Chương 567

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

Câu 1 [<KH>]: Tầm hạn quản trị rộng hay hẹp tùy thuộc vào:

A. Trình độ của nhân viên


B. Trình độ của nhà quản trị
C. Công việc
D. Trình độ của nhà quản trị, trình độ của nhân viên, và công việc
Câu 2 [<KH>]: Đây không phải là vai trò của kế hoạch đã được duyệt của một tổ
chức?
A. Là cơ sở cho sự phối hợp giữa các đơn vị
B. Định hướng cho các hoạt động
C. Là căn cứ cho các hoạt động kiểm soát
D. Thực hiện mục tiêu đã đề ra của tổ chức
Câu 3 [<KH>]: Trong các bước hoạch định chiến lược không có
A. Tìm kiếm người thực hiện chiến lược
B. Xác định sứ mạng của tổ chức
C. Phân tích cơ hội và đe dọa của thị trường
D. Kiểm tra đánh giá kết quả
Câu 4 [<KH>]: Doanh nghiệp bán với giá thấp hơn giá sản phẩm tương đương của
đối thủ cạnh tranh thể hiện chiến lược nào dưới đây?
A. Chiến lược tăng trưởng
B. Chiến lược cạnh tranh
C. Chiến lược đa dạng hóa
D. Chiến lược tập trung
Câu 5[<KH>]: Vai trò của hoạch định không có
A. Tăng khả năng đạt được các kết quả mong muốn của tổ chức
B. Giúp tổ chức có thể phát triển tinh thần tập thể
C. Giúp nhà quản trị kiểm tra tình hình thực hiện mục tiêu dễ dàng
D. Thực hiện biện pháp khắc phục sự sai lệch hướng đến việc hoàn thành mục tiêu đã
định
Câu 6 [<KH>]: Đây là ưu điểm khi nhà quản trị thực hiện chức năng hoạch định?
A. Bị lãng phí thời gian
B. Phối hợp nỗ lực của toàn bộ doanh nghiệp tốt hơn
C. Không điều chỉnh được chiến lược đã lựa chọn
D. Giảm tính linh hoạt của doanh nghiệp
Câu 7 [<KH>]: Phân loại theo mức độ hoạt động, người ta chia ra thành
A. Hoạch định chiến lược và hoạc định tác nghiệp
B. Hoạch định tài chính, hoạch định nhân sự, hoạch định vật tư, hoạch định sản xuất,
hoạch định tiêu thụ…
C. Hoạch định vi mô và hoạch định vĩ mô
D. Hoạch định toàn diện và hoạch định từng phần
Câu 8 [<KH>]: Nếu sử dụng phương pháp quản trị MBO, yếu tố nào sau đây làm
tăng hiệu quả quản trị dựa trên sự khó khăn trong tương lai:
A. Kiểm soát chặt chẽ
B. Mục tiêu đưa từ trên xuống
C. Lãnh đạo theo phong cách tự do
D. Mục tiêu thách thức, cụ thể
Câu 9 [<KH>]: Công ty phần mềm kế toán MISA mở thêm 01 chi nhánh tại thành
phố HCM được gọi là chiến lược gì?
A. Hội nhập hàng ngang
B. Đa dạng hóa tổ hợp
C. Đa dạng hóa tập trung
D. Tăng trưởng tập trung
Câu 10 [<KH>]: Các yếu tố nào dưới đây không ảnh hưởng đến chất lượng của một
bản kế hoạch?
A. Chất lượng thông tin đầu vào.
B. Trình độ của người lập kế hoạch.
C. Trình độ của nhân viên.
D. Phương pháp lập kế hoạch.
Câu 11 [<KH>]: Một người quản lý trong ngành công nghệ phần mềm nên có thái độ
như thế nào khi lập kế hoạch?
A. Nên tập trung vào các kế hoạch dài hạn.
B. Nên linh hoạt.
C. Nên tập trung vào các kế hoạch chiến thuật.
D. Nên hướng sự tập chung vào các chi tiết.
Câu 12 [<KH>]: Loại kế hoạch nào có xu hướng diễn ra trong một khoảng thời gian
ngắn như tháng, tuần và ngày?
A. Chiến thuật.
B. Dài hạn.
C. Chiến lược.
D. Định hướng.
Câu 13 [<KH>]: Ba sự khác biệt giữa các kế hoạch chiến lược và kế hoạch chiến
thuật là gì?
