3.2 Thực trạng thực hiện EVFTA tại Việt Nam

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 13

3.

2 Thực trạng thực hiện EVFTA tại Việt Nam

Kinh tế Việt Nam đã được hưởng lợi đáng kể từ việc mở rộng thương mại quốc tế
trong ba thập kỷ qua. EVFTA được kỳ vọng là một hiệp định thương mại tự do thế hệ
mới, sẽ mang lại nhiều lợi ích to lớn cho khu vực các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa
tại Việt Nam. EVFTA đã mở ra con đường rộng lớn hơn cho nhiều mặt hàng của Việt
Nam trong đó có nông thủy sản của đồng bằng Sông Cửu Long xuất khẩu vào thị trường
EU. Sau hai năm thực hiện EVFTA (sau khi có hiệu lực chính thức từ ngày 1/8/2020)
tăng trưởng xuất khẩu vào EU theo hiệp định này đã đạt được nhiều kết quả nổi trội, tuy
chưa đạt được như kỳ vọng do ảnh hưởng của đại dịch COVID 19 nhưng cũng đã cho
thấy những nỗ lực của các doanh nghiệp để đáp ứng các quy định của EVFTA nhằm tận
dụng được những cơ hội mà hiệp định này mang lại. Châu Âu là thị trường xuất khẩu tiềm
năng đối với các mặt hàng nông sản đã được cắt giảm thuế xuất về 0%, song để được
hưởng các ưu đãi thuế quan theo EVFTA thì các sản phẩm không chỉ phải nằm trong
nhóm hàng hóa được giảm thuế mà còn phải đáp ứng những quy định khắc khe hơn về
tiêu chuẩn chất lượng, truy xuất nguồn gốc, điều kiện làm việc, trách nhiệm đối với xã hội
và môi trường.

Theo số liệu của Bộ Công Thương và Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch thương
mại hàng hóa giữa Việt Nam và 27 nước thành viên EU giai đoạn 8/2020-7/2022 ghi nhận
sự tăng trưởng liên tục ở góc độ xuất khẩu và nhập khẩu.

Về xuất khẩu, tổng kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang EU giai đoạn 8/2020-
7/2022 đạt 83,4 tỷ USD, tức trung bình 41,7 tỷ USD/năm, cao hơn 24% kim ngạch xuất
khẩu trung bình năm giai đoạn 2016-2019. Tỷ lệ hàng xuất khẩu tận dụng ưu đãi thuế
quan EVFTA năm 2020 đạt 14,8%, tăng lên 20,2% năm 2021 và 24,5% trong 6 tháng đầu
năm 2022. Đặc biệt, EVFTA đã tạo tác động lan tỏa tới nhiều khu vực dân cư khi các sản
phẩm tận dụng tốt nhất các ưu đãi thuế quan EVFTA được ghi nhận là gạo (100%), giày
dép (74-98%), thủy sản (70-76%), nhựa và các sản phẩm nhựa (53-70%)... Mặc dù vậy,
tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam đi EU năm 2021 chỉ đạt 14,1%, thấp hơn
mức tăng trưởng trung bình của xuất khẩu Việt Nam đi các thị trường có FTA khác
(18,2%) và từ Việt Nam đi toàn thế giới (19%). Mức này cũng thấp hơn so với tăng
trưởng nhập khẩu của EU từ tất cả các nước trên thế giới trong năm 2021 (23%).

