Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Câu 3.

6: Trong Quyết định số 210, theo Tòa án, ai được yêu cầu và ai không được
yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng có tranh chấp vô hiệu?

Trong quyết định số 210, theo Tòa án, ông Tài được yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp
đồng có tranh chấp vô hiệu và bà Nhất không được yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng
có tranh chấp vô hiệu.
Điều này được thể hiện qua đoạn trích sau: “Về quyền khởi kiện: Do bà Nhất khởi
kiện yêu cầu tuyên bố hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa ông Dưỡng
do bà Nhất đứng tên với ông Tài bị vô hiệu. Tòa án cấp sơ thẩm xác định hợp đồng
nêu trên bị vô hiệu do lừa dối là không đúng. Bởi lẽ theo quy định của BLDS 1995 và
BLDS 2005 bà Nhất không phải là một bên tham gia giao dịch với ông Tài, nên bà
Nhất không có quyền khởi kiện yêu cầu tuyên bố hợp đồng chuyển nhượng quyền sử
dụng đất vô hiệu do bị lừa dối. Trường hợp này chỉ có ông Tài mới có quyền khởi
kiện yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng bị vô hiệu do bị lừa dối, nếu ông Tài không
biết việc ông Dũng giả mạo chữ ký của bà Nhất khi tiến hành giao kết hợp đồng
chuyển nhượng quyền sử dụng đất.”

Câu 3.7: Trong Quyết định số 210, theo Tòa án, thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố
hợp đồng vô hiệu do lừa dối có còn không? Vì sao?

Trong quyết định 210, theo Tòa án, thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô
hiệu do lừa dối không còn. Bởi vì Bà Nhất khai năm 2007 vợ chồng ly hôn bà mới
biết ông Dưỡng giả mạo chữ ký của bà để chuyển nhượng đất cho ông Tài, nhưng đến
10/12/2010 bà Nhất mới khởi kiện. Nhưng theo khoản 1 Điều 142 BLDS 1995 thì thời
hiệu khởi kiện tuyên bố hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất bị vô hiệu do lừa
dối là 01 năm và khoản 1 Điều 136 BLDS 2005 thời hiệu khởi kiện tuyên bố hợp đồng
chuyển nhượng quyền sử dụng đất bị vô hiệu do lừa dối là hai năm từ ngày giao dịch
được xác lập. Còn Điều 159 Bộ luật tố tụng Dân sự quy định trong trường hợp pháp
luật không có quy định thời hiệu khởi kiện thì thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự là hai
năm, kể từ ngày người có quyền khởi kiện biết được quyền và lợi ích của mình bị xâm
phạm. Điều này dẫn đến thời hiệu khởi hiệu đã không còn vì đã hơn 02 năm trôi qua.

Câu 3.8: Trong trường hợp hết thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu
do lừa dối, Tòa án có công nhận hợp đồng không? Vì sao?

Trong trường hợp hết thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu do lừa dối,
Tòa án không công nhận hợp đồng. Vì mảnh đất trong hợp đồng chuyển nhượng
quyền sử dụng đất chưa được giải quyết và đến nay Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp
phúc thẩm chưa thu thập đủ chứng cứ để làm rõ. Nếu diện tích đất đang tranh chấp
chưa được giải quyết trong vụ án ly hôn thì phải xác định đây là tài sản chung của vợ
chồng nên bà Nhất không có quyền khởi kiện đối với ông Dũng. Còn nếu diện tích đất
đã được giải quyết trong vụ án ly hôn thì xác định quyền khởi kiện của bà Nhất đối
với ông Dưỡng khi chưa làm rõ các tình tiết nêu trên mà Tòa án cấp sơ thẩm lại giao
toàn bộ diện tích đất cho bà Nhất và buộc ông Dưỡng bồi thường cho ông Tài và Tòa
án cấp phúc thẩm công nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là không
đúng.

Câu 3.9: Câu trả lời cho các câu hỏi trên có khác không nếu áp dụng các quy định
tương ứng của BLDS 2015 vào tình tiết như trong Quyết định số 210?

Theo quy định tại Điều 132 BLDS 2015, thì thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao
dịch dân sự vô hiệu quy định tại các Điều 125, 126, 127, 128 và 129 của Bộ luật này
là 02 năm, với điểm b khoản 1 Điều 132 nêu kể từ ngày: “Người bị nhầm lẫn, bị lừa
dổi biết hoặc phải biết giao dịch được xác lập do bị nhầm lẫn, do bị lừa dối”. Nên lúc
giao dịch ông Tài không biết ông Dưỡng giả mạo chữ ký nên từ lúc phát hiện cho đến
lúc khởi kiện chưa quá 02 năm nên vẫn có thể khởi kiện.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:


1. Quyết định số 210/2013/DS-GDDT ngày 21/5/2013 của Tòa dân sự Tòa án
nhân dân tối cao.
2. Bộ luật dân sự 2015
3. Bộ luật dân sự 2005
4. Bộ luật tố tụng dân sự

You might also like