Tiêu Hóa

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Tiêu hóa

Câu 1: a. Nêu chức năng của các loại tế bào trong các tuyến của dạ dày. Năm 2005, Barry Marshall và
Robin Warren đã được nhận giải thưởng Nobel Y học với việc phát hiện ra vi khuẩn Helicobacter pylori là
tác nhân gây loét dạ dày. Vi khuẩn này gây loét dạ dày bằng cách nào? Tại sao chúng không bị ảnh hưởng
bởi HCl dạ dày? Phát hiện này đã định hướng như thế nào cho việc chữa các ổ loét dạ dày?
b. Ở người, hệ hô hấp và hệ tiêu hóa có vị trí giao nhau ở hầu. Hãy giải thích nguồn gốc của cấu tạo này và
lấy dẫn chứng chứng minh nguồn gốc đó
ĐÁP ÁN
+ Tuyến nhầy tiết chất nhầy bôi trơn và bảo vệ tế bào lót trong dạ dày.
+ Tế bào chính tiết ra pepsinogen, dạng bất hoạt của enzim pepsin.
+ Tế bào đỉnh tiết ra HCl
- VK gây loét dạ dày và tránh tác động của HCl dạ dày do vi khuẩn này là vi khuẩn chịu axit, nó có enxim chuyển hóa ure thành NH3 gây ra môi
trường kiềm cục bộ tránh được tác động của HCl, đồng thời chính sự tăng pH cục bộ đã kich thích dạ dày tiết thêm HCl. Nồng độ HCl cao gây
tổn thương niêm mạc dạ dày tạo thành vết loét.
- Chữa các ổ loét dạ dày bằng thuốc kháng sinh.
b. - Phổi được hình thành từ một chỗ lõm sâu của hệ tiêu hóa, dần dần hệ tiêu hóa tách khỏi hệ hô hấp chỉ còn phần giao nhau ở phần đầu.
- VD : một số loài hô hấp bằng ruột.
Câu 2. So sánh sự khác nhau giữa tiêu hoá nội bào và tiêu hoá ngoại bào?
TRẢ LỜI:- Tiêu hoá nội bào là tiêu hoá thức ăn bên trong tế bào. Thức ăn được tiêu hoá hoá học trong không bào tiêu hoá nhờ hệ thống enzim
do lizôxôm cung cấp- Tiêu hoá ngoại nào là tiêu hoá thức ăn bên ngoài tế bào. Thức ăn có thể được tiêu hoá hoá học trong túi tiêu hoá hoặc được
tiêu hoá cả về mặt cơ học và hoá học trong ống tiêu hoá.
Câu 3. Tại sao thú ăn thực vật thường phải ăn số lượng thực ăn rất lớn
TRẢ LỜI:- Thức ăn thực vật thường nghèo dinh dưỡng và khó tiêu hoá nên phải ăn số lượng lớn thức ăn mới đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể.
Câu 4. Cho biết ý nghĩa của nhai lại ở động vật nhai lại.
TRẢ LỜI:Ý nghĩa của nhai lại ở động vật nhai lại:
- Khi ăn, động vật này nhai sơ để tiết kiệm thời gian nhằm ăn được nhiều hơn và trốn tránh được kẻ thù ăn thịt chúng.
- Thời gian thức ăn lưu lại trong dạ cỏ tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển mạnh gây nên sự biến đổi sinh học với xenlulôzơ.
- Thức ăn được ợ lên nhai lại là quá trình biến đổi cơ học chủ yếu và quan trọng đối với xenlulôzơ. Thức ăn được nhai kĩ cùng với lượng
nước bọt dồi dào sẽ được chuyển xuống lá sách rồi dạ múi khế. Chính vi sinh vật là nguồn cung cấp prôtêin chủ yêu cho chúng.
Câu 5. Vi sinh vật cộng sinh có vai trò gì đối với động vật nhai lại?
TRẢ LỜI:- Ống tiêu hoá của các loài động vật có xương sống không thể tiết ra xenlulaza nên không thể tiêu hoá được xenlulôzơ trong tế
bào thực vật. Vi sinh vật cộng sinh trong dạ cỏ và manh tràng có thể tiết ra xenluloaza giúp tiêu hoá xenlulôzơ thành các axit béo. Ngoài ra vi
sinh vật còn tiết ra các enzim tiêu hoá các chất hữu cơ khác trong tế bào thực vật thành các chất dinh dưỡng đơn giản.- Vi sinh vật cộng sinh từ
dạ cỏ theo thức ăn đi vào dạ múi khế và vào ruột. Tại đây, chúng sẽ bị tiêu hoá và trở thành nguồn cung cấp prôtêin quan trọng cho động vật
nhai lại.
Câu 6.Tại sao nói tiêu hóa ở ruột non là giai đoạn quan trọng nhất trong qua trình tiêu hóa?
TRẢ LỜI:Lí do để thể hiện tính chất quan trọng nhất của ruột non trong quá trình tiêu hóa là:
- Ở ruột non, chứa đầy đủ các loại enzim tiêu hóa và có hoạt tính rất mạnh, có khả năng phân cắt hóa học tất cả các loại thức ăn để tạo ra các