Về nhập khẩu, sau khi EVFTA có hiệu lực, nhập khẩu từ EU vào Việt Nam cũng
tăng liên tục cho tới trước khi chững lại khoảng giữa năm 2022. Các sản phẩm nhập khẩu
ghi nhận mức tăng trưởng mạnh sau khi có EVFTA phần nhiều là nguồn đầu vào chủ yếu
cho sản xuất, xuất khẩu của một số ngành (như nguyên phụ liệu dệt may da giày, máy
tính, máy móc thiết bị, phân bón, thức ăn gia súc…). Với tốc độ tăng kim ngạch nhập
khẩu cơ bản luôn thấp hơn tăng trưởng nhập khẩu trung bình của Việt Nam từ tất cả các
nước (trừ năm 2020 có cao hơn chút ít), nhập khẩu từ EU trong hai năm qua được cho là
không tạo ra cú sốc hay sức ép quá lớn cho thị trường nội địa. Tuy nhiên, vẫn có một vài
sản phẩm tăng mạnh nhập khẩu từ EU thuộc nhóm tiêu dùng là chủ yếu, ít phục vụ cho
sản xuất như kỳ vọng (ô tô nguyên chiếc, chế phẩm thực phẩm, chất thơm, mỹ phẩm và
chế phẩm vệ sinh, hàng điện gia dụng…). Xu hướng này nếu tiếp tục sẽ tạo ra áp lực
không nhỏ cho cạnh tranh trên thị trường nội địa, nhất là khi nhiều sản phẩm từ EU tiếp
tục được mở cửa theo lộ trình.
Xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang Nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam từ
EU(27) EU(27)
Năm Trị giá xuất khẩu Trị giá nhập khẩu
Tăng trưởng Tăng trưởng
(tỷ USD) (tỷ USD)
2016 29,11 10,73% 10,34 6,6%
2017 32,92 13,09% 11,37 9,96%
2018 36,01 9,39% 12,92 13,63%
2019 35,79 -0,61% 14,04 8,67%
2020 35,14 -1,82% 14,65 4,34%
2021 40,12 14,1% 16,89 15,3%
Bảng 3.2.1: Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam sang EU giai đoạn 2016-2021

(Nguồn: Các Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam 2016-2021, Bộ Công Thương)
Từ góc độ thu hút đầu tư nước ngoài, đầu tư nước ngoài của EU vào Việt Nam năm
2020 đạt gần 1.376 triệu USD vốn đăng ký, giảm 8,6% so với 2019, đứng thứ 8 và chiếm
4,8% tổng vốn FDI vào Việt Nam. Năm 2021, tình hình có cải thiện hơn, với tổng vốn
hơn 1.405 triệu USD, tăng 2,2%, giúp EU vươn lên đứng thứ 5 nhưng tỷ trọng trong tổng
đầu tư nước ngoài giảm nhẹ, chiếm 4,5%. Các dữ liệu dài hạn hơn cho thấy EVFTA có
thể đã tạo động lực quan trọng thu hút đầu tư từ EU vào Việt Nam, với tổng vốn đầu tư
bình quân năm giai đoạn 2017-2021 (giai đoạn sau khi EVFTA hoàn tất đàm phán) tăng
86% so với thời gian 2015-2016 liền trước đó.

FDI của EU tuy còn khiêm tốn so với các đối tác trong khu vực châu Á nhưng được
xếp vào nhóm có chất lượng, có hàm lượng và tỷ lệ chuyển giao công nghệ cao, phương
pháp quản lý tiên tiến và tạo ra giá trị gia tăng cao, đóng góp đáng kể vào sự phát triển
của Việt Nam. Một dấu hiệu tích cực của FDI EU vào Việt Nam giai đoạn hai năm đầu
thực thi EVFTA là phạm vi đầu tư không còn chỉ tập trung vào các ngành công nghiệp
cao mà đã tích cực chuyển hướng mở rộng sang các ngành dịch vụ, năng lượng sạch, công
nghiệp hỗ trợ, chế biến thực phẩm và nông nghiệp công nghệ cao…

Đầu tư từ EU vào Việt Nam


Năm
Trị giá (triệu USD) Tăng trưởng
2016 841,12 13,9%
2017 1.508,77 79,38%
2018 1.571,29 4,14%
2019 1.504,81 -4,23%
2020 1.375,68 -8,58%
2021 1.405,27 2,15%
Bảng 3.2.2: Kết quả thu hút đầu tư EU vào Việt Nam giai đoạn 2016-2021

(Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư)


