TIỂU LUẬN - Tổ chức và quản lý công ty Cổ phần theo Pháp luật Việt Nam hiện hành

You might also like

Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 17

EBOOKBKMT.

COM

MỤC LỤC

trang
A.ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................................................2
B.NỘI DUNG
I.Khái quát chung về công ty cổ phần và tổ chức quản lý công ty cổ phần.............................2
1.công ty cổ phần...........................................................................................................................2
2.Khái niệm và nguyên tắc tổ chức quản lý công ty cổ phần....................................................3
II.Tổ chức và quản lý công ty cổ phần theo pháp luật hiện hành............................................5
1.Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý công ty cổ phần.....................................................................5
2.Tổ chức và quản lý công ty cổ phần.........................................................................................6
2.1.Đại hội cổ đông-Cơ quan địa diện cho cổ đông và có quyền quyết định cao nhất trong
công ty............................................................................................................................................6
a)Cổ đông và các quyền của cổ đông.........................................................................................6
b)Đại hội đồng cổ đông...............................................................................................................7
2.2Hội đồng quản trị và giám đốc(Tổng giám đốc)cơ quan quản lí và điều hành công ty.
a)Hội đồng quản trị.....................................................................................................................11
b) giám đốc hoặc tổng giám đốc –cơ quan điều hành công ty.................................................13
2.3.Ban kiểm soát........................................................................................................................14
III.THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
1.thực trạng tổ chức quản lí công ty cổ phần ở Việt Nam.......................................................14
2.Những kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luât về tổ chức quản lí công ty
cổ phần.........................................................................................................................................15
C.KẾT THÚC VẤN ĐỀ.............................................................................................................16
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

A.ĐẶT VẤN ĐỀ

1
Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp phổ biến trên thị trường nó được hình
thành ,tồn tại và phát triển bởi sự góp vốn của nhiều cổ đông.Công ty cổ phần và pháp luật điều
chỉnh hoạt động của công ty cổ phần có lịch sử ra đời và phát triển lâu dài trên thế giới,nhưng
hoàn cảnh kinh tế-xã hội nhất định ở Việt Nam loại hình công ty này gần đây mới được nhiều
nhà đầu tư biết đến .Vì vậy việc tổ chức và quản lý công ty cổ phần là một vấn đề thu hút được
nhiều sự quan tâm cả về lý luận và thực tiễn.Luật Doanh Nghiệp năm 2005 đã chỉnh lý sửa đổi
và bổ sung thêm nhiều quy định về vấn đề này góp phần đáp ứng được những đòi hỏi của thực
tiễn cuộc sống trong nền kinh tế thị tườn vốn rất sôi động ,đồng thời cùng góp phần vào công
cuộ cải cách kinh tế và tư pháp của nước ta.Để hiểu rõ hơn về tổ chức và quản lý công ty cổ
phần trong phạm vi bài tập lớn em xin được chọn đề bài số 4 “ trình bày vấn đề tổ chức và quản
lý công ty Cổ Phần theo pháp luật Việt Nam hiện hành”.
B.NỘI DUNG
I.Khái quát chung về công ty cổ phần và tổ chức quản lý công ty cổ phần.
1.Công ty cổ phần
a)khái niệm công ty cổ phần.
Công ty cổ phần là loại hình đặc trưng của công ty đối vốn,vốn của công ty được chia
thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần ,người sở hữu cổ phần gọi là cổ đông,chỉ chịu trách
nhiệm về các khoản nợ của công ti cho đến hết giá trị cổ phần mà họ sở hữu.
Ở Việt Nam cùng với quá trình phát triển nền kinh tế thị trường,công ty cổ phần đã từng bước
hình thành và phát triển.Nó được ghi nhận trong luật công ty 1990,luật doanh nghiệp 1999,Luật
Doanh Nghiệp 2005.Tại điều 77 luật Doanh nghiệp năm 2005 quy định về công ty cổ phần theo
đó ta có thể định nghĩa vầ công cy cổ phần như sau: “ Công ty cổ phần là loại hình doanh
nghiệp có tư cách pháp nhân,có vốn điều lệ chia thành cổ phần do nhiều thành viên góp vốn
thông qua việc mua cổ phiếu và chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi vốn góp”.
b)Đặc điểm của công ty cổ phần.
-Về thành viên của công ty:thành viên của công ty được gọi là cổ đông,thành viên của công ty cổ
phần có thể là tổ chức,cá nhân quốc tịch Việt Nam ,quốc tịch nước ngoài.Trong suốt quá trình
hoạt động ít nhất phải có ba thành viên tham gia vào công ty cổ phần đây là loại công ty đặc
trưng cho công ti đối vốn cho nên có sự liên kết của nhiều thành viên và vì vậy,việc quy định số
thành viên tối thiểu phải có đã trở thành thông lệ quốc tế trong mấy trăm năm tồn tại của công ty
cổ phần.
-về vốn điều lệ của công ty:Vốn điều lệ của công ty cổ phần được chia thành nhiều phần bằng
nhau gọi là cổ phần .Giá trị mỗi cổ phần gọi là mệnh giá cổ phần và được phản ánh trong cổ
phiếu.Một cổ phiếu có thể phản ánh mệnh giá của một hoặc nhiều cổ phần.Việc góp vốn vào
công ty được thực hiện bằng cách mua cổ phần ,mỗi cổ đông có thê mua nhiều cổ phần.Vốn

