Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 23

KHOA ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO

BÁO CÁO
MÔN HỌC: BƠM QUẠT MÁY NÉN

ĐỀ TÀI:
TÍNH TOÁN THIẾT BỊ THÔNG GIÓ, CẤP GIÓ TƯƠI

MÃ MÔN HỌC: PFCO330232_23_1_01CLC


GVHD: TS ĐẶNG HÙNG SƠN
Nhóm 4

Nguyễn Hoàng Hảo 21147185


Dương Đình Hóa 21147188
Võ Hoàng Long 21147207
Nguyễn Quang Vũ 21147254
Lê Quang Bình 21147170
Trần Duy Khang 21147200

Tp.Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2023


ĐÁNH GIÁ CỦA GIẢNG VIÊN
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
………………….....
…………………………………………………………………………………………
…...
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
………………....
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………....
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………....
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………....
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………....
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………....
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………....

2
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
……….

STT Tên MSSV Công việc

1 Nguyễn Hoàng Hảo 21147185 Nội dung 2.1-2.2

2 Dương Đình Hóa 21147188 Nội dung 2.3-2.4

3 Võ Hoàng Long 21147207 Nội dung 2.5-2.6

4 Nguyễn Quang Vũ 21147254 Nội dung 3.1

5 Lê Quang Bình 21147170 Nội dung 1.1-1.3

6 Trần Duy Khang 21147200 Nội dung 3.2

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM THAM GIA VIẾT BÁO CÁO VÀ PHÂN
CHIA CÔNG VIỆC

..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
Tháng 11 năm 2023

3
MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................................................................4
CHƯƠNG 1.ĐỊNH NGHĨA VÀ TỔNG QUAN TỔNG QUAN VỀ THIẾT BỊ THÔNG GIÓ
CẤP GIÓ TƯƠI..................................................................................................................................5
1.1. Khái niệm mục đích hệ thống thông gió..................................................................................5
1.2. Thông gió tự nhiên......................................................................................................................6
1.3. Thông gió cưỡng bức..................................................................................................................7
CHƯƠNG 2. LÝ THUYẾT TÍNH TOÁN LƯU LƯỢNG THÔNG GIÓ CẤP GIÓ TƯƠI.........10
2.1. Xác định lưu lượng thông gió..................................................................................................10
2.2. Xác định lưu lượng khử CO 2..................................................................................................12
2.3. Lưu lượng thông gió tải ẩm......................................................................................................13
2.4. Lưu lượng gió khử nhiệt thừa..................................................................................................14
2.5. Lưu thông gió khử bụi..............................................................................................................15
2.6. Bội số tuần hoàn........................................................................................................................15
CHƯƠNG 3 VÍ DỤ HỆ THỐNG THÔNG GIÓ.....................................................................16
3.1 Tính toán thực tế........................................................................................................................16
CHƯƠNG 4 ỨNG DỤNG THIẾT BỊ THÔNG GIÓ, CẤP GIÓ TƯƠI........................................17
KẾT LUẬN........................................................................................................................................21
TÀI LIỆU THAM KHẢO:...............................................................................................................22

LỜI MỞ ĐẦU

4
Trong bối cảnh ngày nay, khi chúng ta đang đối mặt với những thách thức về chất
lượng không khí và năng lượng, việc thiết kế và tính toán hệ thống thông gió cấp gió
tươi trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Hệ thống này không chỉ là nguồn cung cấp
không khí tươi mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa điều kiện sống và
làm việc, đồng thời giúp giảm tải năng lượng và bảo vệ môi trường.

Báo cáo này sẽ chi tiết về quá trình tính toán và lựa chọn thiết bị trong hệ thống thông
gió cấp gió tươi, nhằm tạo ra một môi trường không khí lý tưởng cho người sử dụng.
Chúng ta sẽ cùng nhau khám phá những yếu tố quyết định, từ lượng không khí cần
thiết đến hiệu suất năng lượng, và cách tính toán đặc điểm kỹ thuật của các thiết bị để
đáp ứng các tiêu chí về sức khỏe, an toàn, và hiệu suất.

