Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

SÁCH HÙNG DŨNG

CHỨC NĂNG TƯ DUY CỦA NGÔN NGỮ


- Ngôn ngữ không chỉ là phương tiện giao tiếp, mà còn là phương tiện tư
duy, nghĩa là nhờ có ngôn ngữ mà con người có thể thực hiện các hoạt
động tư duy.
- Con người không chỉ dùng ngôn ngữ khi cần trao đổi tư tưởng, tình
cảm, cảm xúc với người khác, tức là khi cần giao tiếp, mà còn dùng ngôn
ngữ ngay cả khi nói một mình, thậm chí khi suy nghĩ một mình và không
phát ra một lời nào.
- Các khái niệm, phán đoán hay suy lí, tức những hình thức cơ bản của tư
duy, đều tồn tại dưới hình thức biểu đạt là ngôn ngữ, và ngược lại, nếu
không có tư duy thì cũng không có ngôn ngữ.
- Ngôn ngữ tham gia vào quá trình hình thành tư tưởng. Mọi ý nghĩ, tư
tưởng chỉ trở nên rõ ràng khi được biểu hiện ra bằng ngôn ngữ. Những ý
nghĩ chưa được biểu hiện ra bằng ngôn ngữ chỉ là những ý nghĩ không rõ
ràng, phản ánh cách hiểu lơ mơ chứ không phải hiểu biết thực sự. Cũng
theo F. de Saussure: “Tư duy không có ngôn ngữ thì tựa hồ như một đám
tinh vân".
- Hiểu một cách đơn giản, tư duy là suy nghĩ. Cụ thể hơn, tư duy là quá
trình nhận thức. Quá trình nhận thức có hai giai đoạn (trực quan sinh
động và tư duy trừu tượng), mỗi giai đoạn tương ứng với một loại hình tư
duy: tư duy trực quan và tư duy trừu tượng.
- Tư duy trực quan là tư duy trên những hình ảnh trực quan và biểu
tượng. Tư duy trừu tượng (nhận thức lí tính) là tư duy bằng khái niệm,
phán đoán và suy lí.
- Tư duy là giai đoạn cao của quá trình nhận thức, đi sâu vào bản chất và
phát hiện ra tính quy luật của sự vật bằng những hình thức như biểu
tượng, khái niệm, phán đoán và suy lí.
- Ngôn ngữ là công cụ của tư duy, còn suy nghĩ như thế nào là hành động
tư duy.
Ví dụ: Cùng sử dụng tiếng Việt làm công cụ nhưng người này rút ra được
những kết luận, phát hiện ra những quy luật, các khái niệm quan trọng,
còn người khác lại không rút ra được gì hoặc đi đến những kết luận
không chính xác, không hoàn chỉnh, không đầy đủ.
- Ngôn ngữ là phương tiện biểu đạt, còn tư duy là cái được biểu đạt.
- Nói cách khác, không thể có tư tưởng không thể hiện bằng ngôn ngữ,
cũng không thể có thứ ngôn ngữ trống rỗng không thể hiện tư duy.
- Sở dĩ ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp vì ngôn ngữ không phải chỉ là
những tổ hợp âm thanh, mà là những tổ hợp âm thanh biểu đạt tư tưởng
của con người, tức biểu đạt kết quả của hoạt động tư duy. Chính vì vậy,
có thể nói, chức năng làm phương tiện giao tiếp của ngôn ngữ gắn chặt
với chức năng làm phương tiện tư duy của nó.
- Ngôn ngữ cũng cổ xưa như ý thức vậy, sinh ra chỉ do nhu cầu, sự cần
thiết phải giao tiếp với người khác.
- Ngôn ngữ là hình thức tổn tại, là phương tiện vật chất để thể hiện tư
duy.
- Ngôn ngữ còn là công cụ của hoạt động tư duy. Nó trực tiếp tham gia
vào quá trình hình thành và phát triển tư duy của con người.
- Ngôn ngữ và ý thức (tư duy) gắn bó với nhau như một, không bao giờ
tách rời nhau, nhưng chúng không phải là một.
- Ngôn ngữ như một công cụ để cấu trúc hóa, mô hình hóa thực tại khách
quan. Nó cũng cho thấy được ít nhiều những đặc điểm văn hóa - dân tộc,
văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của mỗi cộng đồng người. Nhưng
không thể nói đó là những biểu hiện cao thấp của các trình độ tư duy khác
nhau.