A. Khung thời gian, chi phí, tuổi thọ của tổ chức.
B. Chi phí, tuổi thọ của tổ chức, số lượng người tham gia lập kế hoạch.
C. Phạm vi, khung thời gian, nhóm các mục tiêu đã được xác định.
D. Nhóm các mục tiêu đã được xác định, chi phí, số lượng người tham gia lập kế
hoạch.
Câu 14 [<KH>]: Khi chúng ta phân loại các kế hoạch thành kế hoạch chiến lược và
kế hoạch hành động, chúng ta đang mô tả chúng theo đặc điểm nào?
A. Bề rộng.
B. Mức độ cụ thể.
C. Tần suất sử dụng.
D. Khung thời gian.
Câu 15 [<KH>]: Nhận xét nào sau đây đưa ra sự so sánh từ thực tế về các doanh
nghiệp có lập kế hoạch rõ ràng và những doanh nghiệp không lập kế hoạch rõ ràng?
A. Doanh nghiệp có lập kế hoạch rõ ràng luôn luôn đạt được kết quả tốt hơn các
doanh nghiệp không lập kế hoạch rõ ràng.
B. Doanh nghiệp không lập kế hoạch rõ ràng luôn luôn đạt được kết quả tốt hơn các
doanh nghiệp có lập kế hoạch rõ ràng.
C. Doanh nghiệp lập kế hoạch rõ ràng, nói chung, sẽ đạt được kết quả tốt hơn các
doanh nghiệp không lập kế hoạch rõ ràng.
D. Doanh nghiệp không lập kế hoạch rõ ràng, nói chung, sẽ đạt được kết quả tốt hơn
doanh nghiệp có lập kế hoạch rõ ràng.
Câu 16 [<KH>]: Một tổ chức với đặc điểm là chi phí vận chuyển nguyên vật liệu cao
thì cơ cấu tổ chức hợp lý là:
A. Cơ cấu chức năng
B. Cơ cấu trực tuyến
C. Cơ cấu tổ chức theo khu vực địa lý
D. Cơ cấu trực tuyến – chức năng
Câu 17 [<KH>]: Tầm hạn quản trị là chỉ số lượng nhân viên cấp dưới mà nhà quản
trị có khả năng điều hành hữu hiệu nhất. Mỗi tầm hạn có thể được lựa chọn là rộng
hoặc hẹp. Nó sẽ được hiểu đúng nhất là :
A. Tầm hạn quản trị hẹp thích hợp khi các nhân viên thực hiện nhiệm vụ đơn giản và
lặp lại.
B. Tầm hạn quản trị rộng có xu hướng tạo một cấu trúc tổ chức có nhiều thang bậc.
C. Tầm hạn quản trị hẹp có xu hướng tạo một cấu trúc tổ chức phẳng.
D. Tầm hạn quản trị rộng thì thích hợp khi các nhân viên của nhà quản trị thực hiện
các nhiệm vụ tương tự nhau.
Câu 18 [<KH>]: ………….. là tuyến quyền hạn liên tục kéo dài từ cấp quản lý cao
nhất đến cấp quản lý thấp nhất trong tổ chức và nêu rõ ai phải bảo cáo tới ai.
A. Chuỗi yêu cầu.
B. Chuỗi mệnh lệnh.
C. Thứ bậc yêu cầu.
D. Cấu trúc liên tục.
Câu 19 [<KH>]: …………….là việc thiết kế quá trình quản lý bao gồm việc xác
định mối quan hệ quyền hạn, trách nhiệm giữa các bộ phận và xây dựng nội quy, quy
chế hợp tác nội bộ và giữa các bộ phận.
A. Tổ chức thực hiện.
B. Tổ chức cơ cấu.
C. Tổ chức quá trình quản lý.
D. Tổ chức nhân sự.
Câu 20 [<KH>]: Theo Thuyết lưới quản trị (Black và Mouton), các nhà quản trị sẽ
quản lý tốt nhất khi sử dụng:
A. Phong cách quản lý tổ đội
B. Phong cách quản lý câu lạc bộ
C. Phong cách lãnh đạo dân chủ
D. Phong cách lãnh đạo độc đoán
Câu 21 [<KH>]: Nhược điểm của tầm quản trị rộng
A. Tăng số cấp quản trị
B. Dễ can thiệp sâu vào công việc cấp dưới
C. Tốn kém nhiều chi phí quản trị
D. Có nguy cơ không kiểm soát nổi
Câu 22 [<KH>]: Nhược điểm lớn nhất của cơ cấu tổ chức ma trận chính là
A. Hình thức tổ chức kém linh hoạt
B. Tốn kém
C. Một nhân viên phải chịu sự chi phối của hai người quản lý trực tiếp cùng lúc
D. Sử dụng nhân lực không hiệu quả.
Câu 23 [<KH>]: Nhà quản trị thường
không ủy quyền cho cấp dưới trong trường hợp
A. Môi trường biến động
B. Cấp dưới có năng lực và kinh nghiệm
C. Doanh nghiệp đang khủng hoảng
D. Các quyết định ít quan trọng
Câu 24 [<KH>]: Tầm mức quản trị rộng hay hẹp phụ thuộc
A. Trình độ nhà quản trị
B. Quy mô doanh nghiệp
C. Cơ cấu tổ chức
D. Quy mô và cơ cấu tổ chức
Câu 25 [<KH>]: Ưu điểm tầm quản trị hẹp
A. Giảm số cấp quản trị
B. Có thể tiết kiệm được chi phí quản trị
C. Giám sát và kiểm soát chặt chẽ
D. Nhà quản trị giỏi
Câu 26 [<KH>]:..............là quá trình xây dựng cơ cấu của tổ chức.
A. Quản lý nhân lực.
B. Lãnh đạo.
C. Tổ chức cơ cấu.
D. Hình thành bộ phận.
Câu 27 [<KH>]: Theo ý nghĩa hành động, tổ chức được hiểu là:
A. Một địa điểm cụ thể nơi mọi thành viên làm việc.
B. Một tập hợp các cá nhân cùng làm việc trong một công ty.
C. Một sự sắp xếp có chủ đích các thành viên nhằm cùng đạt được những mục đích cụ
thể.
D. Một nhóm các các nhân tập trung vào lợi nhuận mang lại cho các cổ đông của họ.
Câu 28 [<KH>]: Xu hướng quyền lực nào được sử dụng phổ biến hiện nay trong các
cơ cấu tổ chức của một tổ chức.
A. Phân quyền
B. Tập quyền
C. Chuyên quyền
D. Bậc thang
Câu 29 [<KH>]: ………….là việc xây dựng cấu trúc bộ máy quản lý của một tổ
chức theo các bộ phận khác nhau và xác định nhiệm vụ cho từng bộ phận đó:
A. Tổ chức thực hiện
B. Tổ chức cơ cấu.
C. Tổ chức quá trình quản lý.
D. Tổ chức nhân sự.
Câu 30 [<KH>]: Tầm mức quản lý đề cập đến khái niệm nào sau đây?
A. Mức độ quyền lực một người quản lý có được trong tổ chức.
B. Số lượng nhân viên thuộc cấp một người quản lý có thể giám sát một cách hiệu quả
và hiệu năng.
C. Số lượng nhân viên thuộc cấp tuân thủ một mệnh lệnh quản lý.
D. Khoảng thời gian cần thiết để truyền đạt thông tin thông qua chuỗi mệnh lệnh của
người quản lý.
Câu 31 [<KH>]: Khi hai bên giữ mục tiêu và cần có giải pháp tạm thời thì nên chọn
biện pháp giải quyết xung đột:
A. Né tránh
B. Cạnh tranh
C. Hợp tác
D. Thỏa hiệp
Câu 32 [<KH>]: Theo thuyết ngẫu nhiên của Fedler, mức độ thuận lợi hay bất lợi của
tình huống không liên quan tới yếu tố nào sau đây:
A. Quan hệ giữa người lãnh đạo và người dưới quyền là tốt hay xấu
B. Cấu trúc nhiệm vụ là cao hay thấp
C. Quyền lực chính thức của người lãnh đạo là mạnh hay yếu
D. Môi trường bên ngoài thuận lợi hay bất lợi
Câu 33 [<KH>]: Các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến tạo động lực cho nhân viên gồm
A. Các đặc điểm cá nhân; Đặc trưng công việc; Đặc điểm doanh nghiệp
B. Các đặc điểm cá nhân; Đặc điểm doanh nghiệp; Môi trường vĩ mô bên ngoài
C. Các đặc điểm cá nhân; Đặc điểm doanh nghiệp; Môi trường vi mô bên ngoài