Qua việc hiểu rõ về quy trình tính toán này, chúng ta sẽ có cơ sở để đưa ra những
quyết định thông minh trong việc chọn lựa thiết bị, tối ưu hóa hiệu suất hệ thống, và
hướng dẫn về việc duy trì và vận hành trong thời gian dài. Đồng thời, sự tập trung vào
khía cạnh tính toán cũng giúp chúng ta hiểu rõ hơn về sự tương quan giữa sức khỏe
con người, môi trường sống và hiệu suất năng lượng, tạo ra những giải pháp toàn diện
và bền vững cho những thách thức ngày càng lớn trước mắt.

CHƯƠNG 1.ĐỊNH NGHĨA VÀ TỔNG QUAN TỔNG QUAN VỀ THIẾT BỊ


THÔNG GIÓ CẤP GIÓ TƯƠI
1.1. Khái niệm mục đích hệ thống thông gió.
Thông gió là quá trình giúp lưu thông, thay đổi không khí trong bất kỳ khu vực,
không gian nào đó. Mục đích của thông gió là cung cấp không khí chất lượng cao,

5
kiểm soát nhiệt độ và loại bỏ những mùi khó chịu,… Từ đó tạo ra được môi trường
làm việc trong lành, dễ chịu.

Mục đích :Một trong những mục đích chính của hệ thống thông gió là cung cấp không
khí tươi từ bên ngoài vào không gian trong. Điều này giúp duy trì chất lượng không
khí và cung cấp lượng oxy đủ cho người và các quá trình khác trong không gian đó.

-Hệ thống thông gió giúp loại bỏ các khí thải, hơi nước, và các chất khác mà người và
các thiết bị sản xuất có thể tạo ra. Điều này giúp duy trì không gian sạch sẽ và thoải
mái.

-Hệ thống thông gió có thể được sử dụng để kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm trong không
gian. Qua quá trình tuần hoàn không khí, nó có thể giúp làm mát hoặc làm ấm không
gian tùy thuộc vào nhu cầu.

-Hệ thống này cũng có thể được thiết kế để lọc và loại bỏ vi khuẩn, mầm bệnh, và mùi
khó chịu, giúp tạo ra môi trường làm việc hoặc sống an toàn và thoải mái hơn.

-Trong các môi trường công nghiệp, hệ thống thông gió có thể được sử dụng để tạo
điều kiện làm việc hiệu quả, đảm bảo rằng nhân viên có môi trường làm việc thoải
mái và an toàn.

1.2. Thông gió tự nhiên.


Do sự chênh lệch nhiệt độ giữa không gian bên trong và môi trường bên ngoài dẫn tới
sự chênh lệch về áp suất. Từ đó tạo nên sự chuyển động của không khí, tận dụng
nguyên lý này để tạo ra hệ thống cấp gió tươi tự nhiên giúp môi trường bên trong nhà
luôn thoáng mất, trao đổi không khi thì sẽ có 3 cách sau:

• Thông gió tự nhiên không có tổ chức (hiện tượng giỗ lũa)

Gió lùa là việc không khí lưu thông ra, vào qua các khe hở của cửa, qua các lỗ trên
tưởng khi có gió thổi.

Hiện tượng gió lùa đều không kiểm soát được lưu lượng, không điều chỉnh được vận
tốc và hưởng gi...nên gọi là thông gió tự nhiên vô tổ chức.

Thống gió tự nhiên có tổ chức

6
Hiện tượng này là khi xác định được diện tích của gió vào, gió ra, lưu lượng giả cho
phòng từ đã điều chỉnh được vận tốc và hưởng giữ.