3.2.1. Những thành tựu nổi bật

* Tăng cường xuất khẩu và tiếp cận thị trường

Kể từ khi hiệp định EVFTA được thực thi, nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam
đã ghi nhận được mức tăng trưởng ấn tượng sang thị trường Châu ÂU EU. Về thương
mại, tổng kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang EU trong hai năm đầu thực thi (từ tháng
8/2020 đến tháng 7/2022) đạt 83,4 tỷ USD, cao hơn 24% so với kim ngạch xuất khẩu
trung bình năm giai đoạn 2016-2019. Bốn tháng đầu năm 2023, giá trị xuất khẩu của Việt
Nam sang EU đạt 13,66 tỷ USD. EVFTA đã góp phần đáng kể thúc đẩy nền xuất khẩu
của Việt Nam sang các thị trường đối tác. Đặc biệt là EVFTA đã và đang là đòn bẩy, thúc
đẩy tái cơ cấu nông nghiệp toàn diện và đồng bộ hơn, đặc biệt là việc nâng cao giá trị gia
tăng của sản phẩm nông nghiệp, gắn liền với yếu tố “xanh, sạch”, đảm bảo giá trị lao
động, kèm theo các chứng chỉ về khai thác, nuôi trồng theo đúng chỉ dẫn địa lý. Hiện tại
Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 11 của EU, là đối tác thương mại lớn thứ 8 của
EU trong châu Á và là đối tác thương mại lớn thứ nhất của EU trong khối ASEAN (năm
2022 theo Eurostat). EU và Việt Nam là 2 thị trường bổ sung và hỗ trợ lẫn nhau, do vậy,
lợi ích này đặc biệt có ý nghĩa khi EU liên tục là 1 trong 2 thị trường xuất khẩu lớn nhất
của ta hiện nay.

* Thúc đẩy đầu tư nước ngoài và chuyển giao công nghệ

Hiện Liên minh châu Âu (EU) là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 5 tại Việt Nam với
tổng vốn đầu tư trực tiếp đăng ký lũy kế đến tháng 8/2022 đạt 27,6 tỷ USD. Tính riêng 8
tháng năm 2022, tổng vốn đăng ký đầu tư của EU tại Việt Nam đạt 2,2 tỷ USD, tăng
69,6% so với cùng kỳ năm 2021, với 104 dự án cấp mới. EVFTA là chất xúc tác thúc đẩy
thu hút FDI từ châu Âu vào Việt Nam theo hướng tương đối tích cực, điều này được thể
hiện qua dòng đầu tư đăng ký mới từ khu vực EU vào Việt Nam đã có sự gia tăng đáng kể
trong thời gian qua. Sự gia tăng này thể hiện không chỉ ở tổng số vốn mà còn thể hiện
được quy mô trung bình của các dự án. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) theo
số liệu thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2020, đầu tư FDI của EU vào Việt Nam
năm 2020 đạt 1.375,68 triệu USD vốn đăng ký, giảm 8,6% so với 2019, đứng thứ 8 và
chiếm 4,8% tổng vốn FDI vào Việt Nam. Năm 2021, tình hình có cải thiện hơn, với tổng
vốn FDI thu hút được là 1.405,27 triệu USD, tăng 2,15%, đứng thứ 5 nhưng tỷ trọng
trong tổng FDI có giảm nhẹ, chỉ chiếm 4,51%.

Tính lũy kế tới hết 2021, EU là đối tác đầu tư lớn thứ 6 của Việt Nam (sau Hàn
Quốc, Nhật Bản, Singapore, Đài Loan-Trung Quốc, Hongkong-Trung Quốc), với tổng
vốn đăng ký là 22,47 tỷ USD, tương đương 5,51% tổng vốn FDI vào Việt Nam. Có tổng
cộng 25/27 nước thành viên EU đầu tư vào Việt Nam thông qua 2.274 dự án FDI. Trong
đó, Hà Lan đứng đầu danh sách với 381 dự án và tổng vốn đăng ký gần 10,47 tỷ USD,
chiếm gần 46,6% vốn đầu tư của EU vào Việt Nam. Đứng thứ hai là Pháp với 3,61 tỷ
USD, và tiếp theo là Đức với 2,29 tỷ USD. Các dự án đầu tư EU vào Việt Nam thuộc hầu
hết các ngành kinh tế (18/21 ngành theo hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân), trong đó
tập trung ở lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo; sản xuất, phân phối điện, khí; bất động
sản; thông tin và truyền thông; dầu khí… Các nhà đầu tư EU đã có mặt tại 54 tỉnh, thành
trên cả nước, tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn với kết cấu hạ tầng phát triển, có cảng
biển, sân bay, như TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hà Nội, Quảng Ninh, Đồng Nai,
Bình Dương… Các doanh nghiệp lớn của EU đang hoạt động hiệu quả tại Việt Nam bao
gồm Shell Group (Hà Lan), Daimler Chrysler (Đức), Siemens và Alcatel Comvik (Thụy
Điển)…