sản phẩm dinh dưỡng đơn giản nuôi cơ thể.
- Ruột non có bề mặt hấp thụ rộng, có kênh vận chuyển tích cực. Ruột non là nơi xảy ra quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng chủ yếu nhất của
cơ thể.
Câu 7. Tại sao ruột non của thú ăn thực vật thường dài hơn rất nhiều so với ruột non của thú ăn thịt?
TRẢ LỜI:- Do thức ăn thực vật có thành phần cấu tạo chủ yếu là xenlulôzơ rất khó tiêu hoá và lại nghèo dinh dưỡng nên ruột non dài giúp
thú ăn thực vật có đủ thời gian để tiêu hoá và hấp thụ giúp tăng hiệu quả tiêu hóa.
Câu 8. Trình bày điểm giống nhau và khác nhau cơ bản về tiêu hóa của động vật ăn cỏ có dạ dày đơn và dạ
dày 4 ngăn.
Câu 9. Trong hệ tiêu hóa người, khi bị cắt bỏ một trong các cơ quan nào sau đây thì gây ảnh hưởng nghiêm
trọng đến quá trình tiêu hóa: túi mật hay tụy? Vì sao?
TRẢ LỜI:Cắt bỏ tụy sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng nhất tới quá trình tiêu hóa vì: tụy tiết ra nhiều loại enzim quan trọng để tiêu hóa thức ăn
trong khi đó dạ dày chỉ tiết pepsinogen cùng với HCl để biến đổi một phần thức ăn prôtêin hay nếu cắt bỏ túi mật thì mật từ gan có thể chuyển
thẳng theo ống dẫn đến tá tràng, ít ảnh hưởng đến tiêu hóa
Câu 10: Tại sao người ta thường nói “Nhai kĩ no lâu”?
Trả lờ+ Ở động vật và người các chất dinh dưỡng được thu nhận từ quá trình tiêu hóa thức ăn: thức ăn được biến đổi trong hệ tiêu hóa:
miếng(nhai)=>thực quản => dạ dày =>ruột =>chất đơn giản cung cấp cho cơ thể
+ Nhai giúp cắt nhỏ, xé, nghiền thức ăn thành những mẩu nhỏ. Càng nhai kĩ thức ăn càng nhỏ => diện tích tiếp xúc với dịch tiêu hóa càng lớn =>
tiêu hóa càng nhanh và thức ăn càng được biến đổi triệt để => cung cấp nhiều chất dinh dưỡng hơn so với nhai vội vàng => cơ thể no lâu hơn
Câu 11: Chú thích các bộ phận trong hình dưới đây. Nêu quá trình tiêu hóa ở nhóm động vật có cấu tạo dạ
dày như hình.
Câu 12: Tại sao trâu , bò đều ăn cỏ nhưng protein của trâu và bò lại khác nhau?
- Cỏ có thành phần cấu tạo chủ yếu là xenlulôzơ. Khi vào cơ thể trâu, bò cỏ được enzim xenluloaza do vi sinh
vật trong dạ cỏ tiết ra phân giải thành đường hêxozơ.- Đường hêxozơ được chuyển hóa thành aa.- Các aa dùng
làm nguyên liệu tổng hợp pr trong cơ thể theo sự điều khiển của gen.- Bộ gen của mỗi loài có tính đặc trưng.
Thành phần, số lượng và trình tự sắp xếp các nu trong gen quy định thành phần, số lượng và trình tự sắp xếp
các aa trong chuỗi pôlipeptit nên protein của trâu, bò khác nhau.
Câu 13: Tại sao dịch tiêu hóa ở dạ dày và tụy có thể tiêu hóa protein trong thức ăn nhưng lại không thể tiêu
hóa chính protein của tuyến tụy và tuyến vị?
- Các enzim do các tuyến vị và tuyến tụy tiết ra đều là dạng tiền enzim hoặc bất hoạt như pepsinôgen(trong dịch vị) và tripsinogen,
chimotripsinôgen hoặc procacboxipeptitdaza nên không tác dụng lên protein của tuyến cùng ống dẫn.
- Lót trong thành dạ dày và ruột là một lớp chất nhầy do các tuyến tiết chất nhầy ra có tác dụng bảo vệ lớp niêm mạc ở thành dạ dày và thành
ruột nên các dịch này không tiếp xúc trực tiếp để phả hủy được.
Câu 14: Tại sao sau khi vừa ăn no nên ngồi nghỉ ngơi thư giãn mà không nên vận động mạnh?
Sau khi ăn khoảng 5 phút dạ dày bắt đầu co bóp để nhào trộn và nghiền nát thức ăn. Máu được tập trung về dạ dày cung cấp năng lượng cho hoạt
động co bóp.
Nếu sau khi ăn con người vận động mạnh thì phải phân tán một lượng máu để cung cấp các chất dinh dưỡng cho các cơ hoạt động, do đó giảm
lượng máu đến dạ dày → dạ dày co bóp kém, quá trình tiêu hóa không hiệu quả và thời gian lưu lại dạ dày lâu → có thể gây chướng bụng, khó
tiêu

You might also like