Thống gió tự nhiên có tổ chức có ưu điểm rất lớn (về kinh tế) vì không tấn kim thiết bị
tiết kiệm điện năng mà vẫn xử lý tốt vấn đề thông gió. Chính vì thế, nó được áp dụng
rất nhiều ở Việt Nam, chủ yếu trong các phân xưởng nóng, dự nhiệt hay tại những nhà
công nghiệp một tăng

• Thông gió trọng lực

Đây là hệ thống thông gió tự nhiên dưới sức đẩy của trọng lực (còn gọi là thông gió
cột áp), sử dụng mương dẫn để thông gió. Do chênh lệch áp suất giữa bên trong và
bên ngoài nhà dẫn đến không khí chuyển động. Thường được dùng trong các nhà dân
dụng và công cộng (Ví dụ: thông gió ở các ống khói nhà ở gia đình)

1.3. Thông gió cưỡng bức.


Đây là hệ thống thông gió sử dụng các thiết bị cơ khí để hỗ trợ quá trình cấp hút khí tử
không gian này qua không gian khác. Dưới tác động của động cơ, không khí lưu thông
nhanh chóng, loại bỏ mũi hỏi, khi thải... ra môi trường bên ngoài.Thông gió cưỡng
bức thường có 3 loại sau

• Thông gió kiểu hút

Hút không khí bị ô nhiễm, hút nhiệt, bụi bẩn ra khỏi phòng và không khi bên ngoài
trận vào phòng theo các khe hở hoặc cửa lấy gió tươi nhờ chênh lệch cột áp, đảm bảo
điều kiện vệ sinh cho môi trường

Ưu điểm: hút trực tiếp không khi ô nhiễm ở nơi phát sinh, không cho phát tán ra trong
phỏng, lưu lượng thông gió nhờ vậy không yêu cầu quá lớn, nhưng hiệu quả cao.

Nhược điểm: gió tuần hoàn trong phòng không cao, sự tuần hoàn không đáng kể. Bên
cạnh đó, vì không kiểm soát được chất lượng gió đi vào phòng nên không khi từ
những vị trí không mong muốn có thể tràn vào tự do.

• Thông gió kiểu thổi

7
Thổi không khi sạch vào phòng đồng thời thải không khí bên trong ra ngoài qua các
khe hở của phòng nhớ chênh lệch cột áp.

Ưu điểm: cấp gió đến các vị trí cần sử dụng, nơi tập trung đông người hoặc dư nhiệt
ẩm, tốc độ gió luân chuyển thưởng lớn.

Nhược điểm: gió tràn ra mọi hướng vì áp suất trong phòng là dương, từ đó có thể tràn
đến những khu vực không mong muốn.

• Hệ thống điều hòa không khí

Hệ thống này có đầy đủ thiết bị xử lý không khí đảm bảo yêu cầu của con người và
công nghệ (thiết bị lọc bụi, thiết bị sấy nóng, làm lạnh, làm ẩm không khí)

Đây là phương pháp hiệu quả vi kết hợp giữa kiểu hút và thổi nên có thể hút không
khí ô nhiễm tại những nơi sản sinh chất độc và cấp lượng gió tươi lớn đến những vị trí
cần thiết

Ưu điểm: Gồm tất cả những điểm mạnh và giải quyết được các nhược điểm của hai
kiểu thông gió trên.

Nhược điểm: Tốn kém chi phí đầu tư

+ Hình ảnh thông gió tự nhiên:

8
+Hình ảnh thông gió cưỡng bức:

9
CHƯƠNG 2. LÝ THUYẾT TÍNH TOÁN LƯU LƯỢNG THÔNG GIÓ CẤP
GIÓ TƯƠI

2.1. Xác định lưu lượng thông gió.


Lưu lượng gió sử dụng để thông gió được tính phụ thuộc vào mục đích thông gió.

