giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Đổi mới kinh tế kết hợp với đổi mới chính trị là vấn đề cốt lõi

trong đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong
đó lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm, đồng thời từng bước
đổi mới chính trị trên cơ sở nghiên cứu và chuẩn bị nghiêm
túc, không cho phép gây mất ổn định chính trị.

Xét đến cùng thìviệc nhận thức và giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa đổi
mới kinh tế và đổi mới chính trị sẽ quyết định việc nhận thức và giải quyết đúng đắn
các mối quan hệ lớn còn lại.

Hiện nay có những quan điểm xuyên tạc, bóp méo hay cố tình phủ định những thành công của
Đảng trong nhận thức và giải quyết mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị. Để
bác bỏ những luận điểm này, chúng ta cần chỉ rõ những thành công cụ thể của Đảng trong
nhận thức và giải quyết mối quan hệ này trong quá trình đổi mới. Điều quan trọng đầu tiên
là “Đổi mới không phải là thay đổi mục tiêu xã hội chủ nghĩa mà là làm cho mục tiêu ấy được
thực hiện có hiệu quả bằng những quan niệm đúng đắn về chủ nghĩa xã hội, những hình thức,
bước đi và biện pháp thích hợp” trên cơ sở nhận thức đúng đắn này, Đảng từng bước hoàn
thiện nhận thức về đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị. Theo đó, “đổi mới kinh tế” là quá
trình chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế tập trung, bao cấp, chủ yếu dựa trên chế độ sở hữu toàn
dân và tập thể sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có
sự quản lý của Nhà nước, sự lãnh đạo của Đảng theo định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN);
là bước chuyển từ nền kinh tế cơ bản là “khép kín” sang nền kinh tế “mở”, hội nhập, kết hợp
tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo vệ môi
trường sinh thái. “Đổi mới chính trị” là đổi mới tư duy chính trị về chủ nghĩa xã
hội (CNXH) và con đường đi lên CNXH; đổi mới cơ cấu tổ chức và cơ chế vận hành của hệ
thống chính trị, trước hết là đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng; đổi mới, nâng cao hiệu
quả quản lý của Nhà nước XHCN nhằm giữ vững ổn định chính trị để xây dựng chế
độ XHCN ngày càng vững mạnh; thực hiện tốt nền dân chủ XHCN nhằm phát huy đầy đủ
quyền làm chủ của nhân dân do Đảng lãnh đạo. Ngay từ Hội nghị Trung ương 6 khóa VI
(3/1989), Đảng ta đã khẳng định “Đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của hệ thống
chính trị không phải là hạ thấp hoặc thay đổi bản chất của nó, mà là nhằm tăng cường vai trò
lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý của Nhà nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, có
nghĩa là tăng cường sức mạnh và hiệu lực của chuyên chính vô sản; là làm cho các tổ chức
trong hệ thống chính trị hoạt động năng động hơn, có hiệu quả hơn”(2); đồng thời nhấn mạnh
“Trong quá trình mở rộng dân chủ phải ngăn ngừa đấu tranh khắc phục khuynh hướng dân
chủ hình thức, dân chủ cực đoan, dân chủ tư sản, phải tỉnh táo, đấu tranh chống lại những lực
lượng lợi dụng việc mở rộng dân chủ để chống chế độ ta. Phải lắng nghe ý kiến rộng rãi của
nhân dân, nhưng không “theo đuôi” quần chúng”(3). Đây là những nguyên tắc chỉ đạo rất
quan trọng, làm tiền đề để Đảng nhận thức và giải quyết tốt quan hệ giữa đổi mới kinh tế và
đổi mới chính trị trong suốt quá trình đổi mới.
Đảng ta hiểu rất rõ rằng không thể tiến hành đổi mới chính trị một cách vội vã khi chưa đủ
căn cứ, mở rộng dân chủ không có giới hạn, không có mục tiêu cụ thể và không đi đôi với tập
trung thì dẫn đến sự mất ổn định về chính trị, gây thiệt hại cho sự nghiệp đổi mới. Cho nên,
ngay từ khi mới bắt đầu quá trình đổi mới, Đảng xác định ổn định kinh tế “không phải là hạn