* Nâng cao chất lượng và chuẩn mực sản phẩm

Hiệp định thương mại tự do (FTA) Việt Nam - EU (EVFTA) đã tạo đà cho hoạt
động xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU, một số sản phẩm đã bắt đầu xây dựng
được thương hiệu Việt và được người tiêu dùng đón nhận. Lợi thế lớn nhất đối với hàng
hóa của Việt Nam, nhất là các mặt hàng nông sản chính là việc mở cửa thị trường, vì
trong nhiều năm thì EU là một trong những thị trường xuất khẩu hàng đầu Việt Nam và
cũng là những thị trường mà Việt Nam có thặng dư thương mại rất lớn. Tốc độ tăng
trưởng thương mại giữa Việt Nam và EU đối với thị trường này cũng tăng đều qua các
năm mặc dù có chịu tác động từ đại dịch COVID 19.
Đáng lưu ý, gạo chất lượng cao và gạo thơm là một trong những sản phẩm được thị
trường EU ưa chuộng. Đơn cử như gạo Lộc Trời với thương hiệu Cơm Việt Nam Rice đã
thành công "góp mặt" vào chuỗi siêu thị của Pháp; quả vải tươi của Việt Nam đến Czech
và một số thị trường EU... Công ty cổ phần Tập đoàn Lộc Trời đã đặt được nền móng
xuất khẩu gạo thương hiệu Việt trực tiếp sang châu Âu. Năm 2022, doanh nghiệp đã xuất
khẩu gần 500 tấn gạo “Cơm Việt Nam Rice” sang Pháp, Đức, Hà Lan. Bên cạnh những
mặt hàng nông lâm thủy sản phẩm mang tính chất truyền thống như cà phê, hạt điều, hồ
tiêu và một số mặt hàng lâm sản hoặc thủy sản, thì thời gian qua, nhờ EVFTA, doanh
nghiệp cũng khai thác được thêm những lợi thế tuyệt đối với một số mặt hàng nông sản
mới như rau củ quả. Mặt hàng này cũng có sự tăng trưởng đáng khích với kim ngạch xuất
khẩu hơn 200 triệu USD vào năm 2022, giúp Việt Nam trở thành nhà cung cấp thứ 59 trên
thế giới về rau củ quả đối với thị trường EU.

Theo giới chuyên gia, EU là một thị trường có những đòi hỏi, quy định rất khắt khe,
những tiêu chuẩn rất cao về chất lượng, môi trường, xã hội, lao động... Đặc biệt, hàng hóa
cần phải đồng nhất về chất lượng giữa các lô hàng mới giữ được uy tín của doanh nghiệp
với đối tác nhập khẩu tại EU. Để phát triển được thương hiệu với thị trường EU, đầu tiên,
các doanh nghiệp Việt Nam cần nghiên cứu thật kỹ về thị trường, thấu hiểu văn hóa, xu
hướng, nhu cầu sử dụng của thị trường. Trên thực tế, xây dựng thương hiệu và nhãn hiệu
riêng là con đường không hề đơn giản, doanh nghiệp cần có chiến lược và hướng đi khác
biệt. Nhưng khi có thương hiệu, sản phẩm đạt chứng nhận quốc tế, doanh nghiệp như có
“giấy thông hành” để tăng giá trị gia tăng của sản phẩm, bán được sản phẩm với giá trị
cao hơn và từng bước khẳng định thương hiệu sản phẩm trên thị trường quốc tế. Hoạt
động xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với thị trường châu Âu-châu Mỹ sẽ có những điều
kiện thuận lợi, các hiệp định thương mại tự do (FTA) đang có với các đối tác thị trường
châu Âu-châu Mỹ (CPTPP, Việt Nam-Chile, EVFTA, VN-EAEU FTA, UKFTA...) tiếp
tục có tác động tích cực đối với thương mại, đầu tư và đặc biệt là xuất khẩu của Việt
Nam.