Mục đích đó có thể là khử các chất độc hại, thải nhiệt thừa, ẩm thừa phát sinh trong
phòng, khử bụi…

Các chất độc hại phát sinh thường gặp nhất là trong các nhà máy công xưởng sản xuất.
Trong sinh hoạt các chất độc hại có thể phát sinh ở những khu vực đặc biệt như nhà
bếp, khu vệ sinh. Các loại chất độc có hại trong công nghiệp có thể phát sinh bởi các
nguyên nhân sau đây:

Phát sinh do các phản ứng hoá học trong quá trình sản xuất, quá trình cháy nhiên
liệu.Phát sinh do quá trình vi sinh hoá Bốc hơi từ bề mặt thoáng của các bồn, bể chứa
hoá chất.

Bốc hơi từ bề mặt vật có sơn phủ các hoá chất độc hại.Rò rỉ từ thiết bị và đường ống.

Lưu lượng thông gió được xác định theo công thức sau đây:

G
L= y − y (m3 /h)
c o

trong đó

G – Lượng chất độc hại tỏa ra phòng, g/h.

y c – Nồng độ cho phép của chất độc hại.

Bảng 2.1 Giới hạn nồng độ cho phép của hóa chất trong không khí vùng làm việc
(Trích TCVN về thông gió 5687-2010)

Từng
Trung
lần tối
Tên hóa chất (Phiên Tên hóa chất bình 8h
TT Công thức hóa học đa
âm tiếng Việt) (Tiếng Anh) (mg/m3)
(mg/m3)
(TWA)
(STEL)

1. Acrolein Acrolein CH2CHCHO 0,25 0,50

10
2. Acrylamit Acrylic amide CH2CHCONH2 0,03 0,2

3. Acrylonitril Acrylonitrile CH2CHCN 0,5 2,5

4. Alyl axetat Allyl acetate C5H8O3 - 2

5. Amoniac Ammonia NH3 17 25

5. Amyl axetat Amyl acetale CH3COOC5H11 200 500

7. Anhydrit phtalic Phthalic anhydride C8H4O3 2 3

8. Anilin Aniline C6H5NH2 4 8

9. Antimon Antimony Sb 0,2 0,5

10.ANTU ANTU C10H7NHC(NH2)S 0,3 1,5

11.Asen và các hợp chất Arsenic and As 0,03 -


chứa asen compounds

12.Asin Arsine AsH3 0,05 0,1

13.Atphan (bitum, nhựa Asphalt 5 10


đường)

14.Axeton Acetone (CH3)2CO 200 1000

15.Axeton xyanohydrin Acetone CH3C(OH)CNCH3 - 0,9


cyanohydrin

16.Axetonitril Acetonitrile CH3CN 50 100

17.Axetylen Acetylene C2H2 - 1000

18.Axit 2,4 2,4-D CI2C6H3OCH2COOH 5 10


điclophenoxyaxetic (Dichlorophertoxya
ce-tic acid)

19.Axit 2,4,5 2, 4, 5 - T C6H2CI3OCH2COOH 5 10


triclorophenoxyaxetic(Trichlorophenoxya
c-etic acid)

11
20.Axit axetic Acetic acid CH3COOH 25 35

y o – Nồng độ chất độc hại trong không khí thổi vào, g/m3. Nồng độ chất độc thổi vào

phòng rất nhỏ có thể bỏ qua.

Trong công thức trên, lượng chất độc hại phát sinh trong phòng rất khó xác định bằng
lý thuyết.

2.2. Xác định lưu lượng khử C O2


Khí C O2 phát sinh trong phòng chủ yếu là do hoạt động sống của cơ thể con người
thải ra. Ngoài ra C O2 có thể sinh ra do các phản ứng đặc biệt khác.

Trong phần này chỉ tính đến lượng C O2 phát sinh do con người thải ra.

Lưu lượng không khí thông gió cần thiết để thải khí C O2 do con người toả ra tính
trong 1 giờ được xác định như sau:

V co 2 3
I= (m /h . người).
β−α

Ở đây :

V C O – là lượng C O2 do con người thải ra: m3 /h . người


2

β – Nồng độ C O2 cho phép, % thể tích. β=0 , 15(thường chọn)

α – Nồng độ C O2 trong không khí môi trường xung quanh, % thể tích. Thường chọn
α =0 , 03 % .