SÁCH GIÁO TRÌNH NGÔN NGỮ HỌC


Mối quan hệ giữa ngôn ngữ với tư duy vốn hết sức phức tạp cho nên có
thể tiếp cận nghiên cứu từ nhiều phương diện, nhiều xuất phát điểm khác
nhau. Nếu chi xét từ góc độ chức năng phản ánh của ngôn ngữ không
thôi, thì trước hết cần phải thấy : Hiện thực trực tiếp của tư tưởng là ngôn
ngữ,
Kết luận mà Mặc nếu như vừa đán, hết sức quan trọng, Ong còn có một
nhận xét khác : Ngôn ngữ củng cố xưa như ý thức dậy (...) là ý thức
thực tại, thực hiện ; và tương tự như ý thức, ngôn ngữ sinh ra chỉ do
nhu cầu, do sự cần thiết phải giao tiếp với người khác.
Ở đây, cần phân biệt các tên gọi tư duy và ý thức. Bản thân tên gọi tư duy
cũng đã có những cách hiểu không hoàn toàn đống nhất trong các khoa
học khác nhau như triết học, tâm lí học, sinh học thần kinh cao cấp...
Ngay trong một khoa học, người ta cũng có thể hiểu tư duy là sự phản
ánh thực tại khách quan được tiến hành bởi con người ; hoặc cũng có thể
hiểu tư duy là sản phẩm của các hoạt động trí tuệ đó.
Vậy ý thức cần phải được hiểu là nó rộng hơn tư duy. Nó là một tập hợp
hoàn chỉnh gồm những yếu tố nhận thức về cảm xúc, có liên quan chặt
chẽ với nhau, trong đó tư duy chỉ là một trong những quá trình nhận thức
mà thôi.
Trong mối tương quan tư duy - ý thức thì tư duy là bộ phận cơ bản cấu
thành ý thức ; bởi vì trong ý thức, cùng với các quả trình nhận thức như
cảm giác, tri giác, kí ức, biểu tượng, tư duy, còn có các quá trình cảm xúc
gắn liền với sự đánh giá và trang thái ý chí của con người.
Do đó khi nói về chức năng của ngôn ngữ trong quan hệ ngôn ngữ - tư
duy như thế nào, thì cũng có thể nói về quan hệ ngon ngữ - ý thức như
vậy.
Ngôn ngữ là hình thức tổn tại, là phương tiện vật chất để thể hiện tư
duy. Về phương diện này, tư duy là cái được biểu hiện còn ngăn ngừ là
cái để biểu hiện tư duy. Các kết quả hoạt động của tư duy (thuộc lĩnh
vực tinh thần) bao giờ cũng được khoác một cái vỏ vật chất âm thanh
( ngôn ngữ ) để thể hiện ra ngoài dưới dạng vật chất nhằm làm cho
những người khác "thấy được Mối quan hệ ngôn ngữ - tư duy ở đây
để có thể hình dung như hai mặt của một tờ giấy vậy ; đã có mặt này là
phải có mặt kịa Chỉnh ở trong ngôn ngữ và nhờ có ngôn ngữ mà ý thức
tiệm tại trở nên được hiện thực hóa, thực tại hóa. Mặt khác chỉnh trong
quan hệ với tư duy, với ý thức mà ngôn ngữ không phải là cái xác không
hồn, không phải là hiện tượng thuần túy vật chất. Nó trở thành hiện tượng
vật chất - tinh thần. | Bởi thế, ta không thể nói một tiếng hắt hơi hay nói
một tiếng họ (vì đó là những tiếng, những âm thanh phát ra vô ý thức do
hoạt động, phản ứng thuần túy sinh lí của cơ thể con người). Tuy nhiên,
ta có các từ ho, hắt hơi để nói trong những câu, chẳng hạn :
Liên ho suốt ngày vì bị cảm lạnh. - Ông ấy ngồi và hắt hơi liên tục.
Tiếng họ hoặc tiếng hát hơi của ai đó mà ta nghe thấy được, không phải
