Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

CẤU TẠO CƠ QUAN SINH DỤC NỮ

I. KHÁI NIỆM
- là hệ thống gồm nhiều cơ quan khác nhau, đảm nhận nhiệm vụ quan trọng
trong chức năng sinh lý, đời sống tình dục, thụ thai, nuôi dưỡng thai nhi và
sinh nở ở người phụ nữ
- Khác với cơ quan sinh dục nam, cơ quan sinh dục nữ ẩn bên trong và được
che phủ bởi lông mu.
II. CẤU TẠO CƠ QUAN SDN
1. Cấu tạo ngoài
Cơ quan sinh dục ngoài của nữ bao gồm
1. Gò mu: Phần tích tụ mô mỡ dưới da và nằm nhô cao ở trên âm hộ, xung
quanh là môi lớn. Khi đến tuổi dậy thì, nữ giới sẽ bắt đầu mọc lông mu trên
bộ phận này.
2. Môi lớn: Bao bọc bên ngoài và bảo vệ những cơ quan sinh dục còn lại. Đến
tuổi dậy thì, lông mu mọc trên da môi lớn, ở đây cũng chứa các tuyến mồ
hôi và dầu.
3. Môi nhỏ: Nằm ngay bên trong môi lớn, bao quanh lỗ mở của âm đạo (ống
nối phần dưới tử cung với bên ngoài cơ thể) và niệu đạo (ống dẫn nước tiểu
từ bàng quang ra ngoài cơ thể). Da môi bé rất mỏng manh và rất dễ bị kích
ứng.
4. Âm vật: Phần nhỏ nhô ra ngoài và là nơi hai môi bé gặp nhau. Âm vật được
bao phủ bởi một nếp gấp gọi là bao quy đầu âm vật và rất nhạy cảm, tương
tự như dương vật ở nam giới.
5. Lỗ âm đạo: Âm đạo có hình ống dài nối từ âm hộ vào tử cung bên trong, có
khả năng co giãn tốt để hỗ trợ trong quan hệ tình dục và quá trình sinh nở ở
người phụ nữ.
6. Niệu đạo: Lỗ niệu đạo còn gọi là lỗ tiểu, nằm dưới âm vật khoảng 2cm có
nhiệm vụ dẫn nước tiểu từ bàng quang đi ra ngoài cơ thể.
7. Màng trinh: Là một lớp màng mỏng nằm ở cửa âm đạo, được cấu tạo từ một
hoặc nhiều lỗ nhỏ giúp máu kinh nguyệt chảy ra ngoài. Màng trinh ở mỗi
người không giống nhau, có những trường hợp bé gái sinh ra đã không có
lớp màng này.
Hình ảnh

https://www.youtube.com/watch?v=xjSvmTaeTWo
chèn video

2:Cấu tạo trong


Cấu tạo giải phẫu bên trong bộ phận sinh dục nữ

2.1: Âm đạo (Vagina)


-Âm đạo (vagina) là phần mô cơ và ống của cơ quan sinh dục nữ. Âm đạo kéo dài
từ âm hộ đến cổ tử cung. Âm đạo là nơi để thực hiện hành vi quan hệ tình dục,
sinh sản; đồng thời là đường dẫn của máu kinh nguyệt ra bên ngoài.
-Một số bệnh lý có thể xảy ra với âm đạo:
Viêm âm đạo.
Nhiễm trùng nấm men.
Nhiễm khuẩn Trichomoniasis.
Mắc các bệnh lây qua đường tình dục

Hình ảnh cấu tạo âm đạo trong bộ phận sinh dục nữ (còn trinh lẫn không còn trinh)

2.2 :Cổ tử cung (Cervix uteri)


Cổ tử cung (cervix uteri) là bộ phận nối giữa âm đạo và buồng trứng. Cổ tử cung
thường dài từ 2 đến 3 cm (1 inch) và hình dạng gần như hình trụ, và sẽ có sự thay
đổi trong thai kỳ.
2.3 Buồng trứng (Ovary):

cấu tạo Buồng trứng (hình ảnh 2d-3d) trong bộ phận sinh dục nữ

Buồng trứng (ovary) là phần mô nhỏ, hình bầu dục và nằm ở hai bên trong hố
buồng trứng. Buồng trứng có chức năng tiết ra các hormone nữ như estrogen và
progesteron. Bên cạnh đó, buồng trứng còn có vai trò quan trọng trong việc kiểm
soát sự rụng trứng, chu kỳ kinh nguyệt, hoặc giúp cho bạn thụ thai.
2.4: Ống dẫn trứng (Fallopian tube)
Ống dẫn trứng (fallopian tube) hay cũng có thể gọi là vòi trứng là phần dài ra của
tử cung, nằm trong hố chậu. Ống dẫn trứng có cấu tạo rỗng bên trong và dài từ 9
– 12cm. Ống dẫn trứng có chức năng như một đường dẫn tạo điều kiện cho tình
trùng gặp trứng; để xảy ra quá trình thụ thai.