I – Lưu lượng không khí cần cấp, m3 /h . người.

Lượng C O2 do 1 người thải ra phụ thuộc vào cường độ lao động, hoạt động cá nhân
nên lưu lượng thông gió thải C O2 cũng phụ thuộc vào các yếu tố đó.

12
Bảng 2.2 Giới hạn nồng độ cho phép của C O2 trong không khí vùng làm việc

(Trích TCVN về thông gió 5687-2010)

Từng
Trung
Tên hóa chất lần tối
Tên hóa chất bình 8h
TT (Phiên âm tiếng Công thức hóa học đa
(Tiếng Anh) (mg/m3)
Việt) (mg/m3)
(TWA)
(STEL)

60. Cacbon đioxit Carbondioxide CO2 900 1800

2.3. Lưu lượng thông gió tải ẩm.


Lưu lượng thông gió tải ẩm giúp kiểm soát độ ẩm trong không gian. Nếu một không
gian quá ẩm, có thể gây ra môi trường ẩm ướt không lành mạnh, tạo điều kiện cho sự
phát triển của nấm mốc và vi khuẩn. Ngược lại, không gian quá khô có thể gây khó
chịu cho người và có thể làm khô da và đường hô hấp.

Mức độ độ ẩm trong không khí ảnh hưởng đến cảm giác thoải mái của người. Một
mức độ độ ẩm được kiểm soát chặt chẽ giúp tạo ra một môi trường thoải mái hơn cho
việc sống và làm việc

- Ẩm thừa phát sinh trong phòng do nhiều nguyên nhân, căn cứ vào lượng ẩm thừa có
thể xác định lưu lượng thông gió thải ẩm thừa như sau:

Wt
L= , m3 /h
ρkk .(d max−d 0)

W t : Lượng hơi nước tỏa ra phòng, kg/h

d max : Dung ẩm cực đại cho phép của không khí trong phòng, kg /h, tùy thuộc vào

nhiệt độ mà dung ẩm cực đại lớn hay nhỏ vì khi nhiệt độ cao không khí sẽ dãn nở có
thể chứa được nhiều ẩm hơn so với nhiệt độ thấp.

d 0 : Dung ẩm của không khí thổi vào phòng

ρkk : Khối lượng riêng của không khí, kg /m3, lấy điều kiện nhiệt độ là 20℃ thì
3
ρkk =1 ,2 kg /m

13
2.4. Lưu lượng gió khử nhiệt thừa.
Lưu lượng gió khử nhiệt thừa giúp kiểm soát nhiệt độ trong không gian. Khi nhiệt độ
tăng cao, hệ thống có thể sử dụng quạt hoặc các phương tiện khác để loại bỏ nhiệt
thừa và giảm nhiệt độ không khí.

- Nhiệt thừa tính toán thông gió khác với nhiệt thừa tính toán điều hòa không khí do
chế độ nhiệt điều hòa và thông gió khác nhau, đối với chế độ điều hòa nhiệt độ trong
phòng khá thấp, nhưng đối với thông gió, do gió cấp không qua xử lý lạnh nên yêu
cầu nhiệt độ trong trường hợp này phải cao hơn ,lưu lượng gió thải nhiệt:

QT
L= , m3 /h
ρ KK .(I R −I V )

QT : Lượng nhiệt thừa trong phòng, kCal /h

I R , I V : Entanpi của không khí thổi vào và hút ra phòng, KCal/ kg. Trạng thái không

khí hút ra chính là trạng thái không khí trong phòng.

ρ KK : Khối lượng riêng của không khí, kg /m3, lấy điều kiện nhiệt độ là 20℃ thì
3
ρkk =1 ,2 kg /m .