2
điều lệ của công ty cổ phần do cổ đông góp đủ trong vòng 90 ngày kể từ ngày công ty được cấp
giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
-Tư cách pháp lý của công ty cổ phần:công ty cổ phần là tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân
kể từ ngày công ti được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
-Trách nhiệm tài sản:Công ty cổ phần chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty bằng tài
sản thuộc sở hữu của công ty.Các cổ đông chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác
của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty (tức là đến hết giá trị cổ phần mà họ sở
hữu).
-Huy động vốn và chuyển nhượng vốn:Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán(như cổ
phiếu ,trái phiếu)ra công chúng theo quy định của pháp luật về chứng khoán để huy động
vốn.Điều này thể hiện khả năng huy động vốn lớn của công ti cổ phần.và người có cổ phiếu
trong công ti cổ phần có thể tự do chuyển nhượng theo quy định của pháp luật.
2.Khái niệm và nguyên tắc tổ chức quản lý công ty cổ phần
a)khái niệm tổ chức quản lý công ty cổ phần.
Quản lý là sự tác động chỉ huy ,điều khiển các quá trình xã hội do con người thực hiện để
nó phù hợp với các quy luật,mục đích đã đặt ra của người để quản lý.
Dưới góc độ luật học: “Quản lý nội bộ công ty là hệ thống các thiết chế ,theo đó việc tổ chức
quản lý công ty được thực hiện trên cơ sở phân định rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của các chủ
sở hữu,người quản lý ,những người có lợi ích liên quan và các phương pháp áp dụng theo một
trình tự thủ tục nhằm đảm bảo tổ chức hoạt động công ty một cách hiệu quả nhất”
Theo tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (ADB),quản lý công ty bao gồm một hệ thống các quy
chế,hành vi quản lý mà theo đó các công ty được điều hành theo một ý chí thống nhất ,quản lí
công ty cho phép tạo ra một cơ chế mà các mục tiêu của công ty được xác lập ,tạo ra các phương
tiện để đạt được các mục đích đã đề ra và giám sát việc thực hiện.
Nói như vậy,quản lý công ty là hoạt động tổ chức và điều hành công ty nói đến quản lý công ty
là nói đến mối liên hệ giữa các bộ phận trong công ty,thông qua việc tổ chức điều hành nội bộ
công ty và các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể quản lý như các cổ đông,hội đồng quản trị
(HĐQT),Giám đốc ,người lao động và những người có lợi ích liên quan được phân công rõ ràng.
Việc tổ chức quản lý công ty cổ phần bao gồm rất nhiều nội dung trong đó có thể kể đến các nội
dung cơ bản sau:
-cơ cấu bộ máy quản lý nội bộ công ty cổ phần.
-Chức năng ,nhiệm vụ quyền hạn của các cơ quan trong bộ máy quản lý nội bộ công ty cổ phần.
-Nguyên tắc hoạt động và thủ tục thông qua ccas quyết định quản lý.
b)Nguyên tắc tổ chức quản lý công ty cổ phần.
3
Thứ nhất:bộ máy quản lý công ty cổ phần phải gọn nhẹ và linh hoạt nhưng vẫn thực hiện được
đầy đủ các chức năng của công ty:Một bộ máy quản lý gọn nhẹ linh hoạt có thể giúp công ty tiết
kiệm được chi phí quản lý quản lý và giúp các quyết định được đưa ra linh hoạt và nhanh
chóng ,do được trải qua ít khâu hơn.Luật đã quy định tổ chức quản lý bộ máy tùy thuộc vào số
lượng thành viên công ty,số lượng thành ít thì bộ máy đơn giản gọn nhẹ đối với công ty cổ phần
có trên 11 thành viên thì phải thành lập ban kiểm soát.Còn với những công ty có số lượng cổ
đông ít hơn thì bộ máy quản lý đơn giản hơn và không nhất thiết phải thành lập ban kiểm soát.
Thứ hai:phải có sự phân công rành mạch chức năng,nhiệm vụ và quyền hạn giữa các cơ quan và
chức danh quản lý trong công ty cổ phần:Bộ máy quản lý của công ty cổ phần bao gồm nhiều bộ
phận hợp phận hợp thành ,với những chức năng và nhiệm vụ tương ứng .Để bộ máy được vận
hành trôi chảy và để tránh lạm quyền thì đòi hỏi có sự phân công rành mạch về chức
năng ,nhiệm vụ quyền hạn giữa các bộ phận đó mặt khác phải có sự phối hợp và kiểm soát lẫn
nhau.luật doanh nghiệp năm 2005 đã giải quyết vấn đề này một cách khá chặt chẽ nhiệm
vụ ,quyền hạn và thể thức hoạt động của bộ máy quản lý được quy định cụ thể rõ ràng.Hoạt
động của đại hội cổ đông,hội đồng quản trị ,giám đốc (tổng giám đốc) ban kiểm soát có sự độc
lập tương đối nhưng vẫn chi phối đến nhau.Tổ chức quản lý tốt cũng có nghĩa là cần phải giám
sát tốt và hạn chế những hành vi vì lợi ích của công ty và người quản lý.
Thứ ba:phải có sự phối hợp nhịp nhàng đồng bộ và ăn khớp giữa các cơ quan và các chức danh
quản lý trong công ty cổ phần:Các cổ đông là những người đã tạo nên công ty cổ phần cũng như
các bộ phận của công ty,mỗi cơ quan bộ phận đó của công ty có chức năng quyền hạn khác nhau
,sự phối hợp nhịp nhàng đồng bộ và ăn khớp giữa các bộ phận đó được thể hiện khá rõ trong luật
doanh nghiệp 2005 đó là cơ chế phân quyền ,nhiệm vụ chức năng ,quyền hạn và thể thức hoạt
động của đại hội cổ đông,hội đồng quản trị ,giám đốc và ban kiểm soát được quy định khá chi
tiết .Các cơ quan này có sự độc lập tương đối trong hoạt động và có sự chi phối lẫn nhau.
Thứ tư:Thực hiện chế độ một thủ trưởng với vai tò trung tâm của giám đốc điều hành:Giám đốc
là người điều hành toàn bộ hoạt động của công ty theo chức năng nhiệm vụ được giao.Nếu điều
lệ công ty theo chức năng nhiệm vụ được giao.Nếu điều lệ công ty không không quy định chủ
tịch hội đồng quản trị là người địa diện theo pháp luật cho công ty thì giám đốc là người đại diện
theo pháp luật cho công ty .Điều lệ công ty quy định nhiệm vụ cụ thể quy định nhiệm vụ chức
năng cụ thể của giám đốc nhưng với vai trò là người đứng đầu của công ty đòi hỏi phải có phẩm
chất trung thực,mẫn cán để điều hành công ty đi đúng hướng ,đúng mục tiêu phù hợp với quy
luật của thị trường.
Thứ năm:Phải tách bạch giữa quyền quản lý điều hành công ty với quyền sở hữu công ty:Công
ty cổ phần là một loại hình công ty có cơ cấu tổ chức độc lập thống nhất ,có bộ máy quản lý
trung gian .Mọi hoạt động của công ty cổ phần được tiến hành bởi bộ máy quản lý trung gian
đó,cổ đông là gười góp vốn nên là người sở hữu công ty.Tuy nhiên,không phải tất cả các cổ
đông đều tham gia quản lý công ty mà quyền quản lý đó được giao cho hội đồng quản trị.Quy
4
định này đã đảm bảo được sự tách bạch giữa quyền sở hữu của cổ đông và quyền quản lý điều
hành công ty.Cùng với quy định đó ,luật doanh nghiệp 2005 quy định nghĩa vụ của người quản
lý nhằm bảo vệ quyền lợi của các cổ đông.
II.Tổ chức và quản lý công ty cổ phần theo pháp luật hiện hành
1.Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý công ty cổ phần
Trong công ty cổ phần ,cơ quan có quyền lực cao nhất là đại hội đồng cổ đông.Đại hội
đồng sẽ bầu ra hội đồng quản trị ,ban kiểm soát và giải quyết các vấn đề liên quan đến sửa đổi
bổ sung điều lệ tổ chức và tài chính của công ty và các vấn đề quan trọng khác.Hội đồng quản trị
là cơ quan quản lý ,có toàn quyền nhân danh công ty quyết định mọi vẫn đề liên quan đến mục
đích ,quyền lợi của công ty,trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của hội đồng cổ đông. Mô hình
quản lý công ty cổ phần như sau:
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

BAN KIỂM
SOÁT(>11 CỔ
ĐÔNG)

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

(CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG QUẢN


TRỊ)