3.2.2. Những hạn chế, tồn tại


* Về tuân thủ các nội dung của EVFTA

EU là thị trường có mức thu nhập cao, cũng là thị trường có chính sách bảo vệ người
tiêu dùng chặt chẽ với những rào cản về kỹ thuật cho sản phẩm nhập khẩu là rất lớn. Do
đó, hàng hóa Việt Nam muốn thâm nhập sâu rộng vào thị trường này cần phải chú ý một
số vấn đề về quy tắc xuất xứ, các quy định về sở hữu trí tuệ, lao động, môi trường và các
vấn đề về kỹ thuật. Đây cũng là những thách thức lớn đối với các doanh nghiệp Việt
Nam.

Một là, khó khăn trong thực thi các quy tắc xuất xứ của EVFTA. EVFTA xóa bỏ
thuế nhập khẩu lên tới 99,2% số dòng thuế. Tuy nhiên, để được hưởng mức ưu đãi này,
hàng xuất khẩu sang EU cần thoả mãn quy tắc xuất xứ. Đây có thể là một cản trở đối với
hàng xuất khẩu Việt Nam bởi nguồn nguyên liệu cho các mặt hàng xuất khẩu của Việt
Nam hiện nay chủ yếu được nhập khẩu từ Trung Quốc và ASEAN. Nếu không đảm bảo
được quy tắc xuất xứ, hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU chỉ được hưởng mức thuế
đãi ngộ tối huệ quốc chứ không phải là mức thuế suất 0% trong EVFTA.

Hai là, khó khăn trong việc tuân thủ những quy định về sở hữu trí tuệ, lao động và
môi trường từ EVFTA. Hiện phần lớn doanh nghiệp Việt Nam còn khá thờ ơ với vấn đề
sở hữu trí tuệ, trong khi đây là yêu cầu hàng đầu của EU đặt ra rất cao mà bất kỳ hàng hóa
tham gia vào thị trường này đều phải thực thi. Việt Nam cần đặc biệt chú ý tới những quy
tắc về sở hữu trí tuệ trong EVFTA để có thể khai thác được lợi ích từ hiệp định này.

Ba là, rào cản kỹ thuật đối với hàng hoá nhập khẩu từ phía EU rất chặt chẽ. Việc
thâm nhập vào thị trường EU vẫn còn khó khăn từ các hàng rào phi thuế quan về kỹ thuật
và vệ sinh an toàn thực phẩm của thị trường EU. Điển hình là mặt hàng nông sản, đa số
ngành hàng nông sản của nước ta như chè, rau quả... vẫn vấp phải những hạn chế do tồn
dư thuốc bảo vệ thực vật, thiếu tính đồng nhất trong từng lô hàng, công tác thu hoạch bảo
quản chưa tốt nên chất lượng còn hạn chế.

* Về nhận thức của doanh nghiệp và cộng đồng


Tình hình trong và sau khi đại dịch COVID 19 diễn ra đã ảnh hưởng không nhỏ tới
việc triển khai kế hoạch thực hiện EVFTA đối với các doanh nghiệp trong nước. Bên
cạnh đó, công tác tuyên truyền dù đã được đa dạng hóa và đem lại một số kết quả tích cực
nhưng số lượng doanh nghiệp hiểu rõ cam kết trong lĩnh vực hoạt động của mình còn
khiêm tốn, điều này cho thấy hoạt động tuyên truyền cần cụ thể hóa hơn và đi sâu và
ngành hàng, lĩnh vực mà doanh nghiệp quan tâm cũng như hướng đúng đối tượng doanh
nghiệp hơn nữa. Ngoài ra, một bộ phận doanh nghiệp chưa thực sự chủ động trong việc
tìm hiểu và phối hợp với các cơ quan và tổ chức liên quan trong các hoạt động tuyên
truyền, phổ biến. Nhiều địa phương vẫn chưa xây dựng được định hướng, chiến lược tận
dụng Hiệp định cho các doanh nghiệp tại địa phương mình. Bên cạnh đó, năng lực nội tại
của nhiều doanh nghiệp còn hạn chế, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các doanh
nghiệp chưa thực sự chú trọng nâng cao trình độ quản trị, chất lượng nguồn nhân lực; xây
dựng, phát triển thương hiệu và chiến lược kinh doanh dài hạn. Công tác tiếp cận thị
trường còn nhiều hạn chế, hạ tầng phục vụ công tác tiêu thụ sản phẩm và xúc tiến thương
mại còn thiếu. Đặc biệt, nhiều doanh nghiệp vẫn còn gặp khó khăn trong tiếp cận các
nguồn vốn để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh phục vụ mục tiêu tận dụng EVFTA
của Việt Nam.