là ngôn ngữ.
4. Chẳng những là phương tiện vật chất để biểu đạt tư duy, ngôn ngữ còn
là công cụ của hoạt động tư duy. Nó trực tiếp tham gia vào quá trình
hình thành và phát triển tư duy của con người.
Để tiến hành các hoạt động tư duy, trí tuệ, con người cần phải có một cái
vốn tri thức, hiểu biết nhất định (có thể là nhiều hoặc ít, tùy theo). Vốn tri
thức đó con người có được nhờ những hoạt động thực tiễn, tìm hiểu và
khám phá thế giới khách quan quanh mình. Nó được tăng trữ, được bảo
toàn chủ yếu nhờ ngôn ngữ ; rối chính nhà ngôn ngữ mà người ta có thể
truyen thu những tri thức, những hiểu biết từ người này sang người khác,
từ thế hệ này đến thế hệ khác, từ nơi này đến nơi khác...
Về mặt sinh TỈ học thần kinh cao cấp, sự truyền đạt tri thức bằng ngôn
ngữ, nhờ ngôn ngữ như vậy, chính là hiện tượng ngôn ngữ tham gia vào
việc tạo nên các liên hệ tạm thời. Nhờ các liên hẻ tạm thời này mà con
người khác hẳn động vật : Người ta không nhất thiết phải làm quen trực
tiếp với sự vật này hay sự vật kia, nhưng vẫn có thể biết được ít nhiều nỗ
là gì, nó như thế nào. nếu như có một người nào đó đã biết và nói lại cho
biết, hoặc người ta biết được những sự vật khác có quan hệ đến chúng.
Tôi chưa thấy sao Hỏa bao giờ, nhưng tôi cũng biết được Phó bốt của nó
là gì, nó như thế nào, nhờ các nhà thiên văn học nói cho biết)
Việc truyền kiến thức như thế đã rút ngắn được thời gian cần thiết cho sự
tìm hiểu thế giới xung quanh con người. Cứ như vậy, truyền đạt, tích lũy,
phát triển thêm... tư duy con người càng ngày càng trở nên phong phú
hơn và sâu xa hơn.
5. Để làm rõ hơn bản chất của ngôn ngữ cùng với chức năng giao tiếp,
chức năng phản ánh của nó, cần làm sáng tỏ hơn mối quan hệ tay ba giữa
ý thức (tư duy) với ngôn ngữ và thực tại khách quan, | Ta biết rằng cội
nguồn của ý thức chính là thực tại khách quan, vì ý thức chính là hình ảnh
chủ quan của thực tại khách quan, là tồn tại được phản ảnh. Ý thức được
biểu hiện bằng ngôn ngữ. Vậy ngôn ngữ quan hệ gián tiếp với thực tại
khách quan thông qua ý thức. Quan hệ ngôn ngữ - ý thức thực tại khách
quan như vừa
nêu, thường được biểu diễn qua một quan hệ bộ ba quen thuộc khác là từ
- khái niệm - sự vật.
Ngôn ngữ và ý thức (tư duy) gắn bó với nhau như một, không bao giờ
tách rời nhau, nhưng chúng không phải là một, Đối với thực tại khách
quan, ngôn ngữ có tác dụng, vai trò như một công cụ để định danh, gọi
tên cho các sự vật, hiện tượng, quan hệ... tồn tại trong đó. Mặt khác, quan
trọng hơn là : ngôn ngữ như một công cụ để cấu trúc hỏa, mô hình
hóa thực tại khách quan. Nó cũng cho thấy được ít nhiều những đặc
điểm văn hóa - dân tộc, văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của
mỗi cộng đồng người ; nhưng không thể nói đó là những biểu hiện cao
thấp của các trình độ tư duy khác nhau.

You might also like