Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Trong từng giai đoạn lịch sử đều tồn tại những tác phẩm ít nhiều bị ảnh hưởng bởi

tình hình xã hội


đương thời.Sóng Hồng cũng khẳng định:”Tác phẩm văn học là sự thể hiện con người và thời đại một
cách cao đẹp”.Trong giai đoạn kháng chiến huy hoàng của dân tộc đã tồn tại không ít tác phẩm như
vậy.Điển hình là bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu.Bài thơ đã cho con người hiện nay cái nhìn chân thật
nhất về những người lính cụ Hồ đôn hậu, giản dị, đặc biệt là tình cảm “anh em” chân thành cũng như tái
hiện sống động cuộc sống của họ nơi chiến trường.

Lê Đạt cho rằng:”Mỗi công dân đều có một dạng vân tay.Mỗi nghệ sĩ thứ thiết đều có một dạng vân chữ
không trộn lẫn.Thật vậy, dù khai thác chủ đề không hiếm hoi, nhưng bằng cách viết, giọng điệu mộc
mạc, gần gũi, cùng sự dồn nén, cô động qua những hình ảnh đặc sắc, Chính Hữu đã là tác giả, tuy số
lượng không nhiều, để lại những tiếng vang lớn trong nền văn học hiện đại Việt Nam.’Đồng chí” là tác
phẩm xuất sắc của ông, trích tập thơ “Đầu súng trăng treo”.1948 là năm nó được sáng tác, đó cũng là
một giai đoạn lịch sử đặc đáng nhớ, hào hùng mà không kém phần khó khăn.1948 là năm vừa sau sự
thắng lợi thành công của chiến dịch Việt Bắc (1947).Vì vậy mà người chiến sĩ lại được tiếp thêm sức
mạnh, niềm tin, hấng khởi để duy trì “chuỗi” ngày vinh quang.Tuy nhiên, đó cũng là cột mốc bắt đầu
cuộc kháng chiến trường kì, khiến cuộc sống nơi chiến trận lại “tột bậc” khốn cùng, ấy cũng là lúc chính
tác giả phải đối diện với những khắc nghiệt tồn tại.Được truyền cảm hứng mạnh mẽ từ tình người, bài
thơ ca ngợi tình đồng chí cao đẹp cũng như khắc họa các phẩm chất đáng quý của họ.

Khổ thơ thứ hai với mười câu thơ như một cuộc trò chuyện tâm tình thể hiện những biểu hiện tình đồng
chí giữa những người chiến sĩ mộc mạc, tình đồng chí được biểu hiện qua bao nhiêu trải nghiệm khổ nan
rồi dần dần thấu hiểu nhau.Anatole France nói:”Đọc một câu thơ hay nghĩa là ta gặp gỡ một tâm
hồn”.”Tâm hồn” mà ta dược “gặp” trong ba câu thơ đầu là những tâm hồn yêu quê hương, song bị hoàn
cảnh chiến tranh éo le phải chia xa, đồng thời là sự thấu cảm cho cảnh ngộ giữa những người lính:

“Ruộng nương anh gửi bạn thân cày

Gian nhà không mặc kệ gió lung lay

Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”

Ban đầu họ còn luyến tuyến tài sản vật chất, không nỡ dứt bỏ mà nhờ bạn thân-những người thấu hiểu
nhau, giúp đỡ:”Ruộng nương anh gửi bạn thân cày”, thật khó để bất kì ai bỏ đi thứ mình đã phải gắn bó,
xây dựng cả đời thậm chí qua nhiều thế hệ.Hình ảnh “Gian nhà không” thể hiện sâu sắc của những người
lính đến từ các vùng quê nghèo khó, ta có thể hiểu nó theo nhiều cách.”Gian nhà không” trước hêt là cái
túng thiếu, căn nhà trơ trội, không được trang bị gì trong đó, cái khó khăn len lỏi vào và bắt đầu tàn phá
ngôi nhà.Không chỉ về vật chất mà nó còn thiếu hơi ấm con người, những anh chàng trai tráng vốn là trụ
cột chính trong gia đình, song giờ phải ra đi.Chỉ một căn nhà vốn đã tồi tàn nay lại thiếu đi “trụ cột” thì
vô cùng thử thách để nó chống chọi lại “gió lung lay”.”Ruộng nương” và “Gian nhà” đều là những tài sản
vô giá với người nông dân, họ và cả công lao các đơi trước nữa có lẽ đã dành dụm cả đời nhằm duy trì
chúng cho các thế hệ sau.Chúng đồng thời là thú điền viên, ghi gia nghi thất, hoàn toàn giản dị, mộc
mạc.