* Về năng lực cạnh tranh: quốc gia và doanh nghiệp Việt Nam

Thực tế hiện nay, khi tham gia vào EVFTA, để đảm bảo nền sản xuất trong nước,
các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải đối mặt với nhiều thực tiễn cạnh tranh ngày càng gia
tăng do Việt Nam phải thực hiện cam kết miễn giảm thuế sâu mà hàng rào kỹ thuật trong
nước còn ít, chưa hiệu quả để bảo vệ được nền sản xuất trong nước. Năng lực cạnh tranh
của các doanh nghiệp Việt Nam còn yếu, với các thách thức khi thực hiện cam kết quy tắc
xuất xứ nhằm đáp ứng được các yêu cầu trong Hiệp định đòi hỏi doanh nghiệp sản xuất
phải thay đổi các công đoạn, quy trình tự sản xuất trong nước đáp ứng tiêu chuẩn của
EVFTA để nâng cao chất lượng sản phẩm của mình, cạnh tranh với sản phẩm nhập khẩu.
Nếu doanh nghiệp nào không chịu đổi mới công nghệ, sáng tạo mẫu mã mới, nâng cao
chất lượng sẽ phải chịu thua lỗ, thậm chí phá sản. EU lại rất nghiêm ngặt với hàng nhập
khẩu, nên thường áp dụng rào cản kỹ thuật như đã sử dụng “thẻ vàng” đối với hàng thủy
sản của Việt Nam hay luật chống bán phá giá để hạn chế tốc độ tăng trưởng hàng nhập
khẩu từ một nước.

3.2.3. Nguyên nhân của những thành tựu, hạn chế

* Nguyên nhân của những thành tựu

Nhận định về những tác động tích cực to lớn mà EVFTA mang lại cho xuất khẩu
của Việt Nam, giới chuyên gia cho rằng trước tiên phải kể đến uy tín mà Việt Nam có
được khi là nước đang phát triển đầu tiên sẵn sàng tham gia vào một Hiệp định thế hệ mới
với những cam kết có tiêu chuẩn cao với EU. Ở tầm vĩ mô, EU tin tưởng Việt Nam sẽ là
đối tác quan trọng và tin cậy trong chiến lược tiếp cận các quốc gia Đông Nam Á và châu
Á. Ở tầm vi mô, đối với cộng đồng doanh nghiệp, chính uy tín này là một trong những
động lực quan trọng thúc đẩy các doanh nghiệp châu Âu gia tăng hoặc lần đầu tiên tham
gia vào hoạt động trao đổi thương mại với các doanh nghiệp Việt Nam. Các chuyên gia
kinh tế cũng chỉ ra lợi ích mà EVFTA mang lại trong thời gia tới là, tạo cơ hội cho nông
sản Việt giảm phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc và Đông Nam Á, thúc đẩy tạo các
mối quan hệ mới và thiết lập mạng lưới mới, tham gia chuỗi cung ứng khu vực và toàn
cầu, đặc biệt là cơ hội hợp tác về vốn, chuyển giao công nghệ chế biến nông sản và
phương thức quản lý hiện đại, hiệu quả hơn.