Chính vì thế, những người phụ nữ đã không còn muốn sinh con, họ sẽ chọn thắt
ống dẫn trứng để ngừa thai vĩnh viễn.
Điểm G là gì?

Điểm G ở phụ nữ được phát hiện bởi một người đàn ông. G là viết tắt của điểm
Gräfenberg, được ghi nhận lần đầu tiên vào những năm 1940 bởi bác sĩ phụ khoa người
Đức - Ernst Grafenberg – khi ông phát hiện những tác động đến vị trí này sẽ tạo ra những
phản ứng “tích cực” ở phụ nữ.

Vị trí của điểm G


Điểm G là một vị trí đặc biệt nhạy cảm nằm phía bên trong âm đạo của người phụ nữ. Thường
khi kích thích vào vị trí này thì phụ nữ sẽ nhận được khoái cảm. Điểm G thường nằm ở phía sau
xương mu, gần cơ thắt niệu đạo và rộng khoảng 3- 5 cm. Tuy nhiên, kích thước và vị trí của
điểm G ở mỗi người sẽ có sự khác nhau, có thể lệch sang phải hoặc sang trái so với trung tâm âm
đạo.

Điểm G có hình dạng thế nào?


Thực chất điểm G không phải là một “điểm” duy nhất mà là một “vùng”. Nó nằm trong
khu phức hợp CUV (clitourethrovaginal) – nơi bao gồm: âm vật, niệu đạo, phía trước
thành âm đạo... tạo ra cảm giác “sung sướng” khi được kích thích. Hai “ứng cử viên” có
khả năng tạo ra cực khoái điểm G cao nhất là tuyến tiền liệt nữ và âm vật.

Có phải phụ nữ nào cũng có điểm G? (câu hỏi phụ)


Không thể khẳng định được điều này. Mỗi phụ nữ sẽ có phản ứng cơ thể khác nhau và
trong số đó sẽ có những trường hợp không hoặc ít phản ứng với khoái cảm tình dục. Có
phụ nữ không tìm thấy điểm G; có phụ nữ chạm vào điểm G lại không cảm thấy khoái
cảm mà cảm thấy đau rát.
https://www.youtube.com/watch?v=WmFGlBx0kyA (vid minh họa)
III. CHỨC NĂNG CỦA CƠ QUAN SDN
Cơ quan sinh dục nữ đảm nhận nhiều chức năng quan trọng từ sinh lý,
đời sống tình dục đến thụ thai, cung cấp dưỡng chất cho thai nhi và sinh
đẻ ở người phụ nữ. Cụ thể như sau:
 Giải phóng trứng: Mỗi buồng trứng có hàng nghìn nang noãn và mỗi
nang noãn là những túi nhỏ chứa trứng chưa trưởng thành. Sau tuổi
dậy thì, trung bình mỗi tháng 1 lần, buồng trứng sẽ giải phóng trứng.
 Sản xuất hormone: Cơ quan sinh dục nữ có vai trò trong việc sản
xuất các loại hormone nữ quan trọng như: Estrogen, progesterone…
 Quá trình thụ tinh: Ở người, bình thường sự thụ sinh sẽ xảy ra khi tinh
trùng và trứng gặp nhau ở 1/3 ngoài ống dẫn trứng. Sau khi trứng đã
thụ tinh thành công, sẽ di chuyển theo ống dẫn trứng đến tử cung.
 Nuôi dưỡng thai nhi và sinh nở: Tử cung của người mẹ sẽ cung cấp
máu và dưỡng chất để nuôi thai nhi. Bước vào giai đoạn sinh đẻ, cổ tử
cung sẽ mở ra và tạo điều kiện đưa em bé ra ngoài qua đường sinh.
 Hàng tháng, lớp niêm mạc tử cung sẽ bong tróc ra tạo nên hiện tượng
kinh nguyệt ở nữ giới. Một chu kỳ kinh nguyệt thường kéo dài khoảng
3 - 7 ngày tùy từng người.

You might also like