Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 8

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2024 - 2025

THẠCH HÀ MÔN: NGỮ VĂN 9


Thời gian làm bài: 90 phút
Mã đề 01 Ngày thi: 23/4/2024

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Chúng ta thường quan tâm đến việc nuôi dưỡng cơ thể bằng những loại thức ăn nào bổ
dưỡng, lành mạnh nhưng lại rất ít khi quan tâm đến việc nuôi dưỡng tâm hồn. Thật ra, tâm
hồn ta cũng cần được nuôi dưỡng và xét về nhiều khía cạnh, tâm hồn là quan trọng và cần chú
ý quan tâm hơn rất nhiều. Một tâm hồn trong sáng, khoẻ mạnh để mang lại cho ta cuộc sống
yên vui, hạnh phúc, ngay cả khi ta gặp phải những nghịch cảnh khó khăn (…) Cuộc sống
quanh ta có biết bao nhiêu điều tốt đẹp đáng quý và cần trân trọng. Chỉ cần ta biết khéo léo
nhận ra và chọn lọc, chúng ta không hề thiếu thốn những hạt giống tốt đẹp để gieo trồng.
Mặt khác, trong cuộc sống cũng đầy rẫy những cỏ dại xấu xa. Chỉ cần ta sống buông
trôi, thiếu hiểu biết, cuộc đời ta sẽ phải trả giá bằng những u ám, tối tăm kéo dài. Một tâm hồn
tươi đẹp đầy hoa thơm trái quý, hay tiêu điều hoang vắng với cỏ dại lan tràn. Điều đó hoàn
toàn tùy thuộc vào nhận thức và nỗ lực của chính chúng ta, không phụ thuộc vào bất kỳ ai
khác.
Nuôi dưỡng tâm hồn cũng quan trọng, cần thiết không kém gì việc nuôi dưỡng thể xác,
nhưng chúng ta rất thường lãng quên không chú ý đến việc này. Chúng ta đôi khi bỏ mặc tâm
hồn mình khô cằn hoặc mọc đầy cỏ dại. Nếu ý thức được điều này và bắt đầu chăm sóc gieo
trồng những hạt giống tốt lành, chắc chắn bạn sẽ có được một cuộc sống tươi vui và hạnh
phúc hơn nhiều.
(Trích Nuôi dưỡng tâm hồn nơi chính bạn, http://www.kynang.edu.vn/)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2. Theo đoạn trích, sống buông trôi, thiếu hiểu biết sẽ dẫn đến hậu quả gì?
Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ liệt kê trong câu văn sau: Một tâm
hồn trong sáng, khoẻ mạnh để mang lại cho ta cuộc sống yên vui, hạnh phúc, ngay cả khi ta
gặp phải những nghịch cảnh khó khăn.
Câu 4. Từ đoạn trích, em rút ra được bài học gì cho bản thân?
II. LÀM VĂN: (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm): Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc - hiểu, em hãy viết một đoạn văn
(khoảng 200 từ n v sự cần thiết phải nuôi dưỡng tâm hồn trong mỗi con người.
Câu 2 (5,0 điểm): Cảm nhận của em v vẻ đẹp của đoạn thơ sau:
“Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười
Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng
Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời.”
(Trích: Nói với con, Y Phương, Ngữ văn 9, Tập hai, NXB GDVN, 2014, tr.72)