GIÁM ĐỐC hoặc

TỔNG GIÁM ĐỐC

PHÒNG PHÒNG PHÒNG


CHỨC CHỨC CHỨC
NĂNG NĂNG NĂNG

Trên đây là mô hình tổ chức quản lý của công ty cổ phần,Theo luật doanh nghiệp năm
2005 thì đối với công ty cổ phần có trên 11 cổ đông trở lên là cá nhân hoặc có cổ đông là tổ
chức sở hữu trên 50% tổng số cổ phần của công ty thì cơ cấu tổ chức quản lý bắt buộc phải có:
Đại Hội Đồng Cổ Đông; Hội Đồng Quản Trị; Giám Đốc (hoặc Tổng Giám Đốc) và Ban kiểm
soát.Theo đó,Đại hội đồng cổ đông không cần người đứng đầu bao gồm cổ đông phổ thông và
cổ đông ưu đãi biểu quyết;Hội đồng quản trị quản lý công ty mang tầm dài hạn và cần có chủ
5
tịch hội đồng quản trị ,Còn Giám đốc hoặc tổng giám đốc có nhiệm vụ quản lý công việc kinh
doanh hàng ngày của công ty.Với mô hình này, việc tổ chức quản lý công ty phải có sự phân
công, phân nhiệm và chế ngự lẫn nhau giữa các cơ quan quản lý, điều hành và kiểm soát công
ty. Như vậy đối với công ty cổ phần có dưới 11 cổ đông thì cơ cấu tổ chức quản lý công ty
không nhất thiết phải có ban kiểm soát. Tuy nhiên , những công ty này vẫn có quyền thành lập
ban kiểm soát trong bộ máy tổ chức quản lý của mình.
2.Tổ chức và quản lý công ty cổ phần .
2.1.Đại hội cổ đông-Cơ quan địa diện cho cổ đông và có quyền quyết định cao nhất trong
công ty.
a)Cổ đông và các quyền của cổ đông.
Người mua cổ phần để góp vốn vào công ty cổ phần được gọi là cổ đông .Như vậy,cổ
đông chính là người chủ của công ty họ có vai trò to lớn trong việc tồn tại và phát triển của công
ty.Cổ đông của công ty cổ phần có thể là tổ chức hoặc cá nhân,trừ những trường hợp bị cấm
theo quy định tại điều 13 luật doanh nghiệp năm 2005.Cổ đông có thể là các nhà đầu tư là cá
nhân hoặc tổ chức ở trong nước hoặc nước ngoài số lượng cổ đông trong công ty cổ phần tối
thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa.Cổ đông là chủ sở hữu của công ty nhưng không
nhất thiết phải tham gia quản lý công ty họ thực hiện quyền giám sát thông qua cơ chế ủy
quyền ,đại diện như bỏ phiếu tại đại hội đồng cổ đông ,bầu hội đồng quản trị,thông qua định
hướng phát triển công ty.
Dưới góc độ pháp lý,Luật doanh nghiệp năm 2005 quy định ba loại cổ đông:
+)cổ đông sáng lập:là những người tham gia xây dựng khai sinh ra công ty trên cơ sở hợp đồng
thành lập công ty.Hợp đồng thành lập công ty là sự thể hiện năng lực,trách nhiệm của cổ đông
sáng lập đồng thời là cơ sở pháp lý nhằm hạn chế sự gia tăng việc lợi dụng thành lập công ty để
chiếm dụng vốn ,tài sản của cổ đông khác.Luật doanh nghiệp năm 2005 quy định các cổ đông
sáng lập phải cùng nhau mua ít nhất 20 % tổng số cổ phần phổ thông được chào bán và phải
thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày công ty được cấp
giấy đăng ký kinh doanh.Quy định trên nhằm nâng cao trách nhiệm,vị trí vai trò của các cổ đông
sáng lập trong công ty.
+)Cổ đồng phổ thông:Là người sở hữu cổ phần phổ thông.Cổ đông phổ thông thường chiếm ưu
thế về số lượng trong công ty cổ phần và cả trong hoạt động quản lí ,điều hành công ty ,thực
hiện các hoạt động liên quan đến quản lý nhân sự à giám sát hoạt động của công ty theo tỷ lệ và
mức độ sở hữu trong công ty.
+)Cổ đông ưu đãi:Là người sở hữu cổ phần ưu đãi ,cổ phần ưu đãi bao gồm cổ phần ưu đãi biểu
quyết ,cổ phần ưu đãi cổ tức ,cổ phần ưu đãi hoàn lại và các cổ đông ưu đại khác do điều lệ công
ty quy định.Mức độ đa dạng của các loại cổ đông ưu đãi về hình thức và đối tượng sở hữu trong