chế các hoạt động kinh tế, mà là một qúa trình vận động tiến lên, vừa phát triển, vừa điều
chỉnh các quan hệ tỷ lệ của nền kinh tế quốc dân”(4). Còn ổn định chính trị không có nghĩa là
bảo thủ, trì trệ, ngược lại nó có vai trò quan trọng bảo đảm điều kiện cho các lĩnh vực khác
như kinh tế, văn hóa, xã hội được đổi mới, phát triển, làm cho quá trình đổi mới trở nên toàn
diện hơn, bền vững hơn. Ổn định chính trị cũng đồng thời góp phần tăng cường vai trò lãnh
đạo của Đảng, hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước, phát huy quyền làm chủ của nhân
dân. “Ổn định và phát triển gắn liền với nhau trong quá trình vận động tiến lên, ổn định để
phát triển và có phát triển mới ổn định được”(5)
Đại hội VI (1986) diễn ra trong bối cảnh có sự “giảm sút của của sản xuất vào những năm 70
cùng với những sai lầm trong bố trí cơ cấu kinh tế, nhất là bố trí đầu tư và xây dựng cơ bản
của những năm 1976-1980, để lại hậu quả nặng nề” (6), đời sống kinh tế của nhân dân vô cùng
khó khăn. Trong bối cảnh ấy, Đại hội đề ra nhiệm vụ tập trung vào đổi mới kinh tế, cụ thể là
“phải thực hiện những biện pháp có hiệu quả để nhanh chóng ổn định tình hình kinh tế - xã
hội, đưa mọi mặt hoạt động vào quỹ đạo phát triển bình thường và tiến hành những cuộc cải
cách về tổ chức, quản lý, thiết lập cơ cấu sản xuất và cơ chế quản lý kinh tế - xã hội” (7). Từ
mục đích này, Đại hội tập trung vào thực hiện ba chương trình kinh tế lớn là: lương thực -
thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu để ổn định và thiện đời sống của nhân dân. Trên
cơ sở đó, Đại hội đề ra nhiệm vụ đổi mới chính trị mà trước hết tập trung vào phát huy quyền
làm chủ tập thể của nhân dân lao động, nâng cao hiệu quả quản lý của nhà nước xã hội chủ
nghĩa, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng(8).
Tổng kết 10 thực hiện sự nghiệp đổi mới, Đại hội VIII (1996) tiếp tục khẳng định bài học: xác
định rõ đổi mới không phải là thay đổi mục tiêu XHCN mà là quan niệm đúng đắn hơn
về CNXH và thực hiện mục tiêu ấy bằng những hình thức, bước đi và biện pháp phù hợp. Đổi
mới phải được thực hiện trên cơ sở bảo vệ, kế thừa và phát huy truyền thống quý báu của dân
tộc và những thành tựu cách mạng đã đạt được. Phê phán nghiêm túc sai lầm, khuyết điểm
phải đi đôi với khẳng định những việc làm đúng, không phủ nhận sạch trơn quá khứ, không
hoang mang, mất phương hướng, từ thái cực này chuyển sang thái cực khác(11). Trên tinh
thần lập trường, quan điểm này, Đại hội tiếp tục khẳng định “Kết hợp ngay từ đầu đổi mới
kinh tế với đổi mới chính trị, lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm, đồng thời từng bước đổi
mới chính trị”(12); tập trung trước hết vào việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đổi mới kinh tế,
khắc phục những khủng hoảng kinh tế - xã hội, tạo tiền đề cần thiết về vật chất và tinh thần để
giữ vững ổn định chính trị, xây dựng và củng cố niềm tin của nhân dân, tạo thuận lợi để đổi
mới các mặt khác của đời sống xã hội(13). Đây là nhận thức đúng cả về mặt lý luận cả về mặt
thực tiễn.
Từ những khái quát nêu trên cho thấy, trong suốt hơn 35 năm thực hiện quá trình đổi mới,
Đảng ta đặc biệt quan tâm nhận thức và giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế
và đổi mới chính trị. Đạt được điều này là do có sự lãnh đạo đúng đắn, khoa học của Đảng
nên đã lôi cuốn được đông đảo nhân nhân tham gia, ủng hộ. Cùng với luôn bảo đảm sự phát
triển đồng bộ của cả kinh tế và chính trị, thực tiễn đất nước và quốc tế luôn được Đảng
lấy làm tiêu chuẩn điều chỉnh mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị. Đồng
thời lấy lợi ích của nhân dân làm mục tiêu giải quyết mối quan hệ này

You might also like