

2. Lý thuyết:
Học tập là một quá tình phức tạp, nhiều học thuyết tâm lý khác nhau được hình
thành để giải thích lý do và cách thức học tập của con người. Nhà tâm lý học
Albert Bandura đã đề xuất một học thuyết học tập xã hội cho rằng quan sát, bắt
chước, và hình mẫu hóa đóng một vai trò chủ chốt trong quá trình này. Học
thuyết này được khơi nguồn từ tác phẩm “ những qui luật bắt chước” của Tager

Thuyết học tập xã hội của Bandura cho rằng học tập còn có thể xuất hiện đơn
giản bằng cách quan sát hành động của người khác. Được biết đến với tên gọi
Học tập qua quan sát, dạng học tập này có thể được sử dụng để lý giải hàng loạt
các hành vi, bao gồm cả những hành vi không thể được giải thích bằng những
thuyêt học tập khác.

3. Nội dung lý thuyết


a. Học tập thông qua quan sát

Mô hình học tập :


Chú ý: Để học một điều gì đó, chúng ta sẽ tập trung tư tưởng. Nếu chúng ta
không chú ý thì chúng ta sẽ không thể học được gì cả. Khi cố gắng bắt chước
mô hình mẫu, nếu mô hình mẫu hấp dẫn, đầy màu sắc và có những hứa hẹn khả
thi, chúng ta sẽ chú ý tập trung nhiều hơn. Một mô hình mẫu gần gũi với cá
nhân ở những khía cạnh nào đó sẽ khiến một cá nhân sẽ tập trung nhiều hơn.

Giữ lại/duy trì: Là khả năng lưu giữ trí nhớ về những gì chúng ta đã tập trung
chú ý vào. Chúng ta nhớ những gì đã được nhìn thấy từ mô hình mẫu qua hình
thái của những chuỗi hình ảnh trong tâm thức hay qua những mô tả ngôn từ,
hay còn nói theo cách khác là con người lưu trữ những gì quan sát được vào trí
nhớ dưới dạng hình ảnh và ngôn ngữ để khi nào cần thì chúng ta có thể lấy ra
để sử dụng. Những gì mà để lại nhiều ấn tượng đối với mọi người thì họ sẽ nhớ
chúng lâu hơn.
Lặp lại: Sau khi chú ý và giữ lại, cá nhân sẽ chuyển tải những hình ảnh trong hệ
tâm thức hay những mô tả ngôn ngữ trở thành hành vi thật sự. Khả năng bắt
chước của chúng ta sẽ tiến bộ nếu chúng ta lặp lại những gì đã quan sát bằng
hành động thực, nếu không thực hành mọi người không thể học được gì. Mặt
khác, khả năng tái diễn của chúng ta sẽ tốt hơn nếu chúng ta liên tục tưởng
tượng mình đang thao tác hành vi ấy.

Động cơ: Nếu không có lợi ích gì chúng ta sẽ không học tập được, vì thế trong
quá trình học tập một thao tác mới động cơ đóng vai trò quan trọng với mỗi
người. Chúng ta có mô hình mẫu hấp dẫn, có trí nhớ, và khả năng bắt chước,
nhưng nếu không có động cơ bắt chước, ít nhất là một lý do tại sao ta phải bắt
chước hành vi này, ta sẽ không thể học tập hiệu quả được.

Củng cố :

- Củng cố tích cực: khen hành vi tốt ( đi học đúng h,…)

- Củng cố tiêu cực: ví dụ như giảng viên gọi tl câu hỏi nhưng sv không có
câu tl , họ sẽ cuối mặt xuống để trốn tránh tầm nhìn của giảng viên hay cắm cúi
giả bộ ghi bài. Nếu gv lướt qua và để tình trạng đó tiếo tục xảy ra thì hành vi
nãy sẽ được tiếp diễn nhiều lần nữa

- Phạt: răn đe, cảnh cáo, phê phán những hành vi tiêu cực

Ví dụ: khi chúng ta muốn học make up, chúng ta có thể tới các chuyên gia để
học, hay xem các video hướng dẫn của những Beauty blogger. Trong quá trình
đó đầu tiên chúng ta phải tâp trung chú ý những các thao tác, cách tạo khối, kết
hợp màu mắt, đánh nền,… theo hướng dẫn rồi phải ghi nhớ để thực hiện lại nó
1 cách hoàn chỉnh để có thể thu được thành quả như mong muốn.

b. Trạng thái tinh thần đóng vai trò quan trọng

Bandura lưu ý rằng các củng cố bên ngoài từ môi trường không phải là yếu tố
duy nhất ảnh hưởng lên hành vi và quá trình học tập. Ông mô tả củng cố từ bên
trong là một dạng tưởng thưởng suất phát từ nội tâm bên trong con người, như
lòng tự hào, sự thỏa mãn, và cảm nhận về thành tựu đạt được. Nó đặt trọng tâm
vào những suy nghĩ và nhận thức mang tính nội tại, kết nối các thuyết học tập
với các thuyết về sự phát triển nhận thức. Mặc dù có khá nhiều sách vở đặt
chung các học thuyết học tập xã hội vào với các thuyết hành vi, nhưng Bandura
lại mô tả hướng tiếp cận của mình theo một cách riêng và gọi nó là một “học
thuyết học tập xã hội.”

c. Vấn đề thứ hai trong quá trình học tập xã hội là tự kiểm soát.