Việt Nam đã tận dụng tốt lợi thế thương mại xuất nhập khẩu với EU, xuất nhập khẩu
tăng theo các năm, cho đến nay Việt Nam đang dẫn đầu thương mại với EU, với nhiều lợi
thế để duy trì tăng trưởng đều thương mại xuất nhập khẩu. Việt Nam cần tiếp tục xây
dựng các cơ chế, chính sách xúc tiến thương mại phù hợp. Các cơ chế, chính sách xuất
khẩu không chỉ theo hướng thúc đẩy xuất khẩu mà cần có cơ chế thúc đẩy phát triển nhập
khẩu bền vững. Các chính sách, mặt hàng chiến lược, chú trọng bảo vệ lợi ích doanh
nghiệp Việt Nam. Cung cấp thông tin cho doanh nghiệp về cơ hội phát triển thị trường,
phương hướng phát triển, đa dạng hóa thị trường, hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao
năng lực cạnh tranh, phát huy lợi thế so sánh để duy trì, phát huy lợi thế có sẵn trong quan
hệ thương mại với EU.

* Nguyên nhân của những hạn chế

Vấn đề thiếu kinh phí thực thi tiếp tục là một vấn đề lớn. Việc này dù Bộ Công
Thương đã báo cáo nhiều lần và Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến chỉ đạo nhưng cho
đến nay, khó khăn này chưa được khắc phục Đây là vấn đề cần được giải quyết để đem lại
hiệu quả tận dụng các FTA trong đó có EVFTA được tốt hơn cho Việt Nam. Có thể nhận
thấy các FTA trong đó có EVFTA với tiêu chuẩn cao đem lại cho Việt Nam hàng chục tỷ
USD xuất khẩu nhưng việc bố trí kinh phí để tận dụng thực thi hiệp định này có hiệu quả
để đảm bảo lợi ích Việt Nam đã đang và sẽ nhận được một cách ổn định, bền vững chưa
được chú trọng nhiều. Do vậy, điều này cần được nhận diện và khắc phục triệt để trong
thời gian tới để Hiệp định mang lại hiệu quả bền vững về mặt lâu dài.

Công tác tuyên truyền dù được đẩy rất mạnh nhưng phần lớn còn chưa rõ ràng, chưa
tập trung vào các nội dung cụ thể được doanh nghiệp quan tâm. Thêm vào đó, sự chồng
chéo, trung lặp trong việc tổ chức các hội nghị, hội thảo của các cơ quan, tổ chức cả ở
trung ương và địa phương còn phổ biên. Việc này Bộ Công Thương đã báo cáo và Thủ
tướng Chính phủ cũng đã giao cho các Bộ, ngành và địa phương tăng cường hơn nữa sự
phối hợp với Bộ Công Thương trong công tác tuyên truyền để tránh trùng lặp, gây lãng
phí nhưng chưa đạt được kết quả cao. Ngoài ra, một bộ phận không nhỏ các doanh nghiệp
Việt Nam còn thờ ơ, thiếu quan tâm đến việc tham gia các hoạt động tuyên truyền, cũng
ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác này. Sự quan tâm và chủ động vào cuộc của nhiều
địa phương trong việc thực thi các FTA, trong đó có EVFTA chưa được như mong đợi.
Điều này cũng một phần do đội ngũ cán bộ ở các cơ quan, địa phương tham mưu về công
tác hội nhập kinh tế quốc tế còn mỏng, chưa được đào tạo bài bản và cập nhật thường
xuyên về các thông tin hay kiến thức cần thiết phục vụ công việc của mình.