----------------HẾT-----------------
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2024 - 2025
THẠCH HÀ MÔN: NGỮ VĂN 9
Thời gian làm bài: 90 phút
Mã đề 02 Ngày thi: 23/4/2024
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Chúng ta hãy biết trân quý vẻ đẹp tâm hồn, bởi đó là yếu tố tiên quyết làm nên giá trị chân
chính của một con người. Con người là tổng hòa của vẻ đẹp hình thức bên ngoài lẫn tâm hồn bên
trong (...). Với tôi, vẻ đẹp đáng được nâng niu, trân trọng được ngưỡng mộ hơn hết vẫn là nét đẹp
toát lên từ tâm hồn mỗi người.
Vẻ đẹp tâm hồn là vẻ đẹp tổng hòa của cảm xúc, nhận thức, lý trí và khát vọng của lòng nhân
ái, bao dung, thấu hiểu và sẻ chia, của sự chân thành, hiểu biết, thái độ, cách suy nghĩ và sự lắng
nghe trong cuộc sống. Một tâm hồn đẹp giúp ta biết yêu thương, biết sống đẹp, sống có ích. Vẻ đẹp
tâm hồn như người ta vẫn nói, tuy nó không có hình hài nhưng thực sự sâu xa và bền vững. Bởi
vậy, đó là cái đẹp đáng được quý trọng nhất.
(...) Giống như lớp vỏ bên ngoài, như bình hoa hay một cô búp bê, khi ngắm mãi, ta cũng sẽ
thấy chán. Vẻ đẹp hình thức của một con người cũng vậy. Dẫu đẹp, dẫu ấn tượng đến mấy rồi
cũng sẽ dễ dàng bị xóa nhòa nếu người đó chỉ là một con người nhạt nhẽo, vô duyên, hay ích kỷ,
xấu xa. Nhưng vẻ đẹp tâm hồn thì khác. Nó luôn tạo nên được sức thu hút vô hình và mạnh mẽ
nhất, là giá trị thực sự lâu bền của bản thân mỗi người. Một người có tâm hồn đẹp thì vẻ đẹp tâm
hồn sẽ càng tôn vinh, bồi đắp cho vẻ đẹp hình thức của người ấy. Và muốn có được vẻ đẹp tâm
hồn, mỗi người cần phải trải qua quá trình rèn luyện, tu dưỡng, học hỏi một cách thường xuyên
(...).
(Trích Vẻ đẹp tâm hồn, nguồn http://baolaocai.vn)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.
Câu 2. Theo tác giả, vẻ đẹp đáng được nâng niu, trân trọng được ngưỡng mộ hơn hết là gì?
Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ liệt kê trong câu văn sau: Một tâm hồn đẹp
giúp ta biết yêu thương, biết sống đẹp, sống có ích.
Câu 4. Từ đoạn trích, em rút ra được bài học gì cho bản thân?
II. LÀM VĂN: (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm): Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc - hiểu, em hãy viết một đoạn văn
(khoảng 200 từ n v sự cần thiết phải nuôi dưỡng tâm hồn trong mỗi con người.
Câu 2 (5,0 điểm): Cảm nhận của em v vẻ đẹp của đoạn thơ sau:
“…Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn
Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc.
Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục.
Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được
Nghe con.”
(Trích: Nói với con, Y Phương, Ngữ văn 9, Tập hai, NXB GDVN, 2014, tr.72,73)
---------------- HẾT----------------
PHÒNG GD - ĐT THẠCH HÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2024 - 2025
MÔN: NGỮ VĂN 9
Ngày thi : 23/4/2024
I. Hướng dẫn chung
- Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của đ i để đánh giá tổng quát năng lực của thí
sinh: năng lực hiểu iết, vận dụng, sáng tạo v khả năng tạo lập văn ản.
- Vận dụng linh hoạt Hướng dẫn chấm, cân nhắc từng trường hợp cụ thể: nếu thí sinh
l m i theo cách riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ ản hoặc có những kiến giải một cách
sáng tạo, thuyết phục thì vẫn có thể cho điểm tối đa; tránh việc đếm ý cho điểm. Trân trọng
những i viết sáng tạo, gi u chất văn, liên hệ tốt, có lối tư duy phản iện; kết cấu chặt chẽ,