Tự kiểm soát là quá trình kiểm soát hành vi của chính chúng ta. Theo A.
Bandura, tự kiểm soát bao gồm những bước sau:
Tự quan sát mình: Khi chúng ta nhìn vào bản thận mình và những hành vi của
chúng ta, chúng ta thường kiểm soát những hành vi này trong một chừng mực
nhất định.

Đánh giá cân nhắc: Chúng ta so sánh những gì chúng ta nhìn thấy với một hệ
tiêu chuẩn nào đó (tiêu chuẩn của xã hội quy định hoặc của bản thân chúng ta).

Cơ năng tự phản hồi: Nếu ta bằng lòng với việc so sánh với tiêu chuẩn của
mình, ta sẽ tự thưởng mình qua cơ năng tự phản hồi. Khi chúng ta hài lòng với
hành vi của mình chúng ta thấy mình thỏa mái, tự tin hơn. Ngược lại, nếu
không hài lòng chúng ta sẽ kém tự tin.

Theo thuyết học tập xã hội, nhiều hành vi được các tiến trình tiếp thu, tự củng
cố quy định. Sự tự đánh giá là là một tiến trình tiếp diễn, trong đó cá nhân tự
quan sát hành vi của chính mình, ấn định các tiêu chuẩn riêng biệt, và tham dự
vào sự tự trừng phạt hay tự thưởng tùy thuộc vào nó có phù hợp với yêu cầu
người đó đặt ra hay không.

d. Học tập không phải nhất thiết lúc nào cũng đưa đến sự thay đổi trong
hành vi.

Trong nhiều trường hợp, học tập có thể được quan sát thấy ngay khi hành vi
mới được thể hiện.

ví dụ Khi bạn dạy một đứa trẻ học bài, bạn có thể nhanh chóng xác định được
việc học tập, tiếp thu kiến thức của đứa bé ntn

Nhưng đôi khi, ta thực sự vẫn có thể học được một số thứ dù cho quá trình học
tập này không quan sát rõ ràng được. Một số người theo thuyết hành vi tin rằng
học tập đưa đến một thay đổi hành vi mang tính lâu dài thì học tập qua quan sát
lại mô tả rằng con người có thể học được những thông tin mới mà không có bất
kỳ hành vi mới nào được thể hiện.

Thuyết học tập còn có thể dùng để điều chỉnh hành vi con người :

Ví dụ : việc sắp xếp chỗ ngồi cho 1 hs có hành vi lệch lạc ngồi cạnh hs có hành
vi tốt. Cách cư xử của hs có hv tốt sẽ giúp cho hs kí nhận tháy hành vi của mình
chưa đúng và chỉnh sửa lại. Tuy nhiên kết quẩ cũng có thể trái ngược lại so với
mong muốn ban đầu. đúng như câu nói gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.

Ứng dụng

Thuyết học tập xã hội có khá nhiều ứng dụng trong thực tế. Ví dụ, nó được
dùng để giúp các nhà nghiên cứu hiểu được cách thức bạo lực và hung hăng
được truyền đi thông qua học tập qua quan sát. Bằng cách nghiên cứu bạo lực
qua truyền thông, các nhà nghiên cứu có thể có được cái nhìn đầy đủ hơn về
những yếu tố có thể khiến trẻ thực hiện những hành động hung hăng mà chúng
xem trên truyền hình và phim ảnh.
Nhưng học tập xã hội có thể được sử dụng để dạy mọi người về các hành vi tích
cực. Các nhà nghiên cứu có thể sử dụng thuyết này để tìm hiểu và nắm bắt
những cách thức mà các hình mẫu tích cực có thể được sử dụng để khuyến
khích những hành vi mong muốn và hỗ trợ thay đổi xã hội.

Kết luận.

Theo quan sát của Bandura, cuộc sống có thể sẽ cực kỳ khó khăn và thậm chí
nguy hiểm nếu bạn phải học mọi thứ từ những trải nghiệm của chính bản thân.
Chính vì cuộc sống của bạn có gốc rễ từ những trải nghiệm mang tính xã hội
nên không có gì ngạc nhiên khi việc quan sát người xung quanh lại đóng vai trò
sống còn như vậy; nó quyết định cách bạn lĩnh hội được những kiến thức và kỹ
năng mới. Bằng cách hiểu rõ hơn cách thức hoạt động của học thuyết học tập xã
hội, bạn có thể hiểu tường tận hơn về vai trò của quan sát, chính nó định dạng
những thứ ta biết và những điều ta làm.

You might also like