Về phía các doanh nghiệp, hiện tại các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp
vừa và nhỏ năng lực cạnh tranh còn yếu, giá thành còn cao, chất lượng còn thấp so với
tiêu chuẩn quốc tế, đồng thời chưa thực sự chú trọng nâng cao trình độ quản trị, chất
lượng nguồn nhân lực; chưa chú trọng xây dựng phát triển thương hiệu và xây dựng chiến
lược kinh doanh dài hạn; chưa thực sự quan tâm đến các vấn đề như bảo hộ thương hiệu,
các chứng nhận được công nhận tại các quốc gia nhập khẩu... đặc biệt là vấn đề phát triển
bền vững, công tác tiếp cận thị trường còn hạn chế; hạ tầng dịch vụ phục vụ cho công tác
tiêu thụ sản phẩm, hỗ trợ xuất khẩu, xúc tiến thương mại còn yếu và thiếu. Ngoài ra,
nhiều rất nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn vốn để mở rộng
hoạt động sản xuất kinh doanh phục vụ mục tiêu tận dụng các FTA của Việt Nam. Các
doanh nghiệp Việt Nam vẫn chủ yếu thực hiện gia công theo đơn đặt hàng của nhà nhập
khẩu, nhập khẩu nguyên liệu sản xuất từ các quốc gia hoặc vùng, lãnh thổ không đạt tiêu
chí về quy tắc xuất xứ theo Hiệp định EVFTA, các hiện tượng cạnh tranh không lành
mạnh như phá giá sản phẩm... còn xảy ra phổ biến, các sản phẩm nông sản hoặc sản phẩm
chủ lực tại hầu hết các tỉnh thành có sự phân bố rộng khắp, dàn trải, không tập trung, sản
lượng nhỏ lẻ, gây khó khăn cho hoạt động nâng cao năng lực theo ngành, nghề.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. An An, (02/08/2023), Nhận diện nguyên nhân, rào cản trong quá trình thực thi
hiệp định EVFTA, Truy cập từ https://moit.gov.vn/tin-tuc/thi-truong-nuoc-ngoai/hiep-
dinh-evfta/nhan-dien-nguyen-nhan-rao-can-trong-qua-trinh-thuc-thi-hiep-dinh-evfta.html

2. An Châu, (13/06/2023), Việt Nam được lợi gì sau 3 năm thực thi EVFTA, Truy
cập từ https://moit.gov.vn/tin-tuc/thi-truong-nuoc-ngoai/3-nam-thuc-thi-evfta-con-nhieu-
du-dia-de-hang-viet-tham-nhap-thi-truong-eu.html

3. Anh Thư, (05/10/2023), Hàng Việt được người dân châu Âu đón nhận, Truy cập
từ https://moit.gov.vn/tin-tuc/thi-truong-nuoc-ngoai/hiep-dinh-evfta/hang-viet-duoc-
nguoi-dan-chau-au-don-nhan.html

4. Hải An, (15/08/2019), EVFTA và ba thách thức đặt ra với doanh nghiệp Việt
Nam, Truy cập từ https://mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/pages_r/l/chi-tiet-tin?
dDocName=MOFUCM159633

5. Nguyễn Hòa, (13/12/2022), Hiệp định EVFTA- “chất xúc tác” thúc đẩy dòng
vốn FDI từ EU vào Việt Nam, Truy cập từ https://trungtamwto.vn/an-pham/22379-hiep-
dinh-evfta-chat-xuc-tac-thuc-day-dong-von-fdi-tu-eu-vao-viet-nam

6. Nguyễn Minh Huệ và Tô Nữ Thanh Bình, Báo cáo Việt Nam sau 02 năm thực thi
hiệp định EVFTA từ góc nhìn doanh nghiệp, Nxb Công Thương

7. Thạch Huê, (02/07/2019), FTA: Tạo sức ép để doanh nghiệp tăng năng lực cạnh
tranh, Truy cập từ https://mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/pages_r/l/chi-tiet-tin?
dDocName=MOFUCM156137

8. ThS. Vũ Nhật Quang, (08/08/2022), Hiệp định EVFTA và những vấn đề đặt ra
đối với nền kinh tế Việt Nam, Truy cập từ http://tbtagi.angiang.gov.vn/hiep-dinh-evfta-va-
nhung-van-de-dat-ra-doi-voi-nen-kinh-te-viet-nam-52522.html
9. TS. Nguyễn Thị Thu Trang, (15/02/2023), Doanh nghiệp Việt Nam sau hai năm
thực thi EVFTA, Bản tin Doanh nghiệp và Tự do hóa thương mại số 29+30, Quý
III+IV/2022

10. (10/08/2022), Những khó khăn tồn tại và giải pháp đẩy mạnh tuyên truyền
EVFTA tới các doanh nghiệp trong nước, Truy cập từ https://moit.gov.vn/tu-hao-hang-
viet-nam/nhung-kho-khan-ton-tai-va-giai-phap-day-manh-tuyen-truyen-evfta-toi-cac-
doanh-nghiep-trong-nuoc.html

You might also like