6
công ty cổ phần đã góp phần tạo nên tính linh hoạt ,mềm dẻo với công ty đáp ứng nhu cầu của
các nhà đầu tư ,huy động tối đa được các nguồn vốn.
Sự đa dạng trong cơ cấu cổ đông dẫn đến sự phức tạp trong việc thực hiện quyền và
nghĩa vụ của cổ đông.Quyền của cổ đông trong công ty cổ phần hiện nay được quy định tại Điều
79,81,82,83,84 Luật doanh nghiệp năm 2005 và quy định thành những nhóm cơ bản sau:
+)Nhóm quyền liên quan đến hệ thống quản lý điều hành công ty:Đây là nhóm quyền quan
trọng của cổ đông .Nó thể hiện quyền làm chủ sở hữu công ty.Nhóm quyền này gắn liền với sự
tồn tại và phát triển của công ty.Cổ đông tham dự và phát biểu trong các đại hội đồng cổ đông
và thực hiện quyền biểu quyết trực tiếp hoặc thông qua đại diện ủy quyền trừ cổ đông ưu đãi cổ
tức và cổ đông ưu đãi hoàn lại không có những quyền trên.Đối với cổ đông phổ thông thì mỗi
một cổ phần có một phiếu biểu quyết còn cổ phần ưu đãi biểu quyết có số phiếu biểu quyết cao
hơn so với cổ phần phổ thông số lượng cụ thể do điều lệ công ty quy định .
+)thứ hai,nhóm quyền kinh tế:Đây là nhóm quyền quan trọng nhất của cổ đông.Nó là mục đích
là động lực cho tất cả các cổ đông khi tham gia công ty cổ phần.Quyền về kinh tế của các cổ
đông trong công ty bao gồm cổ đông :cổ đông nhận cổ tức theo quyết định của đại hội đồng cổ
đông ,được ưu tiên mua cổ phần mới chào bán tương ứng với tỷ lệ cổ phần phổ thông của từng
cổ đông trong công ty,được tự do chuyển nhượng cổ phần cho cổ đông khác và cho người không
phải cổ đông,quyền được nhận lại tài sản tương ứng với số cổ phẩn góp vốn vào công ty giải thể
hoặc phá sản...Pháp luật bảo đảm khá tốt những quyền về kinh tế của cổ đông.Họ có đây đủ các
quyền của một chủ sở hữu thực thụ.
+)Thứ ba,nhóm quyền kiểm tra giám sát hoạt động của công ty:Cổ đông có thể trực tiếp hoặc
thông qua hoạt động của ban kiểm sát để thực hiện việc giám sát toàn bộ hoạt động của công ty
nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình,các cổ đông có quyền xem xét tra cứu ,sao
chép các thông tin trong danh sách cổ đông,trích lục hoặc sao chụp điều lệ công ty,sổ biên bản
họp đại hội đồng cổ đông và các nghị quyết của đại hội đồng cổ đông và có quyền biểu quyết và
yêu cầu sửa đổi các thông tin không chính xác.
+)Thứ tư,Quyền yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp phát sinh :Quá
trình tổ chức quản lý cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty có thể sẽ phát sinh
những tranh chấp như tranh chấp giữa các cổ đông với nhau và tranh chấp giữa cổ đông với
công ty liên quan tới việc thành lập,hoạt động,giải thể ,chia ,tách ,hợp nhất và chuyển đổi công
ty.Nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình ,đồng thời ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp
luật trong công ty của các cổ đông .Các cổ đông có quyền yêu cầu các cơ quan tài phán giải
quyết các tranh chấp xảy ra theo quy định của pháp luật và điều lệ công ty.
b)Đại hội đồng cổ đông
Về nguyên tắc,Công ty cổ phần quản lí tập trung thông qua cơ chế hội đồng.Theo đó,Đại hội
đồng cổ đông là cuộc họp của tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết,là cơ quan quyết định cao
7
nhất của công ty cổ phần.Đại hội đồng cổ đông quyết định các vấn đề quan trọng nhất liên quan
đến sự tồn tại và phát triển của công ty cổ phần.Trên thực tế có ba loại đại hội đồng cổ đông :
+)thứ nhất,Đại hội đồng cổ đông thường niên:
Đây là nhóm họp hàng năm chậm nhất là bốn tháng (có thể được cơ quan đăng ký kinh
doanh gia hạn,song không quá 6 tháng)kể từ ngày kết thúc năm tài chính.Đại hội đồng cổ đông
trong công ty cổ phần là một cơ quan đại diện-cơ quan nghị quyết được tổ chức ít nhất một năm
một lần (thường niên)với những thủ tục chặt chẽ nhằm định hướng phát triển cho công ty và
đánh giá hoạt động của hội đồng quản trị .TRên thực tế đại hội đồng cổ đông không nhất thiết
phải họp tại trụ sở của công ty mà có thể tổ chức tại nơi khác miễn là trên lãnh thổ Việt Nam,để
thảo luận và thông qua các nội dung sau ,được quy định tại khoản 2 điều 97 luật doanh nghiệp
năm 2005. Đại hội đồng cổ đông thường niên thảo luận và thông qua các vấn đề như: Báo cáo
tài chính hằng năm; Báo cáo của Hội đồng quản trị đánh giá thực trạng công tác quản lý kinh
doanh ở công ty;Báo cáo của Ban kiểm soát về quản lý công ty của Hội đồng quản trị, Giám đốc
hoặc Tổng giám đốc;Mức cổ tức đối với mỗi cổ phần của từng loại....
+)thứ hai:Đại hội đồng cổ đông bất thường.
Đại hội cổ đông có thể họp bất cứ lúc nào khi hội đồng quản trị xét thấy cần thiết vì lợi ích của
công ty hoặc xuất hiện những tình huống cần phải chuẩn của đại hội đồng cổ đông.
-Bầu bổ sung thành viên hội đồng quản trị.
-Xem xét,phê duyệt các dựa án đầu tư có quy mô vốn lớn (>50% tổng giá trị tài sản được ghi
trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty,nếu điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ thấp
hơn).
-Xem xét văn phòng,dấu hiệu bất thường trong quản trị công ty theo yêu cầu của ban kiểm soát.
-xem xét phê duyệt các giá trị có dấu hiệu tư lợi giữa công ty và người có liên quan nếu giao
dịch này có giá trị lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của
công ty theo khoản 3 điều 120 luật doanh nghiệp 2005.
-Quyết định mua lại trên 10% tổng cổ phần đã bán của mỗi loại đã được chào bán trong mỗi
mười hai tháng theo khoản 1 điều 91 luật doanh nghiệp
-Sửa đổi ,bổ sung,tổ chức lại ,giải thể công ty.
-Các vấn đề bất thường khác do yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông đại diện cho ít nhất >
10% tổng cổ phần phổ thông trong thời hạn 6 tháng liên tục hoặc tỷ lệ thấp hơn điều lệ công ty.
=>Ngoài các thẩm quyền chung của địa hội đồng cổ đông thường niên quy định tại khoản 2 điều
96 và khoản 2 điều 177 luật doanh nghiệp thì tất cả các vấn đề khác liên quan đến việc quản
trị ,điều hành công ty do hội đồng quản trị quyết định.
 thẩm quyền triệu tập họp đại hội đồng cổ đông.