mạch lạc.
- Với i mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp v kiến thức thì tuỳ v o mức độ để cho
điểm.
II. Hướng dẫn cụ thể
Mã đề 01:
Phần Câu Nội dung Điểm
Đọc - 1 Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận 0,5
hiểu 2 Chỉ cần ta sống buông trôi, thiếu hiểu biết, cuộc đời ta sẽ phải trả giá
0,75
bằng những u ám, tối tăm kéo dài.
3 - Biện pháp tu từ liệt kê: tâm hồn trong sáng, khoẻ mạnh; cuộc sống yên
0,25
vui, hạnh phúc,
- Tác dụng:
0,75
Làm cho câu văn sinh động, gợi hình, gợi cảm;…
4
Diễn tả nhi u khía cạnh khác nhau của vẻ đẹp tâm hồn và tác dụng
của nó. Từ đó nhấn mạnh, khẳng định vai trò, ý nghĩa của nuôi dưỡng
tâm hồn,…
HS có thể rút ra nhi u i học miễn l hợp lí. 0,75
Đây l một vài định hướng:
Mỗi chúng ta hãy biết trân quý vẻ đẹp tâm hồn, bởi nó sẽ mang lại cho ta
nhiều giá trị tốt đẹp.
Mỗi người phải tự ý thức nuôi dưỡng tâm hồn để làm nên cuộc sống tốt
đẹp.….
Phần 1 Yêu cầu chung:
Tạo - HS xác định đúng kiểu i đ yêu cầu: Nghị luận v tư tưởng, đạo lý. 0,25
lập Nội dung nghị luận: bàn v sự cần thiết phải nuôi dưỡng tâm hồn trong
cuộc đời mỗi con người;
văn
- Hình thức: viết một đoạn văn khoảng 200 từ (tránh lan man, dài dòng, 0,25
bản các luận điểm và dẫn chứng phải thật cô đọng, ngắn gọn) lập luận chặt
chẽ, các ý rõ ràng, mạch lạc; bố cục cân đối, hài hòa...
Yêu cầu cụ thể: HS có thể có nhiều cách trình bày khác nhau song cần
đảm bảo các ý cơ bản:
- Vẻ đẹp tâm hồn là vẻ đẹp tổng hòa của cảm xúc, nhận thức, lý trí và 0,25
khát vọng; của lòng nhân ái, bao dung, thấu hiểu,…; của sự chân thành,
hiểu biết, sẻ chia trong cuộc sống.
- Vẻ đẹp tâm hồn là vẻ đẹp bên trong mỗi con người, là nhân cách, phẩm 1.0
chất tốt đẹp, những đức tính quý báu mà mỗi chúng ta cần rèn luyện, nuôi
dưỡng để hoàn thiện bản thân mình:
+ Khi ta biết nuôi dưỡng tâm hồn sẽ giúp ta biết yêu thương, iết sống
đẹp, sống có ích… nó tiếp thêm ni m tin, sức mạnh kì diệu để ta vươn tới
hạnh phúc, hướng tới những giá trị tốt đẹp; tránh xa những đi u tối tăm, u
ám; giúp chúng ta tự tin, yêu đời; nhận ra những đi u giản đơn nhưng vô
cùng ý nghĩa trong cuộc sống.
+ Nuôi dưỡng tâm hồn đẹp sẽ l động lực quan trọng giúp ta thực hiện
những mục tiêu trong cuộc sống v đạt được những đi u chúng ta mong
muốn. Người biết nuôi dưỡng tâm hồn, có đạo đức, nhân phẩm tốt sẽ
được mọi người yêu quý, tôn trọng; sẽ có được nhi u ni m vui, thành
công trong cuộc sống.
+ Nếu trong xã hội ai cũng có ý thức rèn luyện ản thân, nuôi dưỡng tâm
hồn thì xã hội n y sẽ trở nên tốt đẹp hơn, văn minh hơn.
- Vẻ đẹp tâm hồn l nét đẹp không thể thiếu của mỗi con người. Vì vậy, 0,25
mỗi chúng ta cần biết nuôi dưỡng tâm hồn và phê phán những kẻ sống tự
cao tự đại, ảo tưởng v sức mạnh của bản thân mà không chịu trau dồi,
tiến bộ; những kẻ đ cao vẻ đẹp v ngoại hình,....
(Để lập luận chặt chẽ, thí sinh phải có dẫn chứng cụ thể và thuyết phục)
2 * Yêu cầu chung:
Nắm được giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ. Thể hiện được kĩ
năng l m văn nghị luận v một đoạn thơ. B i viết có bố cục mạch lạc,
không mắc lỗi diễn đạt, cảm nhận tinh tế, biết dẫn và phân tích dẫn chứng
thuyết phục.
* Yêu cầu cụ thể: Trên cơ sở những hiểu biết v nh thơ Y Phương, i
thơ Nói với con v đoạn trích, bài làm có thể triển khai theo nhi u cách,
song cần phải đáp ứng những yêu cầu cơ ản sau:

1. Giới thiệu vấn đề nghị luận. 0.5

2. Cảm nhận vẻ đẹp của đoạn thơ:


a. Khái quát: hoàn cảnh ra đời, mạch cảm xúc, vị trí đoạn thơ,… 0.5
b. Cảm nhận:
* Người cha nói về tình cảm gia đình - cái nôi đầu tiên nuôi dưỡng người 1.0
con khôn lớn trưởng thành:
Chân phải…..
… tới tiếng cười”
- Tác giả sử dụng nhịp thơ ngắn, chậm để khắc hoạ những ước đi chập
chững đầu tiên của con. Đó l giây phút thiêng liêng, trọng đại đối với
cha mẹ bởi lần đầu tiên con tự ước đi trên chính dôi chân của mình, tự
khẳng định sự hiện hữu của mình giữa cuộc đời rộng lớn
- Cách viết “một ước”, “hai ước” miêu tả tiếng đếm của cha mẹ theo
mỗi ước chân con. Những ước chân non nớt é thơ chạm tiếng nói, tới
tiếng cười trong mênh mang ni m vui sướng, hạnh phúc ngập tràn trong
tâm hồn mình.
=> Bốn câu thơ đầu tiên mở ra không gian của một ngôi nhà bình dị, nhỏ
é, đầy ắp tiếng cười, ni m vui ngập tr n tình yêu thương của cha mẹ
dành cho con bé bỏng. Đó chính l cái nôi đầu tiên nuôi dưỡng tâm hồn
của đứa trẻ, chốn bình yên êm ái nhất trong mỗi gia đình.
* Bên cạnh tình cảm gia đình, người cha muốn nói cho con biết về cội 1.25
nguồn sinh dưỡng rộng lớn hơn đó là tình cảm quê hương, tình làng
nghĩa xóm: “ Người đồng mình…
…đẹp nhất trên đời
+ Câu thơ “Người đồng mình yêu lắm con ơi” l cách nói thiết tha, trìu
mến v cũng đầy tự h o v người dân quê mình. Người cha đã thực sự
mở cánh cửa tâm hồn con, ươm mầm v o khu vườn rộng lớn ấy những
rung động thẳm sâu v tình cảm gia đình v quê hương.
+ Cuộc sống lao động cần cù v tươi vui của “người đồng mình” được
gợi ra qua những hình ảnh thơ đẹp.
+ Các động từ "đan", "cài", "ken" vừa có tác dụng diễn tả những động tác
lao động; lại vừa cho thấy những phẩm chất cần cù, chịu khó, yêu lao
động, yêu cuộc sống, chan chứa ni n vui của những n tay khéo léo, t i
hoa của người dân mi n núi.
+ Cũng nói v quê hương, người cha còn nhắc tới rừng núi v những "con
đường" của "người đồng mình": vừa gợi không gian sống quen thuộc của
người đồng mình, vừa thể hiện sợi dây gắn kết n chặt giữa con người
với gia đình, quê hương.
+ Chứng kiến con lớn ên, con trưởng thành trong vòng tay ấm áp che
chở của gia đình v quê hương, cha mẹ xúc động, bồi hồi nhớ v ngày
cưới.
+ Không gian tràn ngập tình yêu của gia đình, quê hương l điểm tựa, là
cái nôi cho cuộc đời mỗi con người cất cánh.
=> người cha nói với con v cội nguồn sinh dưỡng - gia đình, quê hương
là cái nôi êm tổ ấm, là bến đỗ bình yên trong cuộc đời của mỗi con người
vì vậy con phải biết nâng niu, gìn giữ.
c. Đánh giá, mở rộng, nâng cao
- Đoạn thơ đã thể hiện t i năng nghệ thuật của tác giả: 0.75
+ Thể thơ tự do; nhịp thơ thay đổi linh hoạt.
+ Sử dụng thành công nhi u biện pháp tu từ (so sánh, điệp từ...);
+ Ngôn ngữ thơ mộc mạc, tự nhiên; giọng thơ rắn rỏi, ấm áp như giọng
nói của người vùng cao - chí khí, mạnh mẽ nhưng cũng ngọt ngào, yêu
thương.
+ Hình ảnh thơ gần gũi, chân thực nhưng gi u sức khái quát và mang một
vẻ đẹp gân guốc, khỏe khoắn.
- Cảm xúc được bộc lộ một cách chân thật, hồn nhiên, trong sáng.
- >Đoạn thơ l lời dặn dò, lời nhắn nhủ tâm tình của người cha v cội
nguồn sinh dưỡng: Gia đình, quê hương chính l những n n tảng cơ ản
để tiếp ước cho con khôn lớn, trưởng thành. Bởi vậy, con phải luôn sống
bằng tất cả tình yêu và ni m hạnh phúc. Không gian tràn ngập tình yêu
của gia đình, quê hương l điểm tựa, là cái nôi cho cuộc đời mỗi con
người cất cánh.
(Có thể liên hệ hoàn cảnh sáng tác của bài thơ để đánh giá giá trị nội
dung tư tưởng)
3.Khẳng định vấn đề nghị luận (đánh giá đóng góp của đoạn trích với 0.5
tác phẩm,… v y tỏ ấn tượng sâu sắc v đoạn thơ.

Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng v vấn đ nghị luận. 0,25
Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa 0.25
tiếng Việt.
Mã đề 02:

Phần Câu Nội dung Điểm

Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận


Đọc - 1 0,5
hiểu
Vẻ đẹp đáng được nâng niu, trân trọng, được ngưỡng mộ hơn hết vẫn là
2 nét đẹp toát lên từ tâm hồn mỗi người. 0,75

- Biện pháp tu từ liệt kê: biết yêu thương, biết sống đẹp, sống có ích. 0,25
- Tác dụng: 0,75
Làm cho câu văn sinh động, gợi hình gợi cảm; …
Diễn tả nhi u khía cạnh khác nhau của một tâm hồn, lối sống đẹp. Từ
đó nhấn mạnh, khẳng định vai trò, ý nghĩa của lối sống đẹp…
HS có thể rút ra nhi u i học miễn l hợp lí. 0,75
4 Đây l một vài định hướng:
Mỗi chúng ta hãy biết trân quý vẻ đẹp tâm hồn, bởi đó là yếu tố tiên quyết
làm nên giá trị chân chính của một con người.
Mỗi người phải tự ý thức nuôi dưỡng tâm hồn để làm nên cuộc sống tốt
đẹp.
….
Phần 1 Yêu cầu chung:
Tạo - HS xác định đúng kiểu i đ yêu cầu: Nghị luận v tư tưởng, đạo lý. 0,25
lập Nội dung nghị luận: bàn v sự cần thiết phải nuôi dưỡng tâm hồn trong
cuộc đời mỗi con người;
văn
- Hình thức: viết một đoạn văn khoảng 200 từ (tránh lan man, dài dòng, 0,25
bản các luận điểm và dẫn chứng phải thật cô đọng, ngắn gọn) lập luận chặt
chẽ, các ý rõ ràng, mạch lạc; bố cục cân đối, hài hòa...

Yêu cầu cụ thể: HS có thể có nhiều cách trình bày khác nhau song cần
đảm bảo các ý cơ bản:
- Vẻ đẹp tâm hồn là vẻ đẹp tổng hòa của cảm xúc, nhận thức, lý trí và 0,25
khát vọng; của lòng nhân ái, bao dung, thấu hiểu,…; của sự chân thành,
hiểu biết, sẻ chia trong cuộc sống.
- Vẻ đẹp tâm hồn là vẻ đẹp bên trong mỗi con người, là nhân cách, phẩm 1.0
chất tốt đẹp, những đức tính quý báu mà mỗi chúng ta cần rèn luyện, nuôi
dưỡng để hoàn thiện bản thân mình:
+ Khi ta biết nuôi dưỡng tâm hồn sẽ giúp ta biết yêu thương, iết sống
đẹp, sống có ích… nó tiếp thêm ni m tin, sức mạnh kì diệu để ta vươn tới
hạnh phúc, hướng tới những giá trị tốt đẹp; tránh xa những đi u tối tăm, u
ám; giúp chúng ta tự tin, yêu đời; nhận ra những đi u giản đơn nhưng vô
cùng ý nghĩa trong cuộc sống.
+ Nuôi dưỡng tâm hồn đẹp sẽ l động lực quan trọng giúp ta thực hiện
những mục tiêu trong cuộc sống v đạt được những đi u chúng ta mong
muốn. Người biết nuôi dưỡng tâm hồn, có đạo đức, nhân phẩm tốt sẽ
được mọi người yêu quý, tôn trọng; sẽ có được nhi u ni m vui, thành
công trong cuộc sống.
+ Nếu trong xã hội ai cũng có ý thức rèn luyện ản thân, nuôi dưỡng tâm
hồn thì xã hội n y sẽ trở nên tốt đẹp hơn, văn minh hơn.
- Vẻ đẹp tâm hồn l nét đẹp không thể thiếu của mỗi con người. Vì vậy, 0,25
mỗi chúng ta cần biết nuôi dưỡng tâm hồn và phê phán những kẻ sống tự
cao tự đại, ảo tưởng v sức mạnh của bản thân mà không chịu trau dồi,
tiến bộ; những kẻ đ cao vẻ đẹp v ngoại hình,....
(Để lập luận chặt chẽ, thí sinh phải có dẫn chứng cụ thể và thuyết phục)
2 * Yêu cầu chung:
Nắm được giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ. Thể hiện được kĩ
năng l m văn nghị luận v một đoạn thơ. B i viết có bố cục mạch lạc,
không mắc lỗi diễn đạt, cảm nhận tinh tế, biết dẫn và phân tích dẫn chứng
thuyết phục.
* Yêu cầu cụ thể: Trên cơ sở những hiểu biết v nh thơ Y Phương, i
thơ Nói với con v đoạn trích, bài làm có thể triển khai theo nhi u cách,
song cần phải đáp ứng những yêu cầu cơ ản sau:
1. Giới thiệu vấn đề nghị luận. 0.5
2. Cảm nhận về vẻ đẹp của đoạn thơ:
a. Khái quát: hoàn cảnh ra đời, mạch cảm xúc; nội dung đoạn thơ đầu, 0.5

b. Cảm nhận:
* Từ việc nói với con về cội nguồn sinh dưỡng trong cuộc đời của mỗi
con người, người cha đã nói với con về vẻ đẹp của người đồng mình,
truyền thống của quê hương:
- “Người đồng mình” sống vất vả mà mạnh mẽ, khoáng đạt, b n bỉ gắn 1.0
bó với quê hương dẫu còn cực nhọc, đói nghèo.
+ “Người đồng mình thương lắm con ơi” “Thương” bởi cuộc sống
của con người quê hương còn nhi u vất vả, gian khó.
+ “Cao đo nỗi buồn, Xa nuôi…”. Hệ thống từ ngữ giàu sức gợi qua
hai tính từ “cao”, “xa”. Những tính từ n y được sắp xếp theo trình tự
tăng tiến, gợi những khó khăn chồng chất khó khăn để thử thách ý chí
con người. Hệ thống hình ảnh mang tư duy của người mi n núi, tác giả
lấy cái cao cái xa của đất trời để đo nỗi buồn và ý chí, khát vọng vươn
lên của con người.
Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
…….
Không lo cực nhọc.
+ Một loạt các hình ảnh rất quen thuộc trong cuộc sống của con người
vùng cao: đá, thung, ghềnh, thác, suối, sông... vừa mô tả không gian gần
gũi của họ vừa gợi tả những khó khăn chồng chất, là cái nghèo cái khó
trong cuộc sống lam lũ của con người quê hương.
+ Điệp từ “sống” đặt lên đầu mỗi câu thơ v các từ “không chê”,
“không lo”, biện pháp tu từ so sánh “sống như sông…” thể hiện tư thế
kiêu hãnh hiên ngang của con người quê hương. Họ dám chấp nhận tất cả,
dám đương đầu với mọi khó khăn thử thách; sống vô tư, hồn nhiên, gắn
ó nghĩa tình với quê hương l ng ản.
- “Người đồng mình” mộc mạc nhưng gi u chí khí, ni m tin, luôn có khát
vọng xây dựng quê hương. 0,5
+ Họ có thể “thô sơ da thịt” nhưng tâm hồn luôn phóng khoáng.
+ “Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương” l một cách nói mang
đậm dấu ấn tư duy của người vùng cao. Hình ảnh thơ vừa cụ thể vừa giàu
tính khái quát, làm rạng ngời lên vẻ đẹp của con người quê hương: vẻ đẹp
của sự cần cù nhẫn nại, ý chí b n bỉ, nghị lực phi thường; vẻ đẹp của sức
mạnh tự cường, tinh thần tự chủ... họ đã l m nên một quê hương với
những truy n thống tốt đẹp, đáng tự hào.
* Người cha nói với con về những đức tính cao đẹp của “người đồng
mình” để thể hiện niềm mong ước về con. 0,75
Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được
Nghe con.
+ Con phải biết tự hào v vẻ đẹp của người đồng mình và truy n thống tốt
đẹp của quê hương để kế tục xứng đáng với truy n thống ấy.
+ Lời dặn dò cuối i thơ thật ân cần tha thiết nhưng cũng nghiêm nghị
như một mệnh lệnh: Hãy tự tin vững ước trên đường đời dài rộng bằng
chí khí mạnh mẽ và tâm hồn lớn lao,...
-> Lời dặn dò chính là lời trao gửi thế hệ, chính là ni m tin m người đi
trước gửi gắm vào thế hệ mai sau v gia đình, quê hương, dân tộc - cội rễ
b n chắc, tin cậy của mỗi con người...
c. Đánh giá, mở rộng, nâng cao.
- Đoạn thơ đã thể hiện t i năng nghệ thuật của tác giả: 0.75
+ Thể thơ tự do; nhịp thơ thay đổi linh hoạt.
+ Sử dụng thành công nhi u biện pháp tu từ (so sánh, điệp từ...);
+ Ngôn ngữ thơ mộc mạc, tự nhiên; giọng thơ rắn rỏi, ấm áp như giọng
nói của người vùng cao - chí khí, mạnh mẽ nhưng cũng ngọt ngào, yêu
thương.
+ Hình ảnh thơ gần gũi, chân thực nhưng gi u sức khái quát và mang một
vẻ đẹp gân guốc, khỏe khoắn.
- Cảm xúc được bộc lộ một cách chân thật, hồn nhiên, trong sáng.
-> Đoạn thơ chứa chan ý nghĩa, mộc mạc, đằm thắm mà sâu sắc nó tựa
như một khúc ca nhẹ nhàng mà âm vang. Lời thơ tâm tình của người cha
sẽ l h nh trang đi theo con suốt cuộc đời và có lẽ mãi mãi là bài học bổ
ích cho các bạn trẻ - bài học v ni m tin, nghị lực, ý chí vươn lên. ..

(HS có thể liên hệ với một số tác phẩm cùng chủ đề tư tưởng)
3.Khẳng định vấn đề nghị luận (đánh giá đóng góp của đoạn trích với 0.5
tác phẩm,… v y tỏ ấn tượng sâu sắc v đoạn thơ.
Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng v vấn đ nghị luận. 0,25
Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa 0.25
tiếng Việt.

You might also like