Trong trường hợp không khí trong phòng chỉ toả nhiệt mà không tỏa hơi ẩm thì có thể
áp dụng công thức :

QT
L= , m3 /h
0 , 24. ρKK .(t R−t V )

t R , t V : Nhiệt độ của không khí thổi vào và hút ra phòng, ℃

Nhiệt dung riêng của không khí C k =0 , 24 kCal /kg .℃

Nhiệt dung riêng của không khí ở 1 atm và nhiệt độ 20℃ là 1,005 kJ/kg.K , để
chuyển đổi từ kJ/kg.K sang kCal/kg.℃ ta có thể áp dụng công thức sau:

1
C k ¿ ) = C k ¿ kJ/kg.K)×
4,484

14
Áp dụng công thức trên ta được:

1
C k ¿ ) = 1,005 × ≈ kCal /kg . ℃
4,484 0,24

Lưu ý:

Nhiệt độ không khí trong phòng lấy theo yêu cầu vệ sinh và công nghệ của quá trình
sản xuất.
Nhiệt độ không khí vào phải thoả mãn điều kiện vệ sinh bằng giá trị a tùy thuộc vị trí
lắp đặt miệng thổi
Nhiệt độ không khí ra: Có thể lấy bằng nhiệt độ không khí trong phòng. Nếu miệng
hút đặt cao thì tính theo công thức sau :
t R =t T + β (H−Z)

H – Khoảng cách từ mặt sàn đến miệng hút, m

Z – Chiều cao vùng làm việc, m

β – Gradien nhiệt độ theo chiều cao.


+ Thông thường : β = 0,2 – 1,5 ℃ /m
+ Đối với rạp hát, rạp chiếu bóng : β = 0,2 – 0,3℃ /m
+ Đối với xưởng nguội : β = 0,4 – 1,0℃ /m
+ Đối với xưởng nóng : β = 1 – 1,5℃ /m

Để biết được các thông số β – Gradien nhiệt độ theo chiều cao, bạn có thể sử dụng
công thức sau:

∆T
β=
∆h

Trong đó, β là gradien nhiệt độ theo chiều cao, ΔT là sự thay đổi nhiệt độ, và Δh là sự
thay đổi độ cao, cần có hai điểm có nhiệt độ và độ cao khác nhau để áp dụng công
thức này.

15
2.5. Lưu thông gió khử bụi
Lưu lượng không khí thông gió nhằm mục đích thải bụi phát ra trong phòng được
xác định theo công thức:
Gb
L= , m3 /h
S C −S 0

rong đó:
Gb – Lượng bụi thải ra phòng, g/h
Sc – Nồng độ bụi cho phép trong không khí, g/m3
So – Nồng độ bụi trong không khí thổi vào, g/m3

2.6. Bội số tuần hoàn


- Khi thông gió theo điều kiện vệ sinh nói chung và không vì một mục đích cụ
thể nào đó thì người thì người ta tính lưu lượng thông gió dựa vào bội số tuần
hoàn.

- Bội số tuần hoàn là số lần thay đổi không khí trong phòng trong một đơn vị
thời gian .

L
K= Lần/giờ
V

Trong đó

K – Bội số tuần hoàn, lần/giờ

L – Lưu lượng không khí cấp vào phòng, m3 /h

V – thể tích gian máy, m3

- Bội số tuần hoàn trong các tài liệu, việc xác đinh lưu lượng thông gió theo bội
số tuần hoàn khá thuận lợi trong thực tế.

- Bội số tuần hoàn K (lần/giờ) và lưu lượng thông gió (m3 /h).