8
Đại hội đồng cổ đông được triệu tập họp theo quyết định của hội đồng quản trị hoặc theo yêu
cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 10% số cổ phần phổ thông trong thời hạn ít
nhất sáu tháng hoặc tỷ lệ nhỏ hơn theo quy định của điều lệ công ty.
Hội đồng quản trị có trách nhiệm triệu tập các phiên họp đại hội đồng cổ đông .Thời hạn triệu
tập và tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên không quá bốn tháng (có thể được cơ quan
đăng ký kinh doanh gia hạn nhưng không quá sáu tháng).Kể từ ngày kết thúc năm tài chính.Nếu
trong trường hợp hội đồng quản trị không triệu tập đại hội đồng cổ đông,trong 30 ngày tiếp theo
thì ban kiểm soát được thay thế hội đồng quản trị trực tiếp triệu tập địa hội đồng cổ đông .Chủ
tịch hội đồng quản trị có nghĩa vụ đền bù mọi thiệt hại phát sinh đối với công ty.Nếu ban kiểm
sát cũng không triệu tập cuộc họp đại hội đồng cổ đông thì cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu
trên 10% số cổ phần phổ thông trong thời hạn liên tục ít nhất là 6 tháng có quyền thay thế hội
đồng quản trị,ban kiểm sát triệu tập họp đại hội đồng cổ đông.
Người triệu tập họp đại hội đồng cổ dông phải lập danh sách cổ đông có quyền dự họp và biểu
quyết ;Chuẩn bị chương trình ,nội dung,tài liệu cuộc họp và dự thảo nghị quyết đối với từng vấn
đề trong chương trình họp;Xác định thời gian,địa điểm họp và gửi thông báo mời họp đến các cổ
đông có quyền dự họp chậm nhất bảy ngày làm việc trước ngày khai mạc nếu điều lệ công ty
không quy định khác.Thông báo được gửi bằng phương thức bảo đảm đến địa chỉ thường trú của
cổ đông.Thông báo mời họp phải có tên ,địa chỉ trụ sở chính ,số và ngày cấp giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh ,nơi đăng ký kinh doanh của công ty;Tên,địa chỉ thường trú của cổ đông
hoặc người đại diện theo ủy quyền của cổ đông;Thời gian và địa điểm họp kèm theo thông báo
mời họp phải có mẫu chỉ thị địa diện theo ủy quyền dự họp.Chương trình họp ,phiếu biểu
quyết....Nếu công ty có trang thông tin điện tử thì thông báo mời họp và các tài liệu gửi kèm
theo đó được công bố trên trang thông tin đó đồng thời với việc gửi thông báo .
 Điều kiện hợp lệ ,thể thức tiến hành cuộc họp và thông qua quyết định tại đại hội đồng cổ
đông.
-Về điều kiện tiến hành họp đại hội đồng cổ đông được quy định tại điều 102 luật doanh nghiệp
theo đó:Được tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại diện ít nhất 65% tổng số cổ phần có quyền
biểu quyết,tỷ lệ cụ thể do điều lệ công ty quy định.Trường hợp cuộc họp lần một không đủ điều
kiện thì được triệu tập cuộc họp lần 2 trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày dự định họp lần 1 sẽ
được tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại diện ít nhất 51% tổng số cổ phần có quyền biểu
quyết ,tỉ lệ cụ thể do điều lệ công ty quy định .Trong trường hợp cuộc họp lần 2 không đủ điều
kiện tiến hành thì được triệu tập họp lần thứ ba trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày dự định
họp lần thứ hai,lần này được tiến hành không phụ thuộc vào số cổ đông dự họp và tỷ lệ số cổ
phần có quyền biểu quyết của các cổ đông dự họp.
-về thể thức tiến hành cuộc họp được quy định tại điều 103 luật doanh nghiệp 2005 theo đó:
Trước ngày khai mạc cuộc họp, phải tiến hành đăng ký việc dự họp Đại hội đồng cổ đông cho
đến khi bảo đảm việc đăng ký đầy đủ các cổ đông có quyền dự họp. Người đăng ký dự họp sẽ
9
được cấp thẻ biểu quyết tương ứng với số vấn đề cần biểu quyết trong chương trình họp;Chủ
tịch Hội đồng quản trị làm chủ toạ các cuộc họp do Hội đồng quản trị triệu tập; trường hợp Chủ
tịch vắng mặt hoặc tạm thời mất khả năng làm việc thì các thành viên còn lại bầu một người
trong số họ làm chủ toạ cuộc họp; trường hợp không có người có thể làm chủ toạ thì thành viên
Hội đồng quản trị có chức vụ cao nhất điều khiển để Đại hội đồng cổ đông bầu chủ toạ cuộc họp
trong số những người dự họp và người có số phiếu bầu cao nhất làm chủ toạ cuộc họp;
Đại hội đồng cổ đông thảo luận và biểu quyết theo từng vấn đề trong nội dung chương trình.
Việc biểu quyết được tiến hành bằng cách thu thẻ biểu quyết tán thành nghị quyết, sau đó thu
thẻ biểu quyết không tán thành, cuối cùng kiểm phiếu tập hợp số phiếu biểu quyết tán thành,
không tán thành, không có ý kiến. Kết quả kiểm phiếu được chủ toạ công bố ngay trước khi bế
mạc cuộc họp;
-về việc thông qua quyết định của đại hội đồng cổ đông được quy định tại điều 104 luật doanh
nghiệp năm 2005 theo đó : Thông qua các quyết định thuộc thẩm quyền bằng hình thức biểu
quyết tại cuộc họp hoặc lấy ý kiến bằng văn bản,cụ thể như sau:
+) Trường hợp Điều lệ công ty không quy định thì quyết định của Đại hội đồng cổ đông về các
vấn đề sau đây phải được thông qua bằng hình thức biểu quyết tại cuộc họp Đại hội đồng cổ
đông: Sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty;Thông qua định hướng phát triển công ty;Quyết định
loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán;Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm
thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát; Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị
bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty
nếu Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ khác;Thông qua báo cáo tài chính hằng năm; Tổ
chức lại, giải thể công ty.
Quyết định của Đại hội đồng cổ đông được thông qua tại cuộc họp khi có đủ các điều kiện sau
đây:
-Được số cổ đông đại diện ít nhất 65% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp chấp
thuận; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định;
-Đối với quyết định về loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán; sửa
đổi, bổ sung Điều lệ công ty; tổ chức lại, giải thể công ty; đầu tư hoặc bán tài sản có giá trị bằng
hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty nếu
Điều lệ công ty không có quy định khác thì phải được số cổ đông đại diện ít nhất 75% tổng số
phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp chấp thuận;
-Việc biểu quyết bầu thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát phải thực hiện theo phương
thức bầu dồn phiếu,
+) Trường hợp thông qua quyết định dưới hình thức lấy ý kiến bằng văn bản thì quyết định của
Đại hội đồng cổ đông được thông qua nếu được số cổ đông đại diện ít nhất 75% tổng số phiếu
biểu quyết chấp thuận; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.
10
 Biên bản cuộc họp đại hội đồng cổ đông
Biên bản phải lập bằng tiếng Việt, có thể cả bằng tiếng nước ngoài và phải có các nội dung
chủ yếu sau đây: Tên, địa chỉ trụ sở chính, số và ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh,
nơi đăng ký kinh doanh;Thời gian và địa điểm họp Đại hội đồng cổ đông;Chương trình và nội
dung cuộc họp;Chủ toạ và thư ký;Tóm tắt diễn biến cuộc họp và các ý kiến phát biểu tại Đại hội
đồng cổ đông về từng vấn đề trong nội dung chương trình họp; Số cổ đông và tổng số phiếu biểu
quyết của các cổ đông dự họp, phụ lục danh sách đăng ký cổ đông, đại diện cổ đông dự họp với
số cổ phần và số phiếu bầu tương ứng;Tổng số phiếu biểu quyết đối với từng vấn đề biểu quyết,
trong đó ghi rõ tổng số phiếu tán thành, không tán thành và không có ý kiến; tỷ lệ tương ứng
trên tổng số phiếu biểu quyết của cổ đông dự họp; Các quyết định đã được thông qua; Họ, tên,
chữ ký của chủ toạ và thư ký.Phải thông qua trước khi bế mạc cuộc họp chủ tọa thư ký liên đới
chịu trách nhiệm về tính trung thực ,chính xác của nọi dung biên bản.Biên bản phải được gửi
đến tất cả cổ đông trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày bế mạc cuộc họp.
2.2Hội đồng quản trị và giám đốc(Tổng giám đốc)-cơ quan quản lí và điều hành công ty.
a) Hội đồng quản trị.
 Chức năng và thẩm quyền của hội đồng quản trị.
Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết
định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ
đông. Hội đồng quản trị có thể được hiểu là cơ quan địa diện chủ sở hữu,thay mặt chủ sở hữu
thực hiện chức năng quản trị điều hành công ty.Khoản 2 điều 108 luật doanh nghiệp năm 2005
quy định khá cụ thể về quyền và nhiệm vụ của Hội đồng quản trị theo đó:Hội đồng quản trị sẽ
Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hằng năm của
công ty;Kiến nghị loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại;Quyết
định chào bán cổ phần mới trong phạm vi số cổ phần được quyền chào bán của từng loại; quyết
định huy động thêm vốn theo hình thức khác; Quyết định giá chào bán cổ phần và trái phiếu của
công ty;Quyết định mua lại cổ phần ; Quyết định phương án đầu tư và dự án đầu tư trong thẩm
quyền và giới hạn theo quy định của Luật này hoặc Điều lệ công ty; Quyết định giải pháp phát
triển thị trường, tiếp thị và công nghệ; Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký hợp đồng, chấm
dứt hợp đồng đối với Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý quan trọng khác do Điều
lệ công ty quy định; quyết định mức lương và lợi ích khác của những người quản lý đó;Giám
sát, chỉ đạo Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác trong điều hành công việc
kinh doanh hằng ngày của công ty;Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty,
Kiến nghị mức cổ tức được trả; quyết định thời hạn và thủ tục trả cổ tức hoặc xử lý lỗ phát sinh
trong quá trình kinh doanh;Kiến nghị việc tổ chức lại, giải thể hoặc yêu cầu phá sản công ty;.....
Hội đồng quản trị là cơ quan có quyền lực cao nhất của công ty cổ phần giữa hai kỳ họp đại hội
đồng cổ đông đồng thời cũng là cơ quan quản lý công ty .Chính vì vậy,hội đồng quản trị đóng