Tuy nhiên, các anh lính lại dứt khoát bỏ đi.Động từ “mặc kệ” thể hiện tinh tế chiều sâu tâm lí của họ.Thật
vậy, không dễ để một người có thể thay đổi tư tưởng mạnh mẽ đến khó tin.Tiếp đến, hình ảnh hoán dụ
cùng phép nhân hóa “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính” bộc lộ chân thực tâm lí ngừoi lính đương ở
chiến trường.Ngừoi lính ra đi dứt khoát không phải dễ dàng, anh để lại vô số đau thương, lo lắng, để gia
đình, cha mẹ, vợ con ngóng trông, để quê hương nặng lòng với bóng dáng người.Người lính ra đi trong
tình thương nỗi nhớ, họ dĩ nhiên cũng xót cảnh tài sản cùng gia đình ở nơi xa đến phải viết ra những
dòng thơ bộc lộ tâm tư ấy, song vì nghĩa lớn vẫn đặt sang một bên mà cố gắng thực hiện trách nhiệm
cứu nước của mình.Vậy, những cái “mạnh tay” ấy cho thấy sự quyết tâm chiến đấu vì tổ quốc và tinh
thần cống hiến thầm lặng dù cho những khó khăn trước mắt và luyến tiếc sau lưng.Hình ảnh ngừoi lính
“giác ngộ cách mạng” dứt tình với quê nhà riêng vì vận mệnh chung của dân tộc đã xuất hiện trong bài
thơ “Việt Bắc” của Tố Hữu:”Người ra đi đầu không ngoảnh lại-sau lưng thềm nắng lá rơi đầy”.Qủa thật,
không đơn giản là nông dân hậu phương vững chắc, mà giờ đây, họ trở thành anh lính Cụ Hồ trực tiếp
chiến đấu.Không chỉ vậy, bằng vỏn vẹn ba câu thơ, Chính Hữu đã cho ta thấy “ruột gan” của ông cũng
như mọi người lính khác.Ai cũng mang cho mình một nỗi niềm riêng và trong đó ít nhiều gì cũng có điểm
chung với các “đồng chí” của mình, từ đó là bản lệ, tiền đề cho sự thấu hiểu tuyệt đối nhau.Đây là một
biểu hiện của tình đồng chí cao đẹp!

Sau khi hiểu nỗi lòng nhau, họ tiếp tục chia sẻ những khó khăn:

Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh

Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi

Áo anh rách vai

Quần tôi có vài mảnh vá

Miệng cười buốt giá

Chân không giày


Trong giai đoạn kháng chiến của đất nước, những gian nan trong đời sống của những chàng lính cô
thanh niên vốn đã đặt chân vào vô số tác phẩm văn học như:”Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của
Phạm Tiến Duật, “Tiếng hát con tàu” của Chế Lan Viên, “Tây tiến” của Quang Dũng,..Chúng dưới ngồi bút
của những thi sĩ đã được lãng mạng hóa, thổi vào những thi vị sâu sắc.Thế nhưng trong đoạn thơ này,
Chính Hữu đã thành công sử dụng bút pháp tả thực, mang đến cho người đọc cái nhìn chân thật nhất về
những thiếu thốn, hiểm nghèo mà họ phải đối mặt.Bắt đầu với cơn sốt rét rừng, một nỗi ám ảnh của
những người lính kháng chiến, nó được diễn tả đau đớn, dồn dập, tới tấp:”Từng cơn ớn lạnh”, “Sốt run
người”, “vừng trán ướt mồ hôi”,...Chúng thể hiện sự lo lắng, quan tâm giữa những con người chân thật,
chất phác ấy, truyền trao nắng lượng cho ý chí được vận hành mạnh mẽ, tối ưu nhất để vượt lên khó
khăn.Thật vậy, đối mặt với sự khắc nghiệt nơi “rừng hoang sương muối”, tình đồng chí lại ngời sáng
trong chính cái bóng tôi đó, giờ đây nó như là điều kiện, là đòn bẫy để bật lên, giúp cho những hình ảnh
về người lính và tình đồng chí thêm rực rỡ, đáng khâm phục.Tiếp đến, thủ pháp liệt kê các hình ảnh:Áo
“rách vai”, quần “có vài mảnh vá”, “Chân không giày” đã cho ngừoi đọc thấy cái khắc khổ, thiếu thốn
song hành, tồn tại ngay cùng đời sống thường nhật, những người lính đã vô cùng mạnh mẽ khi dám chịu
sự tra tấn “từ trong ra ngoài” ấy, sự khắc nghiệt gặm nhấm thể xác của họ, không chỉ bằng căn bệnh
quái ác mà còn là những tổn thương thể chất .Tuy nhiên, trái lại với hoàn cảnh ấy, họ vẫn lạc quan, tự
tin.Hình ảnh “Miệng cừoi buốt giá” đã chứng minh cho tinh thần phi thường trên, anh lính ngang tàn, coi
thường mọi thách thức, vượt lên mọi khó khăn, chông gai.Điều này không phải tự nhiên mà nhờ vào tình
đồng chí luôn "kề vai sát cánh".Đại từ xưng hô thân mật anh-tôi cùng hàng loạt hình ảnh sóng đôi, đối
xứng thể hiện sự đoàn kết giữa những người lính luôn bên nhau, thông cảm cho nhau.Vậy, sáu câu thơ
trên đã khắc họa sự khó khăn của ngừoi lính nơi chiến trường và đặc biệt là những biểu hiện về tinh
đồng chí.Mọi cảm xúc của tác giả được ẩn đi, dồn nén, mơ hồ để rồi dẫn đến một cử chỉ cao đẹp:

“Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.”

Khác với hình ảnh ngừoi lính mạng mẽ ngang tàn ở các câu trên, câu cuối với các thanh bằng khiến giọng
thơ trùn xuống, thể hiện sự xúc động, thông cảm có phần đau xót của người lính với “đồng chí”.Hành
động “tay năm lấy bàn tay” vốn dĩ là việc làm đơn giản, hằng ngày dùng để chào hỏi, đồng ý,...Song
trong tình cảnh nguy nan ấy, nó lại hàm chứa nhiều ý nghĩa lớn lao.Bắt tay là để những người lính truyền
trao hơi ấm cho nhau khi nhiệt độ cơ thể thấp, một hành động rất “bản năng”.Xa hơn nữa, cái bắt tay ấy
còn thay cho lời hứa cùng nhau trên mặt trận, biểu trưng sự động viên cùng nhau vượt qua khó khăn,
thể hiện sự đồng cảm, thấu xót sâu sắc cho nhau.Nếu như ở các câu thơ trên, sự bộc lộ của tình cảm
được thể hiện qua suy nghĩ trong tâm trí hay lời nói thốt ra nhẹ nhàng, tâm tình thì đến đây, tình cảm ấy
đã “hữu hình hóa” thành một hình ảnh giản dị mà nên thơ.Cử chỉ này cũng từng xuất hiện trong “Bài thơ
về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật:”Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi.”Qủa thật cái bắt tay đó dù
đơn giản, nhẹ nhàng mà lại đầy tâm tình, ấm áp, mang tính kết nối và cảm thông!