16
CHƯƠNG 3 VÍ DỤ HỆ THỐNG THÔNG GIÓ
3.1 Tính toán thực tế
Cấp gió tươi bằng HRV cho một văn phòng diện tích 900m2, mất độ người thường
xuyên ở mức 230 người làm việc cùng lúc.
Theo TCVN 5687-2010 tiêu chuẩn gió tươi cần thiết của 1 người (đối với văn phòng
làm việc) là: 30 m3 /h/người .
Tổng lượng khí tươi cần cung cấp cho số người làm việc là:
Q(cần)1 = N × Q= 230 × 30 = 6900 (m3/h)
Tốc độ gió tại các miệng thổi, đường ống trong không gian điều hòa lấy định hướng
như sau:
Miệng thổi đặt trên cao: 1 ÷3 m : lấy ω=2 m/s
Tốc độ tại ống gió chính: ω=5 ÷ 10 m/s :lấy ω=6 m/ s
Tốc độ tại ống gió nhánh: ω=3 ÷ 5 m/s :lấy ω=3 m/s
Chọn diện tích miệng thổi = 0,6 x 0,6 x 0,35 = 0,126 m2 (Diện tích thật sự mà gió đi
qua)
Tiết diện miệng thổi: F = Q/V = 6900/3600x2 = 0,958 m2
Số miệng thổi: 0,958/0,126 =7,6 . Lấy số miệng thổi nSAG = 8

QUẠT MIỆNG THỔI

Tiết diện ống gió chính trước điểm A: 6900/3600x6 = 0,32 m2. Chọn chiều rộng của
ống 0,8m
Chiều cao của ống = 0,32/0,8 = 0,4 m
Lưu lượng mỗi miệng thổi: 6900/8 = 862,5 (m3/h)
Lưu lượng tại điểm A: 6900 – 862,5x4 = 3450 (m3/h)
Tiết diện ống gió chính sau điểm A: 3450/3600x6 = 0,16 m2. Chọn chiều rộng của ống
0,4m
Chiều cao của ống = 0,16/0,4 = 0,4 m
Tiết diện ống gió nhánh: 862,5/3600x3 = 0,08 m2. Chọn chiều rộng của ống 0,4m

17
Chiều cao của ống = 0,08/0,4 = 0,2 m
Chọn quạt có công suất lớn hơn hoặc bằng so với nhu cầu thực tế 6900 CMH. Tùy vào
công suất quạt có thể sử dụng nhiều quạt kết hợp.

CHƯƠNG 4 ỨNG DỤNG THIẾT BỊ THÔNG GIÓ, CẤP GIÓ TƯƠI.


Như chúng ta đề biết, thì hệ thống gió , cấp gió tươi để cải thiện chất lượng không khí
bên trong không gian làm việc, sinh hoạt. Cung cấp không khí trong sạch, nhiều
dưỡng khí cho những người hoạt động trong đó. Mỗi xưởng sản xuất hoặc nhà máy xí
nghiệp, cơ sở hoạt động, văn phòng, tòa nhà...đều có đặc trưng riêng, không thể áp
dụng một hệ thống có sẵn cho tất cả.

 Nhà ở và văn phòng:


Quạt thông gió: Sử dụng quạt thông gió để đẩy không khí tươi từ bên ngoài vào
bên trong, giúp làm sạch và cải thiện chất lượng không khí trong nhà.

18
Hình 3.1 Quạt thông gió gắn tường

Hình 3.2: Quạt thông gió âm trần


Thích hợp cho các không gian như phòng khách, phòng ngủ, văn phòng, và những nơi
cần giữ không gian mở và gọn gàng.

 Nhà hàng và Khách sạn:


Hệ thống HVAC (Hệ thống thông gió, sưởi, và điều hòa không khí): Cài đặt
hệ thống HVAC hiện đại có thể giúp duy trì nhiệt độ và độ ẩm chính xác,
đồng thời cung cấp không khí tươi để tăng cường thoải mái cho khách hàng.

19
Hình 3.3: hình ảnh hệ thông thông gió ở nhà hàng
 Bệnh viện và Trường học:
Hệ thống lọc không khí: Cài đặt các hệ thống lọc không khí giúp loại bỏ vi
khuẩn, virus và các chất gây ô nhiễm khác từ không khí, giữ cho không khí
luôn trong lành và sạch sẽ. Tại một số bệnh viện đã nghiên cứu dùng màng lọc
HEPA kết hợp với tia cực tím thường được sử dụng trong hệ thống cấp khí tươi
vào phòng bệnh.