11
một vai trò trung tâm trong hoạt động quản lý của công ty cổ phần ,chất lượng và hiệu quả của
việc quản lý tùy thuộc vào việc thực thi quyền hạn,trách nhiệm của hội đồng quản trị.Với tư
cách là cơ quan do đại hội đồng cổ đông bầu ra,hội đồng quản trị có thể hiểu là cơ quan đại diện
chủ sở hữu ,thay mặt chủ sở hữu thực hiện chức năng quản trị,điều hành công ty .
 Nhiệm kỳ và số lượng thành viện hội đồng quản trị.
Nhiệm kỳ và số lượng thành viên hội đồng quản trị Được quy định tại điều 109 luật doanh
nghiệp năm 2005 theo đó: Hội đồng quản trị có không ít hơn ba thành viên, không quá mười
một thành viên, nếu Điều lệ công ty không có quy định khác. Số thành viên Hội đồng quản trị
phải thường trú ở Việt Nam do Điều lệ công ty quy định. Nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị là
năm năm. Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản trị không quá năm năm; thành viên Hội đồng
quản trị có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.Hội đồng quản trị của nhiệm kỳ vừa
kết thúc tiếp tục hoạt động cho đến khi Hội đồng quản trị mới được bầu và tiếp quản công
việc.Trường hợp có thành viên được bầu bổ sung hoặc thay thế thành viên bị miễn nhiệm, bãi
nhiệm trong thời hạn nhiệm kỳ thì nhiệm kỳ của thành viên đó là thời hạn còn lại của nhiệm kỳ
Hội đồng quản trị .Thành viên Hội đồng quản trị không nhất thiết phải là cổ đông của công ty.”
 Tiêu chuẩn và điều kiện làm thành viên hội đồng quản trị.
Được quy định tại khoản 1 điều 109 luật doanh nghiệp 2005 : “a) Có đủ năng lực hành vi dân
sự, không thuộc đối tượng bị cấm quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật này;
b) Là cổ đông cá nhân sở hữu ít nhất 5% tổng số cổ phần phổ thông hoặc người khác có trình
độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản lý kinh doanh hoặc trong ngành, nghề kinh doanh chủ
yếu của công ty hoặc tiêu chuẩn, điều kiện khác quy định tại Điều lệ công ty.”
Với những tiêu chuẩn khá rõ ràng như trên việc bầu chọn thành viên hội đồng quản trị sẽ trở nên
dễ dang hơn mà vẫn lựa chọn được những người có chuyên môn có trình độ nếu không họ cũng
phải là những người sở hữu ít nhất 5% tổng số cổ phần phổ thông.Như vậy quyền lợi của họ sẽ
gắn liền với hoạt động của công ty.Họ sẽ làm việc với khả năng cao nhất để phục vụ cho lợi ích
của mình cũng như công ty.
 Chủ tịch hội đồng quản trị.
Chủ tịch hội đồng quản trị do hội đồng quản trị hoặc đại hội đồng cổ đông bầu theo quy định
của điều lệ công ty . Trường hợp Hội đồng quản trị bầu Chủ tịch Hội đồng quản trị thì Chủ tịch
được bầu trong số thành viên Hội đồng quản trị. Chủ tịch Hội đồng quản trị có thể kiêm Giám
đốc hoặc Tổng giám đốc công ty nếu Điều lệ công ty không có quy định khác. Như vậy,chủ tịch
hội đồng quản trị cũng là một thành viên của hội đồng quản trị cũng phải có đầy đủ các tiêu
chuẩn và điều kiện như các thành viên khác của hội đồng quản trị .Theo luật doanh nghiệp năm
2005 chủ tịch hội đồng quản trị có những quyền và nhiệm vụ là : Lập chương trình, kế hoạch
hoạt động của Hội đồng quản trị;Chuẩn bị hoặc tổ chức việc chuẩn bị chương trình, nội dung, tài
liệu phục vụ cuộc họp; triệu tập và chủ toạ cuộc họp Hội đồng quản trị;Tổ chức việc thông qua
12
quyết định của Hội đồng quản trị;Giám sát quá trình tổ chức thực hiện các quyết định của Hội
đồng quản trị;Chủ toạ họp Đại hội đồng cổ đông;Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của
Luật này và Điều lệ công ty.
 Nguyên tắc hoạt động và thủ tục thông qua quyết định của hội đồng quản trị
Trường hợp hội đồng quản trị bầu chủ tịch thì cuộc họp đầu tiên của nhiệm kỳ hội đồng quản trị
để bầu chủ tịch và ra các quyết định khác thuộc thẩm quyền phải được tiến hành trong thời hạn7
ngày làm việc ,kể từ ngày kết thúc bầu cử hội đồng quản trị nhiệm kỳ đó.Cuộc họp này do thành
viên có số phiếu cao nhất triệu tập.Trường hợp có nhiều hơn 1 thành viên có số phiếu bầu cao
nhất và ngang nhau thì các thành viên đã bầu theo nguyên tắc đa số một người trong số họ triệu
tập hội đồng quản trị.Cuộc họp hội đồng quản trị được tiến hành khi có từ ¾ tổng số thành viên
trở lên dự họp .Hội đồng quản trị thông qua quyết định bằng biểu quyết tại cuộc họp ,bỏ phiếu
bằng văn bản.Mỗi thành viên hội đồng quản trị có một phiếu biểu quyết .Quyết định của hội
đồng quản trị được thông qua nếu được đa số thành viên dự họp chấp nhận,trường hợp số phiếu
ngang nhau thì quyết định cuối cùng thuộc về phía có ý kiến của chủ tịch.
 Biên bản cuộc họp.
Điều 113 luật doanh nghiệp 2005 theo đó Các cuộc họp của Hội đồng quản trị phải được ghi
vào sổ biên bản. Biên bản phải lập bằng tiếng Việt và có thể cả bằng tiếng nước ngoài, có các