Khổ thơ cuối là một bức tranh đẹp về ngừoi lính và tình đồng chí:
Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo

Các câu thơ cuối xây dựng cả thời gian và không gian một cách ngắn gọn nhưng cũng lột tả được sự âm
u, nguy hiểm của “rừng hoang”.Trên phong nền ấy nổi bật hình ảnh người lính “đứng cạnh bên nhau chờ
giặc tới”.Hình ảnh “chờ giặc tới” khẳng định tư thế chủ động và tâm thế ung dung, thong thả, ngang tàn
mặc khó khăn của người lính.Họ không đứng một mình mà “Đứng cạnh bên nhau”, thể hiện sâu sắc sự
đoàn kết, hùng hậu, dũng cảm của quân lính trong mọi hoàn cảnh.Trong tình thế nguy hiểm, chết người
nơi ranh giới sống-chết mơ hồ, mờ nhạt, tình đồng chí lại làm ấm bầu không khí, sưởi lửa nhiệt huyết,
sức mạnh, dũng cảm cho những ngừoi lính chinh phục thử thách.Tưởng Chính Hữu đã yên bút, kết thúc
bài thơ với thông điệp cao cả về tình đồng chí;Trái lại, ông đã viết dòng cuối với vỏn vẹn bốn chữ tuy cô
đọng mà giàu ý nghĩa:“Đầu súng trăng treo”.”Đầu súng” là hình ảnh hiện thực, tượng trưng cho chiến
tranh, sự khốc liệt, mặt đất, sự vật nhỏ bé.”Trăng” là hình tượng lãng mạn, ẩn ý cho hòa bình, sự dịu
nhẹ, bầu trời, vùng đất bao la.Tưởng như chúng không liên quan nhau thậm chí đối lậtp, trái nghĩa
nhưng động từ “treo” đã vẽ lên một bức tranh thơ mộng, trữ tình nơi tâm hồn người lính và nhà thơ
hòa hợp với nhau.Đối tượng “trăng” và “súng” bộc bạch tâm hồn, ước mong của anh thanh niên xung
phong thời kháng chiến đã đừng xuất hiện trong bài thơ “Việt Bắc” của Tố Hữu:”Quân đi điệp điệp trùng
trùng-Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan”.Đúng như nhận định của M.Gorki.“Chi tiết nhỏ làm nên nhà
văn lớn”, chỉ bằng một chi tiết “có sức gợi” ấy, bài thơ đã được nâng lên thêm một ý nghĩa về vẻ đẹp, về
tâm hồn thi sĩ luôn lạc quan, yêu đời, về khát vọng hòa bình của những người lính.

Bằng bút pháp tả thực, ngôn ngữ mộc mạc, giản dj, Chính Hữu đã khắc họa rõ nét những khó khăn của
người lính ở chiến trận, từ đó khẳng định tình đồng chí và chủ nghĩa yêu nước truyền thống, đánh tự
hào của nhân dân ta trong giai đoạn kháng chiến.Đồng thời hoàn thiện vẻ đẹp của người lính qua hình
ảnh lãng mạng, đậm chất thơ.Cuối cùng, thể thơ tự do linh hoạt cùng sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa các
phép tu từ (hoán dụ, nhân hóa,...) đã tạo điều kiện cho tác giả bộc lộ trọn vẹn nhất mọi suy nghĩ của
mình.

Bất kì tác phẩm văn học nào cũng được tạo ra, cài gắn vào những thông điệp, giá trị sâu sắc.Cũng như lời
Shelly:”Thơ ca làm cho những gì tốt đẹp nhất trên đời trở nên bất tử”.Những câu chuyện, tình huống vặt
vảnh mà lại đầy tình người, đầy triết lí cùng với tài năng của nghệ sĩ đã qua thơ ca để được truyền đạt
đến ngừoi đọc.”Đồng chí” của Chính Hữu là một bản thi ca như thế.Và bằng bài học về tình đồng
chí-“những gì tốt đẹp nhất” trong thời kháng chiến, và đôi chút tâm hồn lãng mạn của người lính, bài
thơ này đã khẳng định ý nghĩa chính mình khi đến hiện nay và thậm chí mai lâu sau nữa, nó đang và sẽ
mãi lưu giữ những giá trị về tình người, mãi không bị lãng quên và mãi“bất tử”!

You might also like