Hình 3.4: Hệ thống lọc không khí ở bệnh viện

 Công nghiệp và Nhà máy:

20
Hệ thống thông gió công nghiệp: Đối với những không gian lớn như nhà máy
và nhà xưởng, hệ thống thông gió công nghiệp giúp cấp gió tươi liên tục, đảm
bảo độ sạch giúp người lao động có sức khỏe tốt tăng năng suất làm việc, giảm
ôi bức môi trường nằng nóng,giảm bụi bẩn , loại bỏ tình trạng ẩm ướt gây hư
hại hàng hóa và máy móc

Hình 3.5: hệ thống thông gió trong nhà máy

Hệ thống thông gió trong tầng hầm: Quạt hút gió sẽ hút bụi bẩn và các
khí độc hại, hơi nóng tồn đọng trong tầng hầm và thải ra bên ngoài theo
đường ống dẫn. Khi quạt hút hút khí thì do trong hầm kín nên đã có sự
chênh lệch áp suất chính vì thế không khí bên ngoài sẽ bị hút vào bên
trong để cân bằng lượng khí. Với 2 đầu được bọc tiêu âm, quạt jetfan hoạt
động êm ái không gây ảnh hưởng tới các hoạt động khác.

21
Hình 3.6: Hệ thống thông gió trong tầng hầm

KẾT LUẬN

Trong một thời đại đầy thách thức về môi trường sống và làm việc, hệ thống thông gió
cấp gió tươi đã trở thành một yếu tố không thể thiếu để đảm bảo sức khỏe và hiệu quả
năng lượng cho cộng đồng và doanh nghiệp. Qua việc cung cấp không khí tươi, kiểm
soát nhiệt độ và độ ẩm, và loại bỏ khí thải, hệ thống này đóng vai trò quan trọng trong
việc tạo ra một môi trường sống và làm việc thoải mái, an toàn và hiệu quả.

Một trong những ưu điểm lớn của hệ thống thông gió là khả năng cung cấp không khí
tươi từ bên ngoài vào các không gian kín, giúp duy trì một nguồn oxy đủ và loại bỏ
các chất ô nhiễm không khí. Điều này không chỉ tạo ra một môi trường làm việc và
sống khoa học mà còn có lợi ích lớn cho sức khỏe của những người sử dụng. Ngoài ra,
việc kiểm soát độ ẩm và nhiệt độ giúp tối ưu hóa thoải mái và hiệu suất làm việc, đặc
biệt là trong môi trường công nghiệp và văn phòng.

Tổng quan, hệ thống thông gió cấp gió tươi không chỉ đáp ứng nhu cầu cơ bản về
không khí tươi mà còn mang lại một loạt các lợi ích nâng cao sức khỏe, thoải mái, và
hiệu quả năng lượng. Với sự phát triển không ngừng của công nghệ và nhận thức về
bảo vệ môi trường, hệ thống này đang ngày càng trở nên quan trọng và không thể
thiếu trong xây dựng và quản lý các không gian sống và làm việc.

22
TÀI LIỆU THAM KHẢO:

[1] Bài viết Cách xác định lưu lượng thông gió CÔNG TY TNHH KỸ
THUẬT IMS VIỆT NAM ,Link bài viết: https://imsvietnam.ac.vn/cach-xac-
dinh-luu-luong-thong-gio-ns114/

[2] Bài viết tiêu chuẩn cấp gió tươi, link bài viết:
https://imsvietnam.ac.vn/cach-xac-dinh-luu-luong-thong-gio-ns114/

[3] Bài viết Thông gió là gì mục đích thông gió (HVAC) , link bài viết
https://vietnamcleanroom.com/vi/post/thong-gio-la-gi-1124.htm

[4]Trợ giúp tính toán cho hệ thống cấp gió tươi, link bài viết :
https://hvacr.vn/diendan/threads/tro-giup-tinh-toan-cho-he-thong-cap-gio-
tuoi.160045/

23

You might also like