nội dung chủ yếu sau đây: Tên, địa chỉ trụ sở chính, số và ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh, nơi đăng ký kinh doanh;Mục đích, chương trình và nội dung họp;Thời gian, địa
điểm họp;Họ, tên từng thành viên dự họp hoặc người được uỷ quyền dự họp; họ, tên các thành
viên không dự họp và lý do;Các vấn đề được thảo luận và biểu quyết tại cuộc họp;Tóm tắt phát
biểu ý kiến của từng thành viên dự họp theo trình tự diễn biến của cuộc họp;Kết quả biểu quyết
trong đó ghi rõ những thành viên tán thành, không tán thành và không có ý kiến; Các quyết định
đã được thông qua;Họ, tên, chữ ký của tất cả thành viên hoặc đại diện theo uỷ quyền dự
họp.Chủ toạ và thư ký phải chịu trách nhiệm về tính trung thực và chính xác của nội dung biên
bản họp Hội đồng quản trị.
b) giám đốc hoặc tổng giám đốc –cơ quan điều hành công ty.
Điều 116 luật doanh nghiệp năm 2005 quy định về Giám đốc (tổng giám đốc)của công ty,theo
đó Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công
ty; chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước
pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.
Giám đốc (tổng giám đốc) do hội đồng quản trị bổ nhiệm và có thể là thành viên hội đồng quản
trị hoặc không phải là thành viên hội đồng quản trị.Giám đốc (tổng giám đốc)là người đại diện
theo pháp luật của công ty nếu điều lệ công ty không quy định chủ tịch có tư cách này.nhiệm
kỳ của Giám đốc (tổng giám đốc) không quá năm năm và có thể bổ nhiệm lại với số nhiệm kỳ
không hạn chế,giám đốc (tổng giám đốc) không đồng thời là giám đốc (tổng giám đốc)công ty
13
khác ,được trả lương và tiền lương căn cứ vào kết quả và hiệu quả kinh doanh....Các quyền và
nghĩa vụ cụ thể của giám đốc(tổng giám đốc )được quy định trong luật doanh nghiệp và điều lệ
công ty .Việc quy định chi tiết cụ thể quyền và nghĩa vụ của giám đốc (tổng giám đốc)khiến
việc tổ chức quản lý công ty được thực hiện tốt hơn.Tuy nhiên ,trong thực tế,vai trò trung tâm
của giám đốc điều hành vẫn bị coi nhẹ.
2.3.Ban kiểm soát.
Công ty cổ phần có trên 11 cổ đông phải có ban kiểm soát gồm từ ba đến năm thành viên các
kiểm soát viên do địa hội đồng cổ đông bầu ra.Ban kiểm soát phải có hơn một nửa số thành viên
thường trú tại Việt Nam.Ban kiểm soát có nhiệm kỳ không quá năm năm,các thành viên có thể
được bầu lại với nhiệm kỳ không hạn chế.Ban kiểm soát thay mặt các cổ đông kiểm soát các
hoạt động của công ty chủ yếu là các vấn đề tài chính vì vậy phải có ít nhất một kiếm soát viên
có tình độ chuyên môn về kế toán.
Ban kiểm soát bầu một thành viên làm trưởng ban,quyền và nghĩa vụ của trưởng ban kiểm soát
do điều lệ công ty quyết định.Quyền và nghĩa của ban kiểm soát được quy định trong luật doanh
nghiệp và điều lệ công ty.Ban kiểm soát chịu trách nhiệm trước đại hội cổ đông về việc thực
hiện nhiệm vụ quyền hạn được giao.Luật doanh nghiệp năm 2005 quy định về ban kiểm soát
đầy đủ và cụ thể hơn như:Ban kiểm soát có nhiệm kỳ không quá 5 năm các thành viên ban kiểm
soát có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế (điều 121).tiêu chuẩn và điều kện làm
thành viên ban kiểm soát được quy định tại điều 122 luật doanh nghiệp.Còn về nhiệm vụ quyền
hạn của ban kiểm soát được quy định cụ thể tại điều 123 luật doanh nghiệp theo đó ban kiểm
soát kiểm tra tính hợp lý,hợp pháp tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý điều hành
hoạt động kinh doanh,báo cáo tình hình công ty,báo cáo tài chính hàng năm,xem xét sổ kế toán
và các tài liệu khác của công ty ,các công việc quản lý điều hành hoạt động của công ty,kiến
nghị với Hội đồng quản tị hoặc đại hội đồng cổ đông các biện pháp sửa đổi bổ sung cải tiến cơ
cấu tổ chức quản lý điều hành hoạt động kinh doanh của công ty,khi phát hiện có thành viên Hội
đồng quản trị,Giám đốc hoặc tổng giám đốc vi phạm nghĩa vụ của người quản lý công ty thì
phải thông báo ngay bằng văn bản với Hội đồng quản trị....về Thù lao và các lợi ích khác của
thành viên ban kiểm soát được quy định rõ tại điều 125 luật doanh nghiệp.
III.THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
1.thực trạng tổ chức quản lí công ty cổ phần ở Việt Nam.
-thứ nhất,Về nhiệm vụ của các thành viên hội đồng quản trị:Hiện nện làm ay,trong các công ty
cổ phần thành viên hội đồng quản trị thường kiêm nhiệm nhiều công việc khác nhau.Hội đồng
quản trị là cơ quan hoạt động thường xuyên,quyết định những công việc kinh doanh hàng ngày
của công ty do đó việc một thành viên hội đồng quản trị kiêm nghiệm nhiều việc có thể khiến
cho năng suất và hiệu quả công việc của họ bị giảm sút,ảnh hưởng tới kết quả làm việc chung
của công ty.

