Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

CHƯƠNG 2: CÁC XU HƯỚNG KHÁCH QUAN CỦA SỰ PHÁT TRIỂN CÁC

DÂN TỘC HIỆN NAY VÀ SỰ TÁC ĐỘNG CỦA HAI XU HƯỚNG NÀY ĐẾN SỰ
PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM

1. CÁC XU HƯỚNG KHÁCH QUAN CỦA SỰ PHÁT TRIỂN CÁC DÂN TỘC
HIỆN NAY:

Khi nghiên cứu về dân tộc và phong trào dân tộc trong chủ nghĩa tư bản, Lênin đã
phân tích và chỉ ra hai xu hướng phát triển có tính khách quan của dân tộc:

1.1. XU HƯỚNG THỨ NHẤT: CÁC CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ MUỐN TÁCH RA ĐỂ
THÀNH LẬP CÁC QUỐC GIA DÂN TỘC ĐỘC LẬP.

Nguyên nhân của xu hướng này là do sự thức tỉnh, sự trưởng thành về ý thức dân
tộc, ý thức về quyền sống của mình, các cộng đồng dân cư đó muốn tách ra để thành lập
các dân tộc độc lập.

Thực tế này đã diễn ra ở những quốc gia, khu vực nơi có nhiều cộng đồng dân cư
với nguồn gốc tộc người khác nhau trong chủ nghĩa tư bản. Xu hướng này biểu hiện
thành phong trào đấu tranh chống áp bức dân tộc để hướng tới thành lập các quốc gia dân
tộc độc lập và có tác động nổi bật trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa tư bản. Trong xu
hướng đó, nhiều cộng đồng dân cư đã ý thức được rằng, chỉ trong cộng đồng dân tộc độc
lập họ mới có quyền quyết định con đường phát triển của dân tộc mình.

Ví dụ: Dân tộc Việt Nam bị thực dân Pháp đến đô hộ, chúng ta ý thức được về tinh thần
đoàn kết thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ dân tộc VN nên đã đấu tranh giành độc lập.

1.2. XU HƯỚNG THỨ HAI: CÁC DÂN TỘC Ở TỪNG QUỐC GIA, THẬM CHÍ CÁC
DÂN TỘC Ở NHIỀU QUỐC GIA MUỐN LIÊN HIỆP LẠI VỚI NHAU.

(ko chiếu trên slide nhưng phải đọc) Xu hướng này nổi lên trong giai đoạn chủ nghĩa tư
bản đã phát triển thành chủ nghĩa đế quốc đi bóc lột thuộc địa.
Sự phát triển của lực lượng sản xuất, của giao lưu kinh tế, văn hóa trong chủ nghĩa
tư bản đã tạo nên mối liên hệ quốc gia và quốc tế mở rộng giữa các dân tộc, xóa bỏ sự
biệt lập, khép kín, thúc đẩy các dân tộc xích lại gần nhau. Trong điều kiện chủ nghĩa đế
quốc, sự vận động của hai xu hướng trên gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại. Xu hướng các
dân tộc xích lại gần nhau trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng bị chủ nghĩa đế quốc phủ
nhận, thay vào đó là những khối liên hiệp với sự áp đặt, thống trị của chủ nghĩa đế quốc
nhằm áp bức, bóc lột các dân tộc còn nghèo nàn và lạc hậu.
2. BIỂU HIỆN CỦA HAI XU HƯỚNG KHÁCH QUAN:
2.1. TRONG PHẠM VI MỘT QUỐC GIA:

Xu hướng thứ nhất: thể hiện trong sự nỗ lực của từng dân tộc để đi tới sự tự do,
bình đẳng và phồn vinh của dân tộc mình.

Ví dụ: Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là cuộc cách mạng vĩ đại của lịch sử nước nhà
dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân cả nước đã đoàn kết, anh dũng đứng lên đấu tranh
đánh đổ hoàn toàn chế độ đô hộ, áp bức, bóc lột hàng trăm năm của bọn thực dân, phát
xít, phong kiến đế lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, mang lại nền độc lập tự do
nước nhà, xây dựng đất nước vững bước đi lên CNXH.

Xu hướng thứ hai: thể hiện ở sự xuất hiện những động lực thúc đẩy các dân tộc
trong một cộng đồng quốc gia xích lại gần nhau hơn, hòa hợp với nhau ở mức độ cao hơn
trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

Ví dụ: Do những yếu tố đặc thù của nền kinh tế trồng lúa nước, một kết cấu nông thôn
bền chặt sớm xuất hiện để tạo ra một nền nông nghiệp, từ đó cùng nhau thúc đẩy và phát
triển nền kinh tế và đến nay được xem là nền kinh tế chủ yếu của Việt Nam.

2.2. TRONG PHẠM VI QUỐC TẾ:

Xu hướng thứ nhất: thể hiện trong phong trào giải phóng dân tộc nhằm chống
lại chủ nghĩa đế quốc và chống chính sách thực dân đô hộ dưới mọi hình thức, phá bỏ
mọi áp bức bóc lột của Chủ nghĩa đế quốc, giành lấy sự tự quyết vận mệnh của dân tộc
mình bao gồm quyền được tự lựa chọn chế độ chính trị và con đường phát triển của dân
tộc, quyền bình đẳng như các dân tộc khác.

Ví dụ: Ta có thể thấy rõ xu hướng này được thể hiện trong các cuộc đấu tranh của các
dân tộc nhỏ bé đang là nạn nhân của sự kỳ thị, phân biệt chủng tộc đang bị coi là đối
tượng của chính sách đồng hóa cưỡng bức ở nhiều nước tư bản.

Xu hướng thứ hai: thể hiện ở xu thế các dân tộc muốn xích lại gần nhau, hợp tác
với nhau đề hình thành liên minh dân tộc ở phạm vi khu vực hoặc toàn cầu.
Ví dụ: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập với mục tiêu đảm
bảo hòa bình, ổn định, an ninh khu vực và tăng cường hợp tác kinh tế đã được nhiều
thành tựu to lớn, khẳng định vị thế của một tổ chức vững mạnh, liên kết sâu rộng và là
đối tác quan trọng trong các mối quan hệ quốc tế.

3. SỰ TÁC ĐỘNG CỦA HAI XU HƯỚNG NÀY ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA DÂN
TỘC VIỆT NAM:

You might also like