D. Các đặc điểm cá nhân; Đặc điểm doanh nghiệp; Môi trường bên trong và bên ngoài
Câu 34 [<KH>]: Lý thuyết nào sau đây không liên quan đến tạo động lực dựa trên sự
thỏa mãn nhu cầu
A. Thuyết nhu cầu của Maslow
B. Thuyết 2 nhóm yếu tố của Herzberg
C. Thuyết mong đợi
D. Thuyết quản trị khoa học
Câu 35 [<KH>]: Theo thuyết 2 nhóm nhân tố của F. Herzberg, khi hệ thống phân
phối thu nhập công bằng thì ảnh hưởng tới nhân viên:
A. Tạo nên sự thỏa mãn, động lực trong công việc
B. Không bất mãn và cũng không có hưng phấ
C. Tạo nên sự thỏa mãn nhưng không tạo động lực
D. Bất mãn nhưng vẫn cố gắng
Câu 36 [<KH>]: Theo thuyết 2 nhóm nhân tố của F. Herzberg, khi nhân viên có
thành tích được người lãnh đạo công nhận thì ảnh hưởng tới nhân viên:
A. Tạo nên sự thỏa mãn, động lực trong công việc
B. Không bất mãn và cũng không có hưng phấn
C. Tạo nên sự thỏa mãn nhưng không tạo động lực
D. Không tạo ra sự thoả mãn nhưng cũng không có sự bất mãn
Câu 37 [<KH>]: Theo thuyết 2 nhóm nhân tố của F. Herzberg, khi công việc của
nhân viên không có tính hấp dẫn, không có tính thử thách thì ảnh hưởng tới nhân
viên:
A. Tạo nên sự bất mãn, chán nản công việc
B. Không bất mãn nhưng vẫn tạo động lực
C. Tạo nên sự thỏa mãn nhưng không tạo động lực
D. Không tạo ra sự thoả mãn nhưng cũng không có sự bất mãn
Câu 38 [<KH>]: Theo thuyết 2 nhóm nhân tố của F. Herzberg, khi nhân viên có mối
quan hệ không tốt với đồng nghiệp thì ảnh hưởng:
A. Tạo nên sự bất mãn, chán nản công việc
B. Không bất mãn và cũng không có hưng phấn
C. Tạo nên sự thỏa mãn nhưng không tạo động lực
D. Không tạo ra sự thoả mãn nhưng cũng không có sự bất mãn
Câu 39 [<KH>]: Theo thuyết E.R.G của Clayton Alderfer, nhu cầu được tôn trọng
thuộc về nhóm nhu cầu:
A. Tồn tại
B. Mối quan hệ
C. Phát triển
D. Tự thể hiện
Câu 40 [<KH>]: Theo thuyết E.R.G của Clayton Alderfer, nhu cầu tự trọng thuộc về
nhóm nhu cầu:
A. Tồn tại
B. Mối quan hệ
C. Phát triển
D. Tự thể hiện
Câu 41 [<KH>]: Theo thuyết mong đợi của Vroom, điều gì sau đây không tạo động
lực:
A. Thấy rõ giá trị phần thưởng
B. Thấy rõ khả năng nhận được phần thưởng
C. Cơ hội hoàn thành nhiệm vụ nhỏ
D. Sự rõ ràng trong mối liên hệ giữa phần thưởng và hiệu quả làm việc
Câu 42 [<KH>]: Theo lý thuyết công bằng, sự công bằng đạt được khi
A. Lợi ích của nhân viên A bằng lợi ích của nhân viên B
B. Cống hiến của nhân viên A bằng lợi ích của nhân viên B
C. Tỷ lệ (Lợi ích/Cống hiến) của nhân viên A bằng của nhân viên B
D. Lợi ích của nhân viên A lớn hơn hoặc bằng cống hiến của chính họ
Câu 43 [<KH>]: Giải quyết xung đột bằng biện pháp thỏa hiệp không phù hợp khi:
A. Bảo vệ nguyện vọng chính đáng
B. Vấn đề tương đối quan trọng
C. Hai bênđều khăng khăng giữ mục tiêu của mình
D. Thời gian là quan trọng
Câu 44 [<KH>]: Giải quyết xung đột bằng biện pháp nhượng bộ không phù hợp khi:
A. Bảo vệ nguyện vọng chính đáng
B. Có thể đối thủ đúng
C. Tiếp tục đấu tranh sẽ có hại
D. Vấn đề quan trọng với người khác hơn với mình
Câu 45 [<KH>]: Theo thuyết đường dẫn – mục tiêu, một người lãnh đạo thân thiện
và thể hiện sự quan tâm của mình với các nhu cầu của nhân viên, được xem là phong
cách lãnh đạo nào?
A. Điều hành trực tiếp.
B. Định hướng thành tích.
C. Tham gia.
D. Hỗ trợ.
Câu 46 [<KH>]:............ cho rằng quản lý doanh nghiệp thực chất là việc sử dụng
kinh nghiệm của mình để ứng xử với những tình huống theo cách mà họ đã ứng xử
thành công với những tình huống đó ở trong quá khứ.
A. Cách tiếp cận quản lý theo kinh nghiệm.
B. Cách tiếp cận quản lý theo hành vi quan hệ cá nhân.
C. Cách tiếp cận quản lý theo vai trò của nhà quản lý.
D. Cách tiếp cận quản lý theo lý thuyết ra quyết định.
Câu 47 [<KH>]: Khi một người lãnh đạo xây dựng những mục tiêu thách thức và
mong đợi kết quả công việc rất cao từ nhân viên có thể được xem là phong cách lãnh
đạo nào theo thuyết đường dẫn – mục tiêu?
A. Điều hành trực tiếp.
B. Định hướng thành tích.
C. Tham gia.
D. Hỗ trợ.
Câu 48 [<KH>]: Yếu tố có thể định lượng là yếu tố nào trong thuyết 2 nhân tố của
F.Herzberg
A. yếu tố "thúc đẩy".
B. yếu tố "duy trì".
C. yếu tố sức mạnh
D. yếu tố hoàn thiện
Câu 49 [<KH>]: Đâu là nhận định đầy đủ và chính xác nhất về ngân quỹ?
A. Ngân quỹ là một công cụ để lập kế hoạch
B. Ngân quỹ đóng vai trò rất quan trọng hoạt động của doanh nghiệp
C. Ngân quỹ là một công cụ kiểm soát của doanh nghiệp
D. Ngân quỹ là một công cụ lập kế hoạch, đồng thời là công cụ kiểm soát rất quan trọ
ng của c
Câu 50 [<KH>]: Ưu điểm của kiểm soát phòng ngừa là
A. Dự đoán trước những vấn đề có thể xảy ra trước khi thực hiện công việc.
B. Tiết kiệm thời gian.
C. Tiết kiệm chi phí.
D. Tiết kiệm thời gian và chi phí
Câu 51 [<KH>]: Các hoạt động kiểm soát sẽ không hiệu quả khi:
A. Có hiện tượng chấp nhận ngoại lệ
B. Nhấn mạnh đến sự chính xác và thời hạn
C. Sử dụng nhhiều phương pháp kiểm soát
D. Nhấn mạnh mục tiêu
Câu 52 [<KH>]: Trong quá trình kiểm soát, nếu tiêu chuẩn không được hoàn thành
và sai lệch không nằm trong khoảng chấp nhận, bước tiếp theo nhà quản trị nên:
A. Xác định nguyên nhân sai lệch
B. Điều chỉnh tiêu chuẩn
C. Không làm gì cả
D. Điều chỉnh hoạt động
Câu 53 [<KH>]: Việc kiểm soát được tập trung vào một số nhân viên không được
cấp trên quý mến là vi phạm nguyên tắc:
A. Kiểm soát phải có tính khách quan.
B. Kiểm soát phải đảm bảo tính toàn diện.
C. Kiểm soát phải đúng thời điểm
D. Hệ thông kiểm soát phải chấp nhận được
Câu 54 [<KH>]: Một hệ thống kiểm soát với các quy định không rõ ràng gây tranh
cãi và đem lại các kết quả đánh giá mâu thuẫn là vi phạm nguyên tắc:
A. Kiểm soát phải có tính khách quan.
B. Kiểm soát phải đảm bảo tính toàn diện.
C. Kiểm soát phải đúng thời điểm
D. Hệ thông kiểm soát phải chấp nhận được
Câu 55 [<KH>]: Hình thức kiểm tra nào là phổ biến nhất?
A. Kiểm tra phản hồi.
B. Kiểm tra đồng thời.
C. Kiểm tra chéo.
D. Kiểm tra lường trước.
Câu 56 [<KH>]: Các tiêu chuẩn được xác định trong quá trình …….
A. Kiểm tra.
B. Lãnh đạo.
C. Tổ chức.
D. Lập kế hoạch.

You might also like