14
-Thứ hai,Về thời gian thành lập ban kiểm soát:,pháp luật quy định những công ty cổ phần có
trên 11 cổ đông phải thành lập ban kiểm soát .Nhưng lại không quy định khoảng thời gian để
công ty thành lập ban kiểm soát khi công ty kết nạp thêm thành viên làm cho số lượng cổ đông
của công ty trên 11 .Trong khi đó một đặc điểm của công ty cổ phần là có số lượng cổ đông
lớn,cổ phần của công ty dễ dàng chuyển nhượng nên số lươnh cổ đông công ty cũng dễ dàng
thay đổi.Nếu pháp luật không quy định khoảng thời gian cho công ty thành lập ban kiểm soát dẫ
tới tình trạng ban kiểm soát không được thành lập kịp thời,hoạt động của công ty không được
giám sát chặt chẽ.
-Thứ ba,tình trạng các công ty cổ phần công bố thông tin không chính xác.Mặc dù pháp luật
quy định công ty cổ phần phải công khai thông tin,mọi cá nhân,tổ chức đều có quyền sao chép
thông tin đó.Nhưng hiện nay nhiều công ty cổ phần thường công bố những thông tin sai lệch
hoặc không đầy đủ.Việc này làm ảnh hưởng tới lợi ích của cổ đông công ty,những người có ý
định góp vốn vào công ty hay những bên liên quan khác.
-Thứ tư,Vai trò của ban kiểm soát.Thực tế hiện nay ở một số công ty cổ phần cho thấy ban kiểm
soát chưa thực sự phát huy được vai trò bảo vệ cổ đông và nhà đầu tư của mình .Do đó rủi ro mà
nhà đầu tư và cổ đông phải chịu là rất lớn.Với tư cách là chủ sở hữu công ty và là người bầu ra
ban kiểm soát,các cổ đông thường bất bình về vai trò của ban kiểm soát.
-Thứ năm,Tiêu chuẩn thành viên hội đồng quản trị:Quy định về tiêu chuẩn thành viên hội đồng
quản trị mặc dù đã khá đầy đủ tuy nhiên không rõ ràng.Pháo luật quy định thành viên hội đồng
quản trị nếu không là cổ đông sở hữu vốn trong công ty thì phải là người có trình độ;Kinh
nghiệm trong quản lí kinh doanh nhưng lại không có một tiêu chuẩn rõ ràng để đánh giá về trình
độ chuyên môn cũng như kinh nghiệm quản lí dẫn đến việc áp dụng luật một cách tùy tiện
không thống nhất giữa các công ty cổ phần.
2.Những kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luât về tổ chức quản lí công ty
cổ phần.
-Thứ nhất,cần có những quy định hạn chế thành viên hội đồng quản trị kiêm nghiệm nhiều công
việc để tránh tình trạng công ty cổ phần bị thao túng trong tay một số người.Nhiệm vụ của hội
đồng quản trị chủ yếu là thực hiện giám sát và quản lí vi mô,hoạch định chiến lược phát triển
của công ty,còn các hoạt động quản lí điều hành hàng ngày thuộc thẩm quyền của giám đốc.Hội
đồng quản trị là cơ quan đại diện sở hữu trực tiếp của các cổ đông,có quyền quyết định mọi vấn
đề trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của đại hội cổ đông.Theo khoản 1 điều 111 luật doanh
nghiệp năm 2005 “Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị bầu Chủ tịch Hội đồng quản
trị theo quy định tại Điều lệ công ty. Trường hợp Hội đồng quản trị bầu Chủ tịch Hội đồng quản
trị thì Chủ tịch được bầu trong số thành viên Hội đồng quản trị. Chủ tịch Hội đồng quản trị có
thể kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty nếu Điều lệ công ty không có quy định
khác.”.Quy định này gây cản trở cho việc điều hành và quản lí công ty Vì vậy để tăng cường
chức năng giám sát của hội đồng quản trị,đảm bảo sự cân bằng về quyền lực nâng cao tính độc
15
lập cần phải quy định phân tách rõ vai trò của chủ tịch hội đồng quản trị và giám đốc (tổng giám
đốc).
-Thứ hai,Cần quy định cụ thể về khoảng thời gian để cy cổ phần khi kết nạp thêm cổ đông làm
cho số lượng cổ đông của công ty trên 11 thành viên thành lập ban kiểm soát.Công ty cổ đông là
loại hình công ty có số lượng cổ đông thay đổi rất linh hoạt,mà theo quy định của pháp luật,công
ty cổ phần có trên 11 cổ đông bắt buộc phải thành lập ban kiểm soát .Việc thành lập này đòi hỏi
phải có một khoảng thời gian nhất định và cần phải thiết chế rõ trong luật doanh nghiệp hoặc
trong các văn bản hướng dẫn thi hành.
-thứ ba,cần phải hoàn thiện các quy định về mở rộng công khai thông tin về công ty cổ
phần.Điều 129 luật doanh nghiệp 2005 đề cập đến lại thông tin công khai là báo cáo tài chính
hàng năm và quyền được xem hoặc sao chép thông tin của mọi cá nhân tổ chức.Vấn đề đặt ra là
thông tin chính xác ,phản ánh đúng tình trạng của công ty tránh tình trạng nhiều công ty đưa ra
thông tin không chính xác.Vì vậy cần bổ sung các quy định về giám sát sự minh bạch trong quá
trình lập báo cao tài chính,buộc doanh nghiệp cam kết về tính xác thực của thông tin đồng thời
cũng cần có những chế tài xử phạt đối với những công ty vi phạm.
-Thứ tư,cần có sự sắp xếp lại quyền hạn của ban kiểm soát tăng cường quyền lực để thực hiện
chức năng kiểm soát có hiệu quả.Cụ thể là phải tăng cường tính độc lập của kiểm soát viên đối
với hội đồng quản trị,với các cổ đông chi phối,làm cho ban kiểm soát chủ yếu là người đại diện
cho cổ đông thiểu số và không quá lệ thuộc vào hội đồng quản trị.Đồng thời tăng cường trách
nhiệm của kiểm soát viên buộc họ phải chịu trách nhiệm liên đới và bồi thường thiệt hại trong
trường hợp thành viên hội đồng quản trị,giám đốc vi phạm pháp luật gây thiệt hại cho công ty.
-Thứ năm,cần bổ sung những quy định cụ thể về tiêu chuẩn của thành viên hội đồng quản trị.Hội
đồng quản trị là cơ quan quản lí thường trực của công ty cổ phần,có toàn quyền nhân danh công
ty quyết định những vấn đề hoạt động hàng ngày.Vì vậy vấn đề tiêu chuẩn và điều kiện trở
thành thành viên hội đồng quản trị cần phải quy định rõ ràng.Nếu làm được như vậy sẽ tạo được
sự áp dụng thống nhất trong công ty đồng thời tránh được những tranh cãi không cần thiết.
C.KẾT THÚC VẤN ĐỀ
Hiện nay công ty cổ phần đang dần chiếm ưu thế trong nền kinh tế thị trường ở Việt
Nam,và theo đó tổ chức quản lí công ty cổ phần là một chế định quan trọng trong pháp luật về
công ty cổ phần.Nó không chỉ liên quan trực tiếp đến các cổ đông sáng lập công ty mà còn là
vấn đề mà các nhà đầu tư,các cổ đông và các bạn hàng của công ty quan tâm.Đồng thời nó cũng
là vấn đề xuyên suốt quá trình từ khi mới thành lập ,đi vào hoạt động cho đến khi giải thể hoặc
phá sản của công ty cổ phần.Vì vậy vấn đề tổ chức quản lí công ty cổ phần có ý nghĩa hết sức to
lớn không chỉ về mặt lí luận mà còn về mặt thực tiễn.

16
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1, Luật doanh nghiệp đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009.Nxb lao động

2, Giáo trình luật thương mại tập 1. trường đại học Luật Hà Nội, nxb. Công an nhân dân, 2006.

3.Nguyễn Thị Dung(chủ biên),TSĐoàn Trung Kiên,ThS Vũ Phương Đông,ThS TRần Quỳnh
Anh,Ths Nguyễn Như Chính .Hỏi và đáp luật thương mại ,Nxb.Chính trị-hành chính,Hà
Nội ,năm 2011.

4.Nguyễn Thị Khế,pháp luật về các hình thức tổ chức kinh doanh.Nxb Tư pháp,Hà Nội ,2005.
5.Hoàng Ánh Nguyệt.Trường Đại học luật Hà Nội .Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về tổ chức
quản lý nội bộ công ty cổ phần.Khóa luận tốt nghiệp.Hà Nội 2009.
6.Nguyễn Trường Giang.Tìm hiểu tổ chức quản lý nội bộ công ty cổ phần theo luật doanh
nghiệp năm 2005.Khóa luật tốt nghiệp trường Đại học Luật Hà Nội